THẾ CHẤP, GÓP VỐN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAITHẾ CHẤP, GÓP VỐN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
THẾ CHẤP, GÓP VỐN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa học:
Trang 2MỤC LỤC
Table of Contents
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo 4
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
7 Kết cấu của báo cáo 5
MỘT SỐ ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6
1.1 Lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng 6
1.2 Lý luận pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng 9
Tiểu kết Chương 1 12
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN, 13
2.1 Thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng 13
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấp và xử lý thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng tại các tổ chức tín dụng ở huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai 15
Tiểu kết Chương 2 17
Chương 3 18
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng 18
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng 18
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng 20
Tiểu kết Chương 3 21
KẾT LUẬN 22
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xã hội ngày càng phát triển về tất cả mọi mặt Song Song với đó làcác tổ chức tín dụng cũng phát triển theo Một trong những hoạt động kinhdoanh chính của các TCTD là hoạt động cho vay (tín dụng) ợc đảm bảobằng QSDĐ Tuy nhiên, trong thực tế khi xác lập, thực hiện giao dịchTCQSDĐ có những vướng mắc chưa được giải quyết thoả đáng, và khitranh chấp xảy ra cũng gây không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luậtcủa Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Định quán là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai với đặc trưng là vùngcung cấp rau củ lớn của tỉnh Đồng Nai, do đó đồng tín dụng tại đây đượcđảm bảo chủ yếu bằng đất nông nghiệp Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiềugiao dịch tiềm ẩn nguy cơ cao do có mâu thuẫn, bất đồng, thủ tục xử lý dâydưa kéo dài, thi hành án khó khăn…đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến
ổn định xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Trong bối
cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất
tại huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai” là rất cần thiết, mang tính chất
nghiên cứu chuyên sâu, gắn với thực tiễn và có tính thời sự nhất định
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng không phải là vấn
đề mới ở nước ta, chính vì thế vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu đềcập đến ở các góc độ, phạm vi khác nhau, từ các sách chuyên khảo, cácluận án, báo cáo đến các bài báo cũng tiếp cận nghiên cứu về mặt lý luận
Trang 4và pháp lý các quy định về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp tại các
ngân hàng tuy nhiên phạm vi nghiên cứu ở các địa phương khác nhau
Sự phong phú, đa dạng của các công trình nghiên cứu cho thấy thế chấp
tài sản nói chung và thế chấp QSDĐ nói riêng đã được nghiên cứu dưới
nhiều phạm vi với các chủ thể khác nhau ở các đơn vị hành chính khác
nhau
Tuy vậy các công trình trên chưa đi sâu nghiên cứu trực tiếp và
toàn diện đề tài thế chấp QSDDNN để bảo đảm tiền vay tại các TCTD
ở cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng sinh động tại huyện Định
quán, tỉnh Đồng Nai
Hiện nay, các quy định về góp vốn bằng QSDĐ của tổ chức kinh tế trong nước đã được pháp luật điều chỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì vấn đề này vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định Cụ thể:
Một là, quy định về chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với QSDĐ khi được
sử dụng để góp vốn chưa thực sự chặt chẽ, gây khó khăn cho bên tiếp nhận vốn góp Căn
cứ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT), sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư số 14/2023/TT- BTNMT ngày 16/10/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai (Thông tư
số 14/2023/TT-BTNMT), hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm có: (i) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK; (ii) Hợp đồng, văn bản về việc) góp vốn bằng QSDĐ; (iii) Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp; (iv) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn; (v) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
Trang 5Như vậy, có thể thấy rằng, trong hồ sơ khi thực hiện thủ tục góp vốn bằng QSDĐ hiện đang không bao gồm biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất Theo quy định, việc góp vốn bằng QSDĐ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính, đây cũng
là thời điểm nhà đầu tư đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn của mình và chính thức được ghi nhận tư cách cổ đông, thành viên góp vốn trong công ty Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù bên góp vốn đã hoàn tất thủ tục đăng ký nhưng vì lý do nào đó lại chưa hoàn thành việc bàn giao mặt bằng dẫn đến việc bên nhận góp vốn chưa khai thác, sử dụng được QSDĐ, tức là trong trường hợp mặc dù đã chuyển giao quyền định đoạt nhưng chưa chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, như vậy, trong trường hợp này có được coi là đã hoàn thành thủ tục góp vốn không Theo quy định hiện hành, có thể hiểu rằng, sau khi đã hoàn tất việc đăng ký vào sổ địa chính thì coi như đã hoàn thành việc góp vốn bằng QSDĐ, tuy nhiên,
về mặt thực tế thì quyền chiếm hữu, sử dụng vẫn chưa thực hiện được, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chủ thể nhận góp vốn trong việc khai thác, sử dụng Bất cập này là do pháp luật hiện hành không quy định rõ thành phần hồ sơ cần phải có biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất nên khi thực hiện việc đăng ký chưa xét đến yếu tố quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với QSDĐ được sử dụng để góp vốn này trên thực tế hiện trạng như thế nào, có khai thác, sử dụng được hay không mà chỉ cần đầy đủ thành phần hồ sơ theo như quy định hiện hành thì có thể hoàn tất việc đăng ký và khi việc đăng ký hoàn tất thì cũng đồng nghĩa với việc hoạt động góp vốn hoàn tất Có thể thấy rằng, việc xác định thời điểm hoàn tất việc góp vốn bằng QSDĐ là thời điểm hoàn tất việc đăng ký địa chính
mà chưa xét về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với QSDĐ được sử dụng để góp vốn trên thực tế có thực hiện được hay không là chưa phù hợp và có thể gây ra khó khăn chủ thể nhận vốn góp trong việc sử dụng trên thực tế Đây là một vấn đề cần xem xét, hoàn thiện để khắc phục bất cập có thể phát sinh trên thực tế.
Hai là, quy định về các vấn đề có thể xảy ra khi chấm dứt việc góp vốn bằng QSDĐ
chưa rõ ràng Hiện nay, Luật Đất đai năm 2024 không quy định về thời hạn chấm dứt việc góp vốn bằng QSDĐ nhưng tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Điều 80 Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP lại có quy định các trường hợp chấm dứt việc góp vốn bằng QSDĐ tương tự như Luật Đất đai năm 2003, theo đó: “Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng QSDĐ được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại Trường hợp người sử dụng đất góp vốn bằng
Trang 6QSDĐ và sau đó nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký hoặc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì khi hết thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa bên góp vốn và bên nhận góp vốn thực hiện theo thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật, trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết và bên góp vốn bằng QSDĐ không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất”[9] Ở góc độ pháp luật dân sự, tại Bộ Luật Dân sự năm
2005 có quy định, bên góp vốn được nhận lại đất theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết, tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ các quy định này Điều đó có nghĩa, tùy từng trường hợp, tổ chức kinh tế có thể sẽ được nhận lại QSDĐ của mình đã góp vốn trước đây nếu còn thời hạn sử dụng đất, nếu hết thời hạn sử dụng đất và không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, trong trường hợp hết thời hạn góp vốn, bên nhận góp vốn là các chủ đầu tư trả lại QSDĐ cho người góp vốn nhưng nếu trong trường hợp QSDĐ này đã được sử dụng để thực hiện dự án xây dựng nhà
ở thương mại để bán và đã bán thì lúc này người mua nhà ở trên quỹ đất này sẽ như thế nào khi QSDĐ này được trả lại cho bên góp vốn khi hết thời hạn góp vốn Hiện nay, Luật Đất đai năm 2024 cho phép tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng QSDĐ để thực hiện dự án nhà ở thương mại có quyền chuyển nhượng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất Vậy, những người nhận chuyển nhượng QSDĐ với những dự án kiểu này có phải trả lại đất khi hết thời hạn góp vốn hay không, vấn đề này vẫn chưa được Luật Đất đai làm
rõ Trong khi đó, đối với dự án là nhà chung cư, tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP quy định, chủ sở hữu căn hộ được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất sử dụng chung theo thời hạn
ổn định lâu dài Như vậy, vấn đề đặt ra là, dự án nhà ở thương mại mà đất của dự án được các doanh nghiệp sử dụng để góp vốn với công ty trong nước hoặc công ty nước ngoài nhằm thành lập một công ty mới (làm chủ đầu tư dự án) thì người mua nhà chắc chắn sẽ không thể thực hiện việc trả lại đất cho doanh nghiệp đã góp vốn bằng QSDĐ Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn và thiếu tính khả thi trong việc xác định các vấn đề liên quan đến việc trả lại phần vốn góp là QSDĐ được sử dụng để góp vốn khi hết thời hạn góp vốn.
Ba là, thời điểm phát sinh của hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ có tài sản gắn liền với
đất chưa bảo đảm tính đồng bộ Quy định pháp luật hiện hành còn thiếu thống nhất về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ có tài sản là nhà ở gắn liền với
đất[10] Theo khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở năm 2023, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Trang 7góp vốn bằng nhà ở là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực Tuy nhiên, thời điểm chuyển QSDĐ theo
Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2024 là thời điểm được đăng ký Vấn đề đặt
ra ở đây là, trong trường hợp nếu góp vốn bằng QSDĐ có tài sản gắn liền với đất là nhà ở
và giao dịch góp vốn này đã được công chứng, chứng thực, chưa được đăng ký nhưng lại phát sinh tranh chấp thì hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ có nhà ở gắn liền với đất đã có hiệu lực pháp luật chưa và áp dụng quy định pháp luật nào để giải quyết tranh chấp? Vì nếu dựa vào Luật Nhà ở năm 2023 để xác định thì hợp đồng góp vốn này đã có hiệu lực đối với phần nhà ở vì đã thực hiện việc công chứng, chứng thực, tuy nhiên, phần QSDĐ chưa được đăng ký thì lại không có hiệu lực Còn nếu dựa vào Bộ luật Dân sự năm 2015
và Luật Đất đai năm 2024 thì hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ này chưa có hiệu lực vì chưa thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây
là cần phải xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ trong trường hợp có tài sản gắn liền với đất là nhà ở là thời điểm nào để tạo sự thống nhất trong việc xác định.
3 Một số kiến nghị
Thứ nhất, quy định bổ sung biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất là một
thành phần không thể thiếu của hồ sơ được sử dụng để thực hiện thủ tục góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Theo đó, ngoài những hồ sơ, giấy tờ cần phải bảo đảm để thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT thì phải quy định bổ sung biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất cũng là một thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ này khi thực hiện các thủ tục góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Hơn nữa, cần quy định rõ trong biên bản này phải thể hiện rõ được các nội dung thông tin về tình trạng đất đai, về khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với QSDĐ dùng để góp vốn trên thực tế Đồng thời, cũng cần quy định rõ cơ quan đăng ký đất đai chỉ xác nhận hoàn thành việc đăng ký khi có biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất và trong biên bản này có thể hiện rõ thông tin là QSDĐ có thể chiếm hữu, khai thác, sử dụng được trên thực tế Việc bổ sung các quy định theo hướng như trên là phù hợp và cần thiết bởi sẽ giúp loại bỏ được những trường hợp
Trang 8QSDĐ chưa thể khai thác, sử dụng được để góp vốn, gây khó khăn cho việc sử dụng thực
tế của bên nhận góp vốn.
Thứ hai, cần quy định rõ khi góp vốn bằng QSDĐ để thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại để bán được coi như đã chuyển giao hoàn toàn QSDĐ cho bên nhận góp vốn Theo đó, để khắc phục những vấn đề còn bất cập, chưa rõ ràng trong việc trả lại QSDĐ cho bên góp vốn khi hết thời hạn góp vốn nhưng QSDĐ đó đã được dùng để thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại để bán cho người tiêu dùng thì người tiêu dùng có phải trả lại QSDĐ đó hay không thì đòi hỏi pháp luật đất đai cần phải quy định rõ ràng, minh thị theo hướng, khi góp vốn bằng QSDĐ là xem như đã chuyển giao hoàn toàn QSDĐ cho bên nhận góp vốn và bên góp vốn sẽ không được nhận lại QSDĐ đã dùng để góp vốn này Quy định như vậy là cần thiết, giúp giải quyết được vấn
đề bất cập khi trả lại QSDĐ đã dùng để góp vốn khi hết thời hạn góp vốn như hiện nay Đồng thời, cách quy định này cũng loại bỏ được tính thiếu tính khả thi khi trả lại QSDĐ do hết thời hạn góp vốn như quy định hiện hành, bởi khi QSDĐ được góp vốn và sau đó được
sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để bán cho khách hàng, sau khi khách hàng mua nhà ở kèm với QSDĐ ở thì sẽ không thể trả lại QSDĐ cho người góp vốn khi hết hạn góp vốn.
Thứ ba, cần quy định rõ ràng và thống nhất thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp
vốn bằng QSDĐ có tài sản gắn liền với đất là nhà ở là thời điểm đăng ký vào sổ địa chính sau khi hoàn tất việc đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai Theo đó, để khắc phục tình trạng chưa rõ ràng, thống nhất trong việc xác định thời điểm có hiệu lực đối với hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ có tài sản gắn liền với đất là nhà ở thì đòi hỏi cần phải quy định rõ thời điểm phát sinh hiệu lực của loại hợp đồng này Theo đó, cần quy định rõ theo hướng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ có tài sản gắn liền với đất là nhà ở là thời điểm đăng ký vào sổ địa chính sau khi hoàn tất việc đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo hướng thống nhất như đề xuất
là cần thiết bởi khi hoàn tất việc đăng ký vào sổ địa chính cũng là thời điểm cơ quan nhà nước đã ghi nhận việc chuyển QSDĐ từ chủ thể góp vốn sang chủ thể nhận góp vốn Do
đó, đây là thời điểm hợp lý để xác định tính hiệu lực của loại hợp đồng góp vốn này./.
Trang 93 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học các quy định củapháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nói chung; đánh giá thực trạngnói riêng về thế chấp quyền sử dụng đất đất nông nghiệp để đảm bảohợp đồng tín dụng tại các ngân hàng; đề xuất các giải pháp hoàn thiệncác quy định của pháp luật nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thếchấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng tạicác ngân hàng nói chung và tại huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai nóiriêng trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, báo cáo có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thế
chấp QSDĐNN, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về thế chấp QSDĐNN, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng;
Trang 10- Phân tích, đánh giá, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc từ thựctiễn thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảmbảo hợp đồng tín dụng ngân hàng tại các tổ chức tín dụng trên địa bànhuyện Định quán.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về thế chấpQSDĐNN để đảm bảo hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng nói chung vàtại huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai nói riêng trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp QSDĐNN,đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp đến việc thế chấp QSDĐNNtrong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng
- Nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật thế chấpQSDĐNN để đảm bảo hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng trên địa bànhuyện Định quán
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Báo cáo nghiên cứu vấn đề thế chấp QSDĐNN
để đảm bảo hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng dưới góc độ luật học và ởcác nội dung đối tượng phạm vi của thế chấp QSDĐNN để đảm bảo hợpđồng tín dụng tại các ngân hàng; quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thứcxác lập và hiệu lực của hợp đồng, việc xử lý quyền sử dụng đất nôngnghiệp được thế chấp Bên cạnh đó, báo cáo không nghiên cứu về giảiquyết tranh chấp trong lĩnh vực này
Phạm vi về không gian: Báo cáo giới hạn nghiên cứu các quy định
pháp luật hiện hành của Việt Nam về thế chấp QSDĐNN để đảm bảo hợp
Trang 11đồng tín dụng ngân hàng và thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp
quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Định quán
Phạm vi về thời gian: Việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật TCQSDĐNN chủ yếu là từ năm 2018 đến năm 2022
Theo định nghĩa của Từ điển Luật học, góp vốn là việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới các hình thức khác nhau vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty[1] Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập” Tài sản được sử dụng để góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam[2] Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan” Theo đó, tổ kinh
tế trong nước cũng là một trong những “người sử dụng đất” theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, do đó, tổ chức kinh tế trong nước có quyền sử dụng QSDĐ của mình để góp vốn theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024: “Góp vốn bằng QSDĐ là
sự thỏa thuận giữa các bên về chuyển QSDĐ thông qua việc góp QSDĐ để tạo thành vốn điều
lệ của tổ chức kinh tế, bao gồm góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế hoặc góp thêm vốn điều
lệ của tổ chức kinh tế đã được thành lập” Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền góp vốn bằng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất với tổ chức trong nước, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật[3].
Để thực hiện việc góp vốn bằng QSDĐ, tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng các điều kiện
do pháp luật quy định Theo đó, để được phép góp vốn bằng QSDĐ, tổ chức kinh tế trong nước cần phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, cụ thể: (i)
Có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận
Trang 12QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế QSDĐ, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho QSDĐ cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này (ii) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của trọng tài đã có hiệu lực pháp luật (iii) QSDĐ không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự (iv) Trong thời hạn sử dụng đất (v) QSDĐ không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các điều kiện nêu trên thì tổ chức kinh tế trong nước khi thực hiện quyền góp vốn bằng QSDĐ còn phải đáp ứng điều kiện theo các trường hợp sau đây: (i) Đối với trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 Luật Đất đai năm 2024; (ii) Đối với trường hợp chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 47 Luật Đất đai năm 2024; (iii) Đối với trường hợp thực hiện QSDĐ của cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai năm 2024 thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật này[4] Trường hợp nhận thừa kế QSDĐ thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền góp vốn khi có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ
ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở góp vốn bằng QSDĐ sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP) như: Hết thời hạn góp vốn bằng QSDĐ; một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn; các chủ thể bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024[5] Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện quyền góp vốn bằng QSDĐ[6] Ngoài ra, việc góp vốn bằng QSDĐ còn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 34 Điều 2 Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy
Trang 13định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) và điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ thể tham gia giao dịch góp vốn[7].
Khi thực việc góp vốn bằng QSDĐ hợp pháp của mình, tổ chức kinh tế phải thực hiện
kê khai đăng ký đất đai và thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật[8] Việc
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của Báo cáo là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp
đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp
thống kê… Trong đó phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
đối chiếu là chủ yếu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo
6.1 Ý nghĩa về lý luận
Báo cáo luận giải khái niệm và nhận diện bản chất của thế chấp quyền
sử dụng đất, xác định nội dung pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất
Báo cáo phân tích thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để
đảm bảo hợp đồng tín dụng tại ngân hàng Đề xuất một số giải pháp góp
phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về TCQSDĐ cũng như một số
giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng
đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Định quán
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của báo cáo sẽ làm hoàn
thiện và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về
Trang 14thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ởĐịnh quán., nâng cao chất lượng thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấpquyền sử dụng đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Định quán
và trên cả nước Báo cáo cũng sẽ là tài liệu cung cấp thông tin, số liệu phục
vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy cũng như những ứng dụng khác trênthực tiễn
7 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảothì nội dung của báo cáo gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng và sự điều chỉnh của pháp luật
Chương 2 Thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để bảo đảm hợp đồng tín dụng và thực tiễn thực hiện tại huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai
Chương 3 Định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo hợp đồng tín dụng
Trang 15Chương 1 MỘT SỐ ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1 Lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất nông nghiệp và hợp đồng tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Khái niệm quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm về QSDĐNN, tuy nhiên
pháp luật dân sự hiện hành quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật” 1
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu và dựa trên quy định của pháp
luật, tác giả đưa ra khái niệm QSDĐNN như sau: QSDĐNN là một quyền
năng của chủ sở hữu đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai trao QSDĐNN cho các chủ thể có QSDĐ bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ để các chủ thể có QSDĐ có quyền khai thác, sử dụng các thuộc tính có ích của đất nông nghiệp để đem lại một lợi ích vật chất nhất định và được Nhà nước bảo hộ bằng các quy định của pháp luật.
- Đặc điểm quyền sử dụng đất nông nghiệp: