Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuộc kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất BCTCHN phức tạp hơn so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường do đối tượng kiểm toán là BCTCHN được tổng hợp
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-
NGUYỄN THU HẢO
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
Ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS TRƯƠNG THỊ THỦY
Vào hồi: giờ phút, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại :
- Thư viện quốc gia
- Thư viện Học Viện Tài Chính
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuộc kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) phức tạp hơn so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường do đối tượng kiểm toán là BCTCHN được tổng hợp từ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty mẹ
và các đơn vị thành viên (ĐVTV) trong Tập đoàn tuân theo các quy định của chuẩn mực kế toán về hợp nhất BCTC; mà các ĐVTV này có thể hoạt động hoạt động đa ngành, ở các khu vực và thể chế pháp lý khác nhau, khiến quá trình kiểm toán thêm nhiều thách thức Bên cạnh đó, cuộc kiểm toán BCTCHN có thể có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) khác nhau thực hiện kiểm toán các ĐVTV, nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng về ý kiến kiểm toán BCTCHN là kiểm toán (KTV) Tập đoàn và DNKiT phụ trách kiểm toán Tập đoàn Điều này dẫn đến DNKiT tập đoàn sẽ phải sử dụng kết quả kiểm toán của DNKiT ĐVTV, và khiến rủi ro kiểm toán của cuộc kiểm toán BCTCHN luôn cao hơn so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường
Trường hợp Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép và có công
ty mẹ niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thì BCTCHN
sẽ tạo ra các rủi ro đặc thù trên BCTCHN do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, và việc phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn của TTCK nhằm cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, nhà quản lý, ngân hàng và các đối tượng quan tâm khác, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các hướng dẫn về kiểm toán BCTCHN
từ các nhà làm luật, chuẩn mực và các hiệp hội hành nghề còn tương đối hạn chế, đặc biệt là hướng dẫn kiểm toán gắn liền với đặc thù ngành công nghiệp
cụ thể Các công ty kiểm toán phải tự tham khảo các hướng dẫn được chia sẻ
từ mạng lưới toàn cầu hoặc tự xây dựng chương trình kiểm toán BCTCHN dựa trên kinh nghiệm và xét đoán, dẫn đến nhiều hạn chế trong thực tế thực hiện kiểm toán BCTCHN
Xuất phát từ các phân tích trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Kiểm
toán báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện” làm nội dung nghiên cứu
cho luận án của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Các nhóm vấn đề về tổng quan nghiên cứu
2.1.1.Các nghiên cứu về kiểm toán BCTCHN nói chung
Bối cảnh: Vụ gian lận BCTCHN của Tập đoàn McKesson and Robbins (1938), Tập đoàn Phar-Mor (1992), Tập đoàn Parmalat (2003), Tập đoàn
Trang 4Royal Ahold (2003),… cho thấy nhiều thách thức của cuộc kiểm toán BCTCHN dẫn đến CMKiT Tập đoàn ISA600 được ban hành năm 2009 Tại phần này, NCS thực hiện tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước theo các nhóm vấn đề chính, được xem là vấn đề khác biệt và cũng là thách thức đối với KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường
Thứ nhất, xem xét chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN: Khurana and Raman (2004); Venkataraman và các cộng sự
(2008); Vũ Thị Phương Liên (2015); Trần Thị Thu Phường (2022) Các nghiên cứu cho thấy khi cuộc kiểm toán BCTCHN có rủi ro kiểm toán và rủi
ro pháp lý được đánh giá là cao hơn so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường, thì thực tế các KTV Tập đoàn phải thực hiện các cân nhắc về rủi ro kiểm toán ngay từ giai đoạn xem xét chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTCHN
Thứ hai, xác định ĐVTV quan trọng và phạm vi kiểm toán BCTCHN: Nghiên cứu của Elliot và Roger (1972); Kim, Neter, & Godfrey
(1987; Dutta and Graham (1998); Glover và cộng sự (2008) và Stewart và Kinney (2013); Allen và Loebbecke (1998) ISA600 (IAASB, 2009); (Doty, 2011), Asare và các cộng sự (2013); Sunderland và Trompeter (2017); Báo cáo của AICPA (2012) Các nghiên cứu cho thấy nhiều băn khoăn xoay quanh cách thức phân loại ĐVTV quan trọng và ĐVTV không quan trọng, dẫn đến rất cần thiết phải khảo sát cách thức phân loại ĐVTV quan trọng và ĐVTV không quan trọng sử dụng trong thực tế các cuộc kiểm toán Tập đoàn
Thứ ba, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTCHN: Allen
(1998); Hegazy (2012); Vũ Thị Phương Liên (2015, tr88); ISA 600 (IAASB, 2009); ISA 315 bản sửa đổi năm 2012; CMKiT AS 107 do AICPA (2006); (Earley, 2017); ISA600 bản sửa đổi (2022) Nghiên cứu về rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC nói chung và BCTCHN nói riêng cần được tiến hành đối với khách thể kiểm toán trong từng ngành hoặc lĩnh vực cụ thể
Thứ tư, xác định mức trọng yếu trong kiểm toán BCTCHN: Glover
và cộng sự (2008); Stewart và Kiney (2013); Vũ Thị Phương Liên (2015); AICPA (2013); IAASB (2015); (Earley, 2017); Sunderland and Trompeter (2017) Các nội dung bàn luận về lý thuyết cũng như các chuẩn mực hướng dẫn liên quan đến mức trọng yếu ĐVTV vẫn còn khá ít, dẫn đến thực tế KTV chủ yếu phải sử dụng xét đoán trong quá trình xác định mức trọng yếu ĐVTV Các nghiên cứu nhấn mạnh rằng cần có hướng dẫn cụ thể hơn, và cần thiết phải khảo sát về các mức trọng yếu được sử dụng trong thực tế các cuộc kiểm
toán Tập đoàn
Trang 5Thứ năm, sử dụng công việc của KTV ĐVTV: Doty (2011); Carson
và cộng sự (2016); Downey and Bedard (2019); Dee, Lulseged and Zhang (2015) Các nghiên cứu thể hiện một số kết quả đối lập trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán BCTCHN cho trường hợp sử dụng KTV ĐVTV thuộc DNKiT cùng mạng lưới hoặc khác mạng lưới với KTV Tập đoàn
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về kiểm toán BCTCHN nói chung, đã gợi ý cho NCS về các vấn đề trọng tâm của cuộc kiểm toán BCTCHN bao gồm các thách thức mà các DNKiT độc lập phải đối mặt Trên
cơ sở các hướng dẫn của chuẩn mực còn chưa cụ thể, và dẫn tới nhiều băn khoăn về sự thiếu nhất quán trong thực tế thực hiện của các KTV và các DNKiT, các nghiên cứu đều đặt ra định hướng rằng cần khảo sát thực tế xem KTV và các DNKiT thực hiện các nội dung đó như thế nào trong cuộc kiểm toán BCTCHN
Đại đa số các công trình nghiên cứu về kiểm toán BCTCHN đều thực hiện ở các nước phát triển, một số ít các công trình thực hiện ở khu vực Châu
và các nước đang phát triển, đặc biệt tại Việt Nam Đây chính là khoảng trống nghiên cứu để NCS có thể triển khai đề tài nghiên cứu của mình và thể hiện
sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của các công trình đã có
2.1.2 Các nghiên cứu về kiểm toán BCTCHN của doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực cụ thể
Nghiên cứu của Low (2004), Jiang (2012) và Sarwoko (2014);
Đào Minh Hằng (2016); Đặng Thị Hương (2020); Dewi và cộng sự (2020) Vũ Thị Phương Liên (2015); Bùi Thị Thúy (2017); Tạ Thu Trang (2017); Ngô Thị Kiều Trang (2018) thực hiện nghiên cứu về kiểm toán BCTC trong một lĩnh vực cụ thể trên cơ sở phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro Tại đó, các vấn đề thuộc về kiểm toán BCTCHN đã bắt đầu được đề cập đến, dưới khía cạnh các rủi ro dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC, tuy nhiên các nghiên cứu chưa được thực hiện chuyên sâu vào các vấn đề lớn và phức tạp
mà các KTV hiện đang phải đối mặt trong thực tế kiểm toán BCTCHN
2.2 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và rút ra khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, NCS đã phát hiện các khoảng trống trong nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, Các nghiên cứu thực tiễn về sự hiểu biết và thực tế thực hiện
kiểm toán BCTCHN của các KTV và DNKiT ở các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam) đang là khoảng trống khá lớn cần có
sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu
Thứ hai, việc nghiên cứu sâu về khách thể kiểm toán hoạt động theo mô
hình Tập đoàn với các đặc điểm về đa dạng lĩnh vực kinh doanh, với đa dạng nhiều loại cấu trúc kiểm soát ở cấp độ Tập đoàn, sẽ là khoảng trống cho các
Trang 6nghiên cứu sâu hơn bởi các đặc điểm này sẽ chi phối BCTCHN và có thể tạo
ra sai sót trọng yếu trên BCTCHN khiến KTV cần phải có cách tiếp cận kiểm toán phù hợp để nhận diện các rủi ro này và có biện pháp phù hợp để xử lý các rủi ro đó
Thứ ba, tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào thực hiện đối với kiểm
toán BCTC khi khách thể kiểm toán là các doanh nghiệp sản xuất (“DNSX”) trong ngành thép (hoặc một ngành cụ thể) và niêm yết trên TTCK Việt Nam
và các khách thể này lại hoạt động theo mô hình CTM-CTC dẫn đến đối tượng kiểm toán là BCTCHN
Do đó, luận án sẽ tiến hành tổng hợp và nghiên cứu có tính hệ thống về kiểm toán BCTCHN và tập trung khảo sát thực tiễn thực hiện các cuộc kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do các DNKiT độc lập tại Việt Nam thực hiện
3 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện
* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Làm sáng tỏ lý luận chung về kiểm toán BCTCHN do kiểm toán độc lập thực hiện theo hướng tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro
- Mục tiêu 2: Làm rõ thực trạng kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do các DNKiT độc lập thực hiện, theo các vấn đề lý luận đưa ra ở mục tiêu số 1 Qua đó đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện theo hướng tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro, nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính trên BCTCHN
* Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu và khung nghiên cứu:
NCS xuất phát từ (i) PPTCKT dựa trên rủi ro để nhận diện các nhân tố khiến rủi ro kiểm toán của cuộc kiểm toán BCTCHN cao hơn so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường; (ii) đồng thời so sánh các bước công việc trong cuộc kiểm toán BCTCHN có sự khác biệt so với cuộc kiểm toán BCTC thông thường; (iii) kết hợp với phần tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đã thể hiện các vấn đề thách thức mà KTV đang gặp trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN khiến cả các nhà nghiên cứu hàn lâm và các cơ quan soạn thảo chuẩn mực đều còn nhiều băn khoăn
Trang 7Nghiên cứu: (i) các công trình
NCKH trong nước và ngoài
nước về kiểm toán BCTCHN nói
chung, và kiểm toán BCTCHN
của doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực cụ thể; (ii) Các tài
liệu hướng dẫn về kiểm toán
BCTCHN của: các cơ quan soạn
thảo chuẩn mực kiểm toán trên
thế giới và Việt Nam, các hiệp
hội nghề nghiệp, các hãng kiểm
3, Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTCHN
4, Xác định mức trọng yếu tập đoàn và mức trọng yếu đối với ĐVTV
5, Sử dụng công việc của KTV ĐVTV
6, Kiểm toán quy trình hợp nhất BCTC
7, Tổng hợp kết quả kiểm toán và hình thành ý kiến kiểm toán
Nghiên cứu: (i) Đặc điểm các
DNSX thép niêm yết ở Việt
Nam; (ii) thực trạng kiểm toán
BCTCHN các DNSX thép niêm
yết ở Việt Nam do kiểm toán
độc lập thực hiện từ năm 2020
đến 2023 thông qua: Gửi bảng
câu hỏi khảo sát; Phỏng vấn sâu;
và xem xét trực tiếp các hồ sơ
Nghiên cứu: (i) Nghiên cứu định
hướng phát triển của kiểm toán
độc lập và yêu cầu nâng cao chất
lượng kiểm toán BCTC; (ii)
Định hướng phát triển ngành
thép và yêu cầu tăng cường chất
lượng kiểm toán BCTCHN của
các DNSX thép niêm yết; (iii) ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của
giải pháp
Mục tiêu 3:
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam
do kiểm toán độc lập thực hiện (giải pháp theo các vấn
đề lý luận đã được đặt ra ở mục tiêu 1 và thực trạng ở mục tiêu 2)
Từ đó, NCS xác định tập trung nghiên cứu 07 vấn đề của cuộc kiểm toán BCTCHN, được xem là những vấn đề có sự khác biệt lớn giữa cuộc kiểm toán BCTCHN và BCTC thông thường (theo PPTCKT dựa trên rủi ro), được NCS nghiên cứu và trình bày nhất quán trong ba chương: lý luận – thực trạng – giải pháp theo khung nghiên cứu (sơ đồ 1.1) của luận án như sau:
Sơ đồ 1.1 – Mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về kiểm toán BCTCHN, và thực trạng kiểm toán BCTCHN của các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Thứ nhất, NCS xác định tập trung nghiên cứu 07 vấn đề của cuộc kiểm
toán BCTCHN, được xem là những vấn đề có sự khác biệt lớn giữa cuộc kiểm toán BCTCHN và BCTC thông thường (theo PPTCKT dựa trên rủi ro),
và cũng là các vấn đề hiện đang là thách thức khó đối với các KTV trong thực
tế thực hiện kiểm toán BCTCHN (chi tiết luận giải ở mục 3), bao gồm: (i)
Xem xét chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN; (ii) Xác định ĐVTV quan trọng và phạm vi công việc kiểm toán; (iii) Đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu trên BCTCHN; (iv) Xác định mức trọng yếu Tập đoàn và mức trọng yếu đối với ĐVTV; (v) Sử dụng công việc của KTV ĐVTV; (vi) Kiểm toán quy trình hợp nhất BCTC; (vii) Tổng hợp kết quả kiểm toán và hình thành ý kiến kiểm toán
Thứ hai, Luận án chỉ nghiên cứu các vấn đề kiểm toán BCTCHN từ góc
độ KTV Tập đoàn, không nghiên cứu trên góc độ của KTV ĐVTV
- Phạm vi nghiên cứu về chủ thể kiểm toán: Luận án nghiên cứu kiểm
toán BCTC do chủ thể thực hiện là các DNKiT độc lập, không nghiên cứu kiểm toán BCTC do chủ thể là Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ
- Phạm vi nghiên cứu về khách thể kiểm toán: Luận án tập trung nghiên
cứu khách thể kiểm toán là các DNSX thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động theo mô hình CTM - CTC
- Phạm vi về đối tượng kiểm toán: Luận án chỉ nghiên cứu về kiểm toán
BCTCHN của các DNSX thép, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC riêng của các doanh nghiệp này
- Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát thực tế của luận án tập trung từ
năm 2020 đến năm 2023 cho các cuộc kiểm toán BCTCHN niên độ kế toán kết thúc từ 31/12/2019 đến 31/12/2022
5 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập tài liệu, bao gồm:
- Gửi bảng câu hỏi khảo sát và thu thập kết quả khảo sát từ các KTV của các DNKiT đã và đang tiến hành kiểm toán BCTCHN các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam
- Phỏng vấn sâu chuyên gia là các KTV có trình độ kinh nghiệm lâu năm và đang giữ các trọng trách quan trọng (như: Trưởng nhóm, Trưởng
Trang 9phòng, Giám đốc) tại các DNKiT đã từng tiến hành kiểm toán BCTCHN các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam
- Nghiên cứu điển hình hồ sơ kiểm toán của các DNKiT đã từng tiến hành kiểm toán BCTCHN các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam
- Tham gia các hội thảo chuyên đề có liên quan đến kiểm toán BCTCHN được tổ chức bởi Bộ Tài chính, các trường Đại học, các Hiệp hội nghề nghiệp
- Thu thập kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong nước
và quốc tế liên quan đến đề tài Luận án
b Phương pháp xử lý tài liệu:
+ Tổng hợp, phân loại, mô hình hóa kết quả khảo sát từ các Bảng câu hỏi khảo sát gửi xin ý kiến đã nhận được, kết quả trao đổi trực tiếp từ phỏng vấn sâu, kết quả nghiên cứu hồ sơ kiểm toán, tài liệu các hội thảo chuyên đề và các nghiên cứu trong và ngoài nước
+ So sánh, phân tích để đánh giá ưu điểm và hạn chế của thực trạng làm
cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến kiểm toán BCTCHN do kiểm toán độc lập thực hiện, từ đó chỉ ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ hai, Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận
về kiểm toán BCTCHN do kiểm toán độc lập thực hiện Trong đó, NCS tổng hợp và khái quát thành các lý luận chung theo (07) bảy vấn đề nghiên cứu: (i) Xem xét chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN; (ii) Xác định ĐVTV quan trọng và phạm vi công việc kiểm toán; (iii) Đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu trên BCTCHN; (iv) Xác định mức trọng yếu Tập đoàn
và mức trọng yếu đối với ĐVTV; (v) Sử dụng công việc của KTV ĐVTV; (vi) Kiểm toán quy trình hợp nhất BCTC; (vii) Tổng hợp kết quả kiểm toán
và hình thành ý kiến kiểm toán
- Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, Luận án đã làm rõ đặc điểm các DNSX thép niêm yết ở Việt
Nam ảnh hưởng đến kiểm toán BCTCHN; phân tích thực trạng kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2023 và đánh giá các ưu điểm, các hạn chế, đồng thời đưa ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế này
Thứ hai, Luận án đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện
kiểm toán BCTCHN của các DNSX thép niêm yết ở Việt Nam do kiểm toán độc lập thực hiện, bao gồm 7 nhóm giải pháp cho 7 vấn đề trọng tâm nghiên cứu đã thực hiện ở phần lý luận và thực trạng Thực hiện và áp dụng các giải
Trang 10pháp, kiến nghị một cách đồng bộ cùng với điều kiện và nguyên tắc vận dụng phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập đối với BCTCHN của các DNSX thép niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết nói chung, thúc đẩy sự minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho cho các đối tượng sử dụng BCTCHN và cộng đồng các nhà đầu tư, đồng thời cũng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP
NHẤT DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 1.1.1.Khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất
Yêu cầu của Chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý thể hiện rằng khi một công ty có một hoặc nhiều công ty con thì sẽ phải lập và trình bày BCTCHN, ngoại trừ một số trường hợp theo quy định Dưới cách tiếp cận là
một đơn vị kinh tế duy nhất, không quan tâm đến ranh giới pháp lý của các
đơn vị pháp nhân riêng biệt, BCTCHN sẽ phản ánh tổng nguồn lực của một Tập đoàn
1.1.2.Xác định phạm vi lập báo cáo tài chính hợp nhất
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán của các quốc gia thì đơn vị có nghĩa vụ lập BCTCHN là công ty mẹ, khi công ty mẹ
có quyền kiểm soát đối với một hoặc nhiều đơn vị khác (công ty con)
1.1.3.Đặc điểm báo cáo tài chính hợp nhất ảnh hưởng đến kiểm toán báo
cáo tài chính hợp nhất
BCTCHN sẽ có các đặc điểm đặc thù khác với BCTC thông thường như
sau: BCTCHN thể hiện tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của cả Tập
đoàn (bao gồm công ty mẹ và các công ty con); Giao dịch nội bộ cần được loại trừ khi lập BCTCHN; Lợi thế thương mại ghi nhận trên BCTCHN; Trình
Trang 11bày Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trên BCTCHN; Các điều chỉnh liên quan đến giá trị hợp lý khi lập BCTCHN; Các khác biệt về niên độ kế toán
và chính sách kế toán khi lập BCTCHN
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP
NHẤT DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.2.1.Đối tượng kiểm toán, khách thể kiểm toán và chủ thể kiểm toán
Trong phần này, NCS làm rõ các lý luận cơ bản về đối tượng kiểm toán, khách thể kiểm toán, chủ thể kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) chi phối cuộc kiểm toán BCTCHN
1.2.2.Mục tiêu kiểm toán BCTCHN và trách nhiệm kiểm toán BCTCHN
Mục tiêu của cuộc kiểm toán BCTCHN là nhằm đưa ra ý kiến kiểm toán
về mức độ trung thực, hợp lý của BCTCHN được kiểm toán so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực được thiết lập
Trong cuộc kiểm toán BCTCHN, KTV Tập đoàn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với ý kiến kiểm toán về BCTCHN, nhưng các bộ phận của BCTCHN (là các ĐVTV) lại có thể được kiểm toán bởi các DNKiT khác nhau, được gọi là KTV ĐVTV Do đó, để đạt được mục tiêu kiểm toán cuối cùng, trách nhiệm của KTV Tập đoàn và DNKiT phụ trách cuộc kiểm toán Tập đoàn được quy định cụ thể gồm: (a) Quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTCHN hay không; (b) Khi đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTCHN thì cần (i) Trao đổi rõ ràng với các KTV ĐVTV về phạm vi và lịch trình thực hiện kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc BCTC của ĐVTV và những phát hiện của KTV ĐVTV; (ii) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến thông tin tài chính hoặc BCTC của các ĐVTV và quy trình hợp nhất để đưa ra ý kiến về việc liệu BCTCHN của Tập đoàn có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTCHN được áp dụng hay không
1.2.3.Một số lý thuyết cơ bản về kiểm toán BCTCHN
Luận án phân tích một số lý thuyết cơ bản, mang tính chất nền tảng trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho kiểm toán, giúp hiểu rõ hơn về các các vấn
đề phát sinh trong các cuộc kiểm toán BCTCHN, bao gồm: Lý thuyết đại diện; Lý thuyết rủi ro pháp lý; Lý thuyết phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro
1.2.4 Đặc điểm khách thể kiểm toán chi phối đến cuộc kiểm toán BCTCHN
Các yếu tố đặc điểm khách thể kiểm toán có thể ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTCHN bao gồm: Mô hình hệ thống thông tin kế toán của Tập đoàn phục vụ cho lập BCTCHN; Tính chất tập trung của
hệ thống quản trị điều hành; Tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ giữa các
Trang 12ĐVTV trong Tập đoàn; Tính hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ; Số lượng và độ đa dạng của các ĐVTV; Khoảng cách địa lý giữa KTV Tập đoàn
và ĐVTV; Rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC riêng của ĐVTV…
1.3 NỘI DUNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN KIỂM TOÁN DỰA TRÊN RỦI RO
1.3.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và hợp đồng kiểm toán BCTCHN
Trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTCHN, CMKiT ISA600 yêu cầu thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán BCTCHN phải đánh giá khả năng hợp lý của việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến quy trình hợp nhất và các thông tin trên BCTC ĐVTV, làm cơ
sở để hình thành ý kiến kiểm toán đối với BCTCHN
+ KTV Tập đoàn cần thu thập thông tin ban đầu về Tập đoàn và các
ĐVTV
+ Trường hợp có nhiều DNKiT tham gia kiểm toán các ĐVTV (khác với DNKiT Tập đoàn), để đảm bảo độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán về BCTCHN, KTV tập đoàn cần quan tâm đến vấn đề tỷ lệ phần trăm (%) các ĐVTV được DNKiT Tập đoàn (và DNKiT cùng mạng lưới với DNKiT Tập đoàn) thực hiện kiểm toán
+ KTV sẽ cân nhắc các vấn đề năng lực chuyên môn, tính độc lập của
KTV; Cân nhắc tính chính trực của BGĐ dưới góc độ Tập đoàn và các
ĐVTV; giới hạn phạm vi kiểm toán
Khi KTV quyết định rằng không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTCHN hoặc khi DNKiT đánh giá mình không đủ tiêu chuẩn là KTV Tập đoàn thì không nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán, hoặc nên rút khỏi hợp đồng kiểm toán Trong trường hợp DNKiT bắt buộc phải thực hiện cuộc kiểm toán BCTCHN theo yêu cầu của pháp luật hoặc các quy định pháp lý, thì KTV có thể vẫn thực hiện cuộc kiểm toán nhưng sẽ từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán
1.3.2 Xác định đơn vị thành viên quan trọng và phạm vi công việc kiểm toán
Lý do cần xác định ĐVTV quan trọng
Việc xác định ĐVTV quan trọng giúp KTV xác định phạm vi kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
Cách xác định ĐVTV quan trọng
KTV tập đoàn cân nhắc trên hai khía cạnh:
+ Dưới khía cạnh định lượng, dấu hiệu của ĐVTV được xem là quan trọng do ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính bao gồm: Quy mô bảng cân đối
kế toán của ĐVTV trong BCTCHN; Quy mô kết quả kinh doanh của ĐVTV trong BCTCHN; Quy mô một khoản mục cụ thể của ĐVTV chiếm tỷ trọng
Trang 13đáng kể trên BCTCHN Cụ thể KTV Tập đoàn sẽ trải qua 2 bước: (i) Xác định tiêu chí đo lường, (ii) Xác định tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí
+ Dưới khía cạnh định tính, một số ĐVTV có thể không quan trọng dưới khía cạnh tài chính, nhưng lại được xác định là ĐVTV quan trọng bởi chứa đựng rủi ro cụ thể dẫn tới sai sót trọng yếu trên BCTCHN
Xác định phạm vi công việc kiểm toán được thực hiện ở cấp độ ĐVTV
+ Khi ĐVTV là quan trọng do ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính: thực hiện kiểm toán đầy đủ
+ Khi ĐVTV được xác định là quan trọng do rủi ro: lựa chọn một trong
ba phạm vi kiểm toán: (i) kiểm toán BCTC của ĐVTV theo mức trọng yếu ĐVTV; (ii) kiểm toán một hoặc nhiều số dư tài khoản, các nhóm giao dịch hoặc thông tin thuyết minh liên quan đến rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu cho BCTCHN; (iii) thủ tục kiểm toán cụ thể liên quan đến rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu trong BCTCHN
+ Đối với các ĐVTV không quan trọng, KTV Tập đoàn phải thực hiện các thủ tục phân tích ở cấp độ Tập đoàn
+ Ngoài ra, nếu KTV Tập đoàn cho rằng không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán thì KTV Tập đoàn phải lựa chọn các ĐVTV không quan trọng và phải thực hiện hoặc yêu cầu KTV ĐVTV thực hiện một hoặc các công việc nhất định đối
với BCTC ĐVTV được lựa chọn
Đánh giá tính đầy đủ của phạm vi kiểm toán
Tùy thuộc vào các xét đoán nghề nghiệp của KTV Tập đoàn quyết định các công việc cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp dành cho mục đích kiểm toán BCTCHN
1.3.3.Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTCHN
Theo PPTCKT dựa trên rủi ro, để có thể nhận diện được các rủi ro đáng
kể dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTCHN, KTV cần thực hiện: thu thập hiểu biết về Tập đoàn và môi trường hoạt động của Tập đoàn; Hiểu biết về kiểm soát nội bộ liên quan đến BCTCHN của Tập đoàn; Hiểu biết về quy trình hợp nhất BCTC Khi tìm hiểu các thông tin này, KTV KTV thường xuyên duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp, lưu ý các vấn đề quan trọng, đánh giá xem có khả năng dẫn đến một rủi ro cụ thể, gây ra sai sót trọng yếu trên BCTC hay không Từ đó, KTV tổng hợp các rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát) ở cấp độ tổng thể BCTCHN và cấp độ cơ sở dẫn liệu và xác định biện pháp xử lý phù hợp
1.3.4.Xác định mức trọng yếu Tập đoàn và mức trọng yếu đối với đơn vị
thành viên