- Thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới WINA cho thấy rằng thị trường châu Á là nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
-
-ĐỒ ÁN NHÓM
MÔN: Kinh tế vi mô Chủ đề: Mì ăn liền
GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
Lớp: ECO 151 R
Họ và tên thành viên:
1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc
2 Nguyễn Thị Diệu Hiền
3 Lại Trang Minh Anh
4 Nguyễn Thị Như Thẩm
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Contents
I Giới thiệu mỳ ăn liền 4
1 Mỳ ăn liền là gì 4
2 Cách chế tạo sản phẩm 4
3 Nguyên liệu sản phâm mỳ ăn liền 4
4 Phân loại 5
5 Cách sử dụng 5
II Giới thiệu thị trường sản phẩm mỳ ăn liền 5
1 Quy mô thị trường toàn cầu 5
2 Thị phần thị trường Việt Nam 6
3 Thị trường sản phẩm 6
4 Dự báo 8
III Cầu sản phẩm 8
1 Cầu trong nước 8
2 Cầu ngoài nước 10
3 Các nhân tố tác động 10
IV Cung sản phẩm 10
1 Cung trong nước 11
2 Cung ngoài nước 12
3 Nhân tố tác động 14
3.1 Nhu cầu thị trường: 14
3.2 Giá cả nguyên liệu: 14
3.3 Khả năng cạnh tranh: 14
Trang 3V Giá cả sản phẩm 15
1 Giá bán sản phẩm mì ăn liền: 15
2 Biểu đồ chứng minh cho sự biến động giá cả: 15
3 Nguyên nhân: 15
VI CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ TRƯỜNG 16
1 Chính sách giá 16
2 Chính sách thuế 17
VII NHẬN ĐỊNH GIÁ CẢ VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 18
1 Những thay đổi trong thời gian tới về chính sách của chính phủ đối với sản phẩm 18
2 Những thay đổi tác động đến cầu 18
3 .Những thay đổi tác động đến cung 19
4 Thay đổi giá cả trên thị trường 19
Trang 4Nhóm 6: Chủ đề mì ăn liền
1 Mỳ ăn liền là gì
- Mì ăn liền ( hay còn gọi là mì gói hiện nay còn cả mì ly ) là một thức
ăn nhanh và phổ biến mà đại đa số chúng ta thường nghĩ đến Nền công nghiệp sản xuất mì ăn liền ngày càng phát triển không chỉ về mặt mẫu
mã, đa dạng về chủng loại mà công nghệ sản xuất cũng ngày càng được cải tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng cũng như tính thuận tiện khi sử dụng và bảo quản
2 Cách chế tạo sản phẩm
- Quy trình sản xuất mì ăn liền được trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có yêu cầu và các máy móc thiết bị khác nhau
Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Công đoạn 2: Trộn bột
Công đoạn 3: Cán
Công đoạn 4: Cắt sợi, đùn bông
Công đoạn 5: Cắt định lượng
Công đoạn 6: Chiên hoặc sấy
Công đoạn 7: Làm nguội
Công đoạn 8: Cấp gói gia vị
Công đoạn 9: : Đóng gói
Công đoạn 10: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại
Công đoạn 11: Đóng gói
3 Nguyên liệu sản phâm mỳ ăn liền
Trang 5- Sợi mì ăn liền thường được làm từ bột mì hoặc khoai tây, dầu cọ, muối kéo ra thành sợi Vì vậy, các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mì
ăn liền bao gồm:
- Tinh bột mì, dầu cọ, bột nghệ, muối, chất điều vị, bột trứng, chất tạo xốp, chất chống oxy hóa
- Trong đó, tinh bột mì là nguyên liệu chính Vì vậy mì ăn liền thường có lượng kcal và carbohydrat cao Những người bị bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì cần lưu ý điều này khi ăn mì gói
4 Phân loại
- Mì ăn liền rất đa dạng và có thể phân loại theo loại bao bì đựng sản phẩm (gói/ ly/ tô/ khay), hương vị (tôm/ bò/ gà/ sườn heo), theo phương thức sản xuất hay cách thức sử dụng, …
5 Cách sử dụng
- Hầu hết mọi người đều sử dụng mì gói vì nhanh chóng và tiện lợi
Do đó, cách sử dụng được mọi người ưa chuộng nhất là cho mì gói vào
tô hoặc ly, thêm gói gia vị của mì và chế nước sôi, đợi trong 5 phút và dùng
II Giới thiệu thị trường sản phẩm mỳ ăn liền.
Thị trường sản phẩm mì ăn liền là một phần quan trọng của ngành thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiện lợi và nhanh chóng của người tiêu dùng
1 Quy mô thị trường toàn cầu
- Quy mô về doanh thu thị trường mì ăn liền đang có xu hướng gia tăng trong tương lai Cũng dựa theo phân tích của Fortune Business Insights, thị trường mì ăn liền toàn cầu có mức tăng trưởng 10,08% vào năm 2020 so với năm 2019
- Thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy rằng thị trường châu Á là nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2020 Tiếp theo là Đông Nam
Trang 6Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia chiếm 25,24%
- Sự tăng trưởng của các khu vực này được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số ở hầu hết các quốc gia, dẫn đến gia tăng số lượng người tiêu dùng
mì ăn liền Đồng thời, gia tăng thu nhập cũng cho phép người tiêu dùng chi tiêu cho nhiều loại thực phẩm khác nhau trên thị trường để tránh mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng thông thường, tiết kiệm thời gian và cải thiện sức khỏe tổng thể Nhu cầu này ngày càng tăng nhanh ở các nước đông dân như Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ
2 Thị phần thị trường Việt Nam
- Do nhu cầu trong nước rất lớn, Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và phân phối/cung cấp mì ăn liền Hiện nay, thị trường Việt Nam đang có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mì ăn liền Trong đó Acecook, Masan, Uniben, Asia Food, Vifon và Colusa Miliket là các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường
- Sản phẩm thay thế là cháo gói.Vì cháo là món ăn thường xuyên có mặt trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là của người già và trẻ nhỏ Những năm gần đây, món ăn này đã được “công nghiệp hóa” dưới hình thức cháo ăn liền đóng gói tiện dụng
3 Thị trường sản phẩm
- Cùng xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhiều năm nay, trong khi các sản phẩm ăn liền như mì, phở ăn liền đang phát triển rất nhanh chóng thì cháo gói dường như vẫn… dậm chân tại chỗ Mặc dù các doanh nghiệp đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm với đủ các loại hương vị như cháo đậu xanh, rau củ, thịt bằm, tôm hùm, cá, cua, gà… giá cả cũng rất cạnh tranh chỉ từ 2.500 đồng, nhưng cháo ăn liền vẫn bị người tiêu dùng thờ ơ ,kết quả kinh doanh 2014 của Masan Consumer cho thấy, tuy không nằm trong danh sách những thương hiệu mạnh, có quy mô doanh số trên 1.000 tỷ đồng vào năm 2014 như Chin-su, Vinacafe, Kokomi, Wake-up, Omachi, Nam Ngư, nhưng mặt hàng cháo,
Trang 7cụ thể là cháo Bfast và cháo Komi trong mảng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer được ghi nhận tăng trưởng tốt, góp phần đem đến 35% tổng doanh thu cho Công ty nếu so với năm 2013, doanh thu mặt hàng cháo của Saigon Food đã tăng gấp 5 lần vào năm 2014 Sáu tháng đầu năm 2015, con số này tiếp tục tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2014
Số liệu thị trường cháo gói tại Việt Nam
Quy mô thị trường:
Doanh thu cháo gói năm 2023 đạt 2.2 tỷ đồng, tăng 3.5% so với năm 2022
Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 2.5 kg/năm
Phân khúc thị trường:
Theo giá:
Phân khúc bình dân (dưới 10.000đ/gói): chiếm 55% thị phần
Phân khúc tầm trung (10.000đ - 20.000đ/gói): chiếm 30% thị phần
Phân khúc cao cấp (trên 20.000đ/gói): chiếm 15% thị phần
Theo đối tượng:
Cháo trẻ em: chiếm 40% thị phần
Cháo người lớn: chiếm 60% thị phần
Thương hiệu dẫn đầu:
Cháo Gấu Đỏ: 35% thị phần
Cháo Cây Thị: 25% thị phần
Cháo Vifon: 15% thị phần
Cháo Acecook: 10% thị phần
Cháo Masan: 5% thị phần
Xu hướng thị trường:
Trang 8Nhu cầu tiêu dùng cháo gói ngày càng tăng do sự tiện lợi và giá cả hợp lý
Xu hướng sử dụng cháo gói cao cấp, organic, tốt cho sức khỏe đang ngày càng phổ biến
Nhu cầu về cháo gói dành cho người lớn tuổi và người bệnh ngày càng cao
Kênh phân phối:
Cháo gói được phân phối qua nhiều kênh khác nhau như:
Cửa hàng tạp hóa: 50%
Siêu thị: 30%
Chợ: 15%
Kênh online: 5%
4 Dự báo
-Thị trường cháo gói dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng trung bình 4%/năm Nhu cầu về cháo gói cao cấp, organic, tốt cho sức khỏe sẽ tiếp tục tăng
Kênh phân phối online sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất
III Cầu sản phẩm.
- Mì ăn liền là một sản phẩm thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới
Nó được làm từ mì khô, thường là mì gạo hoặc mì trứng, được nấu chín trước và được đóng gói với một gói gia vị, thường bao gồm bột súp, dầu gia vị và các loại rau sấy khô Mì ăn liền có thể được nấu chín trong nước sôi hoặc trong lò vi sóng
1 Cầu trong nước
- Tại Việt Nam, cầu trong nước của mì ăn liền luôn ở mức cao Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì
Trang 9ăn liền lớn thứ 3 thế giới, với lượng tiêu thụ đạt 37,4 tỷ gói vào năm 2022
- Theo báo cáo của Euromonitor International, doanh thu thị trường
mì ăn liền Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng 16,3% so với năm 2021 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua
- Doanh thu của các doanh nghiệp: sản xuất mì ăn liền Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 Acecook, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường mì ăn liền Việt Nam, ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.000
tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2021 Masan Consumer, doanh nghiệp đứng thứ hai thị trường, ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2021
Tổng lượng tiêu thụ
- Như vậy, tổng nguồn cầu trong nước của mì ăn liền Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2020-2022 Cụ thể, tổng lượng tiêu thụ đã tăng hơn 60% trong vòng 3 năm
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này có thể do một số yếu tố sau:
- Đại dịch COVID-19 khiến người dân phải ở nhà nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nhanh chóng, tiện lợi như mì ăn liền tăng cao
- Mức thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện, dẫn đến khả năng chi tiêu cho thực phẩm cũng tăng lên
- Ngành công nghiệp mì ăn liền Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp này đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, từ
đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 10Trong năm 2023, dự kiến tổng nguồn cầu trong nước của mì ăn liền Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 8,7 tỷ gói
2 Cầu ngoài nước
Tổng lượng xuất khẩu
Như vậy, tổng lượng xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2020-2022 Cụ thể, tổng lượng xuất khẩu đã tăng hơn 80% trong vòng 3 năm.Việt Nam hiện là nước xuất khẩu mì ăn liền lớn thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản
và Thái Lan
Nguyên nhân của sự tăng trưởng xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam có thể do một số yếu tố sau:
- Chất lượng sản phẩm của mì ăn liền Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng quốc tế
- Ngành công nghiệp mì ăn liền Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với
sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp này đã đầu
tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường,
từ đó tăng cường năng lực xuất khẩu
- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế
Dự kiến trong năm 2023, tổng lượng xuất khẩu mì ăn liền của Việt Nam
sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 3,5 tỷ gói
3 Các nhân tố tác động
Các yếu tố tác động đến mì ăn liền có thể được chia thành hai nhóm chính:
- Các yếu tố bên ngoài: bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, môi trường,
Trang 11- Các yếu tố bên trong: bao gồm các yếu tố liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, marketing,…
IV Cung sản phẩm.
1 Cung trong nước
- Tại Việt Nam, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm trong tay số ít doanh nghiệp, gồm Công ty CP Acecook Việt Nam; Tập đoàn Masan; Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asiafoods)
Báo cáo cho thấy, so với năm 2021, nhu cầu của người dùng Việt trong năm 2022 đã giảm nhẹ, ở mức gần 1% Trong khi đó, năm 2021, Việt Nam tiêu thụ 8,56 tỷ gói, tăng hơn 20% so với 2020
Người việt tiêu thị khoảng 8,48 tỉ gói mì ăn liền trong năm 2022
Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022, Acecook và Masan
là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mì gói, chiếm tổng cộng 33% thị phần Các thương hiệu theo sau hai ông lớn này gồm có Uniben (mì 3 Miền), Asia Foods (mì Gấu Đỏ), Saigon Vewong (mì A-One), Safoco, Colusa Miliket, Thiên Hương Food, Vifon Các sản phẩm mì
ăn liền cũng được phân loại rõ rệt với các phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500 - 3.000 đồng/gói; phân khúc trung cấp với giá 3.500
- 5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ 7.000 đồng/gói trở lên Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúc bình dân
Theo nhận định của đại diện Acecook Việt Nam, năm 2023, sau tác động của đại dịch và những thách thức của nền kinh tế, người tiêu dùng đang phải thích nghi với cuộc sống mới và thay đổi thái độ chi tiêu Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và thận trọng hơn với các thói quen chi tiêu thường nhật, bao gồm cả các chi tiêu thiết yếu và thực phẩm Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết quý III/2023, doanh nghiệp này triển khai giảm giá các sản phẩm mì gói nhãn hiệu Hảo Hảo
từ 4.500 đồng/gói xuống còn 4.000 đồng/gói
Trang 12Trước đó, tờ Korea Herald của Hàn Quốc có tin rằng, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc về mức tiêu thụ mì gói trên đầu người Tờ này thông tin, trung bình một người Việt Nam ăn khoảng 87 gói mỳ mỗi năm trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói Mức tiêu thụ của mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần 2020 và 87 phần vào năm 2021
Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến nhiều lệnh phong tỏa được áp đặt, người dân phải ở nhà nên dẫn tới nhu cầu tự nấu ăn tăng mạnh, đồng thời, mì gói lại có lợi thế về sự tiện lợi cũng như giá cả Tác động của dịch bệnh góp phần khiến sức tiêu thụ mì gói trên toàn cầu tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của nhiều hộ gia đình trên thế giới
Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mì ăn liền dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2026
2 Cung ngoài nước
Việt Nam là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 3 thế giới và cũng là quốc gia nhập khẩu mì ăn liền lớn
Nhu cầu nhập khẩu mì ăn liền của Việt Nam tăng cao do:
- Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền trong nước tăng cao
- Nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường
Mì ăn liền nhập khẩu có nhiều chủng loại, mẫu mã, hương vị đa dạng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người tiêu dùng
Số liệu nhập khẩu mì ăn liền:
Năm Tổng giá trị nhập khẩu
( triệu USD)
Tăng/giảm so với năm trước
Trang 132021 50,12 + 9,78%
Top 5 quốc gia xuất khẩu mỳ ăn liền vào Việt Nam.
Quốc gia Hàn Quốc Trung
Quốc
Nhật Bản
Thái Lan Indonesia
Tổng giá
trị nhập
khẩu
(triệu
USD)
Phân tích:
- Giá trị nhập khẩu mì ăn liền vào Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020-2022
- Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu mì ăn liền lớn nhất vào Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần
- Mì ăn liền nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với khẩu vị người Việt
Dự báo:
- Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới
- Thị trường mì ăn liền Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp nhập khẩu
- Các doanh nghiệp nhập khẩu cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và chiến lược marketing hiệu quả
Ngoài ra:
- Việt Nam cũng nhập khẩu mì ăn liền từ một số quốc gia khác như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, v.v