1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu casestudy vấn đề chuyển giá tại một công ty đa quốc gia

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦULà một quốc gia đang phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây luôn cố gắng đưa thị trường của nước ta gần hơn với các đối tác quốc tế, và một trong những yếu tố quan trọng

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CASESTUDY: VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ TẠIMỘT CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh LamNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Lớp QTCTĐQG-49-KDQT.2_LT

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 2

STTHọ và tênNhiệm vụĐánh giá

1 Đỗ Phương Linh (KDQT49B10261)

- Tìm hiểu và trình bày nội dung phần: 2.1 Khái quát chung về Coca-Cola 2.2.1 Thời gian

2.2.2 Dấu hiệu và điều tra - Hoàn thiện Slide thuyết trình - Thuyết trình

2 Đinh Minh Ngọc (KDQT49C10297)

- Tìm hiểu và trình bày nội dung phần: Chương 3: Bài học cho CP…

- Tìm hiểu và trình bày nội dung phần: 2.2.2 Dấu hiệu và điều tra

- Tìm hiểu và trình bày nội dung phần: 1.1 Công ty đa quốc gia - Hoàn thiện Slide thuyết trình

- Trình bày Tiểu luận - Hoàn thiện Slide thuyết trình - Thuyết trình

1

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT _61.1 Công ty đa quốc gia _6

1.1.1 Định nghĩa _6 1.1.2 Phân loại 6 1.1.2.1 Công ty đa quốc gia theo chiều ngang 6 1.1.2.2 Công ty đa quốc gia theo chiều dọc 6 1.1.2.3 Công ty đa quốc gia đa chiều _6 1.1.3 Đặc điểm 7

1.2 Chuyển giá _7

1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Động cơ thúc đẩy 8 1.2.2.1 Động cơ bên ngoài _8 1.2.2.2 Động cơ bên trong: 9 1.2.3 Hình thức chuyển giá _10

1.3 Dấu hiệu nhận biết chuyển giá _11CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH COCA-COLA VIỆT NAM VÀ PHI VỤ CHUYỂN GIÁ 12

2.1 Khái quát chung về Coca-Cola 122.2 Diễn biến phi vụ chuyển giá của doanh nghiệp Coca-Cola Việt Nam _13

2.2.1 Thời gian _13 2.2.2 Dấu hiệu và điều tra 14 2.2.3 Xử lý _18

2.3 Tác động _18Chương 3: BÀI HỌC CHO CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC KIỂM SOÁT, GIÁMSÁT HÀNH VI CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC _20

Trang 4

3.1 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý 203.2 Tăng cường kiểm toán, thanh tra chống chuyển giá _203.3 Thẩm định dự án kĩ càng _203.4 Tăng cường đầu tư và phát triển nguồn cán bộ quản lý 213.5 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu 21KẾT LUẬN 22DANH MỤC THAM KHẢO 23

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây luôn cố gắng đưa thị trường của nước ta gần hơn với các đối tác quốc tế, và một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình đó là việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta Trong gần 40 năm qua, việc thu hút nguồn vốn FDI đối với nước ta được xem là một trong những điểm sáng hay thành tựu nổi bật nhất của nước từ kể từ khi Đổi mới đến nay Tính đến năm 2020, cả nước đã có hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 218,8 tỷ đô Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế nước ta đã được khẳng định: giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giúp mở rộng nền kinh tế quốc gia, tăng ngân sách nhà nước cũng như giải quyết phần nào vấn đề công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tuy vậy, cũng từ chính sự mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà không thiếu những tình trạng đáng lên án, trong đó nổi bật là vấn đề chuyển giá, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật; tạo nên sự cạnh tranh bất công bằng đối với các doanh nghiệp trong nước Báo cáo những năm gần đây cho biết có lên đến 50% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam kê khai lỗ, thậm chí lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp Những tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh hay tỉnh Bình Dương cũng báo cáo có con số doanh nghiệp FDI lỗ trong nhiều năm dao động đáng báo động trong khoảng từ 50% - 60% Trường hợp doanh nghiệp có những biểu hiện đáng ngờ nhất phải kể đến công ty Coca-Cola Việt Nam Tổng Cục thuế cho hay trong giai đoạn từ 2007 – 2015, doanh nghiệp này đã có phát sinh với các bên liên kết và liên tục kê khai thua lỗ, dẫn đến năm 2015 mới bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mục tiêu của tiểu luận này nhằm phân tích sâu vào vấn đề nào dẫn đến hiện tượng chuyển giá, cũng như tìm hiểu kỹ về các hành động của doanh nghiệp Coca-Cola Việt Nam về vụ việc chuyển giá này và nước ta đã xử lý thế nào đối với trường hợp này, qua đó đưa ra những bài học cho chính phủ nhằm hạn chế những trường hợp tương tự trong tương lai Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cùng phạm vi nghiên cứu trong thời gian mà doanh nghiệp Coca-Cola Việt Nam thực

Trang 6

hiện giao dịch chuyển giá từ 2007 – 2015, nhóm 6 xin trình bày đề tài: “Nghiên cứu case study: Vấn đề chuyển giá tại một công ty đa quốc gia.” Đề tài có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phân tích Coca-Cola Việt Nam và phi vụ chuyển giá

Chương 3: Bài học cho Chính phủ trong việc kiểm soát, giám sát hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 MNC Multinational corporation (Công ty đa quốc gia)

4 VAT Value-added tax (Thuế giá trị gia tăng)

5 FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư)

Bảng 1 Chi phí nguyên vật liệu tính trên giá vốn hàng bán của 3 công ty: Coca-Cola tại Úc, Coca-Cola Canada và Coca-Cola Việt Nam.

15

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

1.1 Công ty đa quốc gia

1.1.1 Định nghĩa

Công ty đa quốc gia (MNC) là những tập đoàn, tổ chức doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và sản xuất, cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia trên thế giới

Những công ty này sẽ hoạt động và có nhiều trụ sở ở các nước khác nhau, bởi vậy nên sự tồn tại của các MNCs sẽ đóng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy sự phát triển và mối quan hệ giữa các nền kinh tế của các quốc gia.

1.1.2 Phân loại

Nếu xét cơ cấu tổ chức theo cấu trúc các phương tiện sản xuất, công ty đa quốc gia sẽ được phân ra thành ba nhóm lớn

1.1.2.1 Công ty đa quốc gia theo chiều ngang

Công ty đa quốc gia theo chiều ngang là các công ty sản xuất các dòng sản phẩm cùng loại hoặc tương tự nhau ở các chi nhánh tại các quốc gia khác nhau

Những công ty điển hình dựa trên cấu trúc này có thể kể đến là KFC, Jollibee, và Starbucks Ở mọi chi nhánh, các sản phẩm mà những công ty này phục vụ tại các cửa hàng đều tương tự và thống nhất với nhau.

1.1.2.2 Công ty đa quốc gia theo chiều dọc

Công ty đa quốc gia theo chiều dọc là các công ty có cơ sở sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau, và ở mỗi quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) sẽ có những cơ sở sản xuất hay các chi nhánh sản xuất thế mạnh về một thành phẩm nào đó thuộc sản phẩm chính Thành phẩm đầu ra của công ty con này sẽ tiếp tục trở thành sản phẩm đầu vào của công ty con khác để có thể sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Những công ty điển hình dựa trên cấu trúc này có thể kể đến là Airbus Để có thể sản xuất ra được sản phẩm hoàn chỉnh là chiếc máy bay Airbus, những bộ phận và các linh kiện thiết yếu của nó đã được sản xuất và tập hợp từ 1500 công ty ở 30 quốc gia khác nhau, dựa trên thế mạnh sản xuất ở mỗi quốc gia.

1.1.2.3 Công ty đa quốc gia đa chiều

Công ty đa quốc gia đa chiều là các công ty mà các công ty con của nó sẽ hợp tác với nhau theo cả cơ cấu chiều dọc và cơ cấu chiều ngang

Trang 9

Công ty đa quốc gia đa chiều điển hình có thể kể đến là Microsoft với nhiều các chi nhánh, trụ sở ở các quốc gia khác nhau, sở hữu tổ hợp nhiều sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ khác nhau

1.1.3 Đặc điểm

Các công ty đa quốc gia thường có một số các đặc điểm cơ bản và đặc thù như sau

Đầu tiên, các công ty đa quốc gia chính là những chủ thể quan trọng của thị trường tài chính quốc tế do chúng thường có phạm vi hoạt động kinh doanh rộng và trải dài do có các trụ sở, chi nhánh ở ít nhất hai quốc gia

Thứ hai, công ty mẹ của các MNCs đều có quyền sở hữu tập trung các chi nhánh, các công ty con cũng như các đại lý tại các quốc gia.

Thứ ba, các chi nhánh thuộc cùng một MNC sẽ có quyền được sử dụng chung nguồn lực như các tài sản hữu hình, sáng chế, nhãn hiệu, thông tin, cũng như nguồn lực mà các đơn vị bên ngoài không được quyền sử dụng.

Thứ tư, tùy vào thế mạnh và lợi thế của các chi nhánh, các MNCs sẽ luôn đề ra cho mình những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu, thể hiện rõ đặc điểm riêng biệt, thương hiệu đặc trưng của công ty.

1.2 Chuyển giá

1.2.1 Khái niệm

Chuyển giá doanh nghiệp là việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách tối giản hóa nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong cùng nhóm (hoặc tập đoàn) qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước nhận đầu tư trên toàn cầu Để làm được điều này, công ty đa quốc gia phải vận dụng những khác biệt trong chính sách, ưu đãi thuế, chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia để xây dựng chính sách về giá giao dịch trong nội bộ nhóm (hoặc tập đoàn) 1

Thực tế, nhóm lợi ích hoặc tập đoàn không nhất thiết phải có tính đa quốc gia mà có thể là nhóm công ty có nhiều công ty con hoạt động kinh doanh trong

1 Wittendorff, Jens (2010), Transfer Pricing and the Arm’s Length Principle in International Tax Law (Series in International Taxation, 35), Kluwer Law International, USA.

Trang 10

nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập, song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ liên kết với nhau Như vậy, cần hiểu hành vi chuyển giá theo một nghĩa rộng hơn, đó là hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết 2

1.2.2 Động cơ thúc đẩy 1.2.2.1 Động cơ bên ngoài

Một là, sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia Khi có chênh lệch về thuế suất thì phương thức chuyển giá mà các MNCs thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao Như vậy, bằng cách thực hiện này thì MNC đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao sang quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp để tối đa hoá lợi nhuận Hai là, Với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, các MNCs sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên; nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi

Dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá mà các MNCs có thể thực hiện các khoản thanh toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá Các khoản công nợ có thể được thanh toán sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia mà MNC có công ty con sẽ bị mất giá Và ngược lại các khoản thanh toán sẽ bị lùi lại nếu dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng mạnh lên

2 Th.S Hà Hương Lan (2013, 24 tháng 6), “Chống chuyển giá: Những bài học từ Trung Quốc”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, tham khảo ngày 13 tháng 05 năm 2023, từ

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh? dDocName=BTC345729

Trang 11

Ba là, chi phí cơ hội cũng là một động lực để các MNCs thực hiện hành vi chuyển giá Các MNCs nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ chỉ có thể chuyển về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối Vì vậy, các cơ hội đầu tư có thể sẽ bị bỏ lỡ Do các MNCs sẽ tiến hành thủ thuật chuyển giá nhằm thu hồi vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác Trong các hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác trong nước thì các MNCs sẽ định giá thật cao các yếu tố đầu vào mua từ công ty mẹ nhằm tăng cường tỷ lệ góp vốn và nắm quyền quản lý Ngoài ra, các MNCs có thể cấu kết với các công ty nước ngoài khác làm lũng đoạn thị trường trong nước

Bốn là, tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó bị mất giá Do đó MNC sẽ tiến hành hoạt động chuyển giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận

Năm là, yếu tố tình hình kinh tế - chính trị của quốc gia mà MNC có chi nhánh hay công ty con Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm chống lại các tác động Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm Ngoài ra, hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại

1.2.2.2 Động cơ bên trong

Để tạo ra một bức tranh tài chính tươi sáng hơn cho công ty khi đứng trước các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyển giá như là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên Chuyển giá giúp các MNCs tạo một kết quả kinh doanh giả bằng cách san sẻ thua lỗ giữa các công ty thành viên và từ đó làm giảm lượng thuế phải nộp

Thông thường, khi thâm nhập vào một thị trường mới, để chiếm lĩnh thị phần, các công ty sẽ tăng cường đầu tư vào hoạt động quảng bá sản phẩm; dẫn đến lỗ nặng và kéo dài Lợi dụng tiền lệ đó, trong giai đoạn đầu khi thâm nhập thị trường mới, các MNCs thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, từ đó đẩy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh

Trang 12

và chiếm toàn bộ quyền kiểm soát và chuyển quyền sở hữu công ty Sau khi đánh bật các các đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thị trường thì MNC sẽ chiếm lĩnh thị trường và có thể nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phí trước đây đã bỏ ra

Ngoài ra, chuyển giá còn được thực hiện do việc chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược… nhằm giảm các rủi ro khi giao dịch các sản phẩm này thì chuyển giá là phương pháp được các MNC lựa chọn

1.2.3 Hình thức chuyển giá a Chuyển giá thông qua vốn đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua góp vốn bằng các dây chuyền máy móc, thiết bị cũ, mang đặc thù và thường định giá cao hơn giá trị thực tế Đây là hành vi phản ánh giá không trung thực dẫn đến hạch toán lỗ giả nhưng lãi thật Luật đầu tư nước ngoài quy định ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định, các doanh nghiệp nước ngoài phải góp ít nhất 30% tổng số vốn

b Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ

Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh cho các bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền với giá cao trong điều kiện lợi dụng việc định giá của ta còn gặp nhiều khó khăn Do đó, chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, dẫn đến hạch toán thua lỗ, còn khoản phí bản quyền được chuyển giao cho bên nước ngoài hưởng

c Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá

Thông qua công ty mẹ ở nước ngoài đã chi phối đẩy giá đầu vào lên cao của nguyên vật liệu chuyển giao giữa công ty con ở Việt Nam và các bên liên kết và chuyển lợi nhuận từ Việt Nam về công ty liên kết tại quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn

d Chuyển giá thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ

Do việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty trong tập đoàn rất khó xác định giá, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam cung cấp dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn như dịch vụ kế toán, tài chính, tư vấn, quản lý tài sản,… họ tính giá dịch vụ này rất cao để

Trang 13

chuyển lợi nhuận từ công ty con sang công ty mẹ với mục đích tránh thuế tại Việt Nam

e Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh

Thông qua hình thức vay vốn từ bên liên kết và trả lãi suất vay cao Mục đích là chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sang bên liên kết tại nước có thuế suất thuế thấp hơn để tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam Trên đây là 5 hình thức chuyển giá chính, nhưng chắc chắn rằng doanh nghiệp FDI còn tiềm ẩn nhiều hành vi chuyển giá khác nữa khi mà mô hình hoạt động của họ còn qua nhiều khâu trung gian.

1.3 Dấu hiệu nhận biết chuyển giá

a Doanh nghiệp định giá cao khi nhập khẩu máy móc; giá bán thấp

Mục đích của việc chuyển giá là nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp hay những quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư Để đạt được mục đích đó, các doanh nghiệp có thể đẩy cao mức định giá khi nhập khẩu các máy móc, thiết bị hay nguyên vật liệu; cùng với đó là đẩy giá bán xuống mức thấp khi xuất khẩu Các doanh nghiệp có thể bất chấp thua lỗ, để sau khi họ thu hồi được vốn đầu tư và đã đạt được mục tiêu lợi nhuận thì có thể bán lại doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản

b Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành

Do các doanh nghiệp cùng ngành có nhiều những đặc điểm chung trong khâu nhập nguyên vật liệu và sản xuất, vậy nên việc so sánh các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại mặt hàng để nhận biết được doanh nghiệp nào có mức lãi thấp đáng nghi ngờ sẽ dễ dàng hơn đôi chút Các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá sẽ khai khống để lãi họ thu được hạn chế nhất có thể qua nhiều hình thức khác nhau, như khai cao chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, quảng cáo, c Báo lỗ nhưng vẫn kinh doanh và mở rộng

Khá phổ biến trường hợp các doanh nghiệp chủ động để lỗ trong vài năm đầu, 1 - 2 năm ngay sau đó thu lãi ít để rồi lũy kế vẫn lỗ Với việc biến lãi thành lỗ thì các doanh nghiệp FDI không thể tự làm việc mà cần phối hợp và liên kết theo nhóm Các doanh nghiệp này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w