1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô Đề tài số 2 phân tích thị trường Điện thoại di Động Ở việt nam

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thị trường Điện thoại di động ở Việt Nam
Tác giả Huỳnh Minh Anh, Đào Thị Diễm Kiều, Ừng Mỹ Lệ, Lâm Tú Nguyên, Đặng Thị Ngọc Trâm, Ngô Anh Thi, Nguyễn Nhật Phương, Hà Cảnh Phong
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 652,43 KB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm về thị trường (11)
    • 1.1. Định nghĩa thị trường (11)
    • 1.2. Phân loại thị trường (11)
    • 1.3. Vai trò và chức năng của thị trường (12)
    • 1.4. Các yếu tố cấu thành thị trường (13)
  • 2. Cơ chế thị trường (13)
    • 2.1. Định nghĩa cơ chế thị trường (13)
    • 2.2. Đặc trưng của cơ chế thị trường (13)
    • 2.3. Chức năng của cơ chế thị trường (14)
  • 3. Khái niệm cung cầu thị trường (14)
    • 3.1. Cầu thị trường (14)
    • 3.2. Cung thị trường (14)
  • 4. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp (15)
    • 4.1. Định nghĩa về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp (15)
    • 4.2. Đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp (15)
    • 4.3. Tầm quan trọng của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (16)
  • 5. Khái niệm về điện thoại di động (16)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM (2)
    • 2. Cung cầu và giá cả trên thị trường điện thoại di động ở Việt Nam (19)
      • 2.1. Cung thị trường điện thoại di động (19)
      • 2.2 Cầu Thị trường điện thoại di động (22)
      • 2.3. Ảnh hưởng của giá cả đối với thị trường điện thoại di động (24)
    • 3. Thị phần của các hãng điện thoại di động (25)
      • 3.1. Thông tin tổng quan về thị phần (25)
      • 3.2 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp (27)
      • 3.3 Dự đoán thị trường di động trong tương lai (28)
    • 4. Nhận xét và đánh giá thực trạng của thị trường điện thoại di động (28)
      • 4.1. Nhận xét (28)
      • 4.2. Đánh giá (30)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM (31)
    • 1. Dự đoán thị trường trong tương lai (31)
    • 2. Đề xuất giải pháp (31)
    • 1. Nguồn cung (0)
    • 2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng (0)
    • 3. Lắng nghe ý kiến, thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Nhận thấy đượctiềm năng phát triển đó, các doanh nghiệp đã nhanh chóng thâm nhập thị trường và biếnđiện thoại di động trở thành thứ không thể thiếu đối với mỗi người dân ở nước ta hiện t

Khái niệm về thị trường

Định nghĩa thị trường

Thị trường là một nơi mà người mua và người bán tham gia giao dịch với nhau bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp Giao dịch trên thị trường có thể là trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ, thông tin, tiền tệ, lao động,… Có thể nói thị trường là quá trình hình thành giá cả hàng hóa, dịch vụ thông qua cung và cầu.

Phân loại thị trường

Căn cứ vào mục đích sử dụng, thị trường được phân thành hai loại:

- Thị trường hàng hóa: gồm thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ Ví dụ: Thị trường gạo, thị trường điện thoại di động, thị trường dịch vụ bảo hiểm,…

- Thị trường các yếu tố sản xuất: là thị trường được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính và dịch vụ của người tiêu dùng Ví dụ: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai, thị trường thông tin kỹ thuật,…

Căn cứ vào mức độ lưu thông của hàng hóa, thị trường được phân thành hai loại:

- Thị trường nội địa: hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ diễn ra trong một quốc gia Trong đó, thị trường còn được phân thành các loại thị trường nhỏ theo vị trí địa lý như: thị trường miền Nam, thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung,…

- Thị trường quốc tế: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra giữa các quốc gia khác nhau Thị trường quốc tế được chia thành nhiều thị trường khu vực như: thị trường châu Âu, thị trường Đông Nam Á,…

Căn cứ vào tính chất cạnh tranh:

- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: là thị trường gồm rất nhiều người bán với những sản phẩm đồng nhất và điều kiện gia nhập cũng như rút khỏi ngành một cách tự do nhưng không gây ảnh hưởng đến giá Ví dụ: nông sản, gạo, thịt gia cầm,…

- Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường gồm rất nhiều người bán với các sản phẩm phân biệt và điều kiện gia nhập cũng như rút khỏi ngành tự do mà ít gây ảnh hưởng đến giá Ví dụ: kem đánh răng, dầu gội đầu, thuốc trị bệnh thông thường,…

- Thị trường độc quyền nhóm: là thị trường chỉ có một số ít người bán với các sản phẩm có thể đồng nhất hoặc phân biệt với nhau Nhưng với thị trường này rất khó để gia nhập bởi các rào cản như: độc quyền về bằng sáng chế hay kỹ thuật chế tạo, áp lực bởi những doanh nghiệp đi trước Khi một doanh nghiệp tiến hành thay đổi về giá cả có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong thị trường.

- Thị trường độc quyền hoàn toàn: là thị trường chỉ có duy nhất một người bán và rất nhiều người mua với các sản phẩm khác biệt hoàn toàn, khó có thể thay thế Và hoàn toàn không có điều kiện để gia nhập thị trường độc quyền hoàn toàn Ví dụ: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ hoàn toàn việc truyền tải điện ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam nắm giữ việc in, đúc tiền ở Việt Nam,…

Căn cứ vào phương thức liên hệ và trao đổi:

- Thị trường truyền thống: Nơi người mua và người bán giao dịch trực tiếp và định giá tại chỗ Ví dụ: chợ Bến Thành, chợ Lớn,…

- Thị trường điện tử: Nơi người mua có thể so sánh giá cả của nhiều người bán khác nhau trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Ví dụ: Shopee, Lazada,…

Vai trò và chức năng của thị trường

- Thị trường tạo sự thuận lợi cho thương mại và cho phép phân phối các nguồn lực trong xã hội.

- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một thể hoàn chỉnh, tạo sự liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

- Thị trường kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

- Thị trường định giá hàng hóa thông qua cung cầu, thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động để định giá hàng hóa đó có thể bán được hay không và bán với giá cả như thế nào.

Các yếu tố cấu thành thị trường

- Thị trường được cấu thành bởi ba yếu tố chính:

- Chủ thể tham gia: gồm bên mua, bên bán, bên trung gian Chủ thể tham gia là yếu tố chính quản lý và điều phối thị trường.

- Khách thể: là lợi ích, thành quả mà chủ thể tham gia có được sau khi thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi với nhau.

- Giá cả: thể hiện mối quan hệ của cung cầu thị trường, từ đó định giá các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường Giá cả có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Cơ chế thị trường

Định nghĩa cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết các hoạt động kinh tế với các quy luật kinh tế như: cung – cầu, giá cả, cạnh tranh, lợi nhuận Hoặc cơ chế thị trường cũng có thể hiểu là sự thay đổi cung cầu của các chủ thể tham gia để điều tiết thị trường về trạng thái cân bằng, hạn chế việc dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa.

Cơ chế thị trường là một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và rộng hơn là toàn cầu hóa kinh tế.

Đặc trưng của cơ chế thị trường

- Cơ chế thị trường là một quá trình vận động có tính chu kỳ với sự kết hợp của các yếu tố cấu thành thị trường kết hợp và hạn chế lẫn nhau.

- Động lực thúc đẩy quá trình của cơ chế thị trường là lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia.

- Cơ chế thị trường chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.

Chức năng của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường giữ vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực Cơ chế thị trường có các chức năng chính như sau:

- Hình thành giá thị trường: giá cả của hàng hóa được xác định dựa vào giá trị của nó, các yếu tố đầu vào, nhu cầu,… thông qua đó xác định giá hàng hóa ở trạng thái cân bằng.

- Cân bằng cung cầu: cung và cầu của từng loại hàng hóa thường hay mất cân đối. Hành vi tiêu dùng và sản xuất tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau đưa thị trường về trạng thái cân bằng.

- Là công cụ để Nhà nước quản lý, khuyến khích, điều tiết nền kinh tế.

Khái niệm cung cầu thị trường

Cầu thị trường

3.1.1 Định nghĩa cầu thị trường

Cầu thị trường diễn tả lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua với những mức giá khác nhau trong một thời gian xác định với điều kiện là các yếu tố khác không đổi.

Quy luật cầu thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi:

- Khi giá tăng thì lượng cầu giảm

- Khi giá giảm thì lượng cầu tăng

Trong đó, lượng cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có đủ khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể.

Cung thị trường

3.2.1 Định nghĩa về cung thị trường

Cung thị trường diễn tả lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán với những mức giá khác nhau trong một thời gian xác định với điều kiện là các yếu tố khác không đổi.

Quy luật cung thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa giá cả và lượng cung khi các yếu tố khác không đổi:

- Khi giá tăng thì lượng cung tăng

- Khi giá giảm thì lượng cung giảm

Trong đó, lượng cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp

Định nghĩa về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp

Là sự cạnh tranh của những doanh nghiệp bán những hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau, cùng nhắm vào một đối tượng khách hàng.

Môi trường cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hàng hóa, dịch vụ của mình để đưa đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất, tạo ra giá trị lợi nhuận cao nhất cho mình.

Đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất những sản phẩm tương tự nhau nhưng có thể khác về chiến lược marketing, phân phối sản phẩm ,… Ví dụ: Coca Cola và Pepsi, KFC và Lotteria,…

- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhưng lại nhắm vào cùng một nhu cầu của khách hàng Ví dụ: doanh nghiệp bán cơm tấm và doanh nghiệp bán bún bò đều giải quyết nhu cầu ăn uống của khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: là những đối thủ có khả năng gia nhập một ngành cụ thể nhưng hiện nay vẫn chưa gia nhập.

Tầm quan trọng của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Ngoài người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn, cân nhắc sản phẩm thì doanh nghiệp cũng nhận được lợi ích từ sự cạnh tranh:

- Là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

- Góp phần xóa bỏ những độc quyền không hợp lý, sự bất bình trong kinh doanh.

- Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội.

- Có nhiều mức giá khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi ích cao nhất.

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Cung cầu và giá cả trên thị trường điện thoại di động ở Việt Nam

2.1 Cung thị trường điện thoại di động

Bao gồm các chi phí là:

- Chi phí linh kiện: Kể từ khi đại dịch làm suy giảm nguồn cung cho đến nay, giá cả sản xuất tăng cao, cụ thể là thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bán dẫn khiến chip và linh kiện điện tử không đủ nguồn cung Điều này khiến cho các nhà sản xuất thiết bị phải giảm sản lượng và điều chỉnh giá bán sao cho hợp lý.

- Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D): Các khâu như lên ý tưởng, thiết kế, tìm kiếm giải pháp tối ưu và thử nghiệm sản phẩm cũng tiêu tốn của các nhà sản xuất một khoảng chi phí lớn Đối với một chiếc iphone ,chip xử lý vô cùng quan trọng, nó được ví như linh hồn của 1 sản phẩm Cho nên chi phí thời gian và tiền bạc R&D dành cho mảng này thuộc nhóm cao nhất Đối với ông lớn trong thị trường ĐTDĐ, thì Apple lại lựa chọn tự mình sản xuất chip để tạo sự độc quyền và tiết kiệm chi phí khi nhập từ các nhà máy sản xuất chip khác.

- Chi phí liên quan khác như chi phí thuê công nhân, chi phí vận chuyển và xuất khẩu Và ở thị trường Việt Nam thì hầu hết điện thoại là nhập khẩu nên các chi phí này thường cao làm tác động đến giá bán.

Công nghệ sản xuất điện thoại di động tiên tiến hơn sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang bên phải Công nghệ sẽ quyết định hãng đó sản xuất ra bao nhiêu sản lượng điện thoại Và theo những năm gần đây thì công nghệ của các hãng đã rất phát triển, có thể sản xuất khoảng chục triệu chiếc điện thoại mỗi năm.

Nhìn vào sự ra đời của các dòng sản phẩm ta thấy được sự cải tiến về công nghệ một cách vượt bậc trong sản xuất điện thoại Các nhà sản xuất rất nhạy bén với sự ra đời tiến bộ của KH-KT, đồng thời, họ cũng rất nhạy bén trong việc phát hiện sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, họ áp dụng chúng vào dây chuyền sản xuất, phân phối sản phẩm, sản xuất linh kiện điện tử hay sự ra đời của các mạng 4G-5G tác động đến xu hướng sử dụng điện thoại mới, sự ra đời của các sản phẩm mới với công nghệ cao hơn với nhiều chức năng làm thay đổi giá cả thị trường

Có thể thấy sau đại dịch COVID-19, thu nhập của người tiêu dùng bị hạn chế nên cầu về mặt hàng điện thoại bị ảnh hưởng, điều này đòi hỏi cho các doanh nghiệp trong ngành điện thoại phải điều chỉnh giá cả của mặt hàng này để thu hút người tiêu dùng nhằm cân bằng với lượng tồn kho Và trước tình hình đó, với giá bán giảm khiến nhà sản xuất có xu hướng có ít hoặc không có lợi nhuận và phải hạn chế dây chuyền sản xuất để tránh trường hợp bị tồn kho

Trong quá trình thay đổi của ngành công nghiệp di động, những bước phát triển có thể diễn ra liên tục theo một thứ tự hợp lý hoặc đôi khi là hơi chậm Các doanh nghiệp luôn cải tiến mẫu mã, tính năng, nâng cao chất lượng để tung ra thị trường cạnh tranh và điều này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến giá cả sôi động hơn bao giờ hết Nhưng nhìn chung, giá cả chỉ tăng đến mức đỉnh điểm đối với sản phẩm vừa mới xuất hiện trên thị trường và giá cả giảm dần theo thời gian ra mắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hạ giá sản phẩm, từ việc giá ban đầu quá cao nên sau một thời gian phải giảm về mức thường, nhưng cũng có không ít mẫu giá tụt mạnh do sức bán kém, không được ưa chuộng hay việc áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất làm chi phí giảm

2.1.4 Số lượng người bán hàng

Không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng, mà các nhà bán hàng cũng phải chịu áp lực cạnh tranh trong ngành Vào thời gian giãn cách, các cửa hàng vật lý phải đóng cửa, các nhà bán lẻ đều đẩy mạnh bán hàng trên sàn TMĐT Người dân khi muốn mua điện thoại hầu hết phải đặt hàng để nhà bán lẻ mang tới Điều này khiến doanh thu của các cửa hàng vật lý bị giảm sút do không cạnh tranh lại các doanh nghiệp lớn như Thegioididong, Cellphones, làm lượng cung ĐTDĐ dẫn đến tình trạng ứ đọng, tồn kho

2.1.5 Chính sách của chính phủ

Thách thức cho các nhà phân phối và bán lẻ điện thoại di động không chỉ dừng lại ở doanh số bán hàng tụt giảm Họ cho rằng quy định về việc các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu qua các cảng biển chính của Bộ Công Thương sẽ phần nào

11 ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ; đây là quy định khó bởi từ trước đến nay họ chỉ nhập điện thoại bằng đường hàng không Ngoài việc chỉ được đưa điện thoại di động vào qua ba hải cảng chính, các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền của nhà phân phối, hãng sản xuất Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

2.1.6 Dự kiến trong tương lai

Những dự đoán của người sản xuất về tình hình thị trường trong tương lai và những dự báo này sẽ ảnh hưởng đến lượng cung ở hiện tại Như chúng ta đã thấy, khi các hãng dự báo được tình hình kinh tế sau dịch bệnh thì họ sẽ giảm lượng cung sản phẩm ở hiện tại để khi mọi thứ ổn định thì trong tương lai họ sẽ tăng lượng cung trở lại để cân bằng thị trường và đẩy mạnh vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

2.2 Cầu Thị trường điện thoại di động.

Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu của bất kì một sản phẩm nào. Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua Khi thu nhập của người tiêu dùng có xu hướng tăng lên thì nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cũng đi đôi với nó và ngược lại Có thể nói thu nhập đóng vai trò quan trọng nhất trong cầu về tất cả các loại hàng hóa trên thị trường Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường điện thoại không riêng gì các thị trường ngành khác tại Việt Nam

Nhưng vào giai đoạn năm 2020-2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tạo nên những biến động trong cả thu nhập lẫn cầu thị trường điện thoại di động Việt Nam.

Cụ thể, năm 2020, do những tác động của đại dịch COVID-19 làm thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề song với đó là những vấn nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, những khủng hoảng kinh tế trầm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Người tiêu dùng không còn nhiều khả năng thay đổi ĐTDĐ khiến cho cầu thị trường di động giảm sâu

Thị phần của các hãng điện thoại di động

3.1 Thông tin tổng quan về thị phần

- Trong năm 2022, doanh số bán điện thoại di động của Việt Nam đạt 101.353 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2021 Tuy nhiên, mức tăng trưởng này thấp hơn một số dự báo trước đó Trong các nhà sản xuất, Apple là hãng duy nhất có tăng trường trong năm 2022,trong đó góp công lớn là Iphone 14 series lên kệ chính hãng từ tháng 10.2022 Tất cả năm hãng điện thoại lớn nhất trên thế giới đều bị sụt giảm, ngoại trừ Apple.

- Về thị phần trong năm 2022, Samsung vẫn đi đầu với 38,6% thị phần trong nước, Oppo chiếm 20% thị phần, Xiaomi chiếm 13% thị phần và Apple chiếm

11% trong miếng bánh thị phần này Các hãng điện thoại khác chiếm 17% thị phần còn lại (Hình 2.8) Đơn vị tính: %

Hình 2.0.8: Thị phần ĐTDĐ Việt Nam 2022 ( Nguồn: The Pixel)

- Theo báo cáo trong năm 2023, thị phần điện thoại di động ở Việt Nam có nhiều thay đổi, biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm cũng như sức tiêu thụ của thị trường một cách đáng kể.

- Sự tăng trưởng ngược dòng xuất hiện trong năm 2023 khi các hãng tích cực tung sản phẩm và có các chương trình kích cầu thu hút người dùng Ngoài ra, những ĐTDĐ mới trình làng cũng thuộc phân khúc cao cấp, dự báo giúp giá trung bình của toàn thị trường tăng

- Cụ thể đứng số 1 doanh thu là Samsung, trong khi Iphone thụt lùi xuống hạng

2 Ngoài ra, xếp sau Samsung và iPhone trong bảng xếp hạng YouNet ECI Ranking (Hình 2.9) lần lượt là các thương hiệu OPPO, Xiaomi, Vivo Cả ba thương hiệu này đều có một tương đối khởi sắc trên các sàn TMĐT khi tăng doanh thu lần lượt 54%, 30% và 146% so với tháng 4 năm nay.

Hình 2.9: Kết quả bảng xếp hạng YouNet ECI ranking top 10 thương hiệu điện thoại di động doanh thu cao nhất tháng 5 trên 3 sàn điện tử Tiki, Shopee, Lazada (Nguồn: YouNet ECI ranking)

3.2 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp

Năm 2023, thị trường di động ở Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất điện thoại và các nhà cung cấp dịch vụ di động Các thương hiệu lớn như Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo, Vivo, Huawei sẽ tiếp tục cạnh tranh để giành được thị phần lớn hơn ở thị trường đầy thách thức này.

Ngoài ra, các nhà mạng di động như Viettel, MobiFone và VinaPhone cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn cho người dùng Các nhà mạng này cũng sẽ tập trung vào việc phát triển mạng 5G để cung cấp dịch vụ di động nhanh hơn và ổn định hơn.

Ngoài ra, các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook và Amazon cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh để giành được thị phần trong lĩnh vực ứng dụng di động và quảng cáo trên di động.

Tóm lại, thị trường di động ở Việt Nam năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất điện thoại, nhà cung cấp dịch vụ di động và các công ty

20 công nghệ lớn Người dùng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này thông qua việc có nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với giá cả cạnh tranh hơn.

3.3 Dự đoán thị trường di động trong tương lai

Hiện nay, thị trường điện thoại tại Việt Nam đang được chia sẻ bởi một số hãng lớn như Samsung, Apple, Huawei, Xiaomi và Oppo Samsung và Apple vẫn là hai hãng điện thoại chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường và bỏ xa các đối thủ khác Theo dự báo của chủ tịch HĐQT Digiworld- ông Đoàn Hồng Việt thì thị trường tiêu thụ nói chung sẽ phục hồi nhưng không đáng kể Digiworld sẽ ghi nhận tăng trưởng trở lại từ năm 2024 ở những ngành hàng hiện hữu và sự đóng góp của những ngành hàng mới.

Nhận xét và đánh giá thực trạng của thị trường điện thoại di động

Trước tình hình khó khăn đó, thị trường Việt Nam có được sự tăng trưởng mạnh với lượng điện thoại tiêu thụ cao hơn 35% so với cùng kỳ năm 2021 Để có được con số tăng trưởng này là nhờ vào Chính phủ đã có sự kiểm soát tốt lạm phát vì thế ngành điện thoại di động mới được đà tăng trưởng.

Dẫn đầu tại thị trường Việt Nam vẫn là Samsung chiếm tới 39% thị phần,các thứ tự sau vẫn không có nhiều biến đổi

Tuy nhiên, tình trạng lạm phát vẫn gây ra một mối quan ngại nào đó đối với tâm lý người tiêu dùng Một số thương hiệu đã trở lại với các phân khúc ĐTDĐ giá rẻ, nhưng tình hình vẫn không khả quan.

Dưới tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều biến động và xáo trộn cho nền kinh tế và hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ.Nhưng ĐTDĐ vẫn luôn là thị trường ưu ái đầu tư mở rộng hàng đầu khi nhu cầu người dùng về thiết bị điện tử càng cao chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến của nó.

4.1.1.1 Số lượng người dùng đông đảo:

Có tiềm năng và cơ hội đầu tư vào của các doanh nghiệp và công ty di động nước ngoài khi lượng tăng trưởng Internet Việt Nam đang phát triển cực kì mạnh mẽ với 77 triệu người dùng ( chiếm 79,1% dân số).

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông, sự xuất hiện của điện thoại mạng 5G là nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường điện thoại Việt Nam Sự xuất hiện này đánh vào tâm lý người tiêu dùng muốn chạy theo xu thế và thúc đẩy lượng cầu về ĐTDĐ tăng đáng kể

4.1.1.3 Sự thúc đẩy từ Chính phủ:

Nền kinh tế thị trường ĐTDĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ do những chính sách bảo vệ từ Chính phủ, cụ thể:

- Nghị định 98/2020 của Chính phủ cho biết sẽ áp dụng mức phạt 200 triệu đồng với hàng hoá xách tay không có giấy tờ, hoá đơn của hải quan sẽ bị coi là hàng lậu Điều này có nghĩa là các cửa hàng ủy quyền của các hãng điện thoại sẽ có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng nhiều hơn, dẫn đến tăng doanh số, góp phần vào thị phần ĐTDĐ trong nước

- Triển khai rộng rãi mạng 5G: Các thiết bị ĐTDĐ có thể sử dụng mạng 5G sẽ phổ biến và rộng rãi hơn, kích thích cầu về thay đổi phù hợp với xu thế thị trường, góp phần tăng trưởng cho nền thị trường ĐTDĐ.

4.1.1.4 Sự thúc đẩy về bối cảnh:

Trong tình hình dịch COVID-19, do bối cảnh làm việc tại nhà và các cơ sở giáo dục đều dạy học trực tuyến, nhu cầu về thiết bị điện tử cũng vì thế mà tăng trưởng theo.

4.1.2.1 Người tiêu dùng ngại đổi mới:

Người Việt Nam có xu hướng không thích thay đổi các thiết bị ĐTDĐ mới vì yếu tố giá cả và thu nhập, và sự ảnh hưởng của 5G chưa thật sự rộng rãi nên người tiêu dùng không nhận thức được tầm quan trọng của việc phải thay đổi một chiếc ĐTDĐ mới và phân biệt giữa 4G và 5G.

4.1.2.2 Sự khủng hoảng về nguyên, vật liệu đầu vào:

Sự khan hiếm về linh kiện điện thoại là vấn đề của toàn cầu, các nguyên, vật liệu nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng cao, do đó giá cả sẽ bị ảnh hưởng theo.

4.1.2.3 Ảnh hưởng của dịch COVID-19:

Do sự ảnh hưởng về đi lại, đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng cũng thận trọng hơn khi mua hàng với những sản phẩm không cần thiết trong đại dịch.

4.1.2.4 Sự cạnh tranh khắc nghiệt:

Các hãng điện thoại đã có chỗ đứng trên thị trường nhưng luôn bị đe dọa bởi thị hiếu người tiêu dùng, còn đối với các thương hiệu mới chưa có tên tuổi, niềm tin về chất lượng sản phẩm chưa được khẳng định thì khó có thể gia nhập được thị trường ĐTDĐ tại Việt Nam.

Nhìn chung, mức thu nhập bình quân tại Việt Nam vẫn đang là khá thấp Vì vậy khi chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế chậm trễ việc thị phần ngành ĐTDĐ giảm là một việc có thể lường trước được. Ảnh hưởng từ khủng hoảng nguồn cung và COVID-19 đã khiến thị trường ĐTDĐ toàn cầu dần đi xuống và không chỉ riêng Việt Nam Các ông lớn hàng đầu trong ngành đều công bố cắt giảm sản lượng trong các năm sắp tới

Theo thống kê sơ bộ hiện nay, Việt Nam hiện đang có gần 20 thương hiệu điện thoại lớn nhỏ, trong nước và ngoài nước,cũng như nhập khẩu đang được bán tại thị trường Việt Nam Chính vì thế, sự cạnh tranh tại thị trường ĐTDĐ nước ta luôn sôi nổi và gay gắt.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Dự đoán thị trường trong tương lai

Sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thị trường ĐTDĐ đã bước vào giai đoạn bão hòa, tuy nhiên, tình hình suy thoái kinh tế đã buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu,khiến sản lượng ĐTDĐ sụt giảm nhiều hơn so với dự kiến Các hãng ĐTDĐ sẽ hoạt động bình thường sau khi giải quyết hết số lượng hàng tồn kho, nhưng với tình hình hiện tại,rủi ro này vẫn không có gì tiến triển, thị trường ngày càng sụt giảm, và trong tương lai sẽ tiếp tục đi xuống.

Đề xuất giải pháp

ĐTDT hiện nay là một thiết bị không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người chính vì sự tiện lợi và các tính năng hữu ích mà ĐTDĐ đã đem lại Các thương hiệu sản xuất điện thoại cần có những mẫu mã cũng như tính năng phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở từng thời điểm

Tuy nhiên, ảnh hưởng của COVID-19 còn kéo dài đến tận thời điểm hiện tại, một số giải pháp cụ thể về thực trạng trên:

Nhu cầu về ĐTDĐ ở thời đại công nghệ ngày càng tăng, nhưng tình trạng kinh tế lại trì trệ Vì thế, người tiêu dùng cũng sẽ cân nhắc khi mua ĐTDĐ với mức giá ưu đãi hơn Để có được mức giá ưu đãi đó, các nhà sản xuất cần cải thiện về nguồn cung.

Cụ thể là chi phí đầu vào cần thấp hơn từ đó giá thành sản phẩm sẽ tốt hơn Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất tại thị trường Việt Nam, vì nước ta sở hữu nguồn lao động trẻ dồi dào, tuy bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng nhìn chung vẫn khá ổn định so với các quốc gia khác Và việc đầu tư sản xuất sẽ thúc đẩy việc giảm giá cả sản phẩm đáng kể và một phần lớn trong marketing thương hiệu.

2.2 Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

Tuy ảnh hưởng của COVID-19 tác động mạnh mẽ đến thu nhập của người tiêu dùng và thị trường ĐTDĐ có nhiều nguy cơ sụt giảm thị phần, nhìn chung đa số các doanh nghiệp chưa có những chính sách bảo vệ điện thoại cũ, điều này khiến khách hàng cảm thấy bị “lỗi thời” và rẽ hướng sử dụng hãng khác thay vì tiếp tục ủng hộ thương hiệu mình đang sử dụng.

2.3 Lắng nghe ý kiến, thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Người dùng có xu hướng chán các mẫu ĐTDĐ qua các đời mà không có gì khác biệt, điều này làm ảnh hưởng đến sự yêu thích về thương hiệu sản phẩm, chẳng hạn như các đời từ Iphone 13 Pro max đến hiện tại là iphone 15 Pro max là khó phân biệt về cụm camera, điều này khiến cho khách hàng không nhận thấy được sự khác biệt mà giá cả lại quá cao, khiến doanh số sụt giảm là điều đương nhiên vì họ ít và không chấp nhận chi trả cho sự giống nhau đó, vì vậy các doanh nghiệp nên đẩy mạnh thiết kế thay vì tăng tốc thời gian ra sản phẩm mới

PHẦN KẾT LUẬN Điện thoại di động là hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, điện thoại giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian để giao tiếp, nhận thông tin mới và giải trí, nắm bắt được các nhu cầu đó, các doanh nghiệp đã nhanh chóng thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này, qua đó thúc đẩy thị trường điện thoại di động tại Việt Nam phát triển, đồng thời cũng đẩy mạnh công nghệ tiếp xúc với chúng ta hơn Thị trường này ở nước ta rất đa dạng và phong phú và đều có sự góp mặt của các thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, điều này đánh dấu được tiềm năng phát triển của nước ta nói chung, thị trường điện thoại di động nói riêng Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh căng thẳng là vấn đề khó tránh khỏi, điều này cũng ảnh hưởng không ít đến thị trường này

Qua những phân tích về cung, cầu và những ảnh hưởng lớn đối với thị trường, nhóm chúng em đã rút ra được những dự đoán thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh, và qua đó, chúng em còn đề xuất những giải pháp mà có thể đánh giá rằng những giải pháp đó là hoàn toàn hợp lý với tình hình sau những biến động mà thị trường không muốn xảy ra

Lắng nghe ý kiến, thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Chương 1: Lê Bảo Lâm và các tác giả khác (2019), Kinh tế vi mô, NXB Kinh tế.

- Ngân Hoa (3/3/2020), “Chính Phủ hỗ trợ, hướng tới phổ cập ĐTDĐ cho toàn dân”, Tạp chí điện tử VCEA, được download tại địa chỉ: https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-VN/news/Chinh-phu-ho-tro-huong-toi- pho-cap-ĐTDĐ-cho-toan-dan-6-163-5941#:~:text=B%E1%BB%99%20Th%C3%B4ng

%20tin%20v%C3%A0%20Truy%E1%BB%81n,chuy%E1%BB%83n

%20%C4%91%E1%BB%95i%20s%E1%BB%91%20qu%E1%BB%91c%20gia

- YouNet ECI Ranking (29/6/2023), “Samsung dẫn đầu thị phần điện thoại di động trên các sàn TMĐT tháng 5/2023”, Brands Vietnam, được download tại địa chỉ: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/333053-YouNet-ECI-Ranking- Samsung-dan-dau-thi-phan-dien-thoai-di-dong-tren-cac-san-TMDT-thang-5-2023

- Doanh Chính (9/5/2023), “Lượng người dung ĐTDĐ tại Việt Nam ước đứng thứ

2 Đông Nam Á vào năm 2026, thuộc top nhiều nhất thế giới”, Vietnambiz, được download tại địa chỉ: https://vietnambiz.vn/luong-nguoi-dung-ĐTDĐ-tai-viet-nam-uoc-dung-thu-hai- dong-nam-a-vao-nam-2026-thuoc-top-nhieu-nhat-the-gioi-

- Hà Thanh (10/3/2023), “Thị trường smartphone suy giảm mạnh”, Kinh tế và đô thị, được download tại địa chỉ: https://kinhtedothi.vn/thi-truong-smartphone-suy-giam-manh.html

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w