đề cập đến hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh đã công bố khá lâu nên cùng với sự thay đổi của thời gian, trọng tâm nghiên cứu của các công trình cũng như những vấn đ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRẦN THỊ YẾN LINH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ
BÌNH DƯƠNG – 2023
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRẦN THỊ YẾN LINH
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh” này là công trình nghiên
cứu độc lập của riêng tác giả Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Bình Dương, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh Bên cạnh những nỗ lực của bản thân tác giả xin trân
trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tác giả trau dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường
Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tác giả cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích Từ đó để tác giả học hỏi và rút kinh nghiệm cho những bài luận sau và xa hơn là trong quá trình làm việc sau này của mình
Bài luận văn của tác giả sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy, Cô
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5.1 Đối tượng nghiên cứu 8
5.2 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn 10
7.1 Đóng góp về khoa học 10
7.2 Đóng góp về thực tiễn 10
8 Bố cục của luận văn 11
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH 12
1.1 Khái quát về dịch vụ pháp lý 12
1.1.1 Định nghĩa dịch vụ pháp lý 12
1.1.2 Đặc điểm dịch vụ pháp lý 17
1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 20
1.2.1 Khái niệm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 20
1.2.2 Đặc điểm của công ty hợp danh hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý 23
1.3 Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 25
1.3.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 25
1.3.2 Nội dung pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 29
1.3.3 Ưu điểm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh so với các loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý khác 30
1.4 Vai trò của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
Trang 7v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NÀY TẠI VIỆT NAM 37
2.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 37
2.1.1 Quy định về thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 37
2.1.2 Quy định về các loại hình dịch vụ pháp lý được cung cấp trong phạm vi hoạt động của công ty hợp danh 45
2.1.3 Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 48
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 54
2.2.1 Một số kết quả đạt được từ thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 54
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế phát sinh từ thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH TẠI VIỆT NAM 63
3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 63
3.1.1 Ban hành Luật dịch vụ pháp lý 63
3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 64
3.1.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 72
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 75
3.2.1 Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư 75
3.2.2 Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư đối với hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN CHUNG 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 8
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế trở nên phát triển hơn thì sự liên kết về kinh tế và hoạt động thương mại cũng ngày càng đa dạng, phát triển không ngừng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới về đường lối kinh tế, từng bước hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp hơn với định hướng phát triển kinh tế thị trường như hiện nay Từ đó, các văn bản pháp luật mới được ban hành, sửa đổi nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật, giúp duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp tác kinh doanh Cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trong và ngoài nước càng có nhu cầu thiết yếu sử dụng dịch vụ pháp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại của mình nhằm đảm bảo trình tự, thủ tục, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật trong nước
và thế giới Trong quá trình giao kết và thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại việc các cá nhân, tổ chức nắm bắt không đồng bộ, đầy đủ các quy định của pháp luật sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyền, lợi ích của các bên chủ thể hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật Do đó, các cá nhân tổ chức khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại rất cần sự trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật một cách thường xuyên, chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của mình một cách toàn diện khi tham gia các giao dịch thương mại Việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức sẽ được thông qua Công ty luật nói chung và Công ty luật hợp danh nói riêng
Ở Việt Nam, nền tảng kinh tế xã hội là sản xuất nông nghiệp, nền văn minh thương mại cùng với mô hình kinh doanh là công ty nói chung và công ty hợp danh nói riêng xuất hiện tương đối muộn Một trong những dấu ấn của thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam là sự ra đời của Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) Tuy nhiên, đây là những văn bản đầu tiên của thời kỳ đổi mới nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Do đó, Luật Doanh nghiệp (1999) đã được Quốc hội khóa X thông qua,
Trang 92
phản ánh sự hợp nhất, có sửa đổi, bổ sung hai đạo luật trên, đáp ứng những đòi hỏi thực tế của nền kinh tế Nội dung của Luật Doanh nghiệp (1999) có nhiều điểm mới Một trong những điểm mới quan trọng nhất là việc quy định sự tồn tại về mặt pháp lý của công ty hợp danh Mặc dù mới được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp (1999), nhưng trên thực tế, công ty hợp danh đã xuất hiện trong đời sống kinh doanh ở nước ta trước khi Luật Doanh nghiệp (1999) được ban hành Tiếp đó, các quy định về công ty hợp danh lại được cụ thể hóa hơn trong Luật Doanh nghiệp qua các năm 2005, 2014 và 2020
Pháp lệnh luật sư (2001) và Luật Luật sư (2006) được sửa đổi, bổ sung năm
2012 đã quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh, đây là cơ sở để hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh tổ chức
và hoạt động một cách có hiệu quả Các văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp
lý cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty luật hợp danh Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về công ty hợp danh nói chung và về công ty l luật hợp danh uật hợp danh nói riêng hiện nay vẫn còn khá sơ sài và có nhiều điểm chưa rõ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào thị trường Chất lượng của đội ngũ luật sư là thành viên công
ty và hiệu quả hoạt động của công ty luật hợp danh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; sự hành nghề của luật sư và công ty luật hợp danh chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đội ngũ chuyên gia pháp lý làm việc trong các công ty luật hợp danh và bản thân các công ty luật hợp danh là do quy định của pháp luật chưa thật sự minh bạch, thống nhất; các quy định về luật sư và công ty luật hợp danh vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên cả phương diện lý luận và thực tiễn làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty, của thành viên và của khách hàng Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, hoạt động của các công ty luật hợp danh thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản về lý luận, chậm tổng kết thực tiễn Nói cách khác, loại hình công ty
Trang 10đề cập đến hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh đã công bố khá lâu nên cùng với sự thay đổi của thời gian, trọng tâm nghiên cứu của các công trình cũng như những vấn đề thay đổi từ thực tiễn của hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tại Việt Nam trong thời gian gần đây nên nhiều vấn đề mới đã phát sinh đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn sắp tới nên việc tiếp tục nghiên cứu của luận văn là cần thiết
Từ những điểm còn tồn tại nêu trên, sự nghiên cứu sâu sắc, cơ bản về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh và những quy định của pháp luật là điều cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, phục
vụ cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường nói chung và pháp luật
về chủ thể kinh doanh nói riêng Từ tất cả các lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu “Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh” làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, làm rõ nội dung quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh tại Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, luận văn đề ra và thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Trang 114
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh và pháp luật về lĩnh vực này
Thứ hai, làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Thứ ba, làm rõ thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh tại Việt Nam trong thời gian vừa qua; từ đó chỉ ra những tồn tại
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh tại Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nội hàm của khái niệm pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh là gì? Vai trò của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động này?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh bao gồm những nội dung gì?
- Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh như thế nào?
- Để hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công
ty hợp danh tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động này cần những giải pháp cụ thể nào?
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật
sư nói chung, của công ty luật hợp danh nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu pháp luật về công ty luật, công ty luật hợp danh không phải là vấn đề mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu:
Trang 125
- Đậu Huy Giang (2014), luận văn thạc sĩ luật học với chủ đề “Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam” thực hiện tại Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn đã đề cập tới khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về công ty luật nói chung, trong đó có loại hình công ty luật hợp danh Theo tác giả, pháp luật về công
ty luật chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư Luật Doanh nghiệp đưa ra khung pháp lý về các loại hình doanh nghiệp Luật Luật sư dựa trên Luật Doanh nghiệp, quy định những vấn đề riêng đặc thù cho nghề luật
sư Pháp luật về công ty luật gồm những quy phạm gắn liền với tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình Những nhận định này có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án trong quá trình xây dựng lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh
- Nguyễn Văn Bốn (2019), luận án tiến sỹ luật học với chủ đề “Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam” thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội đã tiếp cận về quản trị công ty và quản trị công ty luật trên phương diện lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật về quản trị công ty luật, trong đó tác giả đã gắn liền với vấn đề hành nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư dưới hình thức công
ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn Nội dung chủ yếu của luận
án này đề cập đến các vấn đề như: đánh giá khái quát và hệ thống các quan điểm của các chuyên gia trong và ngoài nước về quản trị công ty, từ đó tác giả đưa ra khái niệm về quản trị công ty; phân tích những nguyên tắc trong quản trị công ty như: chuyên môn hóa/phân công hóa lao động; quản trị doanh nghiệp khó có thể thực hiện được nếu không tạo được uy tín lãnh đạo và trách nhiệm giải trình; quản trị doanh nghiệp gắn liền với nguyên tắc kỷ luật; thống nhất về mệnh lệnh; thống nhất về đường lối; lợi ích chung cần đặt lên trên hết; thù lao; tập trung hóa; xích lãnh đạo; trật tự; sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức, cả trong nguyên tắc lẫn hành động; ổn định về thâm niên nhiệm vụ; sáng kiến và tinh thần đoàn kết
- Nguyễn Minh Đức (2018), luận văn thạc sĩ Luật học với chủ đề “Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” thực
Trang 136
hiện tại Học viện Khoa học xã hội, đã chỉ ra sự tương đồng, khác biệt giữa công ty luật hợp danh với các tổ chức hành nghề luật sư khác Công ty luật hợp danh là một dạng liên kết mang bản chất đối nhân giữa các luật sư, các luật sư thành viên hợp danh trong công ty chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty luật hợp danh Công ty luật hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai luật sư thành lập cùng nhau quản lý và cùng chia sẻ lợi nhuận lẫn rủi ro
- Đồng Thái Quang (2019), “Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam”, luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội Luận án đã phân tích thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về công ti hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lí ở Việt Nam; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
- Nguyễn Minh Đức (2023), “Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội Luận
án đã phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này
Thứ hai, các bài viết khoa học
- Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), “Công ty luật hợp danh nhận diện và những yếu tố tác động”, đăng trên số 4/2018 của tạp chí dân chủ và pháp luật Nội dung chỉ ra công ty luật hợp danh là một trong các tổ chức hành nghề luật sư Công ty luật hợp danh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy mạnh hiệu quả thị trường và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư Bài viết đề cập một
số vấn đề cơ bản về nhận diện công ty luật hợp danh và các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty trong nền kinh tế thị trường
- Nguyễn Minh Đức (2021), “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí nhà nước và pháp luật, số 12/2021, đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao
Trang 147
hiệu quả thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam Các giải pháp được đưa ra trong bài báo bao gồm: nhóm giải pháp đơn giản hóa điều kiện thành lập công ty luật hợp danh, tác giả đề xuất bãi bỏ quy định luật sư phải hành nghề liên tục hai năm, chuyển sinh hoạt đoàn luật sư và các giấy tờ chứng minh trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư…; nhóm giải pháp hoàn thiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư trong công ty luật hợp danh; nhóm giải pháp bổ sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật Doanh nghiệp và các quy định về giám sát hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam Những giải pháp trên được tác giả xây dựng và hoàn thiện trong công trình nghiên cứu của mình
- Dương Bạch Long (2022), “Thị trường dịch vụ pháp lý và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; truy vấn tại:https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-
luat.aspx?ItemID=800 Bài viết đã tập trung nhận diện về thị trường dịch vụ pháp
lý ở Việt Nam, cũng như làm rõ những định hướng về chính sách, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong thời gian tới
- Võ Anh Phúc, Vũ Thị Thanh Huyền (2022), “Nâng cao hiệu quả dịch vụ pháp lý của luật sư”, Tạp chí Công thương điện tử; truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-hieu-qua-dich-vu-phap-ly-cua-luat-su-88228.htm Bài viết đã làm rõ một số bất cập về dịch vụ pháp lý của luật
sư và đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển dịch vụ pháp lý của luật sư, cũng như hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan đưa đến những hướng đi mới cho dịch vụ pháp lý của luật sư Từ đó, mở rộng hơn nữa thị trường dịch vụ pháp
lý để tạo "sân chơi" hấp dẫn trong công cuộc hội nhập nền kinh tế quốc tế
- Võ Anh Phúc, Vũ Thị Thanh Huyền (2022), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư”, Tạp chí Công thương điện tử; xem tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hop-dong-dich-vu-phap-ly-cua-luat-su-88805.htm Bài viết phân tích những hạn chế nhất
Trang 15Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết về công ty hợp danh;
Thứ hai, những vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh tại thời điểm công trình khoa học được công bố
Thứ ba, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh và những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tại thời điểm công trình khoa học được công bố
Tuy nhiên, do sự thay đổi của thời gian, trọng tâm nghiên cứu của các công trình cũng như những vấn đề thay đổi từ thực tiễn của hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tại Việt Nam trong thời gian gần đây nên nhiều vấn đề mới đã phát sinh đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn sắp tới nên việc tiếp tục nghiên cứu của luận văn là cần thiết
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, các vấn đề lý luận về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Thứ hai, các quy định pháp luật Việt Nam như Luật Doanh nghiệp năm
2020, Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012, và các vản bản hướng dẫn thi hành và của một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Trang 169
Thứ ba, thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh tại Việt Nam trong thời gian vừa qua thông qua các số liệu báo cáo
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hoạt động cung cấp dịch
vụ pháp lý của công ty hợp danh
Về không gian: luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật trong nước Tuy nhiên, luận văn có sự phân tích, bình luận và so sánh với một số quy định của pháp luật nước ngoài về cùng vấn đề để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam
Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam kể từ thời điểm Luật luật sư năm 2006 có hiệu lực thi hành cho đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như sau:
Ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, lịch sử, so sánh luật học để làm rõ các khái niệm, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
Ở chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật học để làm rõ, đánh giá ra thực trạng pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh Trong đó, nổi bật là phương pháp so sánh luật học nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước khác về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ pháp lý, trên cơ sở đó tham khảo để hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực này
Trang 1710
Ở chương 3, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để trình bày sự cần thiết, đưa ra định hướng và một số giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần hoàn thiện pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam trong thời gian tới
7 Đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
7.1 Đóng góp về khoa học
Luận văn có một số đóng góp cơ bản như sau:
Thứ nhất, xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam Đặc biệt là đã xây dựng được khái niệm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh; và làm rõ nội dung pháp luật điều chỉnh về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh;
Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống những hạn chế, bất cập của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam Quá trình nghiên cứu, luận văn đã phát hiện ra vấn đề quan trọng là pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam chưa thể hiện được một cách đầy đủ cam kết mở cửa thị trường thương mại dịch vụ pháp
lý quốc tế, nhiều quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý chưa được điều chỉnh đến;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh ở Việt Nam; bước đầu xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng như đưa ra các hê ̣ thống giải pháp; từ đó góp phần làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật các nước, thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
7.2 Đóng góp về thực tiễn
Luận văn có thể là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích ở chừng mực nhất định cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam
Trang 1811
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh và pháp luật điều chỉnh hoạt động này
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý
của công ty hợp danh và thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động này tại Việt
Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh tại Việt Nam
Trang 1912
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
1.1 Khái quát về dịch vụ pháp lý
1.1.1 Định nghĩa dịch vụ pháp lý
Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý (DVPL) bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụ tranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp (như hoạt động của thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, luật sư công v.v…) Tuy nhiên, loại hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp bị gạt ra ngoài phạm vi của hiệp định chung về thương mại dịch vụ của tổ chức thương mại thế giới (viết tắt là GATS), bởi vì ở hầu hết các nước, các hoạt động này được coi là loại dịch vụ được cung cấp trong khi thực hiện quyền lực nhà nước theo Điều I (3) GATS GATS điều chỉnh tất cả các dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không định nghĩa dịch vụ mà chỉ định nghĩa dịch vụ theo từng phân ngành cụ thể và qua các phương thức cung cấp dịch
vụ Theo phân loại của WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính, mỗi ngành chính lại phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành Việc phân loại này được quy định trong tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO Trong số đó dịch vụ kinh doanh là một trong 11 ngành chính và DVPL là một phân ngành của Dịch vụ kinh doanh
Theo Bảng phân loại các ngành dịch vụ của WTO (Tài liệu mã số MTN.GNS/W/120) thì (a) dịch vụ pháp luật được liệt kê với tư cách là tiểu ngành dịch vụ của (A) dịch vụ chuyên môn nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất: 1 Dịch
vụ kinh doanh, tương ứng với mã số CPC 861 của Liên hợp quốc, dịch vụ pháp luật được chia thành nhiều loại:
Dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật (CPC 8611);
Dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến luật hình sự (CPC 8611);
Trang 20Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp luật (CPC 8613/86130);
Dịch vụ khác về thông tin pháp luật và tư vấn (CPC 8619/86190);
Việc sửa đổi mã CPC được Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc thông qua tháng 2/1997 về cơ bản không thay đổi nhiều về DVPL Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: tiểu ngành DVPL được bổ sung dịch vụ trọng tài và hòa giải mà trước đây thuộc
về dịch vụ tư vấn quản lý (S/CSC/W6/Add.10,27/03/1998)
Như vậy, Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc phân biệt các DVPL theo tiêu chí lĩnh vực luật hình sự hay các lĩnh vực pháp luật khác hoặc theo tiêu chí thủ tục tại tòa án hay thủ tục tại các cơ quan tài phán ngoài tòa án Cần nhận thấy rằng các tiêu chí phân loại này không phản ánh được thực tiễn thương mại DVPL Trên thực
tế, các nước thành viên WTO khi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đã phân biệt các DVPL dựa trên tiêu chí theo đó DVPL được cung cấp là pháp luật nào, pháp luật nước mình (home country law), pháp luật của nước tiếp nhận dịch vụ (host country law), pháp luật nước thứ ba hay pháp luật quốc tế Tiêu chí này phản ánh mức độ mở cửa thị trường DVPL, gồm các mức độ sau:
- Pháp luật của nước tiếp nhận dịch vụ (tư vấn/tranh tụng);
- Pháp luật nước mình và/ hoặc pháp luật nước thứ ba (tư vấn/tranh tụng);
- Pháp luật quốc tế (tư vấn/tranh tụng);
- Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và chứng nhận pháp luật;
- Các dịch vụ khác về tư vấn và thông tin pháp luật
Thành viên WTO có thể cho phép luật sư nước ngoài thực hành pháp luật trong nước, luật quốc tế và luật nước mình hoặc luật nước thứ ba Trong tất cả các trường hợp nêu trên, thành viên WTO có thể chỉ cam kết mở cửa dịch vụ tư vấn
Trang 2114
(như trường hợp Việt Nam) hoặc mở rộng cho dịch vụ tranh tụng, theo đó luật sư nước ngoài có thể đại diện cho khách hàng trước tòa án hoặc tổ chức trọng tài ở nước tiếp nhận dịch vụ Khi các luật sư thực hành luật quốc tế, luật nước mình hay luật nước thứ ba, họ được gọi là nhà tư vấn luật nước ngoài (Foreign Legal Consultants – FLCs)
Ngành DVPL với tư cách là ngành thương mại đã thể hiện sự phát triển vững vàng và liên tục trong những thập kỷ qua Đó chính là kết quả của sự phát triển thương mại quốc tế và sự xuất hiện các lĩnh vực mới của thực tiễn, nhất là lĩnh vực pháp luật kinh doanh Các vấn đề như cơ cấu lại doanh nghiệp, cổ phần hóa, sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A) xuyên biên giới, quyền sở hữu trí tuệ (IPR), các công cụ tài chính mới và luật cạnh tranh làm phát sinh nhu cầu ngày càng tăng về các DVPL trong những năm qua
Như vậy, GATS/WTO không định nghĩa DVPL mà chỉ liệt kê các loại DVPL Trong khuôn khổ của Hiệp định GATS, các loại DVPL này được hiểu là các loại DVPL mang tính thương mại
Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về DVPL Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về DVPL như:
Theo Từ điển Luâ ̣t ho ̣c của Viê ̣n Khoa ho ̣c pháp lý, DVPL là loa ̣i hình di ̣ch
vụ do những tổ chức, cá nhân có hiểu biết, có kiến thức và chuyên môn pháp luâ ̣t được Nhà nước tổ chức hoă ̣c cho phép hành nghề thực hiê ̣n, nhằ m đáp ứng nhu cầ u được biết, được tư vấn hoă ̣c giúp đỡ về mă ̣t pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong xã hô ̣i1
Theo Nguyễn Văn Tuấ n (2011), DVPL là tổng thể các di ̣ch vu ̣ tư vấn pháp luật và di ̣ch vu ̣ đa ̣i diê ̣n pháp lý… những người đủ tiêu chuẩn để cung cấp DVPL chỉ có thể là luâ ̣t sư Theo đó, pha ̣m vi DVPL được xác đi ̣nh gồm: di ̣ch vu ̣ tư vấn pháp luâ ̣t; di ̣ch vu ̣ đa ̣i diê ̣n pháp lý (trong tố tu ̣ng tư pháp, trong thủ tu ̣c hành chính,
1 Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
Trang 22hội nhâ ̣p di ̣ch vu ̣ pháp lý quốc tế - mô ̣t phần trong các di ̣ch vu ̣ chuyên môn nằ m trong phân ngành các di ̣ch vu ̣ kinh doanh và từng bước hướng tới viê ̣c cung cấp DVPL là di ̣ch vu ̣ đô ̣c quyền của luật sư Theo TS Phan Trung Hoài, ta ̣i Viê ̣t Nam diện chủ thể tham gia thi ̣ trường di ̣ch vu ̣ liên quan đến pháp luâ ̣t quá rô ̣ng, thiếu
tính chuyên nghiê ̣p Hướng đi đúng đắ n và cần thiết là chỉ luâ ̣t sư mới được quyền cung cấ p các DVPL nhưng phạm vi hành nghề của luật sư cần mở rộng hơn so với quy định hiện hành3
Theo TS Nguyễn Văn Tuân (2005) thì pha ̣m vi DVPL bao gồm DVPL của luật sư với bốn lĩnh vực hành nghề như pháp luâ ̣t hiê ̣n hành quy đi ̣nh tư vấn pháp luật, tranh tu ̣ng, đa ̣i diê ̣n và DVPL khác và DVPL của tổ chức, đoàn thể xã hô ̣i với hoạt đô ̣ng chủ yếu là tư vấn pháp luâ ̣t theo Nghi ̣ đi ̣nh 65/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về tổ chức, hoa ̣t đô ̣ng tư vấn pháp luâ ̣t4
Theo TS Đặng Vũ Huân (2009) thì DVPL là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý được định lập và thực hiện theo quy định pháp luật của nước nơi các dịch vụ đó được định lập và có thể được thực hiện trong
2 Nguyễn Văn Tuấn (2011), Kha ́i niê ̣m, pha ̣m vi di ̣ch vu ̣ pháp lý và hành nghề luâ ̣t sư, Ta ̣p chí Dân chủ
va ̀ Pháp luâ ̣t số Chuyên đề về luâ ̣t sư, tr.33
3 Phan Trung Hoài (2007), Tư ̀ ng bước xây dựng quan niê ̣m về di ̣ch vu ̣ pháp lý phù hợp tiến trình hô ̣i nhâ ̣p quốc tế, Ta ̣p chí Nhà nước và Pháp luâ ̣t số 2
4 Nguyễn Văn Tuân (2005), Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
Trang 2316
các lĩnh vực pháp luật nội dung và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia5
Theo Nguyễn Như Chính (2011), Di ̣ch vu ̣ thương ma ̣i pháp lý là loa ̣i hình
di ̣ch vụ liên quan tới lĩnh vực pháp luâ ̣t mà công viê ̣c của bên cung ứng di ̣ch vu ̣ thực hiê ̣n cho khách hàng để hưởng lợi nhuâ ̣n có liên quan chă ̣t chẽ với các vấn đề pháp luâ ̣t, quyền và nghĩa vu ̣ theo pháp luâ ̣t mà bên sử du ̣ng di ̣ch vu ̣ quan tâm Theo tác giả, việc hành nghề luâ ̣t sư chỉ là mô ̣t phần của DVTMPL nhưng những nhà cung cấp DVTMPL la ̣i không bao quát hết những người thực hành nghề luâ ̣t, nhấn mạnh khía cạnh thương mại của DVPL (chủ thể thực hiện DVPL cho khách hàng là để tìm kiếm lợi nhuận) và liệt kê ra các loại DVTMPL6
Có thể nhâ ̣n thấy đa số các nghiên cứu về DVPL tại Việt Nam đều tiếp cận DVPL dưới góc độ thương mại, xác định DVPL là một loại dịch vụ Theo đó, bên cung ứng DVPL thực hiện một hoặc nhiều công việc có liên quan đến pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của bên sử dụng DVPL Theo đại đa số các quan điểm của nhiều nhà khoa học thì phạm vi DVPL là dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch
vụ tranh tụng và dịch vụ đại diện Bên cạnh đó, một số quan điểm nêu phạm vi DVPL còn bao gồm thêm loại hình dịch vụ pháp lý khác và xác định đó là dịch vụ công chứng, dịch vụ trọng tài thương mại, dịch vụ thừa phát lại
Từ các phân tích về khái niệm dịch vụ pháp lý; theo tác giả có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ pháp lý được hiểu là một hình thức kinh doanh có điều kiện, trong đó bên cung ứng dịch vụ cung cấp các thông tin pháp lý, tư vấn pháp luật, giải đáp pháp luật và thực hiện các công việc pháp lý khác có liên quan đến pháp luật cho khách hàng Hoạt động cung ứng dịch vụ gắn liền với pháp luật do công
ty luật nói chung và công ty luật hợp danh nói riêng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của tổ chức, cá nhân
Trang 2417
1.1.2 Đặc điểm dịch vụ pháp lý
Thứ nhất, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý gắn liền với pháp luật
Khác với nội dung của các dịch vụ thương mại khác là việc tiến hành các công việc thông thường cho khách hàng Công việc phải thực hiện của DVPL luôn gắ n liền vớ i pháp luâ ̣t bao gồm: i) trang bi ̣ cho khách hàng kiến thức, hiểu biết về
một lĩnh vực pháp luâ ̣t nhất đi ̣nh (tư vấn pháp luâ ̣t); ii) bào chữa và/hoă ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích cho khách hàng (dịch vụ tranh tụng); iii) đa ̣i diê ̣n (trong hoặc/và ngoài tố tu ̣ng) cho khách hàng để thực hiện quyền và nghĩa vụ, nhân danh và vì lợi ích của khách hàng, mang lại quyền và nghĩa vụ cho khách hàng; iv) chứ ng nhâ ̣n
tính hợp pháp của các hợp đồng và giao di ̣ch bằ ng văn bản cho khách hàng; lập vi bằ ng ghi lại các sự kiện pháp lý làm căn cứ bảo vệ quyền lợi và/hoặc khởi kiện, xác minh điều kiện thi hành án, thi hành án cho khách hàng, tống đạt các giấy tờ của cơ quan tư pháp cho khách hàng
Tính gắn liền với pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh còn được thể hiện bởi mục đích của bên sử dụng DVPL là nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt pháp lý của mình hoặc cho người
mà mình chỉ đi ̣nh DVPL đảm bảo an toàn về pháp lý cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch hàng ngày An toàn pháp lý bao trùm và dẫn đến mọi an toàn khác đặc biệt là an toàn về kinh tế cho tổ chức, cá nhân7
Bên cạnh đó quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh luôn gắn liền với quá trình thực thi pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp
và tư pháp Thực tiễn cho thấy, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh góp phần vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư pháp Đối với hoạt động của cơ quan tiến hành
tố tụng, DVPL góp phần tìm ra sự thật khách quan, bảo vệ công lý, đảm bảo cho
7 Nguyễn Văn Tuân (2019), Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Lao động,
Trang 2518
hoạt động của các cơ quan này tiến hành thận trọng, khách quan và trong một số trường hợp, hoạt động DVPL là không thể thiếu được
Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý phải có trình
độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề luật
Tính gắn liền với pháp luật của DVPL quyết định yếu tố người thực hiện DVPL DVPL được thực hiện bằng lao động trí tuệ của người thực hiện DVPL và kết quả DVPL có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kinh tế và pháp lý của khách hàng và lợi ích công cô ̣ng Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đối tượng này, pháp luật quy định các công viê ̣c là đối tượng của hợp đồng DVPL phải
do các chuyên gia pháp lý, có trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề luật, có chứng chỉ hành nghề (CCHN) thực hiện và họ không được giao lại công việc cho người khác thực hiện nếu không được sự đồng ý của khách hàng
Cá nhân đủ điều kiện hành nghề cung ứng một loại hình DVPL, nếu là công dân Việt Nam thì được nhà nước cấp CCHN để hành nghề cung ứng (thực hiện) một loại hình DVPL tương ứng còn nếu là người nước ngoài muốn hành nghề ta ̣i
các tổ chức cung ứng DVPL Viê ̣t Nam cũng phải đáp ứng đủ các điều kiê ̣n như người thực hiê ̣n DVPL Viê ̣t Nam Điều này có nghĩa là nhà nước cho phép người
có CCHN được hành nghề đối với mo ̣i lĩnh vực hành nghề của loa ̣i hình DVPL đó Thực tế thì người thực hiê ̣n DVPL có thể không đủ khả năng thực hiê ̣n được điều
này và đây là mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa cao của DVPL ở Viê ̣t Nam Chẳng ha ̣n, mô ̣t luâ ̣t sư sẽ không thể đủ năng lực thực hiê ̣n có hiệu quả cả bốn lĩnh vực hành nghề luâ ̣t sư (tư vấn pháp luâ ̣t, tranh tu ̣ng, đa ̣i diê ̣n
và DVPL khác), vì mỗi lĩnh vực hành nghề đó đòi hỏi những kiến thức pháp luâ ̣t,
kỹ năng và kinh nghiê ̣m rất chuyên sâu Tuy nhiên, quy định của Việt Nam lại phù hợp với quy định của nhiều nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore nhưng khác với luật pháp của Australia là có sự phân biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh
Trang 26là 12 tháng) để làm quen, làm thử công việc dưới sự hướng dẫn của một người đã hành nghề chính thức; iv) thi đỗ tại kỳ thi sát hạch để được hành nghề chính thức
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức CCHN của người thực hiện DVPL ở Việt Nam được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng bản chất đều là sự công nhận người có tên ghi trên chứng chỉ đó có trình độ chuyên môn tương ứng để kinh doanh
Ngoài điều kiện cơ bản, bao trùm nhất là điều kiện phải có CCHN, pháp luật quy định nhiều điều kiện khác liên quan đến việc sử dụng CCHN đối với người thực hiện DVPL Gồm: i) phải đang hành nghề tại một tổ chức cung ứng DVPL hoặc hoạt động độc lập với tư cách cá nhân (dưới hình thức làm việc theo HĐLĐ cho các cá nhân, tổ chức); ii) mỗi cá nhân chỉ được sử dụng CCHN để đăng ký hành nghề tại một tổ chức cung ứng DVPL nhất định; iii) không được đồng thời là cán bộ, công chức (Điều 20 Luật Cán bộ, Công chức)
Như vâ ̣y, người thực hiê ̣n DVPL được thực hiện DVPL khi họ có đủ các điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hành nghề ta ̣i các tổ chứ c hành nghề cung ứng DVPL hoă ̣c hành nghề với tư cách cá nhân CCHN là
sự công nhâ ̣n của nhà nước đối với người thực hiê ̣n DVPL có đủ điều kiê ̣n để được
hành nghề
8 Nguyễn Văn Tuân (2005), Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số chuyên đề tháng 10/2005, tr 8 - 13
Trang 27và đầy đủ quy trình, phương thực thực hiện của người thực hiện; chất lượng hoạt động của bên thứ ba; khả năng sử dụng của bên sử dụng DVPL; mức độ chính xác, hiện đại của các phương tiện kỹ thuật có liên quan 9
1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
1.2.1 Khái niệm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Có thể hiểu công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý trước hết là một tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo mô hình công
ty hợp danh và có ngành nghề kinh doanh là cung cấp các dịch vụ pháp lý CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý là loại công ty mang bản chất đối nhân tuyệt đối, đây là công ty mà các luật sư cộng tác với nhau bởi uy tín cá nhân nghề nghiệp, được thành lập dựa trên hợp đồng hợp danh, hợp đồng này có thể bằng văn bản, bằng miệng hay ngầm định bằng hành vi cụ thể Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều tôn trọng sự thỏa thuận trong hợp đồng hợp danh và chỉ điều chỉnh những vấn đề mà hợp đồng này không quy định cụ thể
9 Lò Minh Dũng (2021), Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Trang 2821
Ở các quốc gia khác nhau với quy định khác nhau về tổ chức hành nghề luật
sư, công ty hợp danh, do đó các quy định về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý cũng khác nhau Có quốc gia quy định trực tiếp loại hình này phải theo tiêu chuẩn nào mới được thành lập, có quốc gia quy định về công ty hợp danh trong luật công ty, và sau đó công ty luật hợp danh lại bị chi phối riêng bởi luật chuyên ngành về cung cấp dịch vụ pháp lý Có thể tìm hiểu quan niệm của một số quốc gia về tổ chức hành nghề luật sư theo mô hình công ty hợp danh như sau:
Tại Anh Quốc, luật sư biện hộ hoạt động chủ yếu là bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các Tòa án cấp cao Tại các phiên tòa luật sư biện hộ xuất hiện trong trang phục truyền thống là bộ áo dài đen và đội tóc giả10 Do ảnh hưởng của truyền thống, luật sư biện hộ không được thành lập công ty Ở Luân Đôn, các luật sư biện hộ hành nghề tại các văn phòng trong một khu vực Các luật sư biện
hộ có thể cùng nhau làm việc trong một văn phòng, tuy nhiên họ hành nghề độc lập và không có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau, có chăng chỉ có việc cùng nhau chia sẻ chi phí của văn phòng Luật sư tư vấn có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc trong một công ty hợp danh Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề do các luật sư tư vấn kết hợp với nhau thành lập, bao gồm công ty luật hợp danh thông thường và công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn Các luật sư tư vấn tham gia công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của công ty
Công ty luật hợp danh thông thường là mô hình kinh doanh có sự kết hợp của ít nhất từ hai luật sư tư vấn trở nên, các luật sư này cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của hợp danh Công ty luật hợp danh thông thường theo pháp luật của Anh không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch giữa tài sản của các luật sư thành viên và tài sản của hợp danh; trách nhiệm giữa các
10 Trần Thuỳ Anh (2001), Một số khía cạnh pháp lý về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Trang 29Còn tại Cộng hòa Pháp, hiện nay có loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý được
sử dụng phổ biến đó là Công ty dân sự nghề nghiệp hợp danh, đây là loại hình công ty dân sự tư nhân có tính chất nghề nghiệp Với loại hình này, người chủ doanh nghiệp chịu rủi ro đối với hoạt động của mình không chỉ bằng tài sản mình đưa vào công ty mà còn bằng tài sản cá nhân Về bản chất pháp lý, loại doanh nghiệp này có 02 thành viên trở lên và các thành viên cùng phải thực hiện hoạt động nghề nghiệp của công ty
Tại Hoa Kỳ, dịch vụ pháp lý do luật sư thực hiện được cung cấp thông qua các công ty luật hợp danh, văn phòng luật Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, hợp danh là một trong những hình thức tổ chức kinh doanh được các luật sư sử dụng nhiều nhất bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác Có ba loại hợp danh chính mà thông qua đó các luật sư có thể hành nghề đó là: công ty luật hợp danh thông thường (General Law Partnership), công ty luật hợp danh hữu hạn (Limited
11 Dương Ngô Năng (2018), Công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học
Mở Hà Nội,
Trang 3023
Law Partnership) và công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Law Partnership) Đây đều là những hình thức của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý và là các dạng công ty hợp danh đặc thù;
vì vậy, chúng cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty hợp danh nói chung như Luật Hợp danh thống nhất, Luật Hợp danh hữu hạn thống nhất12
Ở Trung Quốc, các luật sư có thể thành lập công ty luật hợp danh thông thường (general law partnership) hoặc công ty luật hợp danh thông thường đặc biệt (special general law partnership) để hành nghề (Điều 15 Luật Luật sư Trung Quốc
2007 - Law of the People’s Republic of China on lawyers 200754) Số lượng các luật sư tham gia thành lập tối thiểu phải là ba và có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật Các luật sư là thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với
mô hình hợp danh mà họ lựa chọn để thành lập.13
1.2.2 Đặc điểm của công ty hợp danh hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý
Thứ nhất, về tư cách thành viên Thành viên của Công ty luật hợp danh là luật sư Luật sư phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để luật sư hành nghề dưới hình thức CTLHD nói riêng và các hình thức cung cấp DVPL khác như văn phòng luật sư hay công ty luật TNHH Ngoài ra, người muốn trở thành luật sư theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước trên thế giới còn phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản như phải được đào tạo về luật, được tập sự hành nghề, có tư cách đạo đức tốt Khi hành nghề, họ không những phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về
Trang 3124
hoạt động nghề nghiệp luật sư Các luật sư khi hành nghề không lấy vốn làm cơ sở
và cũng không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề,
họ có nhiệm vụ bảo vệ sự công bằng, khách quan của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp lý, lấy vài trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp
để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình một cách tốt nhất14
Thứ hai, về trách nhiệm Trong quá trình tồn tại, công ty tất yếu phải xác lập mối quan hệ với khách hàng và khi phát sinh trách nhiệm thì khách hàng chính
là chủ nợ của công ty Nếu như trong một CTHD thông thường, có thể có hai loại chế độ trách nhiệm được áp dụng cho mỗi loại thành viên, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn thì đối với CTLHD, do chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh nên một bất lợi lớn đối với thành viên của loại công ty này là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm cá nhân
và liên đới bởi vì những hành vi của một luật sư trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của công ty sẽ ràng buộc trách nhiệm đối với các luật sư khác Nguyên tắc trách nhiệm này là không có ngoại lệ, nghĩa khi tài sản của công ty không đủ để thanh toán, chủ nợ có thể yêu cầu các luật sư với tư cách là thành viên hợp danh phải dùng tài sản cá nhân của họ để thực hiện nghĩa vụ Thậm chí khi một người gia nhập một CTLHD, họ đã bắt đầu phải chịu trách nhiệm về các khoản
nợ đã phát sinh trước đó của công ty và sau khi rời khỏi công ty, trách nhiệm vẫn còn bám theo họ trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một năm, hai năm hay nhiều hơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng nước15
Thứ ba, về tư cách pháp nhân Ở mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội, cách nhìn nhận chủ quan của các nhà làm luật cũng như các yếu tố khác mà CTLHD được công nhận là có tư cách pháp nhân hoặc không Tại Việt Nam, theo phiên bản mới nhất của LDN (2020) và LLS (2012),
Trang 3225
CTLHD có tư cách pháp nhân, công ty có tên gọi, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó Đây có thể là coi là một điểm đột phá trong khâu lập pháp và thể hiện cách nhìn sáng tạo của các nhà làm luật Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến không ít các tranh luận về tính hợp lý của quy định trên trong tương quan với quy định của BLDS (2015)
Thứ tư, về cơ chế phân chia quyền lực trong công ty Có thể nói trong CTLHD không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên công ty (luật sư) Hơn nữa, sự phân chia quyền lực trong mô hình kinh doanh này không đơn thuần chỉ dựa vào phần vốn góp vào của các thành viên vào công ty mà còn dựa vào tư cách pháp lý của thành viên Đây là một điểm thể hiện tính đặc thù của CTLHD so với các loại hình công ty đối vốn khác như công ty TNHH hay công ty
cổ phần Nếu trong công ty cổ phần, quyền lực trong công ty được phân chia rõ ràng phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn chịu sự chi phối của cấu trúc vốn thì trong CTLHD, do là công ty đối nhân là yếu tố nhân thân lại là yếu tố quan trọng hàng đầu; nên quyền đại diện thuộc về tất cả các thành viên và họ lựa chọn thống nhất người đại diện cho công ty trong số các thành viên hợp danh Quyền bình đẳng giữa các thành viên luôn được pháp luật ghi nhận mà không phụ thuộc vào việc góp vốn nhiều hay ít, điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản trong quản trị điều hành CTLHD so với các loại hình công ty đối vốn khác
1.3 Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
1.3.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Mặc dù tư tưởng lập pháp về luật sư có từ rất sớm, song pháp luật về luật
sư, nghề luật sư và dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh của Việt Nam ra đời khá muộn so với các nước phát triển trên thế giới Trải qua hơn nửa thập kỷ phát triển thăng trầm, kể từ khi nước ta giành được độc lập năm 1945, pháp luật điều chỉnh hoạt đông cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh chỉ thực sự
Trang 33Quan điểm cho rằng pháp luật về dịch vụ pháp lý nói chung là một chế định của pháp luật dân sự, cho rằng bản thân luật sư là một chủ thể pháp luật độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự, bản thân luật sư và công ty luật hợp danhcũng không phải là tổ chức kinh tế và không hoạt động vì mục tiêu thương mại đơn thuần Đặc thù tự do hành nghề, bình đẳng thỏa thuận nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ quan hệ tài sản, bảo vệ quyền nhân thân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng không phân biệt cá nhân hay pháp nhân, hoặc các cơ quan Nhà nước hay tổ chức kinh tế/xã hội và cũng không phân biệt rõ ràng mục đích thương mại hay phi thương mại Hợp đồng dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung cấp được điều chỉnh dựa trên nền tảng của Bộ Luật dân sự17
Theo quan điểm pháp luật về dịch vụ pháp lý nói chung là chế định pháp luật kinh doanh, thương mại, cho rằng chế định pháp luật này điều chỉnh các quan
hệ có tính chất dịch vụ, kinh doanh thương mại, bởi thỏa mãn các thuộc tính về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế Bên cung cấp dịch
vụ là công ty luật hợp danh Mục đích của khách hàng là được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, dự liệu các tình huống pháp lý phát sinh, từ đó tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
16 Trần Văn Công (2019), “Tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội
17 Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học Xã hội,
Trang 3427
Có quan điểm cho rằng pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh được quy định bởi cả hệ thống pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh Ở hầu hết các nước, công ty luật hợp danh thường được tổ chức dưới các mô hình công ty luật quy mô nhỏ, các công ty luật lớn vẫn còn là hiếm hoi ở một số nước theo Luật Anglo – Saxon và luật án
lệ18
Trong nền kinh tế thị trường, luật sư còn đóng vai trò là nhà kinh doanh – doanh nhân, nghề nghiệp thương mại của họ là dịch vụ pháp lý Họ vừa thỏa mãn các quy định về đạo đức hành nghề luật sư, vừa phải đảm bảo yếu tố lợi nhuận để
có thể duy trì công ty, tạo công ăn việc làm cho nhân viên Pháp luật về luật sư hài hòa, thống nhất, đồng bộ các quy định về hành nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp với khung khổ pháp luật về đầu tư, kinh doanh
Ngoài ra, pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập hiện nay còn mang tính chất hỗ trợ và hoạch định chính sách Như phân tích về nhu cầu của chủ thể sử dụng dịch vụ pháp lý, các cá nhân sử dụng dịch vụ pháp lý để nhận được sự trợ giúp về mặt pháp luật bởi các nhà cung ứng dịch vụ, bởi lẽ hệ thống pháp luật phức tạp khiến không phải ai cũng
am tường về pháp luật, còn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, kiếm lời
Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, đặc biệt của Việt Nam, các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (đặc biệt là các luật sư Anh, Pháp, Hoa Kỳ) có đóng góp tích cực trong việc tham gia xây dựng pháp luật liên quan quan đến đầu tư, kinh doanh, thương mại, tăng cường năng lực hoạt động của
hệ thống các cơ quan tư pháp của Việt Nam; công việc họ làm đã giúp phần hỗ trợ thi hành, hoạch định chính sách về môi trường đầu tư của Việt Nam nhằm thu hút
18 Nguyễn Văn Tuân (2002), Luật sư và hành nghề luật sư, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà nội
Trang 35là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công
ty luật hợp danh Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động kinh doanh tương tự như đối với doanh nghiệp, công ty thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước như một chủ thể kinh doanh Ngoài ra, pháp luật chuyên ngành về luật sư còn quy định các điều kiện đối với việc thành lập công ty luật hợp danh như việc tất cả các thành viên hợp danh phải là luật sư và không cho phép công ty luật hợp danh có thành viên góp vốn
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của công ty hợp danh cũng mang các đặc trưng truyền thống của ngành luật kinh
tế, đó là sự kết hợp giữa phương pháp hành chính - kinh tế và phương pháp bình đẳng thỏa thuận Trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tiến hành
tố tụng, các luật sư trong công ty luật hợp danh chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tư pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội, pháp lý, nghề nghiệp đối với các hoạt động bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, vvv Trong quan hệ với khách hàng, công ty luật hợp danh có quyền bình đẳng thỏa thuận trong các hoạt động của mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận thù lao với khách hàng trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa (chỉ định) theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng như đã nói ở trên20
Trang 3629
Nguồn luật đối với pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập khá đa dạng, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ pháp lý , cụ thể như: Bộ luật dân sự năm
2015, Luật thương mại năm 2005; Luật Luật sư số 65/2006/QH11; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13; Nghị định 123/2013/NĐCP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư
Từ những phân tích trên theo tác giả có thể hiểu:“Pháp luật điều chỉnh hoạt
động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình công ty luật hợp danh thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ gắn liền với pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của tổ chức, cá nhân”
1.3.2 Nội dung pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Quy định về những đặc trưng pháp lý để xác định hoạt động cung cấp dịch
vụ pháp lý của CTHD Việc quy định về loại hình hoạt động cung cấp dịch vụ pháp
lý của CTHD có sự khác nhau nhất định giữa các quốc, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể và ý chí chủ quan của các nhà lập pháp Các nhà đầu tư có quyền lựa chọn loại hình CTHD cung cấp DVPL phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, bên cạnh đó quá trình tổ chức và hoạt động công ty phải tuân thủ các quy định về bản chất của loại hình CTHD cung cấp DVPL đã lựa chọn
Quy định về thành lập, đăng ký hoạt động công ty, về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành công ty Đây là quá trình hình thành công ty thông qua quá trình này
Trang 3730
công ty chính thức thành lập và có những quyền, nghĩa vụ pháp lý được nhà nước công nhận và bảo hộ Các quy định này vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà kinh doanh lại vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đối với công ty Trong nền kinh tế thị trường với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư nhưng việc thành lập công ty phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật Nội dung của chế định này bao gồm các vấn đề như: Ai có quyền thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý? Điều kiện để thành lập công ty hợp danh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý? Các quy định về thành viên của CTHD hoạt động động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý, trong công ty có những loại thành viên nào, tư cách thành viên ra sao? Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty bao gồm những gì? Tính đặc thù về thành viên CTHD trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp
lý
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty Mặc dù LLS (2012) không quy định cụ thể vấn đề về quyền và nghĩa vụ nhưng CTLHD cũng là một loại CTHD đặc thù nên vẫn có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp được quy định tại LDN (2020) và phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành là LLS (2012)
1.3.3 Ưu điểm hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh so với các loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý khác
Theo quy định tại khoản 1 điều 32 LLS (2012), các tổ chức hành nghề hoạt động cung cấp DVPL gồm: công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn và văn phòng luật sư
Ở Việt Nam loại hình CTLHD hình thành tạo cơ hội cho các nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với điều kiện và lợi ích của mình, hình thành môi trường và hành lang pháp lý an toàn, thúc đẩy các nhà đầu tư kinh doanh theo đúng quy định pháp luật Việc thành lập CTLHD có nhiều ưu điểm hơn so với loại hình khác
Trang 38rằng: “Đôi khi các công ty này chỉ là tấm bình phong để một số thương nhân sử
dụng để hạn chế rủi ro Vì thế, các chủ ngân hàng và cả người dân thường khi thỏa thuận cho công ty trách nhiệm hữu hạn vay mượn thường đòi hỏi sự bảo lãnh của thành viên của công ty”21 Còn theo tác giả Phạm Duy Nghĩa: “Trách nhiệm
hữu hạn cũng góp phần làm tăng thêm tính thận trọng của tất cả bạn hàng và chủ
nợ khi làm ăn với các công ty”22 Do đó, hợp tác kinh doanh với các công ty trong
đó có công ty TNHH thì khách hàng, đối tác kinh doanh có nhiều lý do cẩn trọng Ngược lại, với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn, CTLHD có ưu điểm mạnh là tạo
ra được sự tin tưởng, yên tâm đối với khách hàng khi xác lập quan hệ với công ty Nhờ ưu điểm này mà CTLHD dễ dàng được các ngân hàng cho vay vốn hay các chủ nợ hoãn nợ Ngoài ra, mối quan hệ giữa các thành viên trong CTLHD cũng có
sự thân thiết, gắn kết, tin tưởng hơn và đây cũng là mô hình thích hợp hơn để các luật sư lựa chọn, mở rộng, phát triển mối quan hệ cộng tác lâu dài Mặc dù chế độ chịu trách nhiệm vô hạn cũng là khuyết điểm đối với các thành viên của CTLHD nhưng nó lại giúp các thành viên có tinh thần trách nhiệm cao hơn, tính tự giác hơn
và nâng cao ý thức bản thân khi hành nghề
Về quản trị điều hành công ty:
Việc quản trị điều hành công ty luật TNHH hai thành viên trở lên cũng phức tạp nhiều hơn so với CTLHD Cơ cấu tổ chức bộ máy của hình thức kinh doanh
Trang 3932
này chịu sự điều chỉnh tương đối khắt khe của pháp luật Trong khi đó, bộ máy quản lý điều hành của CTLHD khá đơn giản, pháp luật dành quyền tự quyết cao cho các thành viên trong hầu hết các vấn đề nội bộ của công ty Điều này có nghĩa
là trong CTLHD quyền quản lý điều hành công ty thuộc về tất cả các thành viên hợp danh mà các thành viên này lại chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản
cá nhân của mình trước nghĩa vụ tài chính, nợ của công ty Xét dưới góc độ khách quan, tư cách thành viên hợp danh có vẻ mang lại khá nhiều rủi ro nhưng xét trên góc độ chủ quan thì do ý thức được về chế độ trách nhiện vô hạn của mình mà mỗi thành viên hợp danh đều tự ý thức được công việc, trách nhiệm của họ và làm mọi cách tốt nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình điều hành công ty Trong CTLHD các thành viên sẽ cùng đồng hành, cùng nhau tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất
và luôn đặt lợi ích chung của công ty lên hàng đầu Đây là điểm mà công ty luật TNHH hai thành viên trở lên khó có thể làm được Khác với loại hình công ty luật TNHH, CTLHD chỉ bị giới hạn số lượng thành viên tối thiểu mà không bị giới hạn
số lượng tối đa, nhờ vậy khả năng kết nạp thêm nhiều thành viên là thuộc quyền
tự chủ, tự quyết của công ty, điều này cũng giúp ích cho việc huy động thêm vốn khi cần thiết để phát triển công ty
Thứ hai, về ưu điểm của CTLHD so với văn phòng luật sư và công ty luật TNHH một thành viên:
Căn cứ khoản 1 điều 33 LLS (2012) quy định văn phòng luật sư do một luật
sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân Như vậy, văn phòng luật sư là một doanh nghiệp tư nhân do một luật sư làm chủ để thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý trong khuôn khổ quy định của pháp luật còn đối với công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu theo điều 34 LLS (2012)
Điểm chung của hai loại hình hoạt động này là sẽ bị bó hẹp trong phạm vi kinh doanh, hoạt động nhỏ lẻ do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất mà ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu hợp tác mở rộng quy
mô kinh doanh và chia sẻ rủi ro giữa các nhà đầu tư ngày càng trở nên phổ biến thì
Trang 4033
mô hình doanh nghiệp một chủ sở hữu này lại càng không phù hợp nhu cầu đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào thị trường DVPL Theo quy định pháp luật, trưởng văn phòng luật sư với vai trò cũng giống như chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của văn phòng vì vậy chủ sở hữu văn phòng sẽ không dám mạnh dạn đầu tư để phát triển doanh nghiệp, ngoài ra văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên không có tư cách pháp nhân, khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, đối tác kinh doanh cũng yếu hơn so với CTLHD
Thực tế cho thấy, CTLHD được thành lập trên sự cộng tác uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, mối quan hệ quen biết có cùng chí hướng, mục tiêu hoạt động của các cá nhân luật sư Do đó khi họ đã liên kết cộng tác lại với nhau,
họ có thể dựa vào nhau để phát huy hết thế mạnh của từng thành viên trong một
nỗ lực chung là cùng nhau phát triển công ty Văn phòng luật sư, công ty luật TNHH một thành viên không có tư cách pháp nhân, do đó khi thiếu vốn làm ăn khó có thể tạo niềm tin với các tổ chức tín dụng như công ty luật hợp danh Ngoài
ra, sẽ không thu hút được sự quan tâm của các khách hàng là những doanh nghiệp lớn vì văn phòng luật sư, công ty luật TNHH một thành viên có nguồn tài chính hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin, tiếp thị của DNTN thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ thiết bị công nghệ còn yếu kém; trình độ quản lí ở các doanh nghiệp đang còn ở mức thấp…
1.4 Vai trò của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty hợp danh
Thứ nhất, pháp luật về hoạt động cung cấp DVPL của CTHD tạo khuôn khổ pháp lý để các nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh DVPL
Trong xã hội có Nhà nước, tự do kinh doanh DVPL phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, cho nên nó chỉ có ý nghĩa hiện thực khi có một hành lang pháp lý thích hợp Vai trò của bộ phận pháp luật này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: (i) Quy định việc kinh doanh DVPL được thực hiện dưới những hình thức nào? CTHD, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hay các hình