1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo kinh tế vĩ mô đề tài nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016 2020 của việt nam

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam
Tác giả Vũ Quỳnh Trang, Ba Nguyễn Ngọc Nhi, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Hải Hùng, Nguyễn Công Danh
Người hướng dẫn Th.s Ngô Thị Sa Ly
Trường học Đại Học Đông Á
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Bài báo cáo
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 469,92 KB

Nội dung

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tốc độ tăng trưởng và qui mô xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

    

BÀI BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài:

Nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam

GVCH : Th.s Ngô Thị Sa Ly

Nhóm : Ocean Lớp : BA21A1B

Tháng 4,2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Ngô Thị Sa Ly- giảng viên bộ môn Kinh tế vĩ mô lớp BA21A1 Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâm huyết dạy và hướng dẫn cho em nhiều điều bổ ích trong môn học và kĩ năng làm một bài nghiên cứu

để em có đủ kiến thức thực hiện bài nghiên cứu này Tuy nhiên vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc nên không tránh khỏi những thiếu sót Mong

cô sẽ châm chước và cho em những lời góp ý để bài nghiên cứu của em sẽ hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp

Phân bổ công việc

Tên Phân công

Vũ Quỳnh Trang Làm word, Phần mục A Mục B:I, II

Ba Nguyễn Ngọc Nhi Mục B: III Làm slide

Nguyễn Quỳnh Anh Thuyết trình

Nguyễn Mai Anh Mục B: IV Tạo bảng số liệu 1

Hoàng Hải Hùng Thu thập số liệu, tạo bảng và biểu đồ xuất,

nhập khẩu Mục C

Nguyễn Công Danh Mục B: V Tạo bảng số liệu 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

Phân bổ công việc 2

Mục A : Khái quát đề tài 3

1 Tính cấp thiết của đề tài: 3

2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

3 Phương pháp nghiên cứu: 3

Mục B: Nội dung nghiên cứu 4

I Các khái niệm: 4

II Vai trò của xuất, nhập khẩu đối với nền kinh tế 4

III Thực trạng xuất nhập khẩu 2016-2020: 4

IV Cơ hội và những thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu 2016-2020 7

Trang 3

Cơ hội: 7

Thách thức: 8

V Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu : 9

Mục C: Phần kết 10

Tài liệu tham khảo: 10

Mục A : Khái quát đề tài

1 Tính cấp thiết của đề tài:

- Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

- Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu

- Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về tài nguyên tại chỗ, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia khác Việc hiểu rõ xuất nhập khẩu giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề kinh tế vĩ mô của quốc gia

Vì vậy nhóm em xin trình bày về vấn đề “Nghiên cứu thực trạng xuất nhập

khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020”

Thông qua những con số, các tác nhân khai thác được từ đó đánh giá, khái quát tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam và đưa ra những gợi ý, giải pháp để phát triển kinh tế VN những năm tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu lựa chọn và bổ sung một số cơ sở khoa học phù hợp về các số liệu xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hơn về vấn đề xuất nhập quốc gia

-Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực xuất nhập khẩu dịch vụ Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ

đi sâu vào phân tích một số vấn đề chủ yếu: tốc độ tăng trưởng và qui mô xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 4

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích, thống kê

Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau

Mục B: Nội dung nghiên cứu

I Các khái niệm:

- Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hinh thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế

- Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới

II Vai trò của xuất, nhập khẩu đối với nền kinh tế

- Đầu tiên đó chính là tăng trường nền kinh tế về mặt lượng Nhờ vào ngành xuất nhập khẩu mà nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP

ở mức cao

- Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới, tạo thêm công

ăn việc làm cho một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động, những người

có trình độ cao, tao sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân

- Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta có thể kết hợp những nguồn lực của chính đất nước, những tiềm năng như tài nguyên, lao động cùng những thiếu hụt như vốn, kỹ thuật để mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, kế thừa thành tựu khoa học kĩ thuật kết hợp với tiềm năng tạo nên sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với những quốc gia phát triển trên thế giới

III Thực trạng xuất nhập khẩu 2016-2020:

Xuất khẩu ( tỷ USD) 176.63 214.02 243.48 264.19 282.65

Nhập khẩu (tỷ USD) 174.11 211.1 236.69 253.07 262.7

Trang 5

0

50

100

150

200

250

300

Biểu đồ kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam

2016-2020

Xuất khẩu ( tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD)

- Thông qua các số liệu thu thập được, ta nhận thấy xuất nhập khẩu Việt Nam đang liên tục tăng trưởng Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng, với quy mô đạt trên 2.300 tỷ USD, trong đó xuất siêu liên tục cả 5 năm

- Việt nam xuất siêu liên tục Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, vào 2016 kim ngạch cả nước có sự khởi đầu ấn tượng đạt 350,74% , trong khi đó xuất khẩu đạt được 176,63 tỷ USD tăng 9% tương ứng tăng gần 14,62 tỷ USD 2017 tổng trị xuất nhập khẩu 425,12 tỷ USD tắng 21% tương ứng tăng 73,74 tỷ USD

so với năm 2016 Trong đó tổng xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD tăng 21,2 5 tương ứng tăng 37,44 tỷ USD

- 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 480,17 tỷ USD tăng 12,2 % tương ứng 52,05tỷ USD so vơi năm trước trong khi đó xuất khẩu đạt 243,38tỷ USD tăng 13,2 %

- 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước lần đầu cán mốc

500 tỷ USD cụ thể là 517,26 tỷ USD tăng 7,6% tương ứng 36,68 tỷ USD trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD tăng 8,4%

- Năm 2020 gặp nhìu khó khăn trong dịch covid nhưngg nước ta vẫn nổ lực đạt được kỷ lục mới về kim ngạch xuất nhập khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu việt nam tăng mạnh với các năm việt nam được biết đến

là một trong những nước công nghiệp xuất khẩu sản xuất các mặt hàng nông sản và công nghiệp

- Tuy nhiên rất ít người biết đến sự phát triển của việt nam trong những năm qua

đã tiến bộ nhưu thế nào – kim ngạch xuất khẩu cũng có những cải thiện rõ rệt các mặt hàng xuất khẩu tương đối nhiều đặc biệt không chỉ có sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu , mà nước ta còn cung cấp cho nước ngoài những mặt hàng công nghiệp

- Trong những năm gần đây , Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê – xuất nhập khẩu của việt nam dẫn đầu về xuất khẩu không phải là các mặt hàng truyền thống mà là các mặt hàng điện tử trong đó có , mặt hàng như điện thoại – linh kiện , dệt may , giày dép , thủy sản ,…

Trang 6

- Sau đây là số liệu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2019

- Bảng 1 :

- Bảng 1 Cho chúng ta thấy được trị giá của các mặt hàng như hàng dệt may , máy móc thiết bị, máy vi tính, sp điện tử và linh kiện và dụng cụ phụ tùng có

sự chênh lệch lớn về trị giá của các mặt hàng còn lại

Qua bảng thứ 2:

Bảng 2 cho thấy sự chênh lệch lớn về giá trị của các mặt hàng hải sản , rau quả , dạt điều , cà phê , gạo , , dầu thô và xi măng với các mặt hàng như chè , hạt tiêu, sắn, bánh kẹo ngũ cốc , quặng và khoáng sản, than đá

- Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây , chúng ta đã tiếp tục thực hiện tốt khâu nhập khẩu về quy mô kiểm soát nhập

Trang 7

khẩu và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6

% so với năm 2019 tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt tb 9,6% mỗi năm

- Năm 2020 dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch covid-19 nhưng vơi snỗ lực vượt bậc , VN vẫn đat được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36% tỷ USD tăng lên 5,4 % so với năm 2019

- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu , kiểm soát nhập khẩu được thực hiện tốt , theo đó các nhóm hàng cần hàng chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thuyết phục vụ sản xuất

- Xuất nhập khẩu , phục vụ các vụ án đầu tư trong nước – nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất nhập khẩu và thiết yếu chiếm 89% - nhóm hàng không

khuyến khích nhập khẩu chiếm 6,27%

- Hoạt động nhập khẩu của nước ta chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất chỉ có một ít hàng tiêu dùng do đó giá trị nhập khẩu nước ta tăng

- Chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa

IV Cơ hội và những thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu 2016-2020

Cơ hội:

+ Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương

+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm

2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất

và cung ứng toàn cầu Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp

+ Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như

EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc

+ Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2020, các

tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng

ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỷ USD Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm cà phê, hàng dệt may, túi

Trang 8

xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử Điều này cho thấy, hiệu quả khai thác lợi ích ngay sau khi Hiệp định được đưa vào thực thi là rất tốt

Thách thức:

- Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị trường và giá bán Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng

và an toàn thực phẩm. Với nông sản, ta đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định FTA); Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng một số nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường

- Một số ngành trong nhiều năm là động lực tăng trưởng xuất khẩu như sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, đặc biệt là điện thoại di động không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước

- Mặc dù Việt Nam đã và đang rất tích cực, chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề trong tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại, vượt qua các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu nhưng tình hình thế giới đang

có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước (Trong năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận 39 vụ việc khởi xướng điều tra mới, tăng gần 2,5 lần so với năm 2019) Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn

do nhiều nước chuyển sang áp dụng nhiều hình thức mới thay vì áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại đòi hỏi cần có sự khẩn trương nghiên cứu, thay đổi trong cách tiếp cận để kịp thời điều chỉnh, ứng phó

- Việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều thuận lợi trong cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh, hoạt động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ,

cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phương thức marketing trong thương mại quốc tế cũng như chưa chủ động kết nối với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh

- Xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Mặc dù tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khối FDI đã giảm trong thời gian qua nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Do sản xuất và

Trang 9

xuất khẩu của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng, xuất khẩu của ta sẽ chịu tác động mạnh

V Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu :

- Kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu

-Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hóa chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm… Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các mặt hàng cơ bản của nền kinh tế

-Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo

xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giảiphápbình ổn thị trường, cân đối cung cầu hiệu quả

- Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu Các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu

-Triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: Cơ khí, Dệt may, Da giày, Điện tử

-Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở

đã có quy mô tương đối lớn Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp

-Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu…) Một số nước

đã phát triển, đặc biệt nhất là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển

Việt Nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ

-Thúc đẩy để sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu

Trang 10

Mục C: Phần kết

-Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu Xung đột thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 và diễn biến leo thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, trong đó Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát và hiện vẫn chưa được kiểm soát, đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn cầu Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, song xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Hoạt động xuất nhập khẩu trong cả giai đoạn 2016-2020 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là xuất khẩu tăng trưởng cao

và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu đạt hiệu quả cao

- Qua đây ta có thể thấy được chính phủ Việt Nam đã và đang có những kế hoạch đúng đắn trong việc giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa, đưa nền kinh tế nước nhà phát triền hơn Giúp đời sống nhân dân được cải thiện và có được sự tin cậy vũng chắc tạo bàn đạp cho sự phát triển của đất nước vào những năm tiếp theo

Tài liệu tham khảo:

1 Tổng cục thống kê (2016, December 29) số liệu thống kê xuất nhập khẩu năm

2016 Gso Retrieved April 25, 2022, from

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/so-lieu-xuat-nhap-khau-cac-thang-nam-2016/

2 Đánh giá hoạt động (2020, June 24) Bộ Công Thương Viện Nghiên Cứu Chiến

Lược, Chính Sách Công Thương Retrieved April 25, 2022, from

https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/danh-gia-ve-hoat-dong-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-nam-2020-va-5-nam-2026 -2020-4286.4050.html

3 B.Ộ.T.À.I.C.H.Í.N.H (2018, August 17) giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong năm 2016 đến năm 2020 Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu 2016 Đến 2020 Retrieved April 25, 2022, from https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh- luan/thuc-trang-xuat-nhap-khau-va-giai-phap-thuc-hien-phuong-huong-ke-hoach-5-nam-2016-2020-142818.html

4 Báo đầu tư (2021, January 2) Việt nam liên tục xuất siêu trong giai đoạn 2016–

2020 Diễn Đàn Đầu Tư Kinh Doanh Retrieved April 25, 2022, from

https://baodautu.vn/viet-nam-lien-tuc-xuat-sieu-trong-giai-doan-2016 -2020-d137095.html

5 Tổng cục thống kê (2021, January 29) xuat nhap khau 2020 Gso.Gov.Vn

Retrieved April 25, 2022, from

Ngày đăng: 30/09/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w