1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận quản trị nhân lực quốc tế đề tài liên hệ thực tế tuyển dụng và đào tạo nhân lực quốc tế tại samsung

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 404,43 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ Đề tài: LIÊN HỆ THỰC TẾ TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUỐC TẾ TẠI SAMSUNG Giáo viên hướng dẫn: Lại Quang Huy Nhóm thực hiện : 04 Mã lớp học phần : 231_HRMG2111_04 Hà Nội, 2023 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã SV Lớp Nhiệm vụ 32 Nguyễn Thị Hồng Ly 33 Lê Xuân Mai 22D130136 K58E1 Powerpoint 34 Nguyễn Thị Ngọc Mai 22D130138 K58E3 Nội dung V (5.2) 35 Nguyễn Xuân Mai 20D210037 K56U1 Nội dung III (3.1 + 3.3.1 + 36 Trần Thị Mai 3.4) 22D130140 K58E1 Nội dung II + Tổng hợp Word 20D170209 K56N4 Đề cương + Nội dung III (3.2 ( Nhóm trường ) + 3.3.2) + Chỉnh sửa Word 37 Nguyễn Thị Hà My 22D130145 K58E3 Nội dung IV 38 Nguyễn Thị Phương Nga 22D130152 K58E3 Nội dung V (5.1) + Kết luận 39 Vũ Thị Thuý Nga 22D130155 K58E2 Thuyết trình 40 Nguyễn Hồng Ngọc 21D130221 K57E3 Hỗ trợ đề cương + Lời mở 41 Trương Thị Ngọc đầu + Nội dung I 22D130160 K58E3 Thuyết trình PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TẬP ĐOÀN SAMSUNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn 1.3 Lĩnh vực, ngành nghề về tập đoàn Samsung 1.4 Quy mô và cơ cấu tập đoàn Samsung 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của cá nhân và công ty II THỰC TIỄN MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG 2.1 Bối cảnh toàn cầu hoá 2.2 Môi trường đa văn hoá 2.3 Môi trường pháp luật 2.4 Triết lý quản trị nhân lực quốc tế III TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUỐC TẾ TẠI SAMSUNG VIỆT NAM 3.1 Tuyển dụng nhân lực quốc tế 3.1.1 Xác định nguồn để lựa chọn nhân lực chuyển giao 3.1.2 Xác định tiêu chí tuyển dụng 3.1.3 Lựa chọn nhân lực chuyển giao 3.2 Đào tạo nhân lực quốc tế 3.2.1 Mục tiêu của chương trình đào tạo nhân lực quốc tế 3.2.2 Chương trình phát triển nhân tài toàn cầu 3.2.3 Các chương trình đào tạo tiêu chuẩn hoá 3.2.4 Chương trình đào tạo chuyên biệt 3.3 Đánh giá 3.3.1 Về tuyển dụng 3.3.2 Về đào tạo nhân lực quốc tế IV THÙ LAO VÀ PHÚC LỢI 4.1 Thù lao tài chính 4.2 Thù lao phi tài chính 4.2.1 Nội dung công việc 4.2.2 Môi trường làm việc 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng 4.3.1 Môi trường bên ngoài 4.3.2 Môi trường bên trong 4.3.2.1 Phân tích hệ thống các giá trị 4.3.2.2 Trách nhiệm của công ty tới cộng đồng 4.3.2.3 Chế độ công khai thu nạp nhân tài 4.3.2.4 Chế độ bồi dưỡng nhân tài 4.4 Đánh giá chung về thù lao và phúc lợi nhân lực quốc tế tại công ty 4.4.1 Ưu điểm 4.4.2 Nhược điểm 4.5 Đánh giá chung V CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ 5.1 So sánh chính sách và quy trình quản trị quốc tế của công ty Samsung Electronics ở hai thị trường Hàn Quốc và Việt Nam 5.1.1 Giống nhau 5.1.2 Khác nhau 5.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chương trình chuyển giao chính sách và quy trình quản trị nhân lực quốc tế của công ty 5.2.1 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chương trình chuyển giao chính sách quản trị nhân lực quốc tế của công ty Samsung 5.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình quản trị nhân lực quốc tế của công ty Samsung 5.2.2.1 Quản trị nhóm đa văn hóa 5.2.2.2 Những thách thức và vai trò mới của quản trị nhân lực quốc tế của công ty Samsung Electronics KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại của sự hội nhập và toàn cầu hóa, quản trị nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và thành công của mọi doanh nghiệp Đặc biệt, khi là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Samsung, việc quản trị nhân lực quốc tế trở nên ngày càng phức tạp và quan trọng hơn bao giờ hết Samsung đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và có sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử và sản xuất, Samsung đã có một đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động trong nước Tuy nhiên, để duy trì vị thế cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững, tập đoàn này cần đặc biệt quan tâm đến quản trị nhân lực quốc tế, đảm bảo hiệu quả và sự phát triển của một nguồn nhân lực đa dạng và phong phú Bước vào thị trường nhân lực đa dạng như Việt Nam, Samsung đã nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển và quản lý nguồn nhân lực quốc tế Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ khám phá các yếu tố quan trọng trong quản trị nhân lực quốc tế của tập đoàn Samsung tại Việt Nam Chúng ta sẽ tìm hiểu về môi trường quản trị, quy trình tuyển dụng và đào tạo, chính sách thù lao và phúc lợi, cũng như chuyển giao chính sách và quy trình nhân lực quốc tế của tập đoàn Samsung tại Việt Nam Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ và thị trường lao động, quản trị nhân lực quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai và thành công của một tập đoàn Tập đoàn Samsung tại Việt Nam không phải là một ngoại lệ Hãy cùng nhìn vào thực tế và đối mặt với nhu cầu và thách thức của quản trị nhân lực quốc tế trong bối cảnh đương đại, để tập đoàn Samsung tiếp tục phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển a, Tập đoàn Samsung: Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có trụ sở tại Samsung Town, Seoul Là tập đoàn tài phiệt đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Sở hữu rất nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul – một nhà tư bản công nghiệp Hàn Quốc vào năm 1938 Khởi đầu là công ty buôn bán nhỏ lẻ Sau ba thập kỷ kinh doanh, tập đoàn Samsung đa dạng hoá các ngành nghề, bao gồm chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỷ 60, xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỷ 70 Từ thập kỷ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di động và chất bản dẫn sau đó đã có những đóng góp quan trọng vào tổng doanh thu của cả tập đoàn Tính đến năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn thứ 5 thế giới Những công ty con đáng chú ý của Samsung bao gồm Samsung Electronics – công ty đứng đầu thế giới về sản lượng điện thoại bán ra hàng năm (chiếm 20.3% thị phần, số liệu quý 3, 2018), Samsung Heavy Industries - công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới (đứng sau Hyundai Heavy Industry), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là các công ty xây dựng lớn thứ 12 và 36 thế giới) Những công ty con quan trọng khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất ở Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới theo doanh thu năm 2012) Samsung trên toàn cầu là công ty Samsung Electronics, công ty công nghệ thông tin và điện tử đa quốc gia có trụ sở tại Suwon Các sản phẩm của Samsung Electronics bao gồm máy điều hòa máy máy tính, tivi kỹ thuật số, màn hình tinh thể lỏng (bao gồm bóng bán dẫn màng mỏng (TFT) và điốt phát quang hữu cơ (AMOLED), điện thoại di động, màn hình, máy in, tủ lạnh, chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần 20.3% Samsung Electronics cũng là công ty đứng đầu thế giới về lợi nhuận trong mảng bán dẫn b, Chi nhánh Samsung tại Việt Nam: Năm 1996 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA) SAVINA là công ty liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với Công ty điện tử Samsung Electronics (Hàn Quốc) Năm 2008: Samsung chính thức nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại Việt Nam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của Samsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh Năm 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam Năm 2012: Ra mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh và LED TV Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT) nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD Năm 2016: Dự án SEHC (SamSung CE Complex) của SamSung Việt Nam có tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung (Executive Briefing Center – EBC) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (SamSung Ho Chi Minh Research & Development Center – SHRD) Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh đã tăng lên hơn 110.000 người Ngoài ra, tập đoàn còn có 1 Trung tâm nghiên cứu và phát triển đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên Thời gian gần đây SamSung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH SamSung Display Việt Nam với tổng số vốn lên đến 3 tỷ USD Công ty sẽ chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất các loại màn hình hiện đại, độ phân giải cao cho các thiết bị di động… Samsung hiện có 6 nhà máy và một Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) tại Việt Nam Trong đó, SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP Hồ Chí Minh)là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á còn SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại khu vực ASEAN 1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn a, Sứ mệnh: Mọi hoạt động thực hiện tại Samsung được chi phối bởi sứ mạng là trở thành công ty kỹ thuật số “digital-Company” tốt nhất Samsung cam kết tuân thủ luật pháp và quy định địa phương cũng như áp dụng bộ quy tắc ứng xử toàn cầu nghiêm ngặt đối với tất cả nhân viên Công ty tin rằng việc quản lý có đạo đức không chỉ là một công cụ để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, mà còn là một phương tiện để xây dựng lòng tin với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh và cộng đồng địa phương Với mục tiêu trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới, Samsung tiếp tục đào tạo nhân viên và vận hành hệ thống giám sát, đồng thời thực hành quản lý doanh nghiệp minh bạch và công bằng Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ vượt trội đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn Để đạt được điều này, Samsung hết sức coi trọng con người và công nghệ của mình b, Tầm nhìn: Samsung vận hành theo một tầm nhìn duy nhất là dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật số Samsung tin rằng, ngày nay, thông qua sự đổi mới công nghệ, Samsung sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong tương lai Tầm nhìn của Công ty điện tử Samsung trong thập kỷ mới được nêu rõ trong tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai” Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của Samsung là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” – “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung là Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên 1.3 Lĩnh vực, ngành nghề của tập đoàn SamSung Tập đoàn Samsung bao gồm khoảng hơn 100 công ty con Tập đoàn này hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực bao gồm xây dựng, điện tự tiêu dùng, dịch vụ tài chính, đóng tàu và dịch vụ y tế Trong đó, ở Việt Nam chủ yếu hoạt động ở mảng điện tử tiêu dùng 1.4 Quy mô và cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung Về quy mô: Từ thập niên 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng Cụ thể là các mảng điện thoại di động, tivi, chip điện tử và chất bán dẫn Kết quả, những lĩnh vực trên dần trở thành mũi nhọn quan trọng bậc nhất, có sự đóng góp ngày càng lớn và chiếm một tỷ lệ cao, đến mức gần như không thể thay thế vào tổng doanh thu chung của cả tập đoàn Tính cho đến hết năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất tại khu vực châu Á nói riêng và đồng thời xếp hạng 4 trên thế giới Năm 2020,Samsung một lần nữa vượt qua những đối thủ lớn như Apple, Google, Sony, LG,Panasonic, Philips, để tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất châu Á trong 9 năm liên tiếp do các công ty hàng đầu, chuyên về nghiên cứu thị trường là Campaign - Asia- Pacific và Nielsen Media Research thực hiện Về cơ cấu tổ chức: Samsung có sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt 1.5 Chức năng và nhiệm vụ của cá nhân và công ty Chủ tịch: là người điều hành, quản lý cao nhất của tập đoàn Hội đồng quản trị: HĐQT của Samsung Electronics thực hiện quản lý minh bạch và có trách nhiệm dựa trên quy trình điều hành công ty tiên tiến xoay quanh HĐQT; Tổ chức hoạt động: Các phòng ban, bộ phận hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình Trong đó, Samsung Electronics Vietnam có cơ cấu gồm: Cơ cấu tổ chức của SEV khá phức tạp với hơn 300 phòng ban và thường xuyên thay đổi theo các quy trình sản xuất mới Tính đến 31/12/2104, SEV có 15 Teams, 78 Groups và 214 Parts.Các Team ở SEV có thể kể đến như sau: - R&D Team: Nghiên cứu và phát triển, cải tiến phần cứng - Production Team: Sản xuất công đoạn thành phẩm (SMD, PBA, Main)

Ngày đăng: 21/03/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w