1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn kinh tế vi mô đề tài số 7 phân tích thị trường điện tại việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thị trường điện tại Việt Nam
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 839,79 KB

Nội dung

Tại Việt Nam, thị trường điện lực được hình thành với mục tiêu nhằm đảm bảo cungcấp điện ổn định cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội, ngoài ra đẩy mạnhthu hút vốn đầu tư

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI SỐ: 7 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Lớp Kinh tế Vi Mô

TP.HCM, THÁNG 4, NĂM 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Trang 3

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*************

ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ 20%

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022– 2023

Tên bài tiểu luận 20%: Phân tích thị trường điện Việt Nam

Nhóm thực hiện:

Đánh giá:

điểm

Điểm chấm Ghi chú

1 Hình thức trình bày:

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang,

mục lục, bảng biểu,…)

- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu

tham khảo

- Đa dạng số liệu, đồ thị minh họa

- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối nghĩa

0.5

0.5

1,0 1,0

2 Nội dung:

Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc tiểu

luận

1,0

Phần 1: Tổng quan đề tài (cơ sở lý thuyết) 2,5

Phần 2: Chuyên sâu phân tích đề tài 2,5

Chương 3: Kết luận và giải pháp đề tài 1,0

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày 2 tháng 6 năm 2023 Giảng viên chấm điểm

Trang 4

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*************

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VI MÔ 20%

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022– 2023

Tên bài thuyết trình 20%: Phân tích thị trường điện Việt Nam

Nhóm thực hiện:

Đánh giá:

TT Tiêu chí Thang điểm Điểm chấm Ghi chú

1 Hình thức trình bày:

- Nội dung thuyết trình

- Thiết kế slides

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình

- Tương tác với lớp

2,0 1,0 1,0 1,0

2 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi

- Tinh thần nhóm

1,5 1,5

3 Kiểm soát thời gian 2,0

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày 2 tháng 6 năm 2023

Giảng viên chấm điểm

Trang 5

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 1

1.1 Một số khái niệm: 1

1.1.1 Khái niệm về thị trường: 1

1.1.2 Khái niệm về thị trường điện: 1 1.2 Nguyên nhân của độc quyền: 2

1.3 Ảnh hưởng của thị trường độc quyền: 2

1.4 Cơ chế vận hành trong thị trường điện: 2

1.5 Các đối tượng tham gia thị trường điện: 3

CHƯƠNG 2 4

THỰC TRẠNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 4

2.1 Cung và cầu của thị trường điện Việt Nam và sự ảnh hưởng của cung – cầu trên giá điện: 4

2.1.1 Cầu: 4

2.1.2 Cung 5

2.1.3 Giá điện, sự ảnh hưởng của cung - cầu đến giá điện 6

2.2 Thị trường điện Việt Nam: 9

2.2.1 Thị trường điện Việt Nam là loại thị trường nào? 9

2.2.2 Thị trường điện Việt Nam có tác động tích cực, tiêu cực tới cung cầu thị trường điện như thế nào? 9

2.3 Sự can thiệp của chính phủ và thúc đẩy thị trường điện: 12 2.3.1 Chính phủ kiểm soát thị trường điện 12

2.3.2 Thúc đẩy thị trường điện phát triển hiệu quả 14

2.4 Đánh giá chung: 16 2.4.1 Thuận lợi: 16

2.4.2 Khó khăn 17

Trang 6

2.4.3 Nguyên nhân: 17

CHƯƠNG 3 18 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM 18 3.1 Giải pháp về đảm bảo cân bằng cung cầu điện năng và cơ

chế giá thị trường điện: 18 3.1.1 Giải pháp đảm bảo cung- cầu điện năng: 18 3.1.2 Giải pháp về cơ chế giá thị trường điện 18 3.2 Giải pháp tháo gỡ khó khăn, rào cản trong quản lý và đầu

tư vào sản xuất – cung ứng điện 19 3.2.1 Tháo gỡ khó khăn, rào cản trong việc gia tăng nguồn

cung điện năng từ năng lượng tái tạo 19 3.2.2 Tháo gỡ khó khăn, rào cản trong việc hoàn thiện chính

sách và thể chế quản lý - điều tiết thị trường điện lực: 20 LỜI KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hình thái xã hội đang ngày càng phát triển tân tiến như hiện nay, tất cả mọi hoạt động của con người đều luôn cần sử dụng đến những loại máy móc và thiết bị điện nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sống của bản thân Vì thế mà, điện năng là yếu tố đầu vào cần thiết cho phần lớn các hoạt động sinh hoạt và sản xuất hằng ngày Từ đó, ngành điện cũng trở thành ngành công nghiệp hạ tầng chủ chốt trong nền kinh tế của thế giới Tại Việt Nam, thị trường điện lực được hình thành với mục tiêu nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội, ngoài ra đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của các thành phần xã hội và tăng tính cạnh tranh để tạo ra nguồn kinh

tế dồi dào phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện lực Theo Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ

về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam: “ Thị trường điện lực tại Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 ( 2005-2014): thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 (2015-2022): thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Cấp độ 3 (từ sau năm 2022): thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.” Hiện nay ngành điện nước ta chỉ đang ở cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế về nhiều mặt, thị trường điện Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong việc vận hành hệ thống, khâu phát điện,

hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực ngày càng chuyên nghiệp nhằm thu hút lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành điện nước ta Qua đó, tạo nên cơ sở cần thiết để chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thị trường bán buôn cạnh tranh và tạo tiền

đề cho việc phát triển lên thị trường bán lẻ cạnh tranh theo đúng định hướng kế hoạch phát triển các cấp độ thị trường điện lực mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Trong tương lai, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, các khách hàng sẽ

có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về giá cả, công suất và điện năng chất lượng cao phù hợp Nhận biết được tầm quan trọng to lớn của thị trường này, chúng tôi đã chọn đề tài Phân tích thị trường điện Việt Nam để tiến hành

Trang 8

nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể với mục đích có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về thị trường điện lực nước ta

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN

1.1 Một số khái niệm:

1.1.1 Khái niệm về thị trường:

Có rất nhiều khái niệm về thị trường dựa trên các quan niệm khác nhau nhưng hầu hết đều chỉ ra thị trường là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán mục đích

để trao đổi hoặc giao dịch hàng hóa, dịch vụ

“Thị trường là nơi dàn xếp giữa người bán và người mua trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ.” (David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, 2007, trang 33) Theo Từ điển kinh tế học, thị trường là “Cơ chế trao đổi tạo điều kiện cho người bán và người mua một sản phẩm, nhân tố sản xuất hay chứng khoán tài chính gặp nhau để tiến hành các giao dịch.” (Nguyễn Văn Ngọc, 2006, trang 503)

1.1.2 Khái niệm về thị trường điện:

Ở Việt Nam, điện được xem là một thị trường độc quyền Thị trường độc quyền

là một dạng thị trường ở đó chỉ có một người bán và nhiều người mua

“Một doanh nghiệp được gọi là độc quyền khi đó là người bán

duy nhất và hàng hóa của họ không có các sản phẩm thay thế gần

gũi.” (N Gregory Mankiw, 2021, trang 335)

Theo Trần Thừa, thị trường độc quyền cung cấp một loại sản phẩm độc nhất mà không có sản phẩm thay thế, công ty có sản phẩm riêng biệt được gọi là công ty độc quyền và sản lượng của nó chiếm toàn bộ lượng sản phẩm của ngành kinh doanh; Cấu trúc thị trường kinh doanh chỉ có một người bán (doanh nghiệp, một công ty duy nhất) Điện năng là một loại hàng hóa không giống với các loại hàng hóa thông thường, được sản xuất và đưa vào sử dụng bằng các công nghệ, kĩ thuật riêng biệt Với nhu cầu không ngừng gia tăng và sự phát triển của kinh tế, xã hội, việc truyền tải điện

bị gián đoạn, không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra những tổn thất lớn cho xã hội, nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu người tiêu dùng chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đảm bảo

đủ các điều kiện để vận hành loại ngành đặc thù như điện năng

1

Trang 10

Doanh nghiệp nhà nước là nhà phân phối chính cho thị trường điện Việt Nam.

Cụ thể là tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt EVN)

1.2 Nguyên nhân của độc quyền:

Sự độc quyền được hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng các rào cản gia nhập là nguyên nhân cơ bản của vấn đề này Theo N Gregory Mankiw, có ba loại chính đó là: “Độc quyền về nguồn lực (một nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất được sở hữu bởi một doanh nghiệp duy nhất) Các quy định của chính phủ (chính phủ trao cho một doanh nghiệp nhất quyền được sản xuất một vài loại hàng hóa và dịch vụ) Quy trình sản xuất (một doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa chi phí thấp hơn so với phần lớn các nhà sản xuất khác)” (N Gregory Mankiw, 2021, trang 335-336)

1.3 Ảnh hưởng của thị trường độc quyền:

Với cấu trúc thị trường là một người bán và nhiều người mua, thị trường này mang lại cho người bán nhiều lợi ích hơn so với người mua Nếu trong thị trường cạnh tranh, sự cạnh tranh tạo nhiều điều kiện cho người mua được hưởng lợi thì sự độc quyền ngược lại “Tình trạng độc quyền lại đẩy người tiêu dùng vào thế bị lợi dụng, bị móc túi, có khi còn bị bạc đãi, bỏ rơi” (Nguyễn Ngọc Điện, 2014)

Doanh nghiệp có thể tác động lên giá cả “Nếu doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá, thì doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá.” (N Gregory Makiw, 2021, trang 334) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay thái độ phục vụ cũng do doanh nghiệp quyết định Khi đã cảm thấy thỏa mãn với vị trí độc nhất, tình trạng độc quyền sẽ gây ra sự trì trệ (Nguyễn Ngọc Điện, 2014)

Ngoài mặt tiêu cực của thị trường độc quyền thì nó cũng cần tồn tại cho những mục đích cần thiết để đảm bảo tính an toàn, trật tư bình ổn xã hội Trong một số lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu thì việc đảm bảo sự ổn định, liên tục về số lượng, chất lượng như điện, nước (Nguyễn Ngọc Điện, 2014)

1.4 Cơ chế vận hành trong thị trường điện:

Hệ thống điện quốc gia Việt Nam có 3 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện

2

Trang 11

“Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn nhà nước có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường ngành điện EVN được tổ chức theo ngành dọc xuyên suốt các khâu Phát điện -Truyền tải điện - Phân phối bán lẻ điện, trong đó chiếm khoảng 62% thị phần khâu phát, độc quyền khâu truyền tải, chiếm hơn 90% thị phần khâu phân phối bán lẻ.” (Trần Thị Mỹ Dung, Phạm Văn Bình, 2020)

1.5 Các đối tượng tham gia thị trường điện:

- Đơn vị phát điện

- Đơn vị tải điện

- Đơn vị phân phối điện

- Đơn vị buôn bán điện

- Đơn vị bán lẻ điện

- Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia

(Theo điều 19, Luật Điện lực 2004 (sửa đổi 2012) Căn cứ điều 19, Luật Điện lực số 28/2004/QH 11 năm 2004)

3

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

2.1 Cung và cầu của thị trường điện Việt Nam và sự ảnh hưởng của cung – cầu trên giá điện:

2.1.1 Cầu:

Tính đến thời điểm 4/2023, dân số Việt Nam đạt 99.527.737 người (Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc) cùng với đó là sự phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chính sách hội nhập toàn cầu của Việt Nam đã làm cho nhu cầu sử dụng điện của nước ta ngày càng tăng cao

Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) đã dự báo nhu cầu điện tiêu thụ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đạt ở mức cao Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc ngày 14/07/2022 tại TP Đà Nẵng do

Bộ Công Thương tổ chức dự đoán trong vòng 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8.5%/năm, chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng Theo CTS, căn cứ vào báo cáo “Cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025” của EVN, sản lượng điện thiếu hụt trên toàn hệ thống sẽ đạt đến 13.3 tỷ kWh vào năm 2023

2.1.2 Cung

Do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, Việt Nam hiện đang phát triển thêm các nguồn sản xuất điện mới, cả về thủy, nhiệt điện lẫn sản xuất bằng năng lượng thay thế như gió, ánh sáng mặt trời Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn phải nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng và tăng phụ tải nhiệt điện để có thể đáp ứng các nhu cầu sản xuất công nghiệp cho sự phát triển kinh tế

Từ đầu năm 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống năng lượng đã tăng lên đáng kể; phần nhiều nhờ vào năng lượng mặt trời; tuy vậy, năng lượng gió cũng đang trên đà phát triển

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 5/2021 đạt khoảng 19,67 tỷ kWh, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước Luỹ kế 5 tháng đạt 90,51 tỷ kWh, tăng 8,51%

so với cùng kỳ năm 2020

4

Trang 13

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu sản lượng điện theo nguồn lũy kế 10 tháng/ 2022

Từ biểu đồ 2.2 ta có thể thấy, tổng sản lượng điện của toàn hệ thống trong 10 tháng đầu năm của 2022 đạt 225,98 tỷ kWh tương đương tăng 6,1%

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng điện sản xuất, nhập khẩu toàn hệ thống

giai đoạn 1996 – 2019

(Nguồn: Tạp chí điện tử Tài chính & Cuộc sống)

Từ biểu đồ trên cho thấy, sản lượng điện sản xuất & nhập khẩu tăng dần qua từng năm (1996-2019)

5

Trang 14

2.1.3 Giá điện, sự ảnh hưởng của cung - cầu đến giá điện

Hình 2.1: So sánh giá điện của Việt Nam so với các quốc gia khác.

Theo thống kê của trang erav.vn, tính đến tháng 10/2022, giá điện tại các nước phương Tây như Pháp là 4.847 VNĐ/kWh, Đức là 4.278 VNĐ/kWh và Vương quốc Anh là khoảng 3.710 VNĐ/kWh

Ở châu Á, giá điện ở Nhật cụ thể là Tokyo vào tháng 10 tăng gần 27% Tại Thái Lan, giá điện sinh hoạt đã tăng lên 4,72 baht/kWh (khoảng 3.273 VNĐ/kWh) từ tháng 9/2022

Giá điện trung bình trên thế giới ở thời điểm tháng 3/2021 là 0,136 USD/kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,124 USD/kWh đối với khách hàng là doanh nghiệp

Năm 2021, theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân là khoảng 1.864 đồng/kWh (khoảng 0,083 USD/kWh), tương đương khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới Giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101/147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện) có trong báo cáo

6

Trang 15

Hình 2.2: Hình giá điện bình quân các quốc gia

(Nguồn: GPC)

7

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w