Thực trạng các quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam và Trung Quốc 52 2.1.1.. Vì vậy, việc nghiên cứu và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƯƠNG THỊ BÍCH
PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI -
KINH NGHIỆM SO SÁNH PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Bá Chiến
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm
tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 2MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
9
1.1 Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
9
1.1.1 Hàng hóa và hành vi mua bán hàng hóa trong quan hệ mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài
9
1.1.2 Thương nhân nước ngoài 13
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
17
1.2 Khái quát về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài
21
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài
21
1.2.2 Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài 23
1.3 Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế
26
1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài
42
1.4.1 Điều kiện về chủ thể của hợp đồng 44
1.4.2 Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng 44
1.4.3 Điều kiện về nội dung của hợp đồng 45
1.4.4 Điều kiện về hình thức của hợp đồng 45
1.5 Pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 47
TRUNG QUỐC VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
52
2.1 Thực trạng các quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài của Việt Nam và Trung Quốc
52
2.1.1 Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi trong quan hệ tiền hợp đồng 52
2.1.2 Chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền
hợp đồng
65
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài
68
2.3 Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
75
2.3.1 Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với
2.3.2 Các quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
79
2.3.3 Các quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
92
3.1 Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
92
3.2 Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
94
3.2.1 Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
94
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật vè hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam cần đảm bảo sự phù hợp với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam
95
3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam cần đảm bảo sự phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và cần phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại
96
3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
96
3.3.1 Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
97
3.3.2 Hoàn thiện các quy định về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
101
3.3.3 Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
104
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thế giới hiện đại, hoạt động kinh tế quốc tế đòi hỏi phải được thực
hiện theo những trật tự và chuẩn mực cần thiết Trong hệ thống pháp luật thương
mại của mỗi nước cũng như trong các điều ước, tập quán quốc tế về thương mại,
chế định hợp đồng mua bán hàng hóa có vị trí quan trọng Đây là công cụ pháp
lý bảo đảm có hiệu quả quyền lợi của các bên, là cơ sở cho việc giải quyết
những bất đồng giữa các bên khi thực hiện hợp đồng
Để đảm bảo thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua Nhà nước ta đã chủ động xây
dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thương
mại, dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài Nhà nước ta cũng tham gia, ký kết
nhiều điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại với nhiều tổ chức quốc tế và
với nhiều quốc gia Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực phức
tạp và còn có những mới mẻ cả về phương diện lập pháp và áp dụng trong thực
tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu Nhiều quy định của pháp luật về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp
lý quan trọng cho việc xác lập quan hệ mua bán hàng hóa với nước ngoài, chưa
thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập Những bất cập này cần phải được loại bỏ
để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài trong giai đoạn mới, thích ứng với yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước nói chung và
của Việt Nam nói riêng, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò to lớn của pháp luật
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong tiến
trình phát triển nền kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý
luận các vấn đề liên quan đến việc giao kết loại hợp đồng này để trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng và xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều
kiện hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Điều này
không chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động
thương mại mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam nói chung
Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong sự tham chiếu với các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế để nhận thấy những điểm chung, nét tương đồng, sự khác biệt, nét đặc thù trong pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Trung Quốc - quốc gia láng giềng có nhiều đặc điểm tương tự về kinh tế, văn hóa, xã hội, có chung đường biên giới trên bộ và trên biển, có mối quan hệ lâu đời, nhiều mặt với Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này càng được khẳng định trong bối cảnh Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001,
có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật thành công trong lĩnh vực giao kết mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế
Từ những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - Kinh nghiệm
so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam" cho luận văn thạc sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam Chế định về hợp đồng đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam ngay từ sự ra đời của Bộ Quốc triều hình luật năm
1483 và Bộ luật Gia Long năm 1815 Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị
Từ các hướng tiếp cận khác nhau các công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã triển khai trên các hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến quan niệm và việc xác định các tiêu chí
của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
Trang 4Thứ hai, nghiên cứu về lựa chon luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
Thứ ba, nghiên cứu điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài;
Thứ tư, nghiên cứu về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài
Về quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là
Giáo trình Luật thương mại (năm 2002), Giáo trình Tư pháp quốc tế, của Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2003), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo
trình Luật Thương mại quốc tế, của khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao
động - xã hội, 2005 , cuốn sách "Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua bán",
Nxb Pháp lý, 1992 Những nghiên cứu trong các công trình này đã đưa ra quan
niệm và xác định tương đối rõ các tiêu chí của hợp đồng mua bán với thương
nhân nước ngoài
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng cũng được đề cập trong nhiều
công trình, trong đó nổi bật là các công trình như "Xuất khẩu và hợp đồng xuất
khẩu", Nxb Trẻ, 1999, "International Business Contract", Nxb Thống kê, 1997
Nhìn chung, các công trình này đều thống nhất về cách thức chọn luật áp dụng là
lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước, một khu vực, một điều ước quốc tế,
thậm chí là một nguyên tắc hoặc tập quán quốc tế Cách lựa chọn luật phổ biến
được chỉ ra là lựa chọn pháp luật của một nước làm luật điều chỉnh hợp đồng
Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài, nhiều nhà khoa học như PGS.TS Nguyễn Bá Diến, PGS.TS Phạm Duy
Nghĩa trong các Giáo trình Luật Thương mại và Giáo trình Tư pháp quốc tế nêu
trên đã nêu bật các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Bá Diến đã chỉ ra
rằng, pháp luật của mỗi nước có những quy định khác nhau về các điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng và khi giải quyết về xung đột pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp
đồng, pháp luật nước ngoài áp dụng riêng biệt của hợp đồng
Về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài đã có nhiều công trình đề cập trong đó như Giáo trình Luật thương
mại của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề này đều quan niệm quá trình giao kết phải trải qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Nhiều nhà khoa hoc đã tiếp cận một số chủ đề riêng biệt liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: ví dụ PGS.TS Trần Đình Hảo
đề cập đến thương nhân trong thương luật Mỹ, PGS.TS Phạm Hữu Nghị đề cập
tới pháp luật xuất nhập khẩu của Mỹ trong cuốn sách: "Bước đầu tìm hiểu pháp
luật thương mại Mỹ", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002 do GS.TSKH
Đào Trí Úc chủ biên, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã đề cập đến điều kiện chung về mua bán hàng hóa trong Giáo trình Luật Thương mại của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và trên tạp chí Nhà nước và pháp luật
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học luật đã tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài như luận án của Nguyễn Vũ Hoàng về "Pháp luật Việt Nam về giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài"; luận án của Lê
Hoàng Oanh về "Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", các luận văn của Thái Tăng Bang: "Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ", Vũ Tiến Đức: "Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" Những công trình này đã
tiếp cận ở những góc độ khác nhau như thực trạng pháp luật về thương mại hàng hóa, nguồn luật điều chỉnh, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài chưa được các công trình nêu trên khai thác hoặc khai thác chưa đầy đủ như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Như vậy có thể nói, liên quan đến đề tài nghiên cứu nói trên, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được tiến hành Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn tồn tại một số vấn đề đang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam như:
+ Hiệu lực pháp lý của quan hệ tiền hợp đồng và trách nhiệm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp gây thiệt hại trong quan hệ tiền hợp đồng
Trang 5+ Vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân Trung Quốc
+ Xu hướng vận động, bối cảnh phát triển mới của pháp luật ở Việt Nam về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều
kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp
luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài; tiến hành phân tích, đánh giá so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của
Trung Quốc về pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài; qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị
trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác
định cụ thể gồm:
+ Luận giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về
thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
+ So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung quốc về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trên các tiêu chí: tổng quan về điều
chỉnh pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài, chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm; xử lý xung đột pháp luật và
lựa chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài;
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
+ Đề xuất các khuyến nghị những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt
Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, đề tài
tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật học Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của đề tài như phân tích làm rõ sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài với các dạng hợp đồng có yếu tố nước ngoài khác, về khung pháp luật với quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật và thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam do các điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối Đề tài cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra
5 Ý nghĩa và điểm mới của đề tài
+ Đề tài cũng đề cập tới quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc Khác với các cách tiếp cận trước đây tập trung vào đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, đề tài đã đi sâu hơn và chỉ rõ trước khi hợp đồng được xác lập và thậm chí khi còn là lời mời giao kết hợp đồng, quan hệ giữa các bên vẫn có thể làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý nhất định giữa các bên Những phân tích của đề tài đưa ra cơ sở lý luận đối với quan hệ tiền hợp đồng, sự phân chia các giai đoạn và nội dung của quan hệ này để xây dựng khung pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam
+ Chỉ rõ những khác biệt giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Trung Quốc khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, các rủi ro cần quan tâm khi giao kết hợp đồng và cách giải quyết những vấn đề đó Luận giải và chỉ
rõ đặc thù về vấn đề xung đột pháp luật trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc, theo đó có những luật áp dụng có thể được thỏa thuận để điều chỉnh hợp đồng trong giai đoạn giao kết hợp đồng, nhưng cũng có luật áp dụng không được thỏa thuận vào thời điểm này mà có thể được xác định cụ thể sau đó, đồng thời chỉ ra những phương thức chung trong việc điều chỉnh xung đột pháp luật theo pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó xây dựng mô hình lý thuyết và cách tiếp cận thống nhất đối với việc giải quyết xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam
Trang 6+ Đối chiếu, so sánh các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam với
pháp luật Trung Quốc, bình luận về các lý do có thể dẫn tới sự khác biệt này và nhu
cầu tu chỉnh pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân Trung Quốc, nếu xét thấy cần thiết Những phân tích, đối chiếu, so sánh của đề
tài được tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như quan hệ tiền hợp đồng, điều kiện hiệu
lực của hợp đồng, lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng Đặc biệt đề tài đưa ra
những phân tích và bình luận về những vấn đề nổi cộm của giao dịch với thương
nhân Trung Quốc nhưng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam như cấm vận, rửa tiền,
mối quan hệ giữa luật công quốc gia và luật tư quốc gia và tác động của những
vấn đề này tới hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Chương 2: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc về giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1.1 Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài
1.1.1 Hàng hóa và hành vi mua bán hàng hóa trong quan hệ mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Theo quan niệm của hầu hết pháp luật ở các nước trên thế giới, hành vi mua
bán hàng hóa có một đặc trưng sau đây:
Một là, bằng hành vi cụ thể quy định, hợp đồng bán hàng có thể được ký
kết bằng văn bản hoặc bằng thỏa thuận miệng hoặc một phần của hợp đồng thỏa
thuận bằng miệng, một phần văn bản hoặc có thể được suy đoán căn cứ vào hành vi của các bên tham gia ký kết hợp đồng
Hai là, chủ thể của hành vi mua bán hàng hóa là thương nhân Đặc điểm
này cho phép phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại
Ba là, hành vi mua bán hàng hóa làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với
hàng hóa Mọi việc mua bán (trừ việc mua bán quyền sử dụng đất) đều làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng hóa Tuy nhiên, khác với hành vi mua bán khác, hành vi mua bán hàng hóa do thương nhân thực hiện với tư cách là thương nhân làm thay đổi chủ sở hữu hàng hóa là loại tài sản thuộc phạm vi áp dụng các quy định của pháp luật thương mại
Có thể thấy rõ, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
có những đặc trưng riêng so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước Những nét đặc thù này có thể nhận thấy thông qua nhiều yếu tố như: về luật điều chỉnh, về chủ thể của hợp đồng….Sự khác biệt này dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng cần xác định rõ trong quan hệ giữa các bên của hợp đồng như thông tin về đối tác, xác định luật điều chỉnh hợp đồng, xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp… Điều này khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu và làm rõ những đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
1.1.2 Thương nhân nước ngoài
Nhìn chung, các nước trên thế giới tiếp cận vấn đề thương nhân nước ngoài theo hai hướng
- Hướng thứ nhất là đưa ra quan niệm về thương nhân nước ngoài
- Hướng thứ hai là đề cập tới những vấn đề có liên quan trực tiếp như quan
niệm về công ty nước ngoài, pháp nhân nước ngoài… Hướng tiếp cận này được
xác lập theo hai hướng: đưa ra quan niệm về công ty nước ngoài và đề cập quyền, nghĩa vụ của công ty nước ngoài
Như vậy, cho dù các nước trên thế giới có cách tiếp cận khác nhau và cách gọi tên khác nhau đối với thương nước ngoài, nhưng điểm chung có thể nhận thấy là các nước đều quan niệm thương nhân nước ngoài là chủ thể cư trú, sinh sống bên ngoài lãnh thổ nước đó, được tổ chức theo một quyền tài phán khác hoặc được thành lập ở nước ngoài
Trang 71.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Là một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài được ghi nhận trong nhiều điều
ước.Theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980, Công ước La
Hay về mua bán động sản hữu hình năm 1964 và Công ước Liên châu Mỹ về
luật áp dụng đối với các hợp đồng quốc tế năm 1994, thông lệ quốc tế quan niệm
là hợp đồng mua bán hàng hóa có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc
gia Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài không nhất thiết
phải có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia Mặt khác, chủ thể của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật và thông lệ quốc tế có thể là
cá nhân, tổ chức và thậm chí có thể là Nhà nước
Vì vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài là sự thỏa thuận nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau và hoặc có quốc tịch khác nhau
1.2 Khái quát về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Theo hiểu biết chung, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài được coi là đã được xác lập khi thỏa mãn hai điều kiện:
Một là, các bên đạt được sự thỏa thuận các nội dung cần giao dịch trên tinh
thần tự nguyện, thiện chí và trung thực
Hai là, sự thỏa thuận mà các bên đạt được phải được thể hiện dưới một
hình thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật hoặc phù hợp với sự
thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng
Như vậy, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài là quá trình giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau và/hoặc có quốc tịch khác nhau, mà kết quả cuối cùng của quá trình đó là
sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung cần giao dịch dưới hình thức
nhất định
Qua khái niệm trên, có thể thấy giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có những nét đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài là quá trình tuyên bố ý chí của các chủ thể trong giao dịch với thương nhân nước ngoài
Thứ hai, chủ thể là thương nhân các nước khác nhau Đây là nét đặc trưng
nổi bật của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài làm tăng tính phức tạp của giao dịch, làm hình thành mối quan tâm của các bên về việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật đối với hàng hóa được xuất khẩu và nhập khẩu theo hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật các nước đối với các thương nhân
là các bên của hợp đồng, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong giải quyết tranh chấp, cũng như tìm kiếm thông tin về đối tác…
Thứ ba, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
có sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung cần giao dịch, ví dụ, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, bảo hiểm, hợp đồng mẫu, điều kiện chất lượng
Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài được xác
lập dưới hình thức nhất định Tuy nhiên, những đòi hỏi về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thông thường được quy định ngặt nghèo hơn so với các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
Có thể khẳng định rằng, quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thường phức tạp bởi vì các bên phải giải quyết các vấn
đề sau:
Một là, xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Hai là, luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Ba là, quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài
Trang 81.2.2 Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Quy định về xung đột pháp luật của các nước được ghi nhận trong nhiều
văn bản khác nhau, có nước trong luật về tư pháp quốc tế, có nước lại ghi nhận
trong các phần riêng biệt của đạo luật, và có nước lại trong phần tư pháp quốc tế
của đạo luật Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các nước đều thống nhất ở những
điểm sau đây:
Một là, các nước đều tôn trọng quyền tự do lựa chọn luật áp dụng đối với
hợp đồng của các bên có liên quan;
Hai là, trong trường hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng đối với
hợp đồng, luật được áp dụng là luật có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng
Ba là, luật được áp dụng có thể là luật của nước nơi người bán cư trú
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài được ghi nhận trong nhiều điều ước và văn kiện quốc tế Sự ra
đời của các điều ước và văn kiện quốc tế này đã thể hiện những nỗ lực lớn của
thế giới trong việc thống nhất hóa và hài hòa hóa pháp luật thương mại nhằm
giải quyết có hiệu quả đối với hiện tượng xung đột pháp luật
Những nỗ lực khác của việc hài hòa pháp luật có thể thấy thông qua việc
ban hành Nguyên tắc Luật Hợp đồng Châu Âu và Nguyên tắc Hợp đồng thương
mại quốc tế
1.3 Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế
Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp
đồng, nhưng nhìn chung các cách tiếp cận này đều cho thấy quan hệ tiền hợp
đồng bao gồm các vấn đề sau đây:
1 Hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng (ví dụ, quảng cáo, trưng bày giới
thiệu hàng hóa)
2 Các công cụ làm thuận tiện giao dịch (ví dụ, thư trao đổi sự hiểu biết lẫn
nhau, thư trao đổi ý định);
3 Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
4 Các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho bên kia trong quan hệ tiền hợp đồng
5 Luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng
Các quy định liên quan đến hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng
Nhân tố quan trọng đầu tiên khi xem xét quan hệ tiền hợp đồng là lời mời
giao kết hợp đồng Lời mời giao kết hợp đồng không phải là một đề nghị giao
kết hợp đồng mà chỉ là một sư bày tỏ ý định thương lượng để đi đến tạo lập đề nghị giao kết hợp đồng Lời mời giao kết hợp đồng thông thường là điểm khởi
đầu của quá trình đàm phán hợp đồng Lời mời giao kết hợp đồng có thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, catalogue
Các tài liệu ghi nhận và làm thuận tiện giao dịch
Một hình thức có thể được sử dụng trong đàm phán các hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong pháp luật các nước là các tài liệu ghi nhận và làm thuận tiện giao dịch Các tài liệu này có thể thể hiện dưới nhiều dạng
như thư trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau, thư trao đổi ý định, thỏa thuận sơ bộ…
Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một người bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều người khác, có thể kèm theo hoặc không kèm theo hạn trả lời
Các hình thức trách nhiệm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại cho bên kia trong quan hệ tiền hợp đồng
- Trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ tiền hợp đồng;
- Trách nhiệm đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ khác trong quan hệ tiền hợp đồng
1.4 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm riêng của giao dịch với thương nhân nước
ngoài, ngoài những điều kiện chung đối với hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài có những nét đặc thù Những nét đặc thù về
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có hiệu lực pháp lý thể hiện thông qua những điều kiện sau đây: Điều kiện
Trang 9về chủ thể của hợp đồng; Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng;
Điều kiện về nội dung của hợp đồng; Điều kiện về hình thức của hợp đồng
1.4.1 Điều kiện về chủ thể của hợp đồng
Sự tham gia của thương nhân nước ngoài đã làm cho quan hệ mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài có nét đặc thù so với quan hệ mua bán hàng
hóa trong nước Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài phải có đầy đủ những điều kiện do pháp luật qui định để được tham gia
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Điều này có
nghĩa là để có hiệu lực pháp lý, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài phải có đầy đủ tư cách pháp lý
1.4.2 Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài phải thuộc diện đối tượng có thể giao dịch được, không thuộc loại hàng hóa bị
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, không thuộc diện bị hạn chế xuất, nhập khẩu
1.4.3 Điều kiện về nội dung của hợp đồng
Liên quan đến nội dung của hợp đồng còn cần nhắc đến những thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng nhằm những mục đích nhất định như rửa tiền hay tài
trợ cho hoạt động khủng bố Đây là những hành vi xuất hiện nhiều trong thời
gian gần đây trong giao lưu quốc tế
1.4.4 Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Như vậy, trên thực tế không một hệ thống pháp luật nào lại miễn trừ hoàn
toàn các yêu cầu về hình thức của hợp đồng Vấn đề đặt ra là ở chỗ, yêu cầu về
hình thức của hợp đồng có phải là điều kiện bắt buộc để xác định hiệu lực của
hợp đồng hay không Nhìn chung, có thể khẳng định rằng, hình thức của hợp đồng
không được coi là điều kiện hiệu lực của hợp đồng, cho dù một số ít nước, chẳng
hạn Cộng hòa liên bang Đức ghi nhận điều này Tuy nhiên, hình thức của hợp
đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh và là chứng cứ trước tòa án
1.5 Pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ
thương mại quốc tế nên chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật thương mại quốc
tế, bao gồm các điều ước về mua bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về
thương mại và pháp luật quốc gia
Chương 2
SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC
VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
2.1 Thực trạng các quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam và Trung Quốc
2.1.1 Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi trong quan hệ tiền hợp đồng
Tổng quan điều chỉnh pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã xác lập một
số cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng Những cơ sở pháp lý này thể hiện trước hết thông qua quy định về bồi thường thiệt hại, việc ghi nhận nguyên tắc trung thực, thiện chí, tự do giao kết hợp đồng, những trường hợp hợp đồng để được giao kết cần phải có sự chấp thuận trước, các quy định về quảng cáo, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa … Cùng với cách tiếp cận nêu trên, Luật hợp đồng của Trung Quốc 1999 đã nêu rõ các nguyên tắc cơ bản khi xác lập hợp đồng như: bình đẳng (Điều 3), quyền tự nguyện giao kết hợp đồng (Điều 4), công bằng (Điều 5) và lành mạnh (Điều 6), nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quan hệ thương mại (Điều 43)
Về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng
Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam đã làm rõ những trường hợp hợp đồng, giao dịch phải được chấp thuận trước Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì hợp đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng nhất định dưới đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận trước (Luật doanh nghiệp 2005):
(a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
(b) Người có liên quan của những người nêu ở điểm a;
(c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản
lý công ty mẹ;
(d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c
Trang 10Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận lời đề nghị
Một nội dung khác trong việc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với
quan hệ tiền hợp đồng là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng Việc giao kết hợp đồng được thể hiện thông qua một đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Theo pháp luật
Việt Nam, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định cụ thể
Điều 14 của Luật hợp đồng Trung Quốc cũng xác định rõ, lời đề nghị phải
chứa đựng các điều khoản cụ thể và xác định và sau khi được chấp nhận nó có
giá trị ràng buộc đối với bên được đề nghị
2.1.2 Chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng
Cùng với việc quy định một số nội dung liên quan đến quan hệ tiền hợp
đồng, pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định đề cập đến chế độ trách nhiệm
đối với các hành vi vi phạm không phát sinh từ hợp đồng
Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đã quy định về chế độ trách nhiệm đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo các Điều 604, 605 và 608
Khác với cách tiếp cận của pháp luật hợp đồng của Việt Nam, Luật hợp
đồng của Trung Quốc năm 1999 cũng có quy định chi tiết về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng Theo đó, nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại sẽ phát sinh trong các trường hợp sau, khi một Bên:
(i) Có hành vi không trung thực nhằm để hoàn thành việc giao kết hợp đồng;
(ii) Cố tình che giấu sự thật có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp
đồng hoặc cung cấp thông tin sai sự thật;
(iii) Có bất cứ hành vi nào đi ngược lại nguyên tắc trung thực khi giao kết
hợp đồng (Điều 42)
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý xung đột pháp luật và lựa
chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài
Qua nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về xử lý xung đột pháp luật
và lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc, có thể đi
đến những nhận xét khái quát sau đây:
+ Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về lựa chọn luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài
+ Các quy định hiện hành của Việt Nam về quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại chưa cho phép làm rõ những trường hợp, ví dụ thương nhân Việt Nam sang triển lãm và bán hàng ở Trung Quốc thì luật nào sẽ được áp dụng ? Trường hợp thương nhân nước ngoài bán hàng tại Việt Nam thì luật chi phối quan hệ này là luật nào ? Giả định rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng được lựa chọn thì liệu luật áp dụng này có tự động quay trở lại áp dụng đối với quan hệ tiền hợp đồng hay không ? Trường hợp luật
áp dụng được ghi nhận trong các văn bản được xác lập trong quá trình đàm phán hợp đồng như Biên bản làm việc, Bản ghi nhớ nhưng sau này lại không được đề cập trong hợp đồng thì quan hệ này được giải quyết như thế nào ? Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam chưa cho phép lý giải đầy đủ những vấn đề này Nhìn chung, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng
và cụ thể về luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được những trường hợp như một bên đưa ra một lời mời chào để xúc tiến bán một loại hàng hóa thì pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh hành vi này, cũng như nếu một bên có hành vi lừa dối làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một bên tham gia quan hệ nêu trên thì chế
độ trách nhiệm được giải quyết như thế nào, hệ thống pháp luật nào có thể được
áp dụng để điều chỉnh loại hình vi phạm đó
+ Nghiên cứu các hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong nhiều năm gần đây, có thể nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đó bước đầu có sự lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, nhưng nhìn chung đều không chỉ rõ luật áp dụng Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có thói quen sử dụng các tập quán thương mại quốc tế khác
2.3 Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam và Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 về điều kiện hiệu lực của hợp đồng là tương đồng với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế Các yêu cầu về điều kiện hiệu lực của