Kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong tư duy sáng tạo và ứng dụng trong cuộc sống - Tư duy sáng tạo là: ● Một trong quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-🙞🙞🙞🙞🙞 -BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO
Họ và tên: Lê Bảo Khuê MSSV: 48.01.904.014 Lớp: PSYC280122 Môn: Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo Giảng viên hướng dẫn: Lưu Mạnh Hùng
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 2
CHƯƠNG 1: Kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong tư duy sáng tạo và ứng dụng trong cuộc sống 3
1.1.Khái niệm kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong tư duy sáng tạo sử dụng trong sản phẩm mang tên “ Chiếc áo tình thương ” – dành cho người tự kỷ 3
1.2.Lợi ích và ứng dụng của kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong cuộc sống 5
1.2.1.Lợi ích và ứng dụng của sơ đồ tư duy (Mindmap) 6
1.2.2.Lợi ích và ứng dụng trong phương pháp công não (Brainstorming) 6
1.2.3.Lợi ích và ứng dụng của mô hình 5W1H 7
1.3.Cách thực hiện/ Quy trình thực hiện/ Cách thức tiến hành kỹ thuật/ phương pháp/ công cụ đó 7
1.3.1.Sơ đồ tư duy 7
1.3.2 Phương pháp công não
1.3.3 Mô hình 5W1H
CHƯƠNG 2 Sản phẩm 8
2.1 Khái niệm về “Rối loạn phổ tự kỷ” 8
2.2 Đặc điểm của sản phẩm 9
2.2.1 Cấu trúc, đặc điểm 9
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa sử dụng 9
2.3 Các biện pháp để phát triển/nâng cao/hoàn thiện sản phẩm 10
CHƯƠNG 3 Vận dụng kỹ thuật/phương pháp/công cụ vào sản phẩm 10
3.1 Cách áp dụng các phương pháp/ công cụ/ kỹ thuật vào sản phẩm 11
3.2 Lợi ích và hạn chế của việc vận dụng các kỹ thuật đối với ý tưởng sáng tạo 11
Lời cảm ơn
Trang 3Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Lưu Mạnh Hùng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Mở đầu
Đối với nghành Giáo dục Đặc biệt nói riêng và các nghành khác nói chung Tư duy sáng tạo trong chuyên nghành rất cần đối chúng ta Bởi có lẽ sự sáng tạo chính là tiền đề cho một tương lai, thời cuộc, xã hội phát triển hơn Và sự sáng tạo ấy cần được phát huy đối với nhóm người tự kỷ
Ở nước ta, ước tính hằng năm có khoảng 1% số trẻ em sinh ra có dấu hiệu, biểu hiện tự
kỷ Thời gian qua, nhóm thực hiện khảo sát tại các trung tâm nuôi dưỡng và cộng đồng trẻ
tự kỷ trên cả nước để đánh giá về tần suất trẻ tự kỷ bị kích động Qua khảo sát cho thấy, trẻ
tự kỷ bị kích động khá nhiều, trung bình bốn lần/tuần Thông thường khi bị kích động, trẻ hay mất kiểm soát hành vi, có biểu hiện la hét, đập phá, tự làm hại bản thân, thậm chí có thể làm hại người khác Khi đó, phụ huynh và người nuôi dạy phải ôm trẻ vào lòng, dỗ dành để trấn tĩnh trẻ.
Việc xây dựng các sản phẩm có tính sáng tạo dành trẻ bị tự kỷ là rất quan trọng vì nó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ và hỗ trợ trẻ tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân Dưới đây là một số lý do cụ thể:
1 Đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Trẻ tự kỷ thường có nhu cầu và sở thích đặc biệt, và các sản phẩm được thiết kế đặc biệt có thể giúp con thỏa mãn các nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn
2 Khuyến khích tương tác xã hội: Sản phẩm sáng tạo có thể tạo ra cơ hội cho trẻ tự kỷ tương tác xã hội và tham gia vào các hoạt động cộng đồng
Trang 43 Giúp phát triển kỹ năng: Các sản phẩm được thiết kế đặc biệt có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp và tự chăm sóc bản thân
4 Tạo cơ hội cho sự tự do sáng tạo: Việc sáng tạo sản phẩm cho trẻ tự kỷ có thể tạo ra cơ hội cho con thể hiện bản thân và phát triển sở thích cá nhân
5.Giảm cảm giác cô đơn và cô lập và tự tin hơn: Các sản phẩm được thiết kế đặc biệt có thể giúp giảm cảm giác cô đơn và cô lập bằng cách tạo ra cơ hội cho trẻ tự kỷ kết nối với người khác và tham gia vào các hoạt động xã hội
Tóm lại, việc sáng tạo các sản phẩm dành cho trẻ tự kỷ không chỉ là cách cải thiện chất lượng cuộc sống của con mà còn là cách tạo ra cơ hội cho con phát triển và tham gia vào cộng đồng một cách tích cực Cùng đó giúp những người dạy học và tiếp xúc với trẻ tự
kỷ có thể hỗ trợ và giải quyết được các vấn đề trên
Chương 1 Kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong tư duy sáng tạo và ứng dụng trong cuộc sống
- Tư duy sáng tạo là:
● Một trong quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả
● Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó
1.1 Khái niệm kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong tư duy sáng tạo sử dụng trong
sản phẩm mang tên “ Chiếc áo tình thương ” – dành cho người tự kỷ.
- trong tư duy duy sáng tạo có rất nhiều kỹ thuật nhưng trong sản phẩm này em sử dụng:
Sơ đồ tư duy (Mind map)
Một trong những công cu để học tập hiệu quả, đó là Sơ đồ tư duy (Mind Map) do tác giả Tony Buzan, người Anh, tìm ra từ những năm 1970 Nguồn gốc của Sơ đồ tư duy là não phải
và não trái và cách kết hợp và phát huy cả hai phần của não bộ
Khái niệm: Sơ đồ tư duy ( Mindmap) là một biểu đồ hoặc hình ảnh trực quan dùng để
biểu diến các khái niệm, định nghĩa, nhiệm vụ hoặc các mục được liên kết với nhau một cách logic và cấu trúc dựa trên khái niệm tổng quát hoặc chủ đề cụ thể
Biểu đồ tư duy thường sử dụng các hình ảnh, biểu dồ, và văn bản để kết nối khái niệm, ý tưởng, hoặc thông tin với nhau Sơ đồ tư duy có thể giúp người sử dụng hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau và hỗ trọ trong việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch, hoặc trình bày thông tin một cách trực quan và dễ hiểu
Trang 5*Ví dụ một số mẫu sơ đồ tư duy
Mẫu sơ đồ tư duy vòng tròn
Sơ đồ tư duy vòng tròn (Circle Map) là một
dạng sơ đồ tư duy bao gồm hai vòng tròn, một
vòng tròn nhỏ bên trong và một vòng tròn lớn
bên ngoài Vòng tròn nhỏ chứa ý tưởng trung
tâm hoặc chủ đề chính của sơ đồ Vòng tròn lớn
gồm các ý bổ trợ, ý phụ để giải thích cho chủ đề
chính
Sơ đồ tư duy vòng tròn thường được sử dụng
để:
Hệ thống hóa kiến thức một cách trực
quan, dễ hiểu
Brainstorming để tìm ra các ý tưởng mới
Phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp
Sơ đồ tư duy hình đám mây
Sơ đồ tư duy hình đám mây (Cloud MindMap) sử
dụng các hình dạng đám mây để đại diện cho các ý
tưởng chính Các ý tưởng phụ được nối với các ý
tưởng chính bằng các đường dẫn Sơ đồ tư duy hình
đám mây thường được sử dụng để tổ chức thông tin
và suy nghĩ sáng tạo
Phương pháp công não
Khái niệm:
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng) Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ
Mô hình 5W1H
Trang 6Mô hình 5W1H là một phương pháp đơn giản nhưng hữu ích trong việc phát triển nội dung cho việc xây dựng sản phẩm Mô hình 5W1H là viết tắt của 6 câu hỏi cần được trả lời trong một ý tưởng sáng tạo hoặc một nội dung: What (gì), Why (tại sao), Where (ở đâu), When (khi nào), Who (ai), và How (như thế nào) Với mô hình này, một hoặc nội dung sẽ được trình bày rõ ràng, đầy đủ thông tin và dễ hiểu cho độc giả
What – Cái gì?
Để trả lời cho câu hỏi Cái gì? chúng ta cần đưa ra được mô
tả cụ thể cho các vấn đề, sản phẩm hoặc mục đích của dự án
Where – Ở đâu?
Where là câu hỏi về địa điểm thường được dùng cho nơi diễn ra chiến dịch, dự án hoặc phân vùng khu vực sống cho các đối tượng khách hàng mục tiêu Câu hỏi về Where có thể có nhiều hơn một địa điểm Các câu hỏi có thể được đặt
ra với dạng:
Vấn đề xảy ra ở khu vực bào?
Đối tượng khách hàng mục tiêu sống ởđâu?
Sự kiện diễn ra tại địa chỉ nào?
When – Khi nào?
When là câu hỏi về thời gian thực hiện kế hoạch cũng như cụ thể từng bước thực hiện Ví dụ như thời gian ra mắt sản phẩm, khởi động chiến dịch marketing Lưu ý các mốc thời gian đưa ra cần có sự chính xác, cụ thể và khả thi Các câu hỏi thời gian được đặt ra như sau:
Kế hoạch, chiến dịch mất bao lâu để thực hiện?
Thời gian triển khai là bao giờ?
Vấn đề này xảy ra khi nào và trong bao lâu?
Who – Là ai?
Who ở đây để cập đến những người có liên quan và ảnh hưởng đến kế hoạch, dự án được tiến hành
1.2 Lợi ích và ứng dụng của kỹ thuật/phương pháp/công cụ trong cuộc sống
1.2.1.Lợi ích và ứng dụng của sơ đồ tư duy (Mindmap)
- Lợi ích
+ Tổ chức thông tin
+ Kích thích tư duy sáng tạo
+ Ghi nhớ tốt hơn
+ Giao tiếp và hợp tác
+ Lập kế hoạch và quản lý dự án
+ v.v
-Ứng dụng:
Trang 7+ Sơ đồ tư duy trong giảng dạy
+ Mẫu sơ đồ tư duy cho học sinh
+ Chiến lược sáng tạo
+ v.v
Ví dụ:
Sơ đồ tư duy trong giảng dạy
Sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chép và học tập hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Trong giảng dạy, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng để trình bày ý tưởng, phân loại thông tin, tạo liên kết giữa các khái niệm, giúp học sinh, sinh viên hiểu và ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng hơn
Sơ đồ tư duy sử dụng hình ảnh, màu sắc và các ký hiệu trực quan để thể hiện thông tin Giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hơn
Khuyến khích học sinh suy nghĩ sáng tạo và liên kết các ý tưởng với nhau, phát triển
tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề
Học sinh ghi chép thông tin một cách ngắn gọn và súc tích, tối ưu hóa quá trình ghi chép
Sơ đồ tư duy giúp học sinh tổng hợp và tóm tắt kiến thức một cách dễ dàng, sinh động, giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các khái niệm và chủ đề
Sơ đồ tư duy sử dụng nguyên tắc ghi nhớ theo mạng lưới, giúp ghi nhớ thông tin một cách lâu dài và hiệu quả hơn
Sơ đồ tư duy cho học sinh
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp học sinh học tập tốt hơn và đạt được kết quả cao trong học tập Học sinh nên rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy từ sớm để có thể tận dụng tối đa lợi ích của phương pháp này
Tổng hợp kiến thức: Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ghi lại các ý chính,
các khái niệm quan trọng và các mối quan hệ giữa các ý tưởng
Giải bài tập: Sử dụng sơ đồ tư duy để vẽ ra các bước giải bài tập, từ đó dễ dàng tìm
ra cách giải tối ưu
Ghi nhớ kiến thức lâu dài: Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập lại kiến thức đã học, từ
đó củng cố kiến thức và tránh việc bị quên kiến thức
v.v
1.2.2.Lợi ích và ứng dụng trong phương pháp công não (Brainstorming)
- Lợi ích
Trang 8+ Giúp ta phát huy tính tích cực
+ Phát triển kỹ năng sáng tạo
+ Phát sinh được nhiều giả định về một vấn đề nào đó
+ Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề
+ Phát triển kỹ năng toàn diện
- Ứng dụng
+ Sử dụng trong các Nghiên cứu khoa học
+ Trong trường học: sử dụng phương pháp này đến với các em học sinh, sinh viên
1.2.3.Lợi ích và ứng dụng của mô hình 5W1H
- Lợi ích
+ Nắm được bao quát vấn đề
+ Đưa ra giải pháp tốt hơn
+ Giao tiếp hiệu quả
+ Cải thiện hiệu quả công việc
- Ứng dụng
+Sử dụng trong chiến lược Mảketing, ý tưởng sáng tạo có giá trị về kinh tế
+Sử dụng trong học tập
+Sử dụng trong giải quyết vấn đề
1.3 Cách thực hiện kỹ thuật/ phương pháp/ công cụ đó.
1.3.1.Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy được vẽ theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm:
Tâm điểm: Là ý tưởng chính hoặc chủ đề
trung tâm của sơ đồ
Các nhánh: Là các ý tưởng hoặc thông tin
liên quan đến tâm điểm
Các liên kết: Là các đường nối giữa các
nhánh để thể hiện mối liên hệ giữa chúng
Các hình ảnh và màu sắc: Có thể được sử
dụng để làm cho sơ đồ trở nên trực quan và dễ hiểu hơn
1.3.2.Phương pháp công não
- Loại trừ sự chỉ trích, phê bình: Phải từ bỏ các ý kiến phê bình trong suốt quá trình tìm và
phát triển ý tưởng của mình
Trang 9- Duy trì bầu không khí hoàn toàn tự do: Các ý tưởng được đưa ra trong bầu không khí càng
thoải mái tự do để mình có thể thoải mái thực hiện
- Số lượng ý tưởng càng nhiều càng tốt: Khi càng có nhiều ý tưởng thì càng có nhiều khả
năng tìm được những giải pháp hữu ích
- Kết hợp và phát huy ý tưởng của người khác: Trong quá trình phát triển ý tưởng, mình có
thể đưa ra các ý tưởng riêng dựa trên sự phát triển ý tưởng của người khác Hoặc có thể kết hợp nhiều ý tưởng thành một ý tưởng mới
1.3.3 Mô hình 5W1H
- Who (Ai):
Đặt câu hỏi về những ai liên quan đến vấn đề hoặc sự kiện cụ thể Ai là nhân vật chính? Ai liên quan? Ai ảnh hưởng đến?
- What (Gì):
Tập trung vào thông tin về sự kiện, vấn đề hoặc hành động đang xảy ra Đây là phần
mô tả về nội dung cụ thể
- When (Khi nào):
Hỏi về thời gian xảy ra sự kiện hoặc vấn đề Khi nào điều này đã xảy ra hoặc dự định xảy ra? Thời gian nào quan trọng?
- Where (Ở đâu):
Xác định nơi diễn ra sự kiện hoặc vấn đề Đâu là địa điểm cụ thể? Nơi đó có ảnh hưởng như thế nào?
- Why (Tại sao):
Phân tích lý do và mục tiêu của sự kiện hoặc vấn đề Tại sao điều này lại xảy ra? Ý nghĩa của việc này là gì?
- How (Như thế nào):
Nắm bắt cách thức hoặc phương pháp thực hiện sự kiện hoặc giải quyết vấn đề Làm thế nào để thực hiện hoặc giải quyết điều này?
Chương 2 Sản phẩm
2.1 Khái niệm về “Rối loạn phổ tự kỷ”
Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phát triển phức tạp, là nguyên nhân của những khó khăn về giao tiếp, xã hội và hành vi Tác động của rối loạn phổ tự kỷ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng là khác nhau ở mỗi trẻ Các đặc trưng của rối loạn phổ tự
kỷ bao gồm:
Vấn đề về xã hội bao gồm khó khăn giao tiếp và tương tác với trẻ khác
Hành vi lặp đi lặp lại cũng như các sở thích hoặc hoạt động hạn chế
Triệu chứng thường được ghi nhận trong hai năm đầu đời
Triệu chứng gây suy giảm đến chức năng xã hội của một cá nhân, ở trường hoặc tại nơi làm việc, hoặc các lĩnh vực khác của cuộc sống
Trang 10Các mức độ nghiêm trọng của rối loạn phổ tự kỷ: được chia làm 3 mức độ:
Mức độ 1: “Cần sự hỗ trợ”
Mức độ 2: “Cần sự hỗ trợ đáng kể”
Mức độ 3: “Cần sự hỗ trợ rất nhiều”
Hình: Các biểu hiện lâm sàng đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ
“Nguồn: Sergio Aguilar-Gaxiola (2013) Autism speaks strategic plan for science”
Từ đây tôi nảy lên ý tưởng “Chiếc áo dành cho trẻ tự kỷ” Chiếc áo đó có thể giúp những trẻ tự kỷ mặc nó như đang được ôm ấp, làm họ cảm thấy thư giãn và có thể cảm nhận được tình yêu thương
2.2 Đặc điểm của sản phẩm
2.2.1.Cấu trúc, đặc điểm
Cấu trúc
Bên ngoài:
+ Chiếc áo được thiết kế có 2 lớp vải, có hai tà, hai vạt rời dễ mặc
+ Chất liệu vải thoáng mát, dễ chịu
Bên trong:
+ Có các túi khí để ôm vào người trẻ khi trẻ nổi cáu
+ Trên phần vai có các thiết bị massage (mát-xa)
Đặc điểm
- Chất liệu vải: Spandex (hay còn gọi là lycra) Loại vải mềm, mỏng mịn Có dộ dãn phù hợp với cơ thể, mục đích
để tạo ra áp lực nhẹ mà vẫn đảm bảo thoải mái và linh hoạt cho trẻ
- Áo thường có thiết kế ôm sát, tạo ra áp lực nhẹ và ôm trọn vào ngực và cơ thể trẻ
=> Mục đích là để có thể cung cấp cảm giác an toàn và bảo
vệ trẻ, giảm cảm giác không thoải mái khi gặp kích từ môi trường
- Áo thường được thiết kế để có thể mặc dưới quần áo hằng ngày