1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chính sách kinh tế nâng cao chuyên Đề phân tích chính sách tiền tệ tín dụng

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách tiền tệ - tín dụng
Tác giả Đỗ Đức Đạo, Hà Minh Thảo, Nguyễn Phú Lộc, Trương Huỳnh Xuân Bình, Trần Thị Trúc Phương, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Đinh Xuân Kiên, Nguyễn Phúc Lợi, Võ Kim Viên, Nguyễn Thị Mai Hiên
Người hướng dẫn PGS., TS. Bùi Văn Trịnh
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Phân tích chính sách kinh tế nâng cao
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2019
Thành phố Kiên Giang
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Việc cung ứng tiền có thểthông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường mở mua bán giấy tờ có giá, thị trường hối đoái mua bán ngoại tệ và để điềutiết mức t

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

-ISO 9001:2015

Học phần PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ NÂNG CAO

Chuyên đề PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - TÍN DỤNG

Giảng viên hướng dẫn:

Trang 2

7 910718073 Đinh Xuân Kiên Thành viên nhóm 0984.399952 100

8 910718080 Nguyễn Phúc Lợi Thành viên nhóm 0949.183483 100

9 910718110 Võ Kim Viên Thành viên nhóm 0908.057705 100

10 910718064 Nguyễn Thị Mai Hiên Thành viên nhóm 0977.533944 100

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2

3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.1 Phạm vi không gian 3

4.2 Phạm vi thời gian 3

5 BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái niệm Ngân hàng Nhà nước 4

1.2 Lý thuyết về chính sách tiền tệ 4

1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 4

1.2.2 Vị trí của chính sách tiền tệ 5

1.2.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 5

1.2.3.1 Ổn định giá trị đồng tiền 5

1.2.3.2 Tăng công ăn việc làm 5

1.2.3.3 Tăng trưởng kinh tế 5

1.3 Khái niệm về tín dụng 6

1.3.1 Bản chất và nguyên tắc của tín dụng 6

1.3.2 Phân loại hoạt động tín dụng 7

1.4 Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen 9

Vay tín chấp 9

Trang 4

Tín dụng đen 9

1.5 Chính sách tín dụng 10

1.5.1 Khái niệm 10

1.5.2 Mục tiêu của chính sách tín dụng 10

1.5.3 Nội dung của chính sách tín dụng 10

Chương 2 12

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 12

2.1 Kết quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2014 - 2018 12

2.2 Thách thức khó lường năm 2019 15

2.3 Dự báo về chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2019 17

Chương 3 19

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đến nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) năm 2006, ký kết Hiệp định song phương với Hoa Kỳ năm 2001, thamgia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh

tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thành viên Diễn đàn hợp tác Á - Âu(ASEM) Cho thấy, nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng với nềnkinh tế thế giới Vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động rấtlớn của nền kinh tế thế giới và khu vực

Để đất nước ngày càng phát triển và bền vững đòi hỏi nền kinh tế Quốcgia phát triển ổn định Nên, Chính phủ phải sử dụng những công cụ để điều tiếtnền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậcnhất đó là chính sách tiền tệ (CSTT) Đối với nền kinh tế hiện nay, CSTT và hệthống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Nội dung quan trọngnhất của CSTT là việc cung ứng tiền cho nền kinh tế Việc cung ứng tiền có thểthông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường

mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bán ngoại tệ) và để điềutiết mức tiền cung ứng, ngân hàng Trung ương các nước sử dụng các công cụkhác nhau như lãi suất, tỷ suất, dự trữ bắt buộc… Chính vì thế mà CSTT tácđộng đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nó được sinh ra là để điều tiếttiền tệ, mà sức vận động của tiền tệ trong nền kinh tế lại như máu lưu thôngtrong cơ thể con người, điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nềnkinh tế Thực thi CSTT là quá trình quản lý, hỗ trợ đồng tiền của Chính phủ hayngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạmphát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăngtrưởng kinh tế Mặt khác, CSTT còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thốngcác ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới

Trang 6

tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường Thương mại toàn cầu tăngchậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiếntranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp Lạm phát toàn cầunhững tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá năng lượng,đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh Bên cạnh đó, căng thẳng thương mạigiữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tácđộng đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực Dưới sựđiều tiết CSTT của Chính phủ, kết quả kinh tế nước ta năm 2018 có nhữngchuyển biến thuận lợi Nhưng, bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế nước tacũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khó lường, tác độngthay đổi của lĩnh vực bất động sản, giá dầu ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soátlạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp Mặt khác, nhiều vụ việc thamnhũng tại một số Ngân hàng xảy ra cũng ảnh hưởng phần nào tới việc thựchiện chính sách tín dụng, uy tín của Ngân hàng; gián tiếp làm ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế của đất nước.

Trước tình hình đó, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức linh hoạt, thận trọngtrong việc điều tiết công cụ CSTT trong thời gian tới Chính vì thế, nhóm 2 chọn

đề tài “Phân tích chính sách tiền tệ - tín dụng của việt nam giai đoạn 2014-2018” để đưa

ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao lợi ích xã hội

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu chính sách tiền tệ - tín dụng của Việt Nam giai đoạn

2014-2018, nhằm đưa ra các hàm ý chính sách với mục tiêu nâng cao lợi ích xã hội

2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung cần nghiên cứu;(2) Nghiên cứu thực trạng về thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng của ViệtNam giai đoạn 2014 -2018;

(3) Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm điều chỉnh hoàn thiện chínhsách và nâng cao lợi ích xã hội

Trang 7

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu phục vụ cho công tác nghên cứu trong chuyên đề là số liệu thứcấp, được thu thập từ các nguồn: Văn bản Luật, các bài báo và tạp chí từ nguồninternet

3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

(1) Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung cần nghiên cứu:+ Cơ sở lý thuyết về Chính sách tiền tệ;

(3) Từ kết quả phân tích, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm điềuchỉnh hoàn thiện chính sách kinh tế, nâng cao lợi ích xã hội trong thời gian tới

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Phạm vi không gian

Chuyên đề tập trung nghiên cứu về việc thực thi chính sách tiền tệ - tíndụng của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 và những thách thức đối với ViệtNam trong thời gian tới

Trang 8

Chương 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhànước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ củaChính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ,hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trungương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụtiền tệ cho Chính phủ

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảođảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự

an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa [1]

1.2 LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàngtrung ương (NHTW) khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp củamình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm,tăng trưởng kinh tế

Tùy điều kiện các nước, CSTT có thể được xác lập theo hai hướng: CSTT

mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảmthất nghiệp nhưng lạm phát tăng - CSTT chống thất nghiệp) hoặc CSTT thắt

Trang 9

chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ

đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - CSTT ổn định giá trị đồng tiền)

1.2.2 Vị trí của chính sách tiền tệ

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT là mộttrong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưuthông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ môkhác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.Đối với NHTW, việc hoạch định và thực thi CSTT là hoạt động cơ bảnnhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia đượcthực hiện có hiệu quả hơn

1.2.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

1.2.3.1 Ổn định giá trị đồng tiền

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồngtiền của nước mình Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức muađối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức muađối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ) Tuy vậy, CSTThướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì nhưvậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảichấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

1.2.3.2 Tăng công ăn việc làm

CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởngtới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phảichấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên

1.2.3.3 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi Chính phủ trong việchoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăngtrưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó

Trang 10

thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Mục tiêu này chỉ đạt đượckhi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau,không tách rời Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này cóthể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mụctiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sựphối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác [2]

1.3 KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG

Khái niệm tín dụng có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ [3]

-Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện tại để nhận các tài sản cùng loạitrong tương lai

-Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn, giá cả là lãi suất.-Tín dụng là quan hệ kinh tế, theo đó một người thoả thuận để người khác

sử dụng số tiền hay tài sản của mình trong một thời gian nhất định với các điềukiện có hoàn trả vốn và lãi

Một cách chung nhất, khái niệm tín dụng theo pháp luật ngân hàng ViệtNam ghi nhận rằng, tín dụng là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng vàtín nhiệm giữa bên cho vay (mượn) và bên đi vay (mượn) Theo đó, bên cho vaychuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tài sản) để bên vay sử dụng có thời hạn.Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi suất.Liên quan đến khái niệm về tín dụng, có các định nghĩa về hoạt động tíndụng, cấp tín dụng, chúng ta cần phân biệt như sau:

- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng dưới các hình thức khác nhau;

- Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để kháchhàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ chovay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ kháctheo quy định của pháp luật ngân hàng

1.3.1 Bản chất và nguyên tắc của tín dụng

Trang 11

Về bản chất của tín dụng, hoạt động này mang các dấu hiệu đặc trưng nhưsau:

- Quan hệ tín dụng thiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm Chủ thểtham gia vào quan hệ này gồm ít nhất là 2 bên: bên cho vay và bên đi vay

- Tín dụng là quan hệ chuyển giao để sử dụng có thời hạn.

- Hình thức pháp lý của hoạt động vay mượn giữa các bên được thể hiệnthông qua hợp đồng vay tài sản, thông thường, tài sản này được biểu hiện dướidạng một lượng tiền tệ nhất định Như vậy, đối tượng của quan hệ tín dụng làvốn tiền tệ, trong một số trường hợp khác có thể là tài sản (tín dụng thuê mua)

- Vốn là một “hàng hóa” đặc biệt trong nền kinh tế thị trường Các quan

hệ tín dụng phát sinh từ nhu cầu về vốn của nền kinh tế

Tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản:

- Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích

- Nguyên tắc hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất

- Nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi;

- Nguyên tắc cho vay phải bảo đảm

1.3.2 Phân loại hoạt động tín dụng

Dựa vào tính chất của quan hệ vay mượn, hoạt động tín dụng được phânbiệt thành: tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước, tín dụng quốc tế, tín dụngthương mại (tín dụng hàng hóa)

- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với

khách hàng (tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân…Trong đó, chủ thể cho vay

là các tổ chức tín dụng, chủ thể đi vay là cá nhân và các tổ chức Hình thức pháp

lý của quan hệ tín dụng ngân hàng có thể được thể hiện dưới dạng:

+ Hợp đồng tín dụng ngân hàng,

+ Hợp đồng thuê mua tài chính,

+ Các thỏa thuận chiết khấu giữa ngân hàng và khách hàng,

+ Các cam kết bảo lãnh giữa ngân hàng và khách hàng

- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng phát sinh trong quá trình Nhà

nước sử dụng tạm thời vốn của các chủ thể khác trong xã hội

Trang 12

Trong quan hệ này, Nhà nước là người đi vay; các cá nhân, tổ chức khác

là bên cho vay Mục đích của loại hình tín dụng này nhằm bù đắp bội chi ngânsách Nhà nước, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển Ngày nay, Chính phủ hạn chếviệc bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước bằng động thái phát hành tiền Thay vào

đó, Chính phủ có thể thông qua hoạt động tín dụng Nhà nước để vay của nhândân dưới hình thức phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước đểhuy động vốn của các cá nhân, các tổ chức Trường hợp thiếu nguồn vốn đầu tư,Chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái để huy động vốn

- Tín dụng quốc tế: Là quan hệ sử dụng vốn tạm thời theo nguyên tắc có

hoàn trả, phát sinh giữa Chính phủ, tổ chức kinh tế nước này với Chính phủ, tổchức kinh tế nước khác hoặc với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm thỏa mãnnhu cầu bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước hoặc nhu cầu vốn kinh doanh

thương nhân với thương nhân khác thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa(mua hàng trả chậm), dựa trên cơ sở hối phiếu Tín dụng thương mại còn gọi làtín dụng hàng hóa vì đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, dịch vụ.Đây là loại tín dụng trực tiếp giữa người mua và người bán không qua trung gian

là ngân hàng và không phải trả các chi phí dịch vụ, lãi suất thấp Đối tượng củatín dụng thương mại là hàng hoá Cơ cở của tín dụng thương mại là hối phiếu.Dựa theo thời hạn tín dụng, tín dụng được phân biệt thành tín dụng ngắn hạn,trung hạn và dài hạn Thời hạn tín dụng được hiểu là khoản thời gian từ thờiđiểm người đi vay nhận vốn vay để sử dụng vào mục đích vay cho đến thời hạnphải trả nợ cả vốn lẫn lãi theo hợp đồng tín dụng Theo pháp luật hiện hành, thờihạn tín dụng bao gồm:

+ Ngắn hạn tối đa 12 tháng

+ Trung hạn 12 tháng-5 năm.

+ Dài hạn: trên 5 năm

- Tín dụng đen: Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực

hiện chủ yếu bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc có thể là tổ chức ngoài vòngkiểm soát của pháp luật với lãi suất vượt quá mức lãi suất cho vay mà pháp luật

Trang 13

Việt Nam quy định, mức lãi suất cho vay Nhà nước quy định đó là không đượcvượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

1.4 PHÂN BIỆT VAY TÍN CHẤP VÀ TÍN DỤNG ĐEN

Tín dụng đen và vay tín chấp đều là hình thức cho vay nhanh, thủ tụcnhanh gọn và đơn giản, đáp ứng nhu cầu dùng ngay của khách hàng Tuy nhiên,chúng có sự khác biệt rất lớn cả về tính chất lẫn cách thức giải quyết hợp đồng.Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa tín dụng đen và vay tín chấp

để khách hàng có cái nhìn tổng quát về 2 hình thức vay vốn này

Ảnh

hưởng

Là sản phẩm hỗ trợ bơm tiền ra

thị trường, kiểm soát dòng tài

chính, điều tiết kinh tế

Gây ra sự bất thường cho dònglưu thông tiền tệ, tạo ra các con

nợ, gián tiếp gây mất cân bằng

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w