1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng Công ty cổ phần Sông Đà 11

113 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 24,17 MB

Nội dung

Đề tài Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng Công ty cổ phần Sông Đà 11 nghiên cứu nhằm làm rõ những tồn tại về công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11; qua đó, đề xuất ý kiến góp phần hoàn chỉnh việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty cổ phần Sông Đà 11.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỊ THE

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT TAI CONG TY CO PHAN SONG DA 11

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỊ THE

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT TAI CONG TY CO PHAN SONG DA 11

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương

Da Nẵng - Năm 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đi 2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1 CO SO LY THUYET VE LAP BAO CAO TAI CHÍNH HỢP NHÁT 1.1 1.2 TONG QUAN VE BAO CAO TAI CHÍNH HỢP NHẤT 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Pham vi hợp nhât Báo cáo tài chín 1.1.3 Mục đích của báo cáo tài chính hợp nh: ah 1.1.4 Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất

1.1.5 Chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến lập báo cáo tài chính hợp nhất 28

1.1.6 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất 8 1.1.7 Kỳ lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất 10

QUY TRINH LAP BAO CAO TAI CHINH HOP NHAT 10

1.2.1 Thu thập Báo cáo tài chính của các thực thể được hợp nhất và

thông tin giao dịch nội bộ 10

1.2.2 Xử lý giao dịch nội bộ „12

Trang 5

CHÍNH 22 - 22 1.3.1 Tổ chức số theo dõi giao dịch nội bộ, số kế toán hợp nhất 1.3.2 Các tài liệu bổ sung thông tin phục vụ công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất -.24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 1.25

CHUONG 2 CONG TAC LAP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

NHAT TAI CONG TY CO PHAN SONG DA 11 +26

2.1 KHAI QUAT CHUNG VE CONG TY CO PHAN SONG DA 11 26

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ 26 30 phần Sông Đà I

2.1.3 Các khoản đầu tư tài chính của Công ty Cô phần Sông Đà II 32

2.2 CONG TAC LAP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI

CONG TY CO PHAN SÔNG ĐÀ II 37

2.2.1 Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty 37

2.2.2 Quy trình lập Báo cáo tài chính hợp nh: 37

2.2.3 Tổ chức thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất 38

2.2.4 Lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty CP Sông Đà 11 42

2.2.5 Những tồn tại về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công

ty Cổ phần Sông Đà II 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3 HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT TAI CONG TY CO PHAN SONG DA 11 66

3.1 NGUYÊN TÁC HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

NHAT TAI CONG TY CO PHAN SÔNG ĐÀ II 66

Trang 6

toán có liên quan 66

3.1.2 Lap Báo cáo tài chính hợp nhất phải đáp ứng được yêu cầu thông

tin của người sử dụng 67

3.2 HOAN THIEN CONG TAC KE TOAN PHUC VU LAP BAO CAO TAI CHINH HOP NHAT TAI CONG TY CO PHAN SONG DA 11 69 3.2.1 Tổ chức tài khoản và sổ kế toán chỉ tiết theo dõi các giao dịch nội bộ .69) „T6 3.2.2 Tô chức theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kêt 3.2.3 Tổ chức theo dõi ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Công ty 77 KET LUAN CHUONG 3 2.79 KẾT LUẬN ol)

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 7

BCTC BCTCHN Bang CDKT Báo cáo KQHĐKD Báo cáo LCTT TK TSCĐ XDCB TNDN CTCP BHXH VAS 07 VAS 08 VAS 11 VAS 17 VAS 21 VAS 24 VAS 25 VAS 26

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính hợp nhất Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển Tài khoản Tài sản cố định Xây dựng cơ bản Thu nhập doanh nghiệp Công ty Cổ phần

Bảo hiểm xã hội

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 | Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại Công ty Cô phần Sông |_ 26 Đà II

2.2 | Thống kê lợi nhuận của Công ty Cô phân Sông Đà 11 |_ 27 243 — | Danh sách các công ty con của Công ty Cô phẩn| 33

Song Dall

2.4 [Danh sách các công ty liên kết voi Cong ty CO phin[ 34 Song Dall

2.5 | Tinh hinh ting giam gid tri phẫn sở hữu tại các công|_ 35

ty liên kết của Công ty Cổ phần Sông Đà 11

2.6 — | Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của CTCP Sông|_ 35 Đà II

2.7 | Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty CP|_ 36 Song Dall

2.8 | Tóm tắt Báo cáo hợp nhất khoản phải thu khách hàng | 43 chưa loại trừ nội bộ

2.9 | Tém tat Báo cáo hợp nhất phải thu, phải trả nội bộ 44 2.10 | Trích từ bảng cân đối kế toán hợp nhất khoản myc | 45

phải thu khách hàng đã loại trừ nội bộ

2.11 | Tóm tắt báo cáo hợp nhất phải trả cho người bán chưa | 46 loại trừ nội bộ

2.12 | Trích từ bảng cân đổi kế toán hợp nhất khoản myc | 47 phải trả cho người bán đã loại trừ nội bộ

2.13 | Tóm tất báo cáo hợp nhất người mua trả tiên trước | 48 chưa loại trừ nội bộ

Trang 9

bảng

2.14 | Tóm tắt Báo cáo hợp nhất trả trước nội bộ 49 2.15 [ Trích từ bảng cân đổi kể toán hợp nhất khoản mục | 50

người mua trả tiền trước đã loại trừ nội bộ

2.16 | Tóm tất báo cáo hợp nhất trả trước cho người bán| 51 chưa loại trừ nội bộ

2.17 | Trích từ bảng cân đối kế toán hợp nhất khoản mục trả | 52 trước cho người bán đã loại trừ nội bộ

2.18 | Báo cáo chỉ tiết khoản phải thu khác đã loại trừ nội | 53

bộ

2.19 [ Báo cáo chỉ tiết khoản phải trả phải nộp khác đã loại | 54 trừ nội bộ

2.20 | Lợi ích của cô đông thiêu số 55

2.21 | Báo cáo tài chính hợp nhất khoản đầu tư vào công ty|_ 57 liên kết 2.22 [Những điều chỉnh trên Bảng tông hợp các chỉ tiêu| 59 hợp nhất 3.1 | Số kế toán chỉ tiết theo dõi vốn góp vào các công ty|_ 71 con

3.2 [Số chỉ tiết theo dõi các khoản phải thu, phải trả và| 72

vốn vay trong nội bộ Công ty

3.3 [Số chỉ tiết theo đối mua - bán hàng hóa, cung cấp|_ 73 dịch vụ trong nội bộ Công ty

3.4 | Số kế toán chỉ tiết theo dõi phân lợi ích cô đông thiêu |_ 74

số

3.5 [Số theo dõi phân bô các khoản chênh lệch phát sinh |_ 76 khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết

Trang 10

Số hiện Tén so dd ) Trang

sơ đơ

2.1 |§ơ đồ to chức hoạt động tại Công ty Cô phần Sông Đà 11 29

2.2 — Sơ đỗ tô chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty Cô phân Sông Đà II|_ 32

Trang 11

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là loại hình liên công ty xuất hiện từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, được hiểu là tổ hợp các công ty có tư cách pháp nhân, có mối liên kết với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và các mối liên kết khác xuất phát từ lợi ích của chính các công ty thành

viên đó Ở mỗi nước, tập đoàn kinh tế được gọi theo những cách khác nhau,

ching han: Cartel Syndicate, Trust, Group, Consortium, Holding company, Conglomerate, 6 Dire, Pháp, Mỹ; Zaibatsu, Keiretsu ở Nhật Bản; Chaebol ở

Hàn Quốc Có nhiều quan niệm khơng hồn tồn giống nhau về tập đoàn kinh tế, ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh

nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác nhau phải tập trung đổi

mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho quá trình phát triển của đất nước Nên việc hình

thành các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam hoạt động theo

mô hình công ty mẹ - công ty con là một hệ quả tắt yếu cần có Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cũng như có cái nhìn

toàn diện về tình hình tài chính của tập đoàn hoặc tổng công ty, đòi hỏi phải có cơng cụ kế tốn phản ánh tình hình này Đó chính là Báo cáo tài chính

hợp nhất

Công ty Cổ phần Sông Đà I1 được cô phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, đến nay ngoài 5 chỉ nhánh thành viên và 2 công ty con, Công ty đã tiến

hành liên doanh liên kết với một số công ty khác để khai thác tối đa khả năng sinh lời đồng vốn của mình Cho nên, Công ty Cổ phần Sông Đà I1 hoạt động

theo mô hình công ty mẹ - công ty con, vì vậy cuối năm Công ty phải lập Báo

Trang 12

các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến giao dịch nội bộ giữa các công ty trong

tổng công ty Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chủ đề Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cô phần Sông Da 11

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập Báo cáo

tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phân Sông Đà II" đễ làm luận văn tốt nghiệp

cho mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm làm rõ những tổn tại về công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cô phần Sông Đà 11; qua đó, đề xuất ý kiến góp phần hoàn chỉnh việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty Cổ phần Sông Da 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

'Về đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nội dung liên quan đến lập

Báo cáo tài chính hợp nhất ở doanh nghiệp

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Số liệu minh họa lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất năm

2012 và các thông tin có liên quan của Công ty 4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế, mô tả, giải

thích và lập luận Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Sông Đà I1 về công

tác lập báo cáo tài chính hợp nhất Luận văn vận dụng phương pháp mô tả và

giải thích để trình bày tông hợp những đặc điểm cơ bản về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty Tiếp theo, phương pháp lập luận logic được vận dụng để đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty

5 Kết cầu của đề tài

Trang 13

quan đến công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông

Đà 11 Hồn thiện cơng tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được trình bày ở chương 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin của các Báo cáo tài chính hợp nhất, song hành cùng các chuẩn mực kế tốn, các thơng tư hướng dẫn còn có nhiều đề tài khoa học, bài viết trên các tạp chí đưa ra góp ý, đề

xuất nhằm hoàn thiện hơn các hướng dẫn hiện hành và đúc kết ra những

phương pháp, kinh nghiệm, kỹ thuật hợp nhất giúp người làm kế toán thực

hiện chính xác hơn các bút toán điều chỉnh khi hợp nhất

'Việc vận dụng cơ sở lý thuyết, kỹ thuật, phương pháp hợp nhất vào lập Báo cáo tài chính hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty đã có một số luận văn nghiên cứu đề cập Hầu hết trong các nghiên cứu đều tập trung trong ba nội dung bao gồm: cơ sở lý thuyết về hợp nhất kinh doanh và Báo cáo tài chính hợp nhất, khái quát chung về tổng công ty (tập đoàn) cần nghiên cứu và thực trạng về công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty,

giải pháp hoàn thiện lập công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng

công ty

Loạt bài

viết của đồng tác giả Nguyễn Công Phương, Ngô Hà Tấn ding trên Tạp chí kế toán, số 80, tháng 10/2009 về “Bàn về phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính” và số 6/2010 về “Bàn về kỹ thuật hợp nhất báo cáo tài chính” Nội dung của hai bài viết tập trung đề cập đến phương pháp và kỹ

thuật hợp nhất Báo cáo tài chính, giúp người đọc hình dung được các phương

pháp kỹ thuật hợp nhất, trên cơ sở đó ứng dụng vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình Tuy nhiên, do vấn đề hợp nhất báo cáo tài chính còn mới mẻ, độc giả

Trang 14

tác giả Ngô Hà Tắn (2010) đăng bài “Nhận diện các giao dịch nội bộ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở tổng công ty điện lực Việt Nam” Thông qua bài

viết của mình, tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể về một đơn vị cụ thể có nhiều

giao dịch nội bộ phức tạp, từ những tồn tại trong việc xử lý giao dịch nội bộ

để lập báo cáo tài chính hợp nhất ở EVN, bài viết đã tập trung hệ thống hóa

các loại giao dịch nội bộ và phân tích bản chất của từng loại giao dịch trong

mối quan hệ với báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất Từ đó giúp cho kế toán ở EVN xử lý đầy đủ và đúng đắn các loại giao dịch nội bộ để tránh trùng lắp khi lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất

“Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con và chuẩn mực Hợp nhất kinh doanh trong công tác kế

tốn của tập đồn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ con - kĩ thuật

lập báo cáo tài chính hợp nhất" là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của Học viện Tài chính (2006) Qua nghiên cứu nội dung các Chuẩn mực kết

hợp với nghiên cứu đánh giá thực trạng về công tác kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất tại một số tổng công ty, chủ trì đề tài -

TS Trương Thị Thủy và các thành viên tham gia thực hiện đã làm rõ cơ sở lí

luận về kế toán hợp nhất kinh doanh, lập báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở vận dụng các Chuẩn mực về hợp nhất của quốc tế Các tác giả cũng khai thác

kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, làm cơ sở bài học kinh nghiệm để

hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh và lập báo cáo tài chính hợp nhất

trong các tập đoàn Việt Nam Từ thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam, đề

tài đã trình bày và phân tích một cách khái quát, dựa trên cơ sở khoa học và

thực tiễn khảo sát ở một số doanh nghiệp thuộc một số ngành Do đó, đã đảm

Trang 15

triển khai áp dụng

Vé luận văn, nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Liễm (2008) với đề tài

“Báo cáo tài chính hợp nhất: lý luận, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”

đã củng cố cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất như hợp nhất kinh doanh, đầu tư vào công ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh, chuyển đồi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài Đồng thời

phản ánh thực trạng lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn

mực và chế độ kế toán Việt Nam Tác giả đã có những nhận xét, đánh giá

những thành tựu và hạn ché, từ đó mạnh dạn đề xuất các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn đối với các bên hữu quan để góp phần hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất trong tương lai Để báo cáo tài chính hợp nhất thực sự đi vào cuộc sống và phản ánh đúng giá trị thơng tin kế tốn vốn có của nó một các

khoa học và hợp lý

Trên cơ sở tình hình thực tế tại tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam, tác giả Trần Hoàng Giang (2007) có đề tài “Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con”, Trước đây tập đoàn chưa lập báo cáo tài chính hợp nhất mà chỉ

lập báo cáo tài chính tông hợp, vì vậy đề tài đã nêu ra một số kiến nghị nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của tập đồn theo mơ hình công ty mẹ - công ty

con Với những kiến thức được trình bày trong toàn bộ đề tài sẽ là một nguồn

tư liệu hữu ích giúp cho việc lập báo cáo tài hợp nhất của tập đoàn công nghiệp su Việt Nam được đầy đủ và phản ánh đúng tình hình tài chính, sản

xuất kinh doanh của toàn bộ tập đoàn

Trang 16

hợp nhất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tổ chức lập và hoàn chỉnh phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Khánh Việt

Gần đây nhất, trong lĩnh vực xây dựng tác giả Trần Thị Phương Linh (2012) có đề tài “Công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng Công ty CIENCO 5” Cũng như tồn tại của một số Tổng công ty, CIENCO 5 cần chú ý

điều chỉnh các khoản doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, phải thu phải trả nội bộ,

Trang 17

CO SO LY THUYET

VE LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT

1.1 TONG QUAN VE BAO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT

1.1.1 Khái niệm

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp Báo cáo này được

lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con'

1.1.2 Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính

Phạm vi hợp nhất là tất cả các doanh nghiệp phải được tính trong hợp nhất

Các doanh nghiệp nằm trong phạm vi hợp nhất bao gồm công ty mẹ và

các doanh nghiệp trong nước hay ở nước ngoài:

- Chịu sự kiểm soát độc quyền; - Chịu sự đồng kiểm soát;

- Chịu sự ảnh hưởng đáng kê của công ty mẹ

1.1.3 Mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất

Theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của

Bộ trưởng Bộ tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất nhằm các mục đích sau:

Báo cáo tài chính hợp nhất nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng

quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời

điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyên tiền tệ trong năm tài chính của tập đoàn, tổng công ty như một doanh

nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn

Trang 18

chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

và các dòng lưu chuyên tiền tệ của tập đồn, tổng cơng ty trong năm tài chính

đã qua và dự đoán trong tương lai Thông tin của Báo cáo tài chính hợp nhất

là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tư vào tập đồn hoặc tổng cơng ty của các chủ sở

hữu, của các nhà đầu tư, của các chủ nợ hiện tại và tương lai

1.1.4 Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất gồm: ¡) Bảng cân đối kế toán hợp nhất; ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; iii) Báo cáo lưu chuyền tiền tệ hợp nhất; iii) Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

1.1.5 Chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tuân theo các quy định của hệ thống

Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chủ yếu là các chuẩn mực sau:

Chuẩn mực kế toán số 07 - Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết; Chuẩn mực kế toán số 08 - Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; 10 - Ảnh hưởng của việc thay đôi tỷ giá hối đoái; 11 - Hợp nhất kinh doanh; Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán chính;

21 - Trinh bày báo cáo tà

Chuẩn mực kế toán 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền

Chuẩn mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

1.1.6 Trách nhiệt

lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Trang 19

Trường hợp công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở

hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và được các cổ đông thiểu số trong công ty

chấp thuận thì công ty mẹ này không phải lập và trình bày Báo cáo tài chính

hợp nhất

Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu có quyền kiểm sốt thơng qua việc chỉ phối các chính sách tài chính và hoạt động nhằm

thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này Công ty mẹ thường

được xem là có quyền chỉ phối các chính sách tài chính và hoạt động trong

các trường hợp sau đây:

- Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp

ở công ty con;

- Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bé nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của

công ty con;

- Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

- Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đôi, bỗ sung Điều lệ của công

ty con;

- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

- Công ty mẹ có quyền chỉ phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận

Việc xác định một công ty có phải là công ty mẹ hay không phải dựa

trên việc xét xem công ty đó có kiểm sốt thơng qua việc chỉ phối các chính

Trang 20

1.1.7 Kỳ lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất

Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và báo cáo tài

chính hợp nhất giữa niên độ hàng quý (không bao gồm quý IV)

Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm nhất là 90 ngày kề từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Báo cáo tài chính hợp nhất phải được công khai trong thời hạn 120 ngày

kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Báo cáo tài chính giữa niên độ phải công khai cho các chủ sở hữu theo quy định của từng tập đoàn

1.2 QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT

1.2.1 Thu thập Báo cáo tài chính của các thực thể được hợp nhất và

thông tin giao dịch nội bộ

Căn cứ số liệu để lập Báo cáo tài chính hợp nhất là các Báo cáo tài chính

của các công ty con, kết hợp với số liệu các nghiệp vụ liên quan đến quyền kiểm

soát của các công ty liên doanh, liên kết Do vậy, khi thu thập thông tin phục vụ

lập Báo cáo tài chính hợp nhất có đặc điểm sau:

Thứ nhất, tô chức công tác kế toán lập Báo cáo tài chính cá thể của từng

đơn vị trong phạm vi hợp nhất Các công việc cần thực hiện cho lập Báo cáo

tài chính cá thể bao gồm: tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hệ hồng

tài khoản kế toán, tô chức hình thức kế toán, tổ chức bộ máy kế toán

Trang 21

giá hợp lý và giá vốn thực tế của từng khoản tài sản, nợ phải trả của công ty con tại thời điểm quan hệ công ty mẹ - công ty con thiết lập Đồng thời, theo dõi sự biến đổi của các khoản mục này cho đến khi chúng bán ra bên ngồi

hoặc khơng cịn trình bày trên bất kỳ Báo cáo tài chính nào của các đơn vị trong tổng công ty Ngoài ra, thu thập những thông tin làm căn cứ xác định lợi

ích cô đông tại thời điểm này

- Tổ chức công tác kế tốn thu thập thơng tin đối với các nghiệp vụ giao

dịch nội bộ Do cả tổng công ty chỉ được coi là một đơn vị kinh tế duy nhất

nên Báo cáo tài chính hợp nhất chỉ trình bày những số liệu phát sinh từ những

nghiệp vụ kinh tế giữa tổng công ty với đơn vị bên ngoài Nếu như chỉ cộng gộp một cách thuần túy các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính cá thể của các đơn vị trong tông công ty thì Báo cáo tài chính trình bày các số liệu phát sinh không chỉ từ nghiệp vụ nội sinh mà còn cả nghiệp vụ ngoại sinh đối với tông công ty đó Điều này mâu thuẫn với cơ sở lý thuyết của Báo cáo tài chính hợp nhất Các thông tin kế toán cần thiết cho quá trình loại trừ và điều chỉnh các

nghiệp vụ kinh tế nội bộ bao gồm: + Doanh thu bán hàng hóa, dich vụ cung cấp nội bộ, các khoản thu nhập khác nội bộ + Giá vốn hàng bán của hàng hóa, dịch vụ cung cấp nội bộ, các khoản chỉ phí khác; + Lãi (lỗ) chưa thực hiện tồn đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ từ những nghiệp vụ nội b + Cổ tức chia nội bộ: + Các khoản phải thu, phải trả nội

Trang 22

pháp vốn chủ sở hữu khơng hồn hảo đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh);

+ Các số liệu kế toán phát sinh từ những giao dịch, nghiệp vụ trọng yếu

trong thời kỳ chênh lệch về thời điểm kết thúc niên độ kế toán của các đơn vị

trong phạm vi hợp nhất

1.2.2 Xử lý giao dịch nội bộ

Các tài liệu kế toán phục vụ cho lập Báo cáo tài chính hợp nhất sau khi

được thu thập cần phải được kiểm tra tính hợp lý và trung thực Trong trường hợp nếu cần có sự điều chỉnh số liệu thì cần thiết phải xử lý trước khi tiến

hành vận dụng kỹ thuật lập Báo cáo tài chính hợp nhất Những ví dụ điển hình

về việc điều chỉnh và xử lý số liệu, bao gồm:

Chuyển các khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty liên doanh từ phương pháp giá vốn thực tế sang phương pháp vốn chủ sở hữu;

Điều chỉnh các khoản giao dịch, nghiệp vụ trọng yếu trong thời kỳ chênh

lệch về thời điểm kết thúc niên độ kế toán của các đơn vị trong phạm vi hop nhất; Điều chỉnh các số liệu kế toán do sự khác biệt chính sách kế toán được các don vi trong phạm vi hợp nhất sử dụng;

Điều chỉnh doanh thu, giá vốn của hàng hoá, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong nội bộ tổng công ty, kinh phí quản lý nộp tổng công ty, kinh phí của công ty thành viên, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các đơn vị trong nội bộ tổng công ty, cổ tức đã phân chia và đã ghi nhận phải được loại trừ toàn bộ; Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tổng inh )

công ty đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố

phải được loại trừ hoàn toàn;

Trang 23

ánh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho hoặc tài sản có định phải được loại bỏ trừ khi chỉ phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được;

Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa

các đơn vị trong cùng tổng công ty phải được loại trừ hoàn toàn 1.2.3 Lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo chuẩn mực kế toán số 25, các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp hợp nhất như sau:

Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu không cần điều chỉnh trong Bảng cân đối kế

toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty

con trong thực thể hợp nhất

Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi số khoản đầu tư của công ty mẹ

trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của

công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)

Bước 3: Phân bỗ lợi thế thương mại và chênh lệch giữa giá trị hợp lý và

giá trị kế toán của tài sản, nợ phát sinh tại thời điểm đạt được quyền kiểm soát (nếu có) Bước 4: Tách lợi ích của cỗ đông thiểu số Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong thực thể hợp nhất, cụ thể như sau:

Doanh thụ, giá vốn của hàng hoá, dịch vụ cung cắp giữa các đơn vị trong

nội bộ của thực thể hợp nhất, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các don vị trong thực thê hợp nhất, cô tức đã phân chia và đã ghi nhận phải được loại

trừ toàn bộ

Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tổng

inh )

công ty đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố

phải được loại trừ hoàn toàn

Trang 24

ánh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho hoặc tài sản có định phải được loại bỏ trừ khi chỉ phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được

Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng thực thể hợp nhất phải được loại trừ hoàn toàn

Bước 6: Lập các Bảng tông hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất

Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các

chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ

a Lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các Bảng cân đối kế tốn của cơng ty mẹ và của các công ty con trong tập đoàn theo

từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ

phải trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc:

Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh

thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối

kế toán hợp nhất;

Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng đề hợp nhất khoản mục này và

trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất như sau:

al Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con

Nguyên tắc điều chỉnh: Giá trị ghi số của khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của

công ty con phải được loại trừ hoàn toàn trên báo cáo tài chính hợp nhất

Bút toán điều chỉnh: Điều chỉnh giảm toàn bộ giá trị khoản mục “Đầu tư

Trang 25

tư của chủ sở hữu” của công ty con

a2 Điều chỉnh để xác định lợi ích của cổ đông thiểu số

Nguyên tắc điều chỉnh: Phải xác định lợi ích của cô đông thiểu số trong

tài sản thuần của công ty con hợp nhất Lợi ích của cỗ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất, gồm:

- Giá trị các lợi ích của cô đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh

ban đầu được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh

doanh” Giá trị các lợi ích của cỗ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cô đông thiểu số với vốn chủ sở hữu của công ty con

- Phần lợi ích của cỗ đông thiêu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh, gồm phần lợi ích của cỗ đông thiểu

số trong thu nhập thuần (lợi nhuận) sau thuế thu nhập doanh nghiệp của tập

đoàn trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn

và phần lợi ích trong biến động của vốn chủ sở hữu của tập đoàn sau ngày hợp nhất kinh doanh; - Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần (lợi nhuận) sau thuế thu nhập doanh ngi lệ trong kỳ báo cáo được xác định trên cơ sở tỷ góp vốn kinh doanh của cỗ đông thiểu số với thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp ¡ công ty con trong kỳ báo cáo

- Phần lợi ích của cỗ đông thiêu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh được xác định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cô đông thiểu số với tổng giá trị các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối của các

đơn vị này

Trang 26

ty con được hợp nhất có thể lớn hơn vốn của họ trong tổng vốn chủ sở hữu

của công ty con Khoản lỗ vượt trội cũng như bắt kỳ các khoản lỗ thêm nào

khác được tính giảm vào phần lợi ích của cổ đông đa số trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của cô đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây do các cổ đông đa số gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ

~ Lợi ích của cỗ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cô đơng

cơng ty mẹ

Bút tốn điều chỉnh: Để phản ánh khoản mục "Lợi ích của cỗ đông thiểu số" trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất trên Bảng cân đối kế toán

hợp nhất phải thực hiện các bút toán điều chỉnh sau:

- Điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu của công ty con có phần vốn của cô đông thiểu số ghi:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Giảm khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính

Giảm khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số - Trường hợp ở công ty

con có khoản lỗ tích luỹ (lợi nhuận chưa phân phối: ghi âm ( ) trong vốn chủ sở hữu thì khi xác định lợi ích của cô đông thiểu số trong tài sản thuần của các

công ty con hợp nhất phải xác định riêng biệt khoản lỗ tích luỹ của cỗ đông thiểu số trong lỗ tích luỹ của công ty con và phải ghi giảm khoản mục "Lợi

Trang 27

cổ đông thiểu số" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Tuy nhiên, bút toán ghi giảm khoản mục "Lợi ích của cô đông thiểu só" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tối đa cũng chỉ tương ứng với phần giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong vốn chủ sở hữu (chỉ được ghỉ giảm đến giá trị bằng 0 phần lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty con, không được tạo ra giá trị âm của khoản mục "Lợi ích của cỗ đông thiêu số" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất)

a3 Điều chỉnh số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ

trong cùng tập đoàn

Nguyên tắc điều chỉnh: Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn

vị nội bộ trong cùng tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn

Bút toán điều chỉnh: Điều chỉnh giảm khoản mục "Phải thu nội bộ" và điều chỉnh giảm khoản mục "Phải trả nội bộ" đối với các đơn vị có liên quan, ghỉ:

Giảm khoản mục - Phải trả nội bộ Giảm khoản mục - Phải thu nội bộ

a4 Điễu chỉnh các khoản lãi chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội

bộ

Nguyên tắc điều chỉnh: Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội n cố định, lợi

bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản như hàng tồn kho, tài

nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp phải được loại trừ hoàn toàn

Búi

êu chỉnh:

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

Giảm khoản mục - Hao mòn tài sản cố định Giảm khoản mục - Hàng tồn kho

Giảm khoản mục - Tài sản cố định hữu hình, hoặc TSCĐ vô hình

a5 Điều chỉnh các khoản lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ

Trang 28

giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, cũng được loại bỏ trừ khi chỉ phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được

Bút toán điều chỉnh:

Tăng khoản mục - Hàng tồn kho

Tăng khoản mục - Tài sản cố định hữu hình hoặc TSCĐ vô hình

Tăng khoản mục - Hao mòn Tài sản có định

Tăng khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

a6 Thực hiện các bút toán ghỉ nhận vốn góp liên kết, liên doanh của

công ty mẹ, công ty con theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Bảng cân

đối kế toán hợp nhất

Khi lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải điều chỉnh vốn góp liên kết, liên doanh theo giá gốc được trình bày trên các Bảng cân đối kế toán riêng của công ty mẹ, công ty con sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất của tập đoàn theo phương pháp vốn chủ sở hữu

b Trình tự lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và của các công ty con trong tông công ty theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gội

bán hàng và cung cấp dịch vụ, chỉ phí tài chính theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để

xác định khoản mục tương đương của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

hợp nhất;

- Đối với các khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình

bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất thì phải thực hiện các

Trang 29

trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh hợp nhất

bl Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ phải được

loại trừ tồn bộ

Bút tốn điều chỉnh: Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã ghi nhận trong

khoản mục "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" của tông công ty và giá vốn hàng bán nội bộ tổng công ty ghi nhận trong khoản mục "Giá vốn hang

bán" ở công ty mẹ, hoặc ở công ty con có phát sinh doanh thu nội bộ, ghi: Giảm khoản mục - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giảm khoản mục - Giá vốn hàng bán

b2 Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội

bộ phải được loại trừ hoàn toàn trừ khi chỉ phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hơi được

Bút tốn điều chỉnh: Tăng, giảm khoản mục "Tổng lợi nhuận kế toán”

và "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” về lãi, lỗ nội bộ tậ

p đồn của cơng ty mẹ và các công ty con có liên quan đến các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ trên Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh hợp nhất của tông công ty b3 Lợi ích của cổ đông thiểu số

Lợi ích của cô đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp của các công ty con tham gia hợp nhất trong kỳ báo cáo phải được loại

trừ trước khi hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con để

xác định lợi nhuận (lãi, hoặc lỗ thuần) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh hợp nhất của những đối tượng sở hữu công ty mẹ

Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục "Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Trang 30

thiểu số” và được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh hợp nhất của công ty con

Lợi ích của cô đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp của các công ty con được hợp nhất được trình bày ở một khoản mục

riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” phần lợi nhuận thuộc về lợi ích của cổ đông thiểu số của các

công ty con và điều chỉnh tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của tập đoàn, ghỉ:

Tăng khoản mục - Lợi ích của cô đông thiểu số

Giảm khoản mục - Lợi nhuận sau thuế TNDN

Lợi ích của cô đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp của các công ty con khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định

trên cơ sở căn cứ vào tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cỗ đông thiểu số và lợi

nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị này

Trường hợp số lỗ kinh doanh thuộc về cô đông thiểu số trong Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh riêng của công ty mẹ và của các công ty con lớn

hơn phần vốn góp của các cô đông thiểu số tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất thì trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất chỉ tính, phân bổ và trình bày theo số lỗ phân bỏ tối đa bằng số vốn góp của cổ đông

thiểu số trong chỉ tiêu riêng biệt về phần lợi ích của cổ đông thiểu số của Bảng cân đối kế toán trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó

Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bỗ vào phần lợi ích của cỗ đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây thuộc về lợi ích của cổ đông thiểu số do các cỗ đông đa số gánh chịu được bồi hoàn day đủ

Trang 31

sau thuế thu nhập doanh nghiệp” để ghi tăng khoản mục "Lợi ích của cô đông thiểu số” như đã trình bày ở phần trên

e Trình tự lập Báo cáo lưu chuyễn tiền tệ hợp nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp cộng các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau Sau đó loại trừ toàn bộ các luồng tiền phát sinh

từ các giao dịch nội bộ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các

công ty con phải được lập trên cơ sở thống nhất về phương pháp (trực tiếp

hoặc gián tiếp)

4 Trình tự lập Thuyết mình báo cáo tài chính hợp nhất

“Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo trình tự như báo

cáo tài chính riêng của công ty mẹ, tuy nhiên phần số liệu thuyết minh có thể

thực hiện theo hai cách, Hoặc cộng tương ứng từng khoản mục trên thuyết minh báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con sau đó loại

trừ theo các bút toán điều chỉnh đã trình bày ở phần trên, Hoặc lấy số liệu từ

các báo cáo tài chính hợp nhát đã thực hiện điều chỉnh để thuyết minh

Bên cạnh đó, ta cần bổ sung vào sau phan I “Dac điểm hoạt động của

tập đồn” các thơng tin cần trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính

hợp nhất theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”, chuẩn mực số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và chuẩn mực số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, bao gồm:

d1 Tổng số các công ty con

Số lượng các công ty con được hợp nhất

Số lượng các công ty con không được hợp nhất Giải thích rõ lý do và

Trang 32

d2 Danh sách các công ty con quan trọng được hợp nhất

d3 Các công ty con bị loại khỏi quá trình hợp nhất Giải thích rõ lý do 4 Danh sách các công ty liên kết quan trọng được phản ánh trong Báo

cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu

d5 Danh sách các công ty liên kết ngừng áp dụng hoặc không áp dụng

phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất

d6 Danh sách các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát quan trọng được phản ánh trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu

d7 Danh sách các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ngừng áp dụng

hoặc không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính

hợp nhất

d8 Những sự kiện ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong năm báo cáo

1.3 TO CHUC THONG TIN PHUC VU HOP NHAT BAO CAO TAI

CHÍNH

1.3.1 Tổ chức số theo dõi giao dịch nội bộ, số kế toán hợp nhất

Số kế toán hợp nhất dùng để ghi chép và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ

kinh tế, tài chính đã thực hiện có liên quan đến quá trình lập Báo cáo tài chính

hợp nhất của tổng công ty Các số kế toán này chỉ dùng cho mục đích lập Báo cáo tài chính hợp nhất mà không được dùng ghi số kế toán tổng hợp, chỉ tiết

để lập Báo cáo tài chính riêng của các công ty trong tông công ty

Số kế toán chỉ tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên

doanh — Phụ lục số 01 (theo Biểu số I - Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày

Trang 33

liệu để ghi số này là các Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong các công ty liên

kết, liên doanh cùng kỳ và các tài liệu khác liên quan đến việc lập Báo cáo tài

chính hợp nhát đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh Số theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh — Phụ lục số 02 (theo Biểu số 2 - Thông tư

số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Số này

phải phải phản ánh được các nội dung: Nội dung cần phân bổ, tổng số chênh lệch, thời gian khấu hao, và các kỳ kế toán phân bổ Cơ sở để ghi vào sé nay là các chứng từ liên quan đến giao dịch mua khoản đầu tư vào công ty liên

kết, liên doanh, các tài liệu (các chứng thư thẩm định giá ) xác định giá trị

hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được và lợi thế thương mại hoặc bắt lợi thương mại nếu có

Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh - Phụ lục số 03 (theo Biểu số 3 - Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007

của Bộ trưởng Bộ tài chính) Bảng này phải phản ánh được các nội dung cần

điều chỉnh như phần lãi hoặc lỗ công ty liên kết, phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi số tài sản cố định, phân bổ lợi thế thương mại, cỗ tức,

lợi nhuận được chia của kỳ báo cáo và kỳ trước

Số kế toán hợp nhất — Phụ lục số 04 (theo mẫu số S01-HN, ban hành theo

Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính),

phản ánh các điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với từng khoản mục liên

quan đến bút toán điều chỉnh trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyền tiền tệ và các khoản mục hợp nhất

Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh — Phụ luc số 05 (mẫu BTH 01-

HN, ban hành theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ

trưởng Bộ tài chính) được lập cho từng chỉ tiêu nhằm tổng hợp các khoản

Trang 34

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất — Phự lục số 06 (mẫu BTH 02-HN,

ban hành theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính) được lập để tổng hợp các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính

của công ty mẹ và các công ty con trong tông công ty đồng thời phản ánh tông ảnh hưởng của các bút toán loại trừ và điều chỉnh khi hợp nhất đến mỗi chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính hợp nhất

1.3.2 Các tài liệu bỗ sung thông tin phục vụ công tác lập Báo cáo tài

chính hợp nhất

Báo cáo chỉ tiết các khoản đầu tư tài chính nội bộ giữa các công ty trong

tổng công ty (các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn khác); Báo cáo

chỉ tiết danh sách các công ty góp vốn trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty; Báo cáo chỉ tiết các khoản công nợ, khoản vay nội bộ các công ty trong tông công ty; Bảng chỉ tiết tài sản điều chuyển nội bộ; Báo cáo chỉ tiết các khoản

chia cổ tức, chia lợi nhuận các đơn vị với nhau; Báo cáo chỉ tiết luồng tiền

Trang 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày một số nội dung lý thuyết về báo cáo tài chính hop nhất và lập báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều đối tượng Đây là báo cáo phản ánh bức tranh kinh tế tài chính của tập đoàn hoặc tổng công ty tại một thời điểm nhất định Đề báo cáo tài chính hợp nhất thực sự là công cụ cung cấp thông tin hữu ích, phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng khác

nhau đồi hỏi phải có cơ sở lý thuyết vững chắc làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo một cách khoa học, khách quan, trung thực, hợp lý Cơ sở lý

thuyết giúp cho đối tượng nghiên cứu có cái nhìn tổng quan để rút ra những nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính hợp nhất cũng như vận dụng các phương

Trang 36

CHƯƠNG 2

CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHÁT TẠI CÔNG TY CỎ PHẢN SÔNG ĐÀ 11

2.1 KHAI QUAT CHUNG VE CONG TY CO PHAN SÔNG ĐÀ 11

2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công

a Đặc điển hoạt động kinh doanh

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được

cổ phần hóa vào năm 2004 hiện đóng tại Tầng 7, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà —

Hà Đông, km 10 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xây dựng các công trình thủy điện, đường dây tải điện và quản lý điều hành cung cấp điện nước cho các công trình Do địa bàn hoạt động của các công trình nằm rải rác nên

công ty tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán, cơ cấu tổ chức hoạt động gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng,

các công ty con, và các Chỉ nhánh thành viên hạch toán phụ thuộc

Tình hình biến động vốn đầu tư của chủ sở hữu trong những năm gần

đây được trình bày trong Bang 2.1

Bang 2.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11

Chỉ tiêu Số cuối năm 2012 |Số cuối năm 2011 |Số cuối năm 2010

[Vốn đầu tư của Nhà nước 29.680.000.000 | _ 29.680.000.000 | _ 29.680.000.000 [Vốn góp của các cô đông khác|_ 50.288.970.000 |_ 50.288.970.000 | 50.288.970.000 [Thăng dư vốn cô phần 32.296.580.408 | 32.296.580.408 | 32.296.580.408 |Cổ phiếu quy (128.058.585) | (128.058.585) | - (128.058.585) Cộng 112.137.491.823 | 112.137.491.823 | 112.137.491.823

Trang 37

Do nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là lĩnh vực

xây dựng cho nên lợi nhuận những năm gần đây của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 bị giảm đáng kể Sự biến động lợi nhuận trong những năm gần đây như sau:

Bang 2.2 Thống kê lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sông Đà II

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 |Lợi nhuận sau thuế ITNDN 33.657.261.648 |23.589.874.535 |28.365.053.476 lLợi nhuận sau thuế của 7.253.474.756 | 5.302.460.174 | 6.643.223.804 lcd dong thiéw lLợi nhuận sau thuế của 26.403.786.892 | 18.287.414.361 |21.721.829.672 kổ đông của công ty mẹ

|Lãi cơ bản trên cô phiêu 3.304 2.288 3.533

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 có 1.558 nhân viên đang làm việc tại các

công ty trong Công ty Cổ phần Sông Đà I1 (cuối năm 2011 là 1.668 nhân

viên)

b Đặc điểm tổ chức quản lý

Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản

trị Công ty bồ nhiệm, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh tồn

cơng ty Dưới Tơng giám đốc là 3 Phó tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc từng lĩnh vực của Công ty (kinh tế, kỹ thuật, thi công) Có 6 Chỉ

nhánh thành viên hạch tốn phụ thuộc Cơng ty, bộ máy quản lý của các Chỉ nhánh thành viên này tỉnh gọn hơn văn phòng Công ty và chịu sự quản lý của

các phòng ban chức năng cấp trên theo chiều dọc

'Văn phòng Công ty có 5 phòng ban chức năng sau:

Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các

Trang 38

chức quản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với

người lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ

Phòng Kinh tế kế hoạch: Quản lý kinh tế các dự án, các công trình Công ty là nhà thầu thi công chính, phụ, chủ đầu tư; Quản trị doanh nghiệp;

Công tác hợp đồng kinh tế; Công tác tiếp thị, đấu thầu; Công tác quản lý, phát

triển thương hiệu Trong lĩnh vực kế hoạch: Lập kế hoạch, báo cáo kế hoạch

sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn; Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê Trong lĩnh vực đầu tư: Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư; Công tác lập dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu; Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư; Công tác liên danh, liên kết, hợp tác đầu tư

Phòng Tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc tô

chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động thuộc lĩnh vực Tài chính, kế toán

của Công ty theo pháp luật và chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước Đồng thời, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Công ty thông qua kiểm soát bằng đồng tiền đối với mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh

Phòng Kỹ thuật - Cơ Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng

quản trị và Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vực như quản lý kỹ thuật, chất

lượng, quản lý tiến độ thi công các công trình, quản lý công tác sáng kiến cải

tiến kỹ thuật, quản lý vật tư và quản lý xe máy thiết bị, lựa chọn công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản

lý công tác dự án, quản lý công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán khối lượng các công trình thi cơng của tồn Cơng ty

Trang 39

CON & LIÊN KÉT ĐẠI HỘI ĐỒNG Phòng Tổ chức - CÔ ĐÔNG Hành chính HỘI ĐỒNG CÁC PHÒNG Phòng cài chính QUAN TRI NGHIEP VU I - - - Phòng Dự án

BẠN TÔNG GIÁM CÁC CHI NHÁNH

DOC DIEU HANH *| THÀNH VIÊN Phòng Kỹ thuật - Cơ giới BẠN KIÊM SOÁT CÁC CÔNG TY Phòng Kinh tế - Kế hoạch Công ty Cô phần Đầu tư và Xây lắp |*—† Sông Đà I1 Chỉ nhánh Song Da 11-1 Công ty Cô phần Sông ĐàI1~ _ |“ —| NÁM CÔ PHÀN SONG DA 11 Chỉ nhánh

Trang 40

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kế toán a Bộ máy kế tốn

Ngồi bộ phận kế tốn tại văn phịng Cơng ty, tại các chỉ nhánh thành

viên đều có Ban tài chính kế toán

Bộ máy kế tốn của Cơng ty có nhiệm vụ tô chức thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra cơng tác kế tốn trong phạm vi tồn Cơng ty kể cả các chỉ nhánh thành viên Giúp giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tỉn kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt

hiệu quả cao

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Công ty gồm nhiều chỉ nhánh thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có

trụ sở giao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy

kế tốn ở cơng ty được tô chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán

Hàng tháng, bộ phận kế toán của các chỉ nhánh thành viên sẽ tập hợp số liệu

gửi lên phòng tài chính kế tốn của Cơng ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu

chung tồn Cơng ty và lập báo cáo tài chính hàng ky

Bộ máy kế tốn ở cơng ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa

phân tán bởi vì khối lượng công tác nhiều, không cập nhật thông tin kip thoi cho nên cơng tác kế tốn được phân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc

Mặc dù bộ máy kế tốn cồng kềnh, nhưng Cơng ty vẫn áp dụng mô hình này quyết các nghỉ điểm kinh doanh, vụ phát sinh ở các đơn vị trực thuộc có những đặc

lều kiện quản lý tai các địa bàn khác nhau Các đơn vị trực

thuộc Công ty có quy mô lớn và ở xa trung tâm vì vậy cần thiết phải có thông tin phục vụ cho quản lý nên phải tổ chức bộ máy kế tốn riêng Phân cơng

phân nhiệm trong mô hình này được thực hiện như sau:

Ở phòng kế toán trung tâm:

Ngày đăng: 11/10/2022, 09:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN