“So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng” giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn và chuyên sâu hơn về pháp luật và những trách nhiệm pháp lý mà chúng ta ph
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2022
Tiểu luận cuối kì
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH CÁC
LOẠI VI PHẠM
PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ TƯƠNG
ỨNG
Môn: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
GVHD: Bùi Huy Tùng SVTHMỤC L C: Nguyễn Minh PhiỤ – MSSV 050609211108:
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU… 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: MỘT SỐ VẤN DỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 3
1.1 Thế nào là vi phạm pháp luật? 3
1.2 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật (4 dấu hiệu) 4
1.3 Thế nào là trách nhiệm pháp lý? 4
1.4 Các loại vi phạm pháp luật 4
1.5 Các loại trách nhiệm pháp lý 5
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: SO SÁNH CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TƯƠNG ỨNG 5
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật ngày nay 5
2.2 So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng 6
2.2.1 Bảng so sánh tổng quát các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng 6
2.2.2 Hình sự với hành chính 7
2.2.3 Hình sự với dân sự 8
2.2.4 Hình sự với kỷ luật 9
2.2.5 Hành chính với dân sự 10
2.2.6 Hành chính với kỷ luật 11
2.2.7 Dân sự với kỷ luật 11
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: NHÂN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA TỪ VIỆC SO SÁNH CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TƯƠNG ỨNG……… 12
3.1 Nhận định, đánh giá về đề tài so sánh 12
3.2 Bài học rút ra: 13
KẾT LUẬN…… 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Mọi người dân sống trên đất nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay bất kì quốc gia nào trên thế giới đều phải tuân theo quy định của Nhà nước – cơ quan đứng đầu, điều hành mỗi quốc gia Trong đó, pháp luật đóng vai trò không thể thay thế trong việc là công cụ hữu hiệu và hiệu quả nhất đối với các nhà cầm quyền, lãnh đạo để có thể quản lý đất nước tốt hơn qua điều chỉnh các quan hệ xã hội – quan hệ giữa con người với con người
Tuy nhiên việc thực hiện đúng theo pháp luật không phải là tuyệt đối, vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm pháp luật xảy ra Không những thế, với xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì cũng kéo theo các hành vi ngày càng tinh vi hơn trong việc vi phạm pháp luật
Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra những biện pháp nhằm đấu
tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong xã hội “So sánh các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý tương ứng” giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn và
chuyên sâu hơn về pháp luật và những trách nhiệm pháp lý mà chúng ta phải nhận lấy khi
vi phạm pháp luật, đồng thời phân biệt được những loại vi phạm pháp luật để chúng ta có thể áp dụng đúng người, đúng tội và tránh những ngộ nhận sai lầm về các loại vi phạm
“So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng” chính là nêu
ra được những điểm giống nhau và khác nhau của các loại vi pháp luật cũng như trách nhiệm pháp lý tương ứng đối với mỗi loại
Đó là vấn đề chính trong bài tiểu luận nghiên cứu này, ngoài ra chúng ta cũng phải nghiên cứu các vấn đề như sau: “Cơ sở lý thuyết – một số vấn đề cần lý luận” chẳng hạn như: Thế nào là vi phạm pháp luật? Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Có mấy loại
vi phạm pháp luật Thế nào là trách nhiệm pháp lý? Các yếu tố cần thiết để cấu thành nên trách nhiệm pháp lý Có mấy loại trách nhiệm pháp lý
Ngoài ra, chúng ta cần phải rút ra được bài học gì từ việc nghiên cứu đề tài Cuối cùng là kết luận nghiên cứu, từ việc nghiên cứu này chúng ta đã làm được gì, chưa làm được gì, tương lai ta sẽ làm được gì
Trang 4CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: MỘT SỐ VẤN DỀ LÝ LUẬN VỀ VI
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1.1 Thế nào là vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội
1.2 Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật (4 dấu hiệu)
Thứ nhất, hành vi hành động hoặc hành vi không hành động
Hành vi là ý nghĩ, tư tưởng của con người đã được thể hiện ra bên ngoài thế giới bằng hành động (hành vi hành động) hoặc không hành động (hành vi không hành động) Hành vi hành động là những hành vi mà con người thể hiện ra bên ngoài dưới dạng
cơ học như: đi, nói, nụ cười…
Hành vi không hành động là những hành vi mà con người thể hiện ra bên ngoài dưới dạng như suy nghĩ, quan điểm, biết, nghe…
Thứ hai, có tính chất trái với quy định của pháp luật
Trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật
Thứ ba, có chứa đựng lỗi của chủ thể hay nói cách khác là chủ thể nhận thức được hành
vi và hậu quả gây ra
Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra
Thứ tư, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình, do đó, phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện
1.3 Thế nào là trách nhiệm pháp lý?
Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
Trang 5Điều kiện để xác định năng lực chịu trách nhiệm pháp lý: Độ tuổi của chủ thể khi
thực hiện hành vi trái pháp luật; trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật
1.4 Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm hình sự: là hành vi nguy hiểm cao, gây thiệt hại lớn cho xã hội, chỉ được quy
định trong Bộ Luật Hình Sự Người vi phạm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
Vi phạm hành chính: vi phạm quy đinh quản lí nhà nước nhưng chưa đến mực tội
phạm (vi phạm hình sự), là hành vi ít nguy hiểm hơn và gây thiệt hại nhỏ hơn cho xã hội
so với tội phạm Có nhiểm văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính Người vi phạm hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính
Vi phạm kỷ luật: là hành vi vi phạm kỷ luật của nhà nước, của các tổ chức do cán bộ,
công chức, viên chức, tổ chức, người lao động thực hiện Người vi phạm kỷ luật sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật
Vi phạm dân sự: là những hành vi vi phạm quan hệ dân sự, tức là quan hệ mà địa vị
pháp lý giữa các chủ thể đều bình đẳng Người vi phạm dân sự sẽ phải chịu trách nhiệm
dân sự.
1.5 Các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm nghiêm khắc nhất Thủ tục áp dụng trách nhiệm hình sự được pháp luật quy định rất chặt chẽ và chỉ có toà án mới có quyền xét xử tội phạm và ra các bản án hình sự Thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa nhà nước
và tội phạm Trách nhiệm hình sự do chính cá nhân vi phạm hình sự phải gánh chịu mà không thể chuyển cho các chủ thể khác
Trách nhiệm hành chính: Là dạng trách nhiệm áp dụng đối với các hành vi ít nguy hiểm hơn tội phạm nên hình phạt chính chỉ cảnh cáo hoặc phạt tiền, thủ tục xử lý cũng đơn giản Có nhiều cơ quan (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) có quyền ra quyết định xử phạt Có sự bất bình đẳng về địa vị pháp lý giữa cơ quan áp dụng trách nhiệm hành chính với người vi phạm hành chính
Trách nhiệm dân sự: Là biện pháp chủ yếu mang tính chất hoàn về những thiệt hại đã gây ra do vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ dân sự mà toà án hoặc cơ quan nhà nước nếu đứng ra xử lý thì chỉ với tư cách trọng tài, tuy nhiên phán của nó mang tính bắt buộc thi hành
Trang 6Trách nhiệm kỷ luật: Được áp dụng đối với những vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhàn nước hoặc tổ chức “phi nhà nước” Nên biện pháp kỷ luật mang tính chất riêng: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ công tác… buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn Do cơ quan chủ quản áp dụng đối với các đương sự thuộc quyền quản lý của cơ quan đó
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: SO SÁNH CÁC LOẠI VI
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TƯƠNG ỨNG
2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật ngày nay
Mặc dù đã có nhiều biện pháp được Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhằm hạn chế tối đa hiện trạng vi phạm pháp luật Tuy nhiên, thực trạng vi phạm pháp luật vẫn còn tiếp diễn phức tạp và dường như không có nhiều sự thay đổi tích cực đối với xã hội Chính vì thế chúng ta cần có một kiến thức nhất định về các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng để người dân có thêm hiểu biết nhằm góp phần hình thành xã hội văn minh
2.2 So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng
2.2.1 Bảng so sánh tổng quát dựa trên các tiêu chí các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng
Tiêu chí Hình sự (tội
phạm) Hành chính Dân sự Kỷ luật
Định nghĩa
vi phạm
Là hành vi gây nguy hiểm cao, gây thiệt hại lớn cho xã hội, đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự
Là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính
Là hành vi xâm phạm đến các quan hệ tài sản (quan hệ
sỡ hữu, quan
hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân
Là hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước…
Căn cứ pháp
lý
Bộ luật hình sự
1999, sửa đổi,
bổ sung 2009
Bộ luật hình sự
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Lu t tốố t ng hànhậ ụ
B lu t Dân sộ ậ ự 2015
Luật cán bộ, công chức 2008
Lu t viên ch cậ ứ
Trang 72015 chính 2015 2010
Mức độ
nguy hiểm
Cao Thấp Cao hay thấp
tuỳ theo các yếu tố cấu thành hành vi
vi phạm (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan)
Thấp
Chủ thể áp
dụng
Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cơ
quan đơn vị, xí nghiệp…
Chủ thể bị
áp dụng
trách nhiệm
pháp lý
Cá nhân, pháp
nhân thương
mại có hành vi
vi phạm pháp
luật hình sự bị
coi là tội phạm
theo quy định
của luật hình sự
Tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm pháp luật hành chính
Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự
Cá nhân khi thực hiện hành
vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật
Cơ quan xét
xử
Chỉ do toà án
xét xử
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Tuỳ trường hợp mà có thể
là toà án hay những cơ quan
có thẩm quyền khác
Cấp có thẩm quyền
Trang 8Xử phạt chế
tài
Chủ yếu là hình
phạt liên quan
đến việc tước tự
do của người
phạm tội
Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…)
Bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần cho người
bị hại
Hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc…
2.2.2 Hình sự với hành chính
Ví dụ minh hoạ:
Anh Tuấn đi ô tô vượt đèn đỏ nhưng lại tông trúng anh Toàn đang đi xe máy khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Trường hợp này anh Tuấn đã vi phạm hình sự khi đã gây chết người cho anh Toàn
Gây chết người là hành vi gây nguy hiểm cao cho xã hội (phù hợp với khái niệm vi phạm hình sự) Anh Tuấn sẽ phải đi tù (trách nhiệm hình sự mà anh ấy phải nhận) Tuy nhiên nếu anh Tuấn chỉ vượt đèn đỏ mà không xảy ra tai nạn với anh Toàn thì anh Tuấn chỉ vi phạm hành chính Vì anh đã vi phạm nguyên tắc quản lí nhà nước – hay điều mà nhà nước quản lí Do đó, anh Tuấn chỉ phải nộp phạt (trách nhiệm hành chính
mà anh Tuấn phải chịu)
Phân tích:
Điểm giống nhau:
Ta có thể thấy hành vi vi phạm hình sự và hành chính đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (gây chết người, vượt đèn đỏ - mất trật tự giao thông, xâm phạm nguyên tắc quản lí của nhà nước)
Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính cũng đều là những bất lợi đối với người vi phạm (trong 2 vd trên là: đi tù - bị mất tự do, nộp phạt - mất tiền, giữ xe, thu bằng lái…)
Điểm khác nhau:
Khả năng gây nguy hiểm của vi phạm hình sự cao hơn hành chính và trách nhiệm pháp lý phải chịu cũng nặng hơn tương ứng với độ nguy hiểm của chúng (gây chết người
Trang 9nguy hiểm hơn là vượt đèn đỏ thông thường, cũng như đi tù thì sẽ thiệt hại nặng nề hơn khi chỉ nộp phạt)
Điều cần lưu ý : Một hành vi có thể có nhiều hơn một loại vi phạm pháp luật Nhưng
trường hợp anh Tuấn vừa vượt đèn đỏ vừa tông chết anh Toàn chỉ có vi phạm hình sự vì khi vi phạm hành chính (vượt đèn đỏ - xâm phạm nguyên tắc quản lí Nhà nước) mà lại gây nguy hiểm cao (tông chết người) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không còn là vi phạm hành chính nữa
2.2.3 Hình sự với dân sự
Ví dụ minh hoạ:
Anh Hoàng đang có ý định cắt trộm dây điện của Nhà nước để kiếm tiền từ việc bán lại cho người kinh doanh ở các bãi phế liệu, trong qua trình cắt, do chưa có kinh nghiệm nên đã để sợi dây rớt xuống đất nhưng vào lúc đó chị Thu đang chạy xe máy thì bị dây điện rớt trúng, khiến chị ngã xuống đất bị thương dưới 11% và chiếc xe bị
hư hỏng.
Trường hợp này, anh Hoàng đã thực hiện hành vi vi phạm hình sự và vi phạm dân
sự Anh cắt trộm dây điện của Nhà nước chính là hành vi vi phạm hình sự được quy định
trong Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 303 Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan
trọng của an ninh quốc gia) Anh Hoàng có thể đi tù từ 3 – 12 năm Đồng thời, anh Hoàng cũng đã khiến cho chị Thu bị thiệt hại về thân thể và tài sản (chiếc xe), chính là vi phạm dân sự Anh Hoàng phải bồi thường thiệt hại cho chị Thu bằng cách trả phí điều trị việc bị thương cho chị Thu đồng thời bồi thường tiền cho chiếc xe bị hỏng của chị Thu
Phân tích:
Điểm giống nhau:
Hành vi vi phạm hình sự và vi phạm dân sự đều gây ra thiệt hại cho xã hội Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đều là những thiệt hại đối với đối tượng
vi phạm tương đương (đi tù – bồi thường tiền…)
Điểm khác nhau:
Vi phạm hình sự là hành vi gây nguy hiểm cao nhưng vi phạm dân sự thì khác Vi phạm dân sự chỉ có tác dụng khi đối tượng gây thiệt hại cho một chủ thể khác (con người hay tổ chức…) nên dù gây nguy hiểm cao hay thấp thì đều là vi phạm dân sự (trong ví dụ
Trang 10trên thì chị Thu chỉ bị thương dưới 11% thì chưa thể truy tố trách nhiệm hình sự - tức hành vi chưa gây nguy hiểm cao)
Trách nhiệm hình sự là tước đi sự tự do của người khác (tuy nhiên vẫn có trường hợp chỉ phải nộp tiền) và tội phạm phải chấp hành trách nhiệm đối với Nhà nước Trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại cho người bị hại (về tinh thần, thân thể, tài sản…) thường là bồi thường tiền, công khai xin lỗi…
2.2.4 Hình sự với kỷ luật
Ví dụ minh hoạ:
Ông Lâm ở cơ quan làm việc đã thực hiện hành vi bán ma tuý cho những người làm khác.
Bán ma tuý là hành vi vi phạm hình sự được quy định trong Bộ Luật hình sự 2015
Ông Lâm phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình Tuỳ mức độ (số lượng bán ma tuý) mà ông Lâm có bị phạt tù, chung thân, đi cải tạo, tử hình hoặc phạt tiền
Đồng thời, ông Lâm lại thực hiện hành vi bán ma tuý ở cơ quan (nơi có những quy định riêng về nơi ông làm việc) Ông Lâm đã vi phạm kỷ luật và phải chịu trách nhiệm
kỷ luật Ông Lâm sẽ bị cắt chức, hạ bậc lương, hoặc buộc thôi việc…
Phân tích:
Điểm giống nhau:
Vi phạm hình sự và vi phạm kỷ luật đều là những hành vi trái với quy định của Luật
áp dụng tương ứng Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỷ luật cũng đều là những thiệt hại mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu
Điểm khác nhau:
Vi phạm hình sự được áp dụng ở mọi hoàn cảnh và ở bất kì đâu trên lãnh thổ (vd: anh A giết anh B ở nhà anh C) nhưng vi phạm kỷ luật chỉ được áp dụng trong cơ quan, xí nghiệp, công ty… (vd: chị E thường xuyên nói chuyện điện thoại riêng trong giờ làm việc…) khi chủ thể vi phạm quy định của công ty đó Những người áp dụng trách nhiệm hình sự là Nhà nước còn trách nhiệm kỷ luật là do thủ trưởng, cơ quan đơn vị…
2.2.5 Hành chính với dân sự
Ví dụ minh hoạ: