1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BAO BÌ TỰ PHÂN HỦY CỦA CÔNG TY AN PHÁT pptx

25 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 382,28 KB

Nội dung

Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BAO TỰ PHÂN HỦY CỦA CÔNG TY AN PHÁT Nhóm 5-Rủi Ro Group: 1. Nguyễn Sử Phương Anh 2. Nguyễn Hoàng Lệ Nga 3. Lương Thị Bích Ngọc 4. Cao Phan Quí 5. Nguyễn Cao Thế 6. Phan Tuấn MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 1  1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 1 1.2 Giới thiệu về sản phẩm 1 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2 2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản 2 2.2 Thị trường Nhật Bản 2 2.2.1 Tổng quan về thị trường 2 2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy 3 2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 4 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 5 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 8 4.1 Chiến lược sản phẩm 8 4.1.1. Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm: 8 4.1.2. Các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu sản phẩm bao vào Nhật Bản và yếu tố thích nghi của sản phẩm: 9  4.1.2.1 Yêu cầu về môi trường 9 4.1.2.2 Yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm: 9 4.1.2.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác: 9 4.2 Chiến lược giá 10 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng việc định giá của nhựa tự phân hủy An Phát 11 4.2.1.1 Yếu tố tác động từ thị trường Nhật Bản 11 4.2.1.2 Phân tích đưa ra chiến lược giá 11 4.2.2 Đưa ra chiến lược giá 12 4.3 Chiến lược phân phối: 14 4.3.1  Nội dung chiến lược 14 4.3.2 Một số loại đối tác thương mại: 15 4.4 Chiến lược xúc tiến 16 4.4.1 Thông tin sản phẩm 17 4.4.4 Phương tiện truyền thông 17 4.4.2.1 Internet: 17 4.4.2.2 Báo chí: 17 4.4.2.3 Thông tin công cộng: 18 4.4.2.4 PR: 18 4.4.2.5 TV: 18 4.4.2.6 Triển lãm: 18 4.4.3 Tổ chức hoạt động liên lạc: 19 4.4.4 Phản hồi 19 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ 20 LINK THAM KHẢO: 22 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp - Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát. - Thành lập: 9/3/2007 với vốn Điều lệ ban đầu là 66 tỷ đồng - Vốn điều lệ hiện nay: 99 tỷ đồng Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bao màng mỏng, Công ty hiện đã có được một vị trí vững chắc trong hoạt động kinh doanh, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều Công ty và tập đoàn nổi tiếng ở Châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả - rập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Phillipin,… Sản phẩm được các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đánh giá cao. Vào tháng 3/2007, tổ chức Quacert đã chính thức trao chứng chỉ ISO 9001:2008, công nhận sản phẩm An Phátsản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường. 1.2 Giới thiệu về sản phẩm Tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên, túi nilông có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy, ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước trong tự nhiên, cản trở phát triển của cây cỏ Nhưng ngày nay túi nylon đã có 1 diện mạo mới. Công ty An Phát đã sản xuất thành công túi nylon tự hủ y bảo vệ môi trường. Sản phẩm túi nylon tự hủy của An Phát với 2 màu trắng và nâu, vẫn có tất cả các đặc tính của túi nilon thông thường nhưng có ưu điểm so với các dòng sản phẩm khác là thời gian tự hủy được rút ngắn lại thành 3 tháng đến 2 năm (tùy thuộc vào từng chủng loại và cách pha chế). An Phát đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bao nhự a của khách hàng. Từ các sản phẩm như túi nylon túi tự hủy bảo vệ môi trường, túi siêu thị cao cấp in màu, túi siêu thị dạng cuộn, túi đựng rác, các loại hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa tái chế, hạt nhựa màu và máy thổi màng nhựa HDPE, LDPE, máy cắt và đóng gói bao nhựa HDPE, LDPE… Với sự tin tưởng đặt hàng của nhiều nhà phân phối lớn trên thế giới, hiện mỗi năm An Phát xuất khẩu khoảng 80 % tổng sản lượ ng của mình sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật. 2 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2.1 Vài nét về đất nước Nhật Bản - Nhật Bản nghèo về tài nguyên khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho công nghiệp. - Dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 128 triệu người (2010) Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. 2.2 Thị trường Nhật Bản 2.2.1 Tổng quan về thị trường - Môi trường chính trị: Tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại ở Nhật Bản, tuy nhiên chính phủ đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Chính phủ Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế (nh ư nợ công, đồng Yên lên giá,…), thiên tai, đặc biệt là thảm họa hạt nhân và các vấn đề xã hội sau những trận động đất, sóng thần vừa rồi (tháng 3/2011). - Môi trường kinh tế: + Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. GDP của Nhật Bản năm 2010 là 5.458 tỷ USD, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 42.820 USD/ người. Tốc độ tăng GDP năm 2010 là 4% cao nhất trong 20 năm qua. Tỉ lệ lạm phát tháng 4/2011 là 0,3%. Nợ công khoảng 10.55 tỉ USD, chiếm 225.80% GDP (2010). Thị trường này có sức mua tương đối lớn, khả năng chi trả cao, mức chi cho tiêu dùng thường chiếm khoảng 60 – 70% GDP, có nhu cầu lớn về sản phẩm chất lượng cao hơn so với các thị trường khác, hơn cả Hoa Kỳ. + Cơ sở hạ tầng: Giao thông của Nhật Bản khá phát triển với hệ thống đường sá hiện đại, các sân bay, cảng biển lớn, thuận lợi cho việc giao thương với nước ngoài. Bên cạnh đó, dịch vụ bưu chính viễn thông tiên tiến giúp cho việc liên lạc, trao đổi thông tin trở nên dễ dàng hơn. 3 + Tình hình chính trị bất ổn trong những năm gần đây có thể gây ra những rủi ro kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - Điều kiện pháp lý: Nhật Bản coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản. Quy định về môi trường, an toàn và trách nhiệm đối với sản phẩm cao. - Điều kiện văn hóa: người Nhật rất coi trọng tính kỉ luật và nghiêm túc trong công việc, đề cao các mối quan hệ, rất thận trọng trong việc xem xét các cơ hội kinh doanh. Công ty cần chú trọng những điều này để điều chỉnh cho phù hợp khi giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy - Mức độ phù hợp của sản phẩm: Chất lượng túi tự hủy của công ty An Phát đã phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, cần nghiên cứu hình dáng và kích thước sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Công ty cũng cần đầu cho quảng bá sản phẩm với mức chi phí vừa phải để thị trường biết đến và chấp nhận sản phẩm. - Quy mô thị trường: + Hệ thống bán lẻ ở Nhật Bản phát triển khá mạnh. Những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, nằm ở các vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như thực phẩm, may mặc và các loại hàng hóa tiêu dùng khác, là kênh phân phối chính trên thị trường Nhật Bản với đặc điểm tiện lợi và dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị ở Nhật Bản cũng đang được mở rộng và phát triển. Các siêu thị cũng có những chính sách thu hút khách hàng như dịch vụ vấn, hỗ trợ khách hàng, khuyến mãi, hậu mãi, giao hàng tận nơi,…Với hệ thống phân phối hàng hóa phát triển nhanh chóng và đa dạng như vậy, các nhà bán lẻ Nhật Bản sẽ có nhu cầu lớn về túi đựng hàng. Vì thế, đó là 1 thị trường tiềm năng cho nhà sản xuất và xuất khẩu bao ở Việt Nam. + Nhu cầu thị trường về sản phẩm túi tự hủy ngày càng cao nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Đó chính là cơ hội cho An Phát đưa sản phẩm mới vào thị trường. - Mức độ cạnh tranh: 4 + Khả năng thương lượng của khách hàng: An Phát đã có uy tín trên thị trường quốc tế. Chính vì thế, việc thương lượng, kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhật Bản khá khả quan. Khả năng giữ chân khách hàng cao. Tuy nhiên, với nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay công ty cần có chiến lược phù hợp để khách hàng không bỏ đi với các đối thủ. + Khả năng thươ ng lượng của các nhà cung cấp: vì nguồn cung nguyên liệu còn hạn chế nên khiến cho giá cả cao, vì vậy cần phải thương lượng với các nhà cung cấp khác nhau để tìm ra mức giá phù hợp và đảm bảo có đủ nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất. + Các đối thủ tiềm năng: Hiện nay trong và ngoài nước có rất nhiều công ty sản xuất nhựa nói chung và bao nhựa nói riêng. Trong số đó có nhiều công ty có tiềm năng lớn trong việc sản xu ất sản phẩm túi tự hủy. Riêng ở Việt Nam hiện nay có khoảng 460 doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa bao bì. + Các sản phẩm và dịch vụ thay thế: hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm túi thân thiện với môi trường khác như túi vải không dệt, túi giấy,… đáp ứng được yêu cầu môi trường khắt khe của Nhật Bản. + Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: An Phát có khá nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Cụ thể, ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp lớn sản xuất sản phẩm túi tự hủy như Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (Alta), Công ty TNHH in ấn bao Long Vũ… cũng đang nhắm tới thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng. Ở nước ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… cũng có khả năng lớn trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản ph ẩm túi tự hủy ra các nước, trong đó có Nhật Bản. 2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Nhật Bản chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu và 28.5% kim ngạch nhập khẩu nhựa của Việt Nam. Các sản phẩm xu ất vào Nhật Bản của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm bao dùng trong vận chuyển đóng gói (30% tổng kim ngạch sang Nhật), sản phẩm nhựa công nghiệp như các linh kiện…(chiếm 20%), đồ dùng văn phòng (13%). 5 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) • Lực lượng lao động đông đảo, có tri thức, cần cù, có tiềm năng và khả năng nâng cao các kỹ năng. Công ty có gần 100 cán bộ có trình độ chuyên môn cao, và khoảng gần 1000 công nhân lành nghề; • Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện: công ty đang không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất; dây chuyền kỹ thuật được nhập khẩu từ Đài Loan, Singapore và Nhật Bản. Hi ện An Phát có 3 nhà máy sản xuất bao và một nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3; • Vốn đầu không lớn, thu hồi vốn nhanh; • Có năng lực trong in ấn các sản phẩm phục vụ thị trường ngách có chất lượng; • Có năng lực sản xuất túi tự hủy mà các đối thủ cạnh tranh nước láng giềng không có; • Có khả năng thực hiện tốt và nhanh các đơn hàng vừa và nh ỏ so với các nhà sản xuất khác; • Có chứng nhận ISO 9001:2000 vào tháng 3/2007; • Công ty cũng đã tạo dựng được mối quan hệ với các khách hàng Nhật Bản và mối quan hệ này ngày càng được củng cố; • Năng suất lao động thấp nếu so sánh với các nước phát triển và các nước trong khu vực ASEAN; • Công nghệ chưa hoàn thiện, còn lạc hậu so với thế giới; • Năng lực kỹ thuật và quản lý chưa hiệu quả; chuyên môn xuất khẩu và bán hàng ở mức độ công ty chưa mang tính chuyên nghiệp cao; • Hiệu quả hoạt động chưa cao do không thực hiện hiệu quả các quy trình qu ản lý chất lượng; • Không có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng theo thời vụ; • Sự phát triển của các sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường chưa tương xứng với các sản phẩm khác; • Tái chế và xử lý rác nhựa còn chưa tốt; • Tỷ lệ hao phí nguyên li ệu trong quá trình sản xuất vẫn còn cao; • Việc hợp lý hóa các điều kiện hậu cần hỗ trợ xuất khẩu còn kém, đặc biệt là chưa lường hết được các chi phí vận chuyển phát sinh trong giao dịch; • Sự thiếu hợp lý trong chuỗi hậu cần xuất khẩu, bao gồm các chi phí “ngầm” 6 • Túi tự hủy An Phát có tất cả các đặc tính của túi nilon thông thường nhưng thời gian tự hủy được rút ngắn lại thành 3 tháng đến 2 năm. Hạt tự hủy còn được gọi là chất chóng rã (phụ gia sinh học Biocom), có nguồn gốc từ tinh bột, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Quá trình phân rã cuối cùng thành bột dưới dạng phân hữu cơ, hòa vào trong đất và hoàn toàn không làm ô nhiễm môi trường; • Giá cả hợp lí, có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước; phát sinh trong quá trình giao dịch. • Chưa có sự quảng bá về công ty trên các trang web thương mại toàn cầu khác nhau. Nhiều công ty Ấn Độ và Trung Quốc đã rất năng động khi biết cách kết nối các trang web của họ với các website này. Cơ hội (Opportunities) Thách thức ( Threats) • Thị hiếu ở Nhật Bản đối với loại túi mua hàng thân thiện với môi trường tăng lên so với loại túi thông thường; • Nguyên liệu phụ trợ cho ngành nhựa khá dồi dào như dầu mỏ, cao su; • Sự quan tâm về môi trường đối với rác thải từ túi nhựa ở các nước phát triển tăng lên. Ví dụ: Gần đây chính phủ Nam Phi đã cấm sử dụng túi 15 micron và yêu cầu sử dụng loại túi sử dụng nhiều lần dày 30 micron; • Nhật Bản đưa ra những yêu cầu về môi trường hoặc cấm sử dụng loại túi mua hàng dùng một lần; • Sản phẩm nhựa không còn nằm ở mức giá rẻ, mà khách hàng cần chất lượng cao và giá cả hợp lí; • Vận chuyển theo đường biển sang Nhật Bản thuận lợi; • Sự dao động về giá cả của nguyên liệu nhựa trên thế giới và rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu rất cao; • Nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước còn hạn chế, khiến cho hầu hết các công ty chưa đạt được khối lượng tới hạn để có thể có điều kiện thương lượng tốt nhất về giá; • Chưa có mộ t ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp trong nước; • Các rào cản thuế quan, phi thuế quan và đạo luật chống bán phá giá, các qui định về bảo vệ môi trường ngày càng khắc khe của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản cũng đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp; • Các đối thủ cạnh tranh như các doanh nghiệp nước ngoài đang xâm nhập và mở rộng sản xuấ t ở thị trường Việt Nam 7 • Các dịp lễ hội nhu cầu mua sắm tăng cao dẫn đến nhu cầu bao tăng cao (ví dụ lễ hội năm mới,…); nhờ giá lao động rẻ; • Chi phí vận chuyển tăng cao do giá xăng dầu tăng; • Việc vận chuyển và xuất hàng có thể gặp khó khăn do Nhật thường xuyên có thiên tai: bão, động đất; • Tại một số thị trường nhậ p khẩu bao Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản… các doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất các sản phẩm nhựa cho ngành công nghiệp xe hơi và chuyển hướng sản xuất các sản phẩm bao phục vụ tiêu dùng và thực phẩm; • Ở Việt Nam từ khâu tìm kiếm, mua nguyên liệu cho đến sản xuất, phân phối thì doanh nghiệp tự làm không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành như ở Trung Quốc (s ẵn sàng đầu cho một doanh nghiệp với đầy đủ tiềm lực tài chính để đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp đi đàm phán mua nguyên liệu giá rất rẻ, sau đó về phân bố lại cho doanh nghiệp); [...]... tiến bao sản phẩm để thích nghi với môi trường khó tính như Nhật Bản Hơn nữa, sản phẩm của công ty là túi tự phân hủy, như vậy bao đóng gói sản phẩm cũng phải được làm từ chất liệu có khả năng phân hủy sinh học - Uy tín tên hiệu: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới uy tín của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm Nếu công ty An Phát muốn thành công trên thị trường Nhật thì sản phẩm của công ty. .. HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 4.1 Chiến lược sản phẩm 4.1.1 - Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm: Nguyên liệu: nguyên liệu để sản xuất bao tự phân hủy phải làm từ chất có khả năng phân hủy sinh học Công ty sẽ thường xuyên kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đảm bảo không có hại cho môi trường hay sức khỏe người tiêu dùng (bảng số liệu: phụ lục) - Mẫu mã: không chỉ sản xuất túi tự phân hủy dạng mỏng, công. .. cùng quan trọng - Bảo hành: công ty phải có bảo hành cam kết sản phẩm túi tự phân hủy thật sự có khả năng phân hủy sinh học, không gây hại cho môi trường và người tiêu dùng 4.1.2 Các yêu cầu pháp lý khi nhập khẩu sản phẩm bao vào Nhật Bản và yếu tố thích nghi của sản phẩm: 4.1.2.1 - Yêu cầu về môi trường Nhật Bản ban hành luật về khuyến khích việc phân loại và tái sử dụng hộp đựng hàng và bao Theo... vật liệu, bao gồm phần vật liệu hoặc nguồn gốc vật liệu chính và phải gạch chân những nguyên liệu đó - Ngoài những tiêu chuẩn đóng gói của công ty, An Phát sẽ phải thêm và chỉnh sửa nhãn bao đóng gói như những quy định và hướng dẫn như trên để sản phẩm túi tự phân hủy của công ty có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản một cách hợp pháp 4.2 Chiến lược giá Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing... cao, các sản phẩm tiên tiến, hiện đại và ý thức rất cao về yếu tố môi trường Đồng thời, các hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật phát triển nhanh chóng và đa dạng, nên có thể nói rằng nhựa tự phân hủy là một nhu cầu lớn đối với Nhật Bản 4.2.1.2 Phân tích đưa ra chiến lược giá Theo phân tích SWOT ở chương 2 có thể thấy rằng bên cạnh những khó khăn thì sản phẩm túi nhựa tự phân hủy của công ty An Phát có... mỏng, công ty sẽ cho tiến hành nhập khẩu thêm dây chuyền máy móc sản xuất túi ở nhiều kích thước, dộ dày và màu sắc khác nhau - Công dụng: công ty sẽ nâng cấp công dụng của sản phẩm lên để không bị phân hủy dù ở nhiệt độ cao, không có chất gây hại cho con người, luôn kiểm tra sản phẩm để không xảy ra rủi ro - Sản lượng: điểm yếu của những công ty sản xuất Việt Nam nói chung và công ty An Phát nói riêng... này, các công ty kinh doanh cụ thể phải có nhiệm vụ tái sinh rác thải theo khối lượng họ sản xuất hay buôn bán, hoặc có thể chọn hình thức trả “phí tái sinh” cho tổ chức tái sinh bao Nhật Bản - Như vậy, công ty An Phát phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của sản phẩm túi tự phân hủy để đảm bảo rằng túi có khả năng phân hủy sinh học và không gây ô nhiễm môi trường Bao đóng gói sản phẩm cũng... từ các ngành hàng tương tự, có tầm cỡ tương đương và sản xuất các loại sản phẩm không cạnh tranh nhau, thường là các sản phẩm bổ sung như sản phẩm hóa chất (Vinachem, Công ty hóa chất cơ bản Miền Nam, Công ty hóa chất Sapa…) hay sản phẩm cơ khí (Công ty cơ khí Duy Khanh, Công Ty Cơ Khí Tân Hiệp Lực…) 4.4 Chiến lược xúc tiến Ngày nay, người tiêu dùng Nhật ưu chuộng sự đa dạng của hàng hoá, đòi hỏi chất... đảm bảo môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu đó, An Phát đã đưa ra các 16 biện pháp, chiến lược thích hợp để phát triển sản phẩm của mình ngay tại thị trường đầy tiềm năng này 4.4.1 Thông tin sản phẩm Chúng ta cần cung cấp cho họ thật nhiều thông tin cũng như chất lượng sản phẩm của công ty mình như: tên thương hiệu, logo công ty, phương châm công ty, các chứng nhận đạt chuẩn chất lượng… Danh thiếp... của marketing fix Giá đóng vai trò quan trọng trong việc mua hàng này hay hàng khác của người tiêu dùng Đối với công ty, giá có vị trí quyết định sự cạnh tranh trên thị trường Vì vậy việc định giá có ý nghĩa quan 10 trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận Vậy đối với sản phẩm hoàn toàn mới của công ty An Phát nhựa tự phân hủy thì việc định một cái giá phù hợp . Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BAO BÌ TỰ PHÂN HỦY CỦA CÔNG TY AN PHÁT Nhóm 5-Rủi Ro Group: 1. Nguyễn Sử Phương Anh 2. Nguyễn Hoàng Lệ Nga 3. Lương Thị Bích. doanh nghiệp Nhật Bản. 2.2.2 Thị trường sản phẩm túi tự hủy - Mức độ phù hợp của sản phẩm: Chất lượng túi tự hủy của công ty An Phát đã phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên,. HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 4.1 Chiến lược sản phẩm 4.1.1. Yếu tố tiêu chuẩn của sản phẩm: - Nguyên liệu: nguyên liệu để sản xuất bao bì tự phân hủy phải làm từ chất có khả năng phân hủy sinh

Ngày đăng: 29/06/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w