1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI LIÊN HỆ THỰC TẾ THÙ LAO VÀ PHÚC LỢI NHÂN LỰC QUỐC TẾ CỦA MỘT CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên Hệ Thực Tế Thù Lao Và Phúc Lợi Nhân Lực Quốc Tế Của Một Công Ty Đa Quốc Gia
Tác giả Nhóm 11
Người hướng dẫn Ngô Thị Mai
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 708,17 KB

Nội dung

Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa, do đó việc con người di chuyển qua các nước để làm việc xuất hiện, việc di chuyển từ mẫu quốc đến các nước s

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ THỰC TẾ THÙ LAO VÀ PHÚC LỢI NHÂN LỰC QUỐC TẾ

CỦA MỘT CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Mai Nhóm: 11

Lớp học phần: 232_HRMG2111_02

HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1 Khái niệm về thù lao và phúc lợi lao động quốc tế 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Mục tiêu 3

2 Các yếu tố ảnh hưởng 4

2.1 Môi trường bên ngoài 4

2.2 Môi trường bên trong 4

3 Các loại thù lao và phúc lợi lao động quốc tế 4

3.1 Thù lao tài chính 5

3.2 Thù lao phi tài chính 6

4 Các phương pháp xác định thù lao và phúc lợi lao động quốc tế 7

4.1 Phương pháp dựa trên hệ thống thang lương theo khu vực 7

4.2 Phương pháp bảng cân đối 8

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN THÙ LAO VÀ PHÚC LỢI NHÂN LỰC QUỐC TẾ TẠI TẬP ĐOÀN NESTLÉ 9

1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển của Tập đoàn Nestlé 9

1.2 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển tại Việt Nam 12

2 Phân tích thực tế thù lao và phúc lợi nhân lực quốc tế tại Nestlé 14

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng 14

2.2 Các loại thù lao 16

2.3 Các phương pháp sử dụng 19

III ĐÁNH GIÁ 20

1 Ưu điểm 20

2 Nhược điểm 21

3 So sánh với chương trình thù lao và phúc lợi tại các công ty đa quốc gia khác 22

4 Giải pháp 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay xu hướng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, chúng ta không hề xa lạ gì với các công ty sản xuất hay dịch vụ ở ít nhất

2 quốc gia - hay còn gọi là công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) Các công

ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa, do đó việc con người di chuyển qua các nước để làm việc xuất hiện, việc di chuyển từ mẫu quốc đến các nước sở tại và ngược lại càng xuất hiện nhiều hơn nhất là trong các công ty đa quốc gia Để giúp những nhân viên quốc tế hòa nhập với môi trường mới ta cần phải có những chính sách thù lao, phúc lợi hợp lý giúp họ và gia đình duy trì được cuộc sống và làm việc hiệu quả hơn Do đó nhóm lựa chọn đề tài “Liên hệ thực tế thù lao và phúc lợi nhân

lực quốc tế của một công ty đa quốc gia” và cụ thể là tập đoàn Nestlé

- Thù lao lao động quốc tế phức tạp hơn thù lao trong môi trường nội địa

1.2 Mục tiêu

- Thứ nhất, hệ thống thù lao lao động quốc tế của các công ty đa quốc gia cần đảm

bảo tính hợp pháp Do vậy, hoạt động của các công ty đa quốc gia diễn ra tại chính quốc, nước sở tại và cả các nước thứ ba nên hệ thống thù lao lao động quốc

tế cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật quốc tế như công pháp quốc tế giữa các nước, tư pháp quốc tế giữa các doanh nghiệp cũng như quy định của pháp luật nước sở tại

- Thứ hai, hệ thống thù lao lao động quốc tế của công ty đa quốc gia cần đảm bảo

sự thỏa đáng Thù lao cho người lao động cần tương xứng với năng lực và nỗ lực thực hiện công việc, kết quả thực hiện công việc cũng như mức độ đóng góp của

họ đối với tổ chức/doanh nghiệp để không chỉ đảm bảo tài chính cho nhân lực

Trang 4

quốc tế khi họ di chuyển giữa các quốc gia khác nhau để thực hiện nhiệm vụ mà còn để thu hút và tạo động lực làm việc cho họ

- Thứ ba, hệ thống thù lao lao động quốc tế của các công ty đa quốc gia cần hưởng

đến việc thu hút lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động Thù lao

mà nhân lực quốc tế nhận được cần thỏa mãn nhu cầu của họ, để họ chấp nhận trở thành các nhân lực chuyển giao thực hiện các nhiệm vụ quốc tế, sẵn sàng thực hiện các quyết định thuyên chuyển, đề bạt tại các chi nhánh khác nhau giữa các vùng miền, quốc gia

- Thứ tư, hệ thống thù lao lao động quốc tế của các công ty đa quốc gia cần đảm

bảo công bằng và có tính cạnh tranh Sự công bằng và cạnh tranh không chỉ trong nội bộ của các công ty đa quốc gia mà còn so với các công ty đa quốc gia khác Thù lao lao động quốc tế cần tính đến các yếu tố về dịch vụ tại nước ngoài, quy định về thuế, hỗ trợ hồi hương

2 Các yếu tố ảnh hưởng

2.1 Môi trường bên ngoài MNE:

- Thị trường lao động quốc tế (tình hình cung cầu nhân lực, sự dịch chuyển lao động )

- Luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia nơi công ty đa quốc gia hoạt động

- Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

- Đặc điểm văn hóa, xã hội

- Đối thủ cạnh tranh

2.2 Môi trường bên trong

- Quan điểm, triết lý trong việc trả lương và phúc lợi

- Lĩnh vực hoạt động, cơ cấu và quy mô doanh nghiệp

- Khả năng tài chính

- Văn hóa doanh nghiệp

- Các yếu tố thuộc về bản thân công việc như mức độ phức tạp đơn giản của công việc, điều kiện làm việc, phạm vi trách nhiệm công việc…

- Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như kinh nghiệm, thâm niên, tiềm năng, mức độ hoàn thành công việc, mức độ trung thành với tổ chức

3 Các loại thù lao và phúc lợi lao động quốc tế

Trang 5

3.1 Thù lao tài chính

- Thù lao cơ bản/Lương cơ bản: Là khoản tiền lương tiền công mà các công ty đa quốc gia chỉ trả cho người lao động dựa trên sự khác nhau trong yêu cầu của công việc, thâm niên công tác và mức độ hoàn thành công việc của họ Đây là khoản tiền cố định và được trả thường kỳ cho người lao động Các công ty đa quốc gia

có thể sử dụng phương án khác nhau để xác định thù lao cơ bản cho lực lượng nhân lực chuyển giao, ví dụ như dựa theo mức lương của thị trưởng sở tại hoặc

áp dụng theo hệ thống lương của nước chính quốc

- Khuyến khích tài chính: Là phần thù lao phụ thêm ngoài thù lao cơ bản dành cho người lao động hoàn thành tốt công việc Phần thù lao biến đổi này nhằm khuyến khích người lao động nỗ lực thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả làm việc Một số loại khuyến khích tài chính: Khuyến khích cá nhân, khuyến khích tổ/nhóm, khuyến khích bộ phận sản xuất, khuyến khích toàn tổ chức Một số chương trình cổ phần mà công ty đa quốc gia thực hiện để tạo động lực khuyến khích làm việc và giữ chân nhân lực cho tổ chức: ESOP, ESPP, SAR

lễ theo tín ngưỡng, tôn giáo…

+ Phúc lợi hưu trí: Phúc lợi cho người nghỉ hưu là rất phức tạp với các công ty đa quốc gia do các quy định khác biệt giữa các nước

b Trợ cấp

- Trợ cấp chi phí sinh hoạt: là khoản trợ cấp thanh toán cho người lao động nhằm

bù đắp cho sự chênh lệch về chi phí sinh hoạt giữa chính quốc và nước sở tại Để xác định trợ cấp chi phí sinh hoạt, các công ty đa quốc gia có thể dựa vào thông tin về COLA trong bối cảnh toàn cầu

- Trợ cấp nhà ở: là khoản tiền chi trả cho người lao động giải quyết vấn đề liên quan đến chỗ ở nhằm giúp họ đảm bảo duy trì mức sống tại nước ngoài ngang

Trang 6

bằng với mức sống tại chính quốc Các công ty có thể cung cấp nhà ở và các trang thiết bị thiết yếu trong nhà cho nhân lực chuyển giao của mình

- Trợ cấp giáo dục: là khoản hỗ trợ thường xuyên chi trả cho chi phí giáo dục con cái của người lao động làm việc tại nước ngoài bao gồm chi phí nhập học, học phí, sách vở tài liệu, chi phí học ngoại ngữ, chi phí dịch chuyển…

- Trợ cấp y tế chăm sóc sức khỏe cho bản thân người lao động cũng như cho vợ chồng, con cái của họ

- Trợ cấp các chi phí đi lại: Bao gồm trợ cấp xa nhà, trợ cấp di chuyển

- Trợ cấp khó khăn: là trợ cấp đặc biệt dành cho những người đi công tác ở vùng

có khó khăn đặc biệt như ở các nước kinh tế đang phát triển, các nước có chiến tranh hay nền an ninh xã hội không bảo đảm

3.2 Thù lao phi tài chính

Thù lao phi tài chính là một khái niệm không mới nhưng được gọi với nhiều tên khác nhau như thù lao vô hình (intangible), thù lao quan hệ (relational) hay thù lao phi tiền tệ (non-monetary) và đây là khoản thù lao không liên quan đến bất cứ khoản phải trả bằng tiền của tổ chức mà nó thường xuất hiện từ chính bản thân công việc (nội dung công việc, môi trường công việc) (Armstrong, 2014), là những thù lao vô hình mà người lao động được hưởng Trong thực tế, người chủ doanh nghiệp thường ít khi chú trọng đến dạng thù lao này, vì nó không nằm trong chi phí đầu vào và khó xác định Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và hội nhập, NLĐ ngoài việc quan tâm đến các khoản tài chính tổ chức cung cấp thì các giá trị phi tài chính họ nhận được từ mối quan hệ lao động đang ngày càng trở thành mối quan tâm trong sự lựa chọn của họ Do đó, thù lao phi tài chính ngày càng trở nên quan trọng trong bất kỳ

tổ chức nào

McMullen et al (2009) đã nhận định, thù lao phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho tổ chức nổi bật như là một nhà tuyển dụng hàng đầu, đồng thời cũng làm tăng sự gắn kết của các nhân viên Thù lao phi tài chính còn là phương tiện giúp cải thiện hiệu suất của các chương trình thù lao (Scott et al, 2007) Những nhận định trên cũng đã được Hay Group (2009) kết luận thông qua nghiên cứu thực nghiệm của mình rằng: Thù lao phi tài chính có vai trò quan trọng trong việc gắn kết người lao động và cải thiện hiệu suất của họ Nghiên cứu của CIPD (2011) nhấn mạnh: Người lao động rất

Trang 7

chú trọng đến thù lao phi tài chính khi quyết định lựa chọn công việc, cũng như mức độ cam kết thực hiện các thù lao đó của tổ chức đối với công việc của họ

Các dạng thù lao phi tài chính rất đa dạng và gắn với sự công nhận, thành công, quyền tự chủ, là nơi phát huy được năng lực và phát triển kỹ năng, cơ hội đào tạo và phát triển sự nghiệp Thù lao phi tài chính có thể được chia thành thù lao phi tài chính bên ngoài như sự khen ngợi hoặc công nhận và thù lao phi tài chính bên trong, phát sinh

từ chính công việc gắn liền với thách thức và thích thú với công việc và cảm thấy rằng công việc đó đáng giá (Armstrong, 2014)

Bảng 1 : Các thành phần của thù lao phi tài chính

Thù lao phi tài chính

Thù lao phi tài chính cá nhân Thù lao phi tài chính tập thể

● Sự công nhận, khen ngợi

● Cơ hội học tập, phát triển

● Cơ hội thăng tiến

● Cân bằng công việc, cuộc sống

● Chất lượng của môi trường làm việc

● Giá trị cốt lõi của tổ chức

● Danh tiếng của tổ chức

● Khả năng lãnh đạo (phong cách lãnh đạo)

● Quan hệ đồng nghiệp

● Chất lượng công việc

4 Các phương pháp xác định thù lao và phúc lợi lao động quốc tế

4.1 Phương pháp dựa trên hệ thống thang lương theo khu vực

Phương pháp này dựa trên mức lương của thị trường lao động nước sở tại Ví dụ lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ trả theo chuẩn Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Úc sẽ trả theo chuẩn Úc Tại một số quốc gia có mức chi trả thấp (low – pay countries), thù lao cơ bản và các phúc lợi có thể sẽ được bổ sung thêm Phương pháp này thường được áp dụng cho NLĐ làm tại chi nhánh trừ cán bộ quản lý điều hành

và những NLĐ liên tục thuyên chuyển giữa các chi nhánh

Ưu điểm:

Trang 8

➢ Tương đương với lao động địa phương (giúp thu hút nhân lực chính quốc và nhân lực của các nước thứ ba tới làm việc với mức lương cao hơn tại trụ sở chính)

➢ Đơn giản, dễ hiểu cho nhân lực

➢ Được nhận dạng gắn với nước sở tại cùng quốc tịch tại các

➢ Công bằng giữa người lao động địa phương khác nhau của các quốc gia khác nhau

Nhược điểm:

➢ Sự khác nhau trong các nhiệm vụ của cùng một người lao động

➢ Sự khác biệt cho các chuyển giao nhân lực chuyển giao có cùng quốc tịch tại các địa phương khác nhau

➢ Tiềm ẩn các vấn đề khi hồi hương

4.2 Phương pháp bảng cân đối

Mục tiêu chính là giữ mức sống tại chính quốc và cộng thêm với các điều chỉnh tài chính Các thù lao cơ bản và phúc lợi tại nước chính quốc được coi là cơ sở của phương pháp này Các khoản thu nhập bổ sung cho nhân lực chuyển giao tại nước sở tại được đưa thêm vào gói thu nhập cơ bản, bao gồm: tiêu dùng và dịch vụ (goods and services), nhà ở, thuế, thu nhập và các khoản dự trữ tiết kiệm

Phương pháp này hiện được nhiều các MNEs áp dụng

Ưu điểm:

➢ Công bằng giữa các nhiệm vụ, các nhân lực chuyển giao của cùng một quốc gia

➢ Hỗ trợ, tạo điều kiện hồi hương

➢ Dễ dàng trao đổi với NLĐ

Nhược điểm:

➢ Có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các nhân lực chuyên giao đến từ các quốc gia khác nhau, các nhân lực chuyển giao và nhân lực của nước sở tại

➢ Phức tạp trong quản lý

Trang 9

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN THÙ LAO VÀ PHÚC LỢI NHÂN LỰC QUỐC TẾ TẠI TẬP ĐOÀN NESTLÉ

1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển của Tập đoàn Nestlé

a Giai đoạn ra đời 1866 - 1905:

Công ty Nestlé được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức 1860 Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho những trẻ

sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng Thành công của ông với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác Nhờ vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu

Năm 1875 tại Vevey Peter, nhà sản xuất socola hàng đầu thế giới sáp nhập với Nestlé Năm 1882, tại Thụy Sĩ Miller Julius Maggi đã tạo ra một sản phẩm thực phẩm

sử dụng các cây họ đậu tiêu hóa dễ dàng khởi động cho Maggi & Company

b 1905 - 1918:

Nestlé và Công ty sữa Anh-Thụy Sĩ sát nhập năm 1905

Năm 1907, Công ty đã bắt đầu quy mô sản xuất tại Úc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nó Kho được xây dựng ở Singapore, Hồng Kông, và Bombay để cung cấp cho thị trường châu Á phát triển nhanh chóng

Trang 10

Hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn còn ở châu Âu, tuy nhiên, sự khởi đầu của Thế chiến thứ nhất đã gây ra những gián đoạn nghiêm trọng Thu mua nguyên liệu và phân phối các sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn Tình trạng thiếu sữa tươi khắp châu Âu

đã buộc các nhà máy bán gần như tất cả các nguồn cung cấp của họ để đáp ứng nhu cầu của thị trưởng địa phương

Mặt khác cuộc chiến tranh đã tạo ra nhu cầu mới to lớn cho các sản phẩm sữa bằng các hợp đồng với chính phủ Nestlé mua một số nhà máy hiện có tại Hoa Kỳ Chiến tranh kết thúc, Công ty đã có 40 nhà máy và sản xuất thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1914

c 1918 - 1938:

Sự kết thúc của Chiến tranh thế giới gây ra một cuộc khủng hoảng cho Nestlé Hợp đồng Chính phủ đã hết Sau chiến sự, người tiêu dùng đã quen với sữa đặc và sữa bột trong chiến tranh chuyển sang dùng sữa tươi Năm 1921, Giá cả gia tăng đối với nguyên liệu, suy thoái kinh tế trên toàn thế giới sau chiến tranh, và tỷ giá hối đoái xấu

đi làm tình hình m đạm thêm

Nestlé phản ứng một cách nhanh chóng, đưa chuyên gia ngân hàng Thụy Sĩ Louis Dapples tổ chức lại Công ty Ông sắp xếp hợp lý các hoạt động để mang lại quy trình sản xuất phù hợp với bán hàng và giảm dư nợ của Công ty

Những năm 1920 chứng kiến sự mở rộng đầu tiên của Nestlé về sản phẩm ngoài dòng sản phẩm truyền thống của nó Sản xuất sô-cô-la đã trở thành hoạt động quan trọng thứ hai của Công ty Các sản phẩm mới xuất hiện đều đặn: sữa mạch nha, một đồ uống bột gọi là Milo, sữa bột cho trẻ sơ sinh, và vào năm 1938 là Nescafé

Viện Louis Dapples tiếp cận cafe Brazil trong năm 1930, tìm kiếm sản phẩm mới

để giảm thặng dư café lớn của Brazil Tám năm nghiên cứu sản xuất một loại bột hòa tan tạo ra một cuộc cách mạng hóa thói quen uống cafe trên toàn thế giới Nescafe đã thành công ngay lập tức và sau đó là Nestea năm 1940

d 1938 - 1944

Chiến tranh thế giới thứ II đã làm giảm lợi nhuận công ty từ $ 20 triệu vào năm

1938 lên 6.000.000 $ vào năm 1939 Thụy Sĩ ngày càng bị cô lập tại châu Âu Do đó công ty chuyển giao nhiều giám đốc điều hành cho các văn phòng tại Stamford, Connecticut

Trang 11

Cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên thực sự đã kết thúc mãi mãi cấu trúc truyền thống của công ty Để khắc phục vấn đề phân phối ở châu Âu và châu Á, một số nhà máy đã được thành lập ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh

Chiến tranh thế giới thứ II đã giúp đẩy nhanh tốc độ giới thiệu sản phẩm mới nhất của Công ty là Nescafé Sau khi Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến, Nescafé đã trở thành một thức uống chủ yếu của các quân nhân Mỹ phục vụ ở châu Âu và châu Á Mức sản xuất đạt 1.000.000 vào 1943

Như trong chiến tranh thế giới thứ I, sản xuất và bán hàng tăng trong nền kinh tế thời kỳ chiến tranh: Tổng doanh số bán hàng của Nestlé đã tăng từ $ 10 triệu năm 1938 đến $ 225 triệu năm 1945,

e 1944 - 1975:

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn năng động nhất lịch sử của Nestlé Trong suốt giai đoạn này, sự phát triển của Nestlé được dựa trên chính sách đa dạng hóa trong lĩnh vực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Hàng chục sản phẩm mới đã được thêm vào nhờ việc mua lại các công ty trong và ngoài nước

Năm 1947, Nestlé sáp nhập với Alimentana SA , nhà sản xuất gia vị và súp Maggi, trở thành Công ty Nestlé Alimentana Sau đó là việc mua lại Crosse & Blackwell của Anh, nhà sản xuất các loại thực phẩm đóng hộp vào năm 1960, cũng như thực phẩm đông lạnh Findus (1963), nước ép trái cây của Libby (1971) và thực phẩm đông lạnh Stouffer (1973) Trong khi đó, doanh số Nescafe tiếp tục gia tăng đáng kinh ngạc Từ

1950 đến năm 1959, doanh số bán hàng của cafe hòa tan gần như tăng gấp ba và

1960-1974 tăng gấp bốn lần Tổng doanh thu của công ty cũng tăng gấp đôi trong vòng 15 năm sau chiến tranh thế giới thứ II

Cuối cùng, Nestlé quyết định đa dạng hóa lần đầu tiên với bằng việc liên doanh với công ty khác Năm 1974, Công ty đã trở thành một cổ đông lớn trong L'Oréal, một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về mỹ phẩm

Cũng trong năm 2002, liên doanh sữa với đối tác Mỹ đã được thiết lập với Fonterra, Laboratoires innéov đã được thiết lập, một liên doanh khác, và sau đó là với L'Oréal

i 2003 - 2009:

Trang 12

Năm 2003 được khởi đầu tốt đẹp bằng việc mua công ty sản xuất kem Mövenpick, củng cố vị trí đầu của Nestlé trên thế giới trong ngành hàng này Năm 2006, Nestlé đầu tư vào Jenny Craig và Uncle Toby's và đến năm 2007, các công ty Novartis Medical Nutrition, Gerber và Henniez cũng được sát nhập vào Nestlé

Nestlé đã nhập vào một liên minh chiến lược với socola Pierre Marcolini Bi vào cuối năm đó

Trong năm 2009, Nestlé đã mở Trung tâm Chocolate tại Thụy Sĩ

f 2010 - 2011+:

Thập kỷ mới bắt đầu với Nestlé công bố quyết toán việc bán Alcon - Novartis đã được hoàn thành vào giữa năm Ngay sau thông báo Alcon, Nestlé kinh doanh bánh pizza đông lạnh của Kraft

Nổi bật hơn nữa là sự ra mắt của hệ thống máy Special T trà và hoàn thành 25 tỷ CHF chương trình mua lại cổ phiếu và công bố một chương trình mới CHF 10 tỷ

1.2 Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển tại Việt Nam

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập năm 1995 Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Công ty Nestlé Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A hay Société des Produits Nestlé S.A, đây là tập đoàn thực phẩm và đồ uống, nước giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở đặt tại Vevey – Thụy Sĩ, hiện có mặt tại 191 nước với hơn 300.000 nhân viên trên toàn cầu

Tại Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm

1912 Tuy nhiên, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được chính thức thành lập năm 1995, với sự khởi công xây dựng nhà máy Nestlé đầu tiên tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm và đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Milo, Nescafé, Maggi,… Tính đến hết năm 2019, tổng vốn đầu tư của Nestlé vào Việt Nam đạt hơn 700 triệu USD

Tính đến nay, công ty Nestlé đang điều hành 6 nhà máy tại Việt Nam và hơn 2.500 nhân viên, lao động trên toàn quốc Với tổng số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện sự cam kết phát triển lâu dài của công ty tại Việt Nam, mà

Trang 13

còn mong muốn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho mọi người tiêu dùng Việt

Hiện Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đứng đầu trong Top 10 Công ty thực phẩm

uy tín năm 2020 – Nhóm ngành Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác (theo Vietnam Report)

• Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển:

Năm 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc

Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An

Năm 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại

Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1995: Thành lập Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng

Nhà máy Đồng Nai

Năm 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên

Hòa II, Tỉnh Đồng Nai

Năm 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên

Năm 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai Năm 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy

Nestlé Bình An từ Gannon

Năm 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam

Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ Năm 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37 triệu

Năm 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân

phối hiện đại tại Đồng Nai

Năm 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto

tại Nhà máy Trị An

Ngày đăng: 21/10/2024, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w