Giày dép đã và đang được chọn lọc để phùhợp với tình cảnh chúng ta mang như đi học, đi làm, đi chơi, tập thể dục … Chạmvào cái đẹp là chạm vào cuộc sống và sự tự do.Để hiểu được điều đó
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của nhà sáng lập Điều này giống như việc nếu nhà sáng lập đang ở trong 1 căn phòng tối và đang lần mò cửa ra thì nghiên cứu thị trường sẽ là cây nến để giúp xác định hướng đi và nhanh chóng tìm ra cửa hơn.
Nghiên cứu thị trường giúp tìm ra những thị trường tăng trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường đó, các điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể phân phối trên thị trường Nghiên cứu thị trường cho phép các nhà quản trị thu gọn tầm nhìn, nỗ lực vào một lĩnh vực và phạm vị nhất định Từ đó doanh nghiệp có thể tập trung vào một thị trường và lên kế hoạch cho thị trường tương lai một cách dài hạn.
Nội dung nghiên cứu
o Tìm hiểu nhu cầu giày dép của nhóm đối tượng nghiên cứu. o Nghiên cứu thị phần của doanh nghiệp chiếm được trong ngành. o Phân tích diễn biến cung cầu và giá trên thị trường trong 5 năm gần đây. o Phân tích hệ số co giãn của cầu theo giá của sản phẩm. o Phân tích SWOT của các doanh nghiệp tham gia trong ngành. o Các giải pháp giúp ngành hoặc doanh nghiệp tham gia trong ngành có thể cải thiện hiệu quả của thị trường hoặc hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường.
Thị trường giày dép là thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Theo tâm lý học, con người chúng ta thường có cảm giác thích thú với những thứ mới mẻ và luôn luôn có khuynh hướng đổi mới Một trong số những thứ mà chúng ta luôn muốn thay đổi đó chính là thời trang mà cụ thể ở đây đó là giày dép Thông thường, ít nhất mỗi 5 năm, chúng ta sẽ muốn thay đổi giày hoặc dép vì thế trong một đời người số lượng giày dép mà con người tiêu thụ là khá nhiều Cùng với thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được gia tăng thì mặt hàng giày dép không còn là sản phẩm thiết yếu mà nay đã phát triển thành thời trang, xu hướng Nhận thấy được sự tiềm năng của thị trường này, các doanh nghiệp trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm với các mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đầy đủ các mức giá để phục vụ nhu cầu to lớn của người dân Dựa vào số lượng người mua và người bán trên thịtrường, tính đồng nhất của sản phẩm, có thể kết luận rằng thị trường giày dép là thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
tích đề tài
Thị phần của doanh nghiệp chiếm được trong ngành
Thị trường giày dép toàn cầu đang rất phát triển khi mặt hàng này đang dần trở thành một phụ kiện không thể thiếu bên cạnh quần áo Hơn thế nữa, giày dép hợp thời trang thôi là chưa đủ mà giờ đây sự thoải mái và tính ứng dụng cao mới là lí do chính giúp thúc đẩy thị trường Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì con người càng chú ý đến sức khỏe và tập luyện thể thao Giờ đây để đáp ứng được nhu cầu này thì các doanh nghiệp phải sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được tất cả điều kiện : thời trang, tính ứng dụng cao, có thể sử dụng để đi tập Các doanh nghiệp ở Mỹ đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu này, đây cũng chính là lí do tạo nên sự thành công của các thương hiệu ở nước này trên toàn cầu Hiện nay, ở Mỹ, có khoảng 35 thương hiệu canh tranh với nhau Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, Nike và Adidas là 2 thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường này, theo sau đó là Skechers, New Balance,…Sự phổ biến cũng như tăng trưởng của các nhà sản xuất địa phương cũng là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất toàn cầu.
Diễn biến cung cầu và giá thị trường trong giai đoạn 2016-2021
1.Diễn biến cầu thị trường giày dép trong những năm từ 2016-2021:
Trong những năm gần đây, cùng với sự nâng cao của chất lượng cuộc sống con người, nhu cầu mua sắm trang phục, phụ kiện, đặc biệt là giày dép càng được đề cao và coi trọng Giờ đây, chúng ta không chỉ coi giày dép là phương tiện để di chuyển mà còn được coi như một công cụ để thể hiện cá tính và phong cách thời trang của bản thân Thị trường giày dép những năm qua đã chứng tỏ được sự phát triển mạnh mẽ của ngành giày da Việt Nam Thị trường hàng giày dép bao gồm giày dép nam, nữ, người lớn và trẻ em, được chia làm các phân đoạn thị trường thấp, trung và cao cấp Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, mỗi năm cả nước tiêu thụ từ 130-140 triệu đôi giày dép, giá trị trên 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của ngành Nhưng thực tế hiện nay thị trường này đang bị hàng nước ngoài chiếm lĩnh, trong đó sản phẩm của Trung Quốc là nhiều nhất
Vậy nguyên nhân từ đâu mà nhu cầu về mặt hàng giày dép lại phát triển nhanh chóng qua những năm gần đây ?
Thu nhập: Là lý do chính cho sự thay đổi cung cầu của giày dép đa số người tiêu dùng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (chiếm khoảng 50,3%), mức từ 5 đến dưới 10 triệu chiếm 37,1%, và mức trên 20 triệu/tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể (1,2%) Từ mức thu nhập ở trên, các số liệu chi tiêu cho mặt hàng giày dép của người tiêu dùng hàng tháng cũng phản ánh mức tương đồng, theo đó, mức chi tiêu cho giày dép khoảng dưới 200.000 VNĐ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (65,9%), tiếp đến là mức từ 200 đến dưới 500.000 VNĐ/tháng (tỷ lệ 20%), các mức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 10%).
Thị yếu: Mặt hàng giầy dép hết sức quan trọng đối với mỗi người chúng ta Từ người bé đến người lớn, từ người trẻ đến người già ai cũng cần cho mình ít nhất là 01 đôi giày/dép như ý muốn để bảo vệ cho đôi chân của mình Hiện nay có quá nhiều loại giày/dép trên thị trường, mỗi loại có những ưu- nhược điểm riêng của chúng Hiểu được những vấn đề, những mong muốn của người dân về nhu cầu giày dép chúng ta có thể đưa vào thị trường những mặt hàng sẽ có độ hài lòng cao nhất, từ đó sẽ cho doanh thu cao, ngoài ra còn giúp cho người tiêu dùng đỡ mất thời gian cũng như không phải phân vân khi quyết định chọn cho mình 1 đôi giày/ dép.
2 Diễn biến của cung cầu giày dép trong những năm 2016-2021: Để đáp ứng nhu cầu ngày tăng cao của con người về mặt hàng giày dép, thì ngày nay, trên thế giới, nhiều doanh ngiệp sản xuất giày dép đã và đang hoạt động để cung ứng ra thị trường những sản phẩm giày dép với nhiều lựa chọn đa dạng cho mọi đối tượng.
Nguyên nhân làm cung thị trường thay đổi:
Công nghệ: đây là một yếu tố then chốt giúp đường cung dịch chuyển sang phải Bởi nó góp phần làm tăng năng xuất lao động, cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm hơn và hạn chế được những lỗi sai trên giày dép Với công nghệ hóa hiện đại hóa, thì ngành sản xuất giày dép cũng đã áp dụng những công nghệ máy móc tiên tiến để rút ngắn thời gian sản xuất Một số máy móc được sử dụng như: máy in, máy scan, máy in 3D, v.v
Số lượng người bán: Tính đến năm 2020 cả nước đã có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giày dép Doanh nghiệp bán ra vừa đáp ứng như cầu thị hiếu của người mua vừa đáp ứng nhu cầu thu nhập của họ.
3 Giá của một số thương hiệu giày nổi tiếng trên thế giới
Thương hiệu: NIKE Giá dao động:200$-500$
4: Đồ thị sự dịch chuyển cung cầu của thị trường giày dép
Hệ số co giãn của cầu theo giá sản phẩm
Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ % thay đổi lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi 1% (các yếu tố khác không đổi) Độ co giãn của cầu theo giá được đo bằng tỉ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá Nói cách khác nó đo lường độ nhạy cảm về giá của người mua về cầu hàng hóa Nếu gọi EP là độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm thì ta có:
1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá: a) Mức độ có sẵn của các mặt hàng thay thế:
Một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại Bởi vì người tiêu dùng sẽ dễ dàng chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác hơn khi có sự biến động về giá.
Nếu chúng ta xem xét giày dép nói chung, khi giá của giày dép tăng lên 1%, người tiêu dùng khó lòng thay thế giày dép bằng một mặt hàng khác Do vậy, cầu của giày dép nói chung rất kém co giãn Nhưng nếu chúng ta xem xét sự tăng giá của một nhãn hiệu giày dép cụ thể (chẳng hạn giày dép Adidas), người tiêu dùng dễ dàng chuyển sang sử dụng những nhãn hiệu giày dép khác Thí dụ này cho thấy chúng ta càng định nghĩa cụ thể hàng hóa chừng nào, thì độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa đó sẽ cao chừng nấy. b) Mức chi tiêu cho sản phẩm này trong tổng số chi tiêu:
Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa càng lớn thì cầu về hàng hoá càng co giãn và ngược lại
Như mặt hàng giày dép thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi tiêu của gia đình nên khi giá của nó tăng lên thì lượng cầu đối với nó của mỗi gia đình hầu như rất ít thay đổi bởi vì sự tăng giá này hầu như ảnh hưởng không lớn đến tổng thu nhập của hộ gia đình Ngược lại, đối với những mặt hàng có mức chi tiêu cao, một sự thay đổi nhỏ trong giá có thể tác động nhiều đến tổng thu nhập của hộ gia đình nên hộ gia đình sẽ có sự điều chỉnh lớn lượng cầu khi có sự thay đổi của giá
Các doanh nghiệp cần cân nhắc khi tăng giá những sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của hộ gia đình (VD: Vans, Nike…) vì lượng cầu của chúng sẽ co giãn hơn khi tăng giá thành sản phẩm và người tiêu dùng sẽ lựa chọn những nhãn hàng khác tốt hơn về giá c) Tính chất của hàng hóa:
-Đối với những mặt hàng xa xỉ, sự co giãn về giá sẽ cao hơn đối với hàng thiết yếu
-Hàng hóa thiết yếu: là các loại hàng hóa quan trọng, cần thiết cho đời sống Đối với các loại hàng hóa này, lượng cầu của người tiêu dùng rất ít thay đổi khi giá tăng hay giảm Vì vậy, cầu đối với chúng rất kém co giãn + Giày dép là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy, cầu đối với những mặt hàng này thường kém co giãn
-Hàng hóa xa xỉ: là những loại hàng hóa không cần thiết lắm đối với đời sống, có nghĩa là người tiêu dùng dễ dàng từ bỏ chúng khi giá của chúng tăng hay tiêu dùng chúng nhiều hơn khi giá giảm Lượng cầu của những mặt hàng này rất nhạy cảm đối với giá nên cầu rất co giãn Thí dụ, mỹ phẩm, nữ trang, nước hoa, du lịch nước ngoài, v.v thường được xem là những hàng hóa hay dịch vụ xa xỉ; những hàng hóa, dịch vụ này thường có độ co giãn cao d) Đường thời gian:
Trong dài hạn, độ co giãn về giá sẽ cao hơn trong ngắn hạn
Người tiêu dùng có xu hướng điều chỉnh tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá theo thời gian, đặc biệt là việc tìm ra những sản phẩm thay thế Vì vậy, qua một thời gian dài hầu hết các sản phẩm sẽ có độ co giãn cao hơn
Khi giá giày dép tăng, người tiêu dùng không thể ngay lập tức thay đổi thói quen và sở thích của mình Do đó, độ co giãn của cầu về giày dép trong một thời gian ngắn là thấp Tuy nhiên, nếu giá giày tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng có thể sử dụng một hãng giày khác có giá thấp hơn hoặc bớt chi tiêu trong việc mua sắm giày dép, làm lượng cầu sụt giảm mạnh
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng kinh tế nói chung và ngành giày dép ở các nước nói riêng Trong thời gian ngắn làm cho lượng cầu co dãn mạnh vì chưa có giải pháp khắc phục Và sau một thời gian dài thì mọi thứ dần được kiểm soát nên co dãn ít trở lại
2 Chính sách giá mà các doanh nghiệp áp dụng a)Giá thị trường của một số hãng giày dép:
Brand Giá dao động (Triệu đồng)
Balenciaga 1,7-20 b)Lý do các doanh nghiệp đưa ra những mức giá này:
Các hãng đẩy mức giá retail lên ngày càng cao
Biểu đồ cho thấy mức giá retail của những phiên bản sneaker ngày càng tăng qua các năm Lý do cho hiện tượng này có thể nằm ở việc giá vật liệu tăng, lương nhân công tăng hoặc đơn giản là do lạm phát Có thể đây chỉ là những lý do “nguỵ biện” mà các hãng đem lại vì từ rất lâu rồi, người tiêu dùng thường có tâm lý rằng những đôi giày giá càng cao thì chất lượng càng tốt?
Thêm vào đó, việc tăng giá của các phiên bản sneaker để phù hợp với tâm lý của người mua muốn discount cũng là một phương pháp phổ biến được sử dụng Ví dụ, một đôi giày sau khi tính toán các chi phí sản xuất, quảng cáo, thương hiệu… đãng lẽ được bán với mức giá 1 triệu đồng thì sẽ được nâng lên 1 triệu 250
Sau một thời gian ra mắt, đôi giày sẽ được bán theo dạng discount khoảng 20% (vậy mức giá còn lại khoảng 1 triệu) Rõ ràng với cách làm này, công ty gần như sẽ vẫn kiếm được lời dù đã giảm giá Và sau khoảng thời gian 1 năm, dù cho các đôi giày có được giảm tới 40% hay 50%, doanh thu từ những đôi giày được bán ra đầu tiên đã giúp các thương hiệu bù lại khoản lỗ đó. Đắt vì chất lượng
Chất lượng là yếu tố đầu tiên mà bất kì một nhà sản xuất hàng hiệu nào cũng đều hướng tới Đối với hàng hiệu, chất lượng lại đại diện cho uy tín của thương hiệu Độ bền của các sản phẩm hàng hiệu gấp 5 – 7 lần so với các sản phẩm cùng loại Hầu hết các sản phẩm hiệu thường được sản xuất bởi các nguyên phụ liệu tốt nhất
Nếu đi đôi giày Clarks, bạn sẽ không hề đau chân ngay từ lần mang đầu tiên, hay khó chịu trong mùa nóng!
Công nghệ sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sản phẩm có chất lượng
- Chỉ sai một chi tiết nhỏ, nhà sản xuất sẵn sàng hủy bỏ ngay không cho xuất xưởng Cho nên khi cầm một sản phẩm, bạn chỉ cần thấy một lỗi sai nhỏ thì đừng có dại mà rước về Hàng nhái đấy Không nên mua sản phẩm mà bị thuyết phục với điệp khúc “hàng lỗi của công ty, được nhân viên tuôn ra, nên chỉ bán với mức giá bằng nửa giá trị trường” Đắt vì thương hiệu
Phân tích SWOT của các doanh nghiệp tham gia trong ngành
Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
1 Điểm mạnh (Strengths): a Lịch sử thương hiệu:
- Nhắc đến thương hiệu, chúng ta không thể không nhắc đến một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất được mọi người ưa chuộng Đó chính là CHANEL
-Được thành lập từ những năm 1909-1910 do Gabrielle "Coco" Chanel sáng lập, cái tênChanel được biết đến như một nhãn hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp Một thương hiệu thời trang đang bán với giá cao đòi hỏi phải có tài sản thương hiệu rất mạnh Thương hiệu của CHANEL được xếp thứ 5 trong danh sách các thương hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới theo Báo cáo Brand Finance
Luxury & Premium 50 vào năm 2020 Giá trị của thương hiệu này được ước tính là 13,9 tỷ vào 2020 b Chiến lược Marketing
Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh chính là các chiến lược Marketing nổi tiếng “không giống ai” của
Channel Đây là một thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với những dòng sản phẩm cao cấp, thiết kế tinh tế, sang trọng, kết hợp cổ điển và hiện đại Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và cách mà Chanel quảng bá sản phẩm giúp thương hiệu này tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác. c Độ nhận diện thương hiệu
Nói về độ nhận thức của khách hàng về các thương hiệu giày thể thao thì chắc chắn không thể ai có thể vượt qua được NIKE Điều này có được do những ấn tượng mà NIKE xây dựng được về cải tiến công nghệ, thời trang và phong cách đối với các sản phẩm và thương hiệu của mình Logo “ NIKE Swoosh” tượng trưng cho đôi cánh của nữ thần chiến thắng ở Hy Lạp và trở thành một hình ảnh độc quyền của công ty đã gây sức ảnh hưởng và là một trong những top logo hàng đầu của thế giới về sự nổi tiếng Kết hợp với logo đầy ấn tượng là câu slogan huyền thoại “JUST DO IT” còn đem thêm một tiếng vang lớn về thương hiệu NIKE và đã thành một khẩu hiệu đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng và đem lại danh tiếng, lợi nhuận về thương hiệu cho NIKE. d Chất lượng
Không có gì để bàn cãi, chất lượng của giày
NIKE được xem là yếu tố cốt lõi, giữ chân khách hàng một cách lâu dài với lượng “fan” trung thành chỉ có tăng lên từng ngày chứ không hề bị sụt giảm Nó đã được minh chứng ở con số doanh thu khổng lồ được thu về hằng năm Bên cạnh đó, những đôi giày mới ra lò của NIKE đều luôn được áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong ngành thời trang như: NIKE Zoom, NIKE Free, NIKE
Shot, Lunarlon, Flywire… Mỗi công nghệ mang trong mình một điểm khác biệt, làm nên sự tuyệt hảo nhất trong một đôi giày duy nhất, và không làm khách hàng thất vọng một chút nào. e Thiết kế: Đối với mảng thiết kế thì mọi thương hiệu nổi tiếng đều có thiết kế riêng cho riêng mình.
Nếu như thiết kế của NIKE, ADIDAS,PUMA, thiên về hơi hướng thể thao thì CONVERSE- một thương hiệu giày của Mỹ, đạt được độ phủ sóng trên 160 quốc gia với thiết kế đơn giản, trẻ trung và năng động và giá thành mềm CONVERSE đã trở thành một must-have item trong bộ sưu tập giày của tất cả mọi người, không chỉ riêng các sneakerhead.
Những đôi giày của Converse có sự khác biệt rất lớn so với các thương hiệu khác, trong đó phải kể đến phù hiệu của công ty với hình ngôi sao, phần đế được làm từ cao su của All Star, phần mũi giày tròn và trơn bóng, cùng với đó là phần dây buộc quấn quanh Mặc cho những thay đổi và xúc tiến mới trong ngành công nghiệp giày thể thao, và không ít những đôi sneaker đã từng mất đi sự phổ biến, Converse All Star
“Chuck-Taylor” vẫn luôn được yêu thích bởi hàng triệu người bởi thiết kế năng động và trẻ trung của nó và cũng như với thương hiệu Converse đã tồn tại trên 100 năm và chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục phát triển vô cùng mạnh mẽ. f Hệ thống phân phối sản phẩm
NIKE là tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên kinh doanh về áo quần, giày và dụng cụ thể dục lớn nhất thế giới, có 1 trụ sở toàn cầu tại Beaverton, Oregon và 1 trụ sở ở Châu Âu tại Hilversum, Netherlands Các sản phẩm của NIKE được gia công, sản xuất tại 612 công ty hợp đồng tại 46 quốc gia Hơn một triệu ngươi đươc thuê tại các nhà cung ứng, vận tải, bán lẻ và các đối tác kinh doanh khác, tham gia vào quá trình sản xuất,phân phối và bán hàng trên toàn thế giới g Giá cả phải chăng
So với các thương hiệu giày khác thì có thể CONVERSE là một thương hiệu có giá phải chăng Giá của một đôi
CONVERSE dao động từ 50USD-130USD, một phân khúc giá có thể phù hợp với mọi đối tượng khách h Tốc độ tăng trưởng
Giá cổ phiếu NIKE tăng 40% trong 12 tháng qua và bất chấp sự gia tăng doanh số bán của đối thủ cạnh tranh như Under Armour và Lululemon Athletica, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tăng trưởng của NIKE sẽ chậm lại Việc NIKE giành được vị trí hàng đầu tại thị trường hàng may mặc và giày dép Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới – đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng 19% của NIKE và đưa giá trị thương hiệu lên 28,3 tỷ USD, xếp thứ 18 trong danh sách thương hiệu giá trị nhất toàn cầu
2 Điểm yếu (Weaknesses) a Giá thành sản phẩm cao
Khi NIKE có danh tiếng lớn trên toàn thế giới, hầu hết tất cả các sản phẩm đều có giá cao. Thông qua đó có thể hỗ trợ chiến lược lợi nhuận cao hơn của họ nhưng nó làm giảm đáng kể số lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và Nam Mỹ Các sản phẩm giá cao của họ cũng khuyến khích các đối thủ của NIKE giữ mức phí thấp cho họ cơ hội tăng thị phần Việc thương hiệu này dự kiến sẽ tiếp tục với chiến lược tăng giá của họ, điều này có thể sẽ dẫn đến việc mất thị trường trọng điểm tại Nhật Bản và Brazil. b Chi phí quảng cáo cao
NIKE dành rất nhiều cho quảng cáo và chứng thực thương hiệu Mặc dù được coi là một chiến lược tiếp thị thành công, chi phí tăng hàng năm rất đa dạng và tạo ra tác động đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận Theo Báo cáo thường niên của NIKE (2013), tổng chi tiêu cho quảng cáo và khuyến mãi chiếm khoảng 11% tổng doanh thu hoặc khoảng2,7 tỷ đô la Khi cạnh tranh tăng lên với mỗi tài chính, phân bổ cho chi phí quảng cáo cũng tăng theo cấp số nhân Bản thân công ty lập luận lập trường của mình bằng cách tuyên bố đây là một quá trình tạo ra nhu cầu, nhưng mức tăng phần trăm không phản ánh trong các tiến bộ năng suất như mong đợi. c Sản xuất thuê ngoài
ADIDAS có 93% sản xuất gia công cho các nhà sản xuất bên thứ3 (phần lớn ở châu Á) để tận dụng chi phí lao động thấp và nguồn lực sẵn có dễ dàng Họ đang có nguy cơ phụ thuộc quá mức vào gia công, đặc biệt là ở các thị trường châu Á
3 Cơ hội (Opportunities) a Khám phá thị trường mới nổi