Đây là tài liệu hội thảo công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí. Tài liệu này nói về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí.
Trang 1Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp; biểu hiện của suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” – liên hệ với hoạt động báo chí hiện nay
1 Về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức là phạm trù thuộc ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định, nhưng
nó lại có tác động rất lớn đến tồn tại xã hội Theo nghĩa rộng, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội Theo nghĩa hẹp, đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng, rèn luyện theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có
Đạo đức có thể thúc đẩy xã hội phát triển ổn định và tiến bộ, ngược lại nếu đạo đức xuống cấp, suy đồi sẽ làm mục ruỗng từng cá nhân, gia đình, tập thể và cả
xã hội Vì vậy, đạo đức luôn được các xã hội và mọi người quan tâm xây dựng, tu dưỡng, rèn luyện và đạo đức học cũng là môn khoa học xã hội nhân văn ra đời rất sớm để nghiên cứu nội dung và quá trình phát sinh, phát triển của đạo đức Ngay trong các trường phái triết học cổ đại phương Tây và phương Đông đã đề cập nhiều đến phạm trù đạo đức Vào thời Xuân thu - Chiến quốc, trong lúc các nước thuộc Trung Hoa cổ đại tranh giành quyền lực liên miên thì Khổng Tử đã giành nhiều công sức nghiên cứu về đạo đức và đã hình thành, thực hiện tư tưởng Đức trị
Cha ông ta cũng luôn luôn coi trọng đạo đức, đặt nó làm vị trí hàng đầu của bậc quân tử "nhân - trí - dũng" Vào thế kỷ XV, trên văn bia ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội đã khẳng định "Hiền tài là nguyên khí quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh Nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp kém" Hiền tài là những người có cả đức và tài của đất nước Như vậy cha ông ta đã dùng
"hiền" để chỉ các hành vi đạo đức của con người và được đặt trước tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức Người đã nói, viết nhiều nhất về vấn đề đạo đức Người đã đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức mới và phân tích rõ mối quan hệ biện chứng giữa đức với tài Người cho rằng: đức là gốc, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó và có tài mà không
có đức là người vô dụng Người đã chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không
Trang 2lãnh đạo được nhân dân"(1) và "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"(2) Người đã khẳng định "Đảng ta là đạo đức, là văn minh"
Tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại, dân tộc và thuấn nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đức và tài của con người đã khẳng định "đức là gốc" Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của đạo đức, có tầm quan trọng đặc biệt vì nó gắn liền với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và cả những người đang thực hiện việc hành nghề về chuyên môn, nghiệp vụ của mình Đạo đức nghề nghiệp gắn liền với việc hành nghề nào đó, thể hiện tập trung qua thực hiện trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp Làm nghề gì cũng phải có đạo đức nghề nghiệp của nghề ấy Khi phân công lao động xã hội phát triển, tất yếu sẽ hình thành và phát triển các ngành nghề mới dẫn đến hình thành, phát triển đa dạng đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, thể hiện sự thành đạt, vị thế và nhân cách của mỗi con người trong hoạt động nghề nghiệp Hầu hết các ngành, tổ chức, cơ quan, cá nhân đều quan tâm đến xây dựng và thực hiện đạo đức nghề nghiệp của mình
Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực trong thực hiện trách nhiệm và quyền hạn trong việc hành nghề và được xã hội chấp nhận Không có đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các ngành nghề Mỗi ngành nghề có tiêu chuẩn (quy tắc, nội quy) đạo đức nghề nghiệp của mình, do tổ chức xã hội nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành đối với các thành viên hành nghề thuộc phạm vi lãnh đạo và quản lý Thậm chí một cá nhân hành nghề cũng tự đặt
ra những chuẩn mực đạo đức cho việc hành nghề của mình
Nét đặc trưng của đạo đức nghề nghiệp là mỗi ngành nghề có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp riêng và thường được khái quát cao Chẳng hạn đạo đức nghề nghiệp cao nhất của nhà giáo (nghề giáo dục) được khái quát là "nhân cách"; của
y, bác sĩ (nghề y) được khái quát là "lương tâm, lương y như từ mẫu"; của người kinh doanh là "tín" (xương sống trong kinh doanh), của người làm công tác luật pháp là "lương tri", của người làm tham mưu là "trung thành, trung thực", của nhà báo là "tâm vững, lòng trong, bút sắc",
1 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, Tr 252 -253.
Trang 3Như vậy, đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm; tình yêu thương; tinh thần học hỏi; niềm tin, thành thực và sự lạc quan với nghề nghiệp… Nhưng nhìn chung để xác định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
- Pháp luật và các quy định của Đảng
- Áp lực xã hội
- Ngành nghề đang làm
- Sự lãnh đạo, quản lý của thủ trưởng cơ quan
- Đạo đức cá nhân, đồng nghiệp và cơ quan
- Thói quen và xu hướng đạo đức chung
Thực tế vừa qua, căn cứ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của từng ngành nghề, các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị đã chú trọng quan tâm cụ thể hoá đạo đức nghề nghiệp để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan thực hiện Nhiều cơ quan đã ban hành các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được công khai treo ở hội trường và các phòng làm việc Hầu hết cán bộ, công chức các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị đã yêu ngành, yêu nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, công tâm, khách quan, trung thực, đoàn kết, cộng tác, phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lạc quan và tự tin trong thực hiện ngành nghề của mình Hầu hết mọi người đã tuân thủ và thực hiện nghiêm túc theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình, tạo sự đồng thuận, nâng cao uy tín, vị thế và củng cố lòng tin đối với từng ngành nghề trong xã hội Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, Đảng ta và toàn bộ hệ thống chính trị, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, nhà trường không ngừng nâng cao giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng; từng cá nhân và tập thể, từng dòng họ và từng gia đình đã phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức mới Nhờ đó, việc thực hiện đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng đã đạt được một số kết quả khả quan Đại bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân có đạo đức trong sáng, lành mạnh, trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp, được xã hội thừa nhận, phát huy truyền thống yêu nước, trung với nước, hiếu với dân; yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; cần cù làm việc, cần kiệm, liên chính, chí công vô tư và có tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả; giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực,
Trang 4trong mọi ngành nghề xuất hiện ngày càng nhiều; hầu hết mọi người tự tin, hăng say làm việc và sống với nhau có tình, có nghĩa;…
Tuy nhiên, một số tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị và một số hiệp hội ngành nghề chưa quan tâm đúng mức đến việc cụ thể hóa tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp Chủ yếu tập trung thể hiện yếu tố chấp hành pháp luật nhà nước và các quy định của Đảng, của cơ quan và tinh thần trách nhiệm Còn tình thương yêu, sự hợp tác với đồng nghiệp, sự say mê học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, niềm tin và sự lạc quan yêu nghề chưa cao Có nơi còn biểu hiện vô cảm, có nơi nhân dân, dư luận xã hội bức xúc, có lúc lại chưa thể hiện được bản lĩnh nghề nghiệp trong hoạt động nghề chuyên môn của mình Một số ngành nghề, đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu cơ quan chưa thật sự là tấm gương sáng để mọi thành viên trong cơ quan noi theo Một số nơi chưa có tiêu chí đánh giá về đạo đức nghề nghiệp…
Phải thẳng thắn thừa nhận do mặt trái của cơ chế thị trường và sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện mà hiện nay đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng xuống cấp, suy thoái nhưng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi và có mặt, có lúc còn trầm trọng hơn: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào một số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước"
(3) Trong đạo đức nghề nghiệp còn không ít trường hợp thiếu lương tâm, vô cảm như một số việc báo chí đã nêu; tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp sa sút nghiêm trọng, đố kỵ, ích kỷ, bon chen, nịnh trên, chèn dưới diễn ra khá phổ biến ở
nhiều cơ quan, đơn vị… Thậm chí còn có người cho rằng cái thiếu nhất của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay là lương tâm và cái thừa nhất là nói dối và vô cảm (báo cáo sai sự thật, giấu giếm và bao che khuyết điểm vi phạm,
bung bít và gây nhiễm thông tin; bạn bè, đồng nghiệp dối nhau, vô cảm với nhau…) và hội chứng nói dối đã trở thành xã hội nói dối Nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp chưa được giải quyết dứt điểm thì lại nảy sinh những vụ việc gay gắt, phức tạp, vô cảm hơn Thậm chí vẫn còn những cán bộ, đảng viên luôn nói là trung với Đảng, với nước, luôn phụng sự nhân dân, nhưng lại đối xử quá tệ bạc, có khi còn đuổi ra ngủ ngoài đường… đối với ngay người thân sinh (bố
3
Trích Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
Trang 5mẹ đẻ) ra mình Vậy, những người này thật sự có đạo đức không? Hay chỉ là những phường cơ hội, thực dụng
Tình trạng trên, đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách thật sự nghiêm túc về vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng để đề ra giải pháp đồng bộ về nâng cao đạo đức cách mạng, nhất là đạo đức nghề nghiệp
2 Về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt dược những thành tựu quan trong, có ý nghĩa lịch sử Bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện,
vô nguyên tắc…" cộng với những phần tử cơ hội lén lút chui vào Đảng và tác động của bối cảnh bên ngoài, hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản trên thế giới tạm thời thoái trào; tình hình quốc tế còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, sự tác động mạnh mẽ của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, dẫn đến có những cán bộ, đảng viên cơ hội về chính trị, mưu cầu lợi ích
cá nhân, do bất đồng ý kiến với Đảng và Nhà nước, do ảnh hưởng của những quan điểm, khuynh hướng sai lệch của nước ngoài dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" hoặc bị các phần tử xấu mua chuộc, lôi kéo dẫn đến xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng, có hành động chống lại Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhưng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn Đặc biệt, sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biến chất, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" không chỉ diễn ra ở một số cán bộ, đảng viên, công chức có nhận thức thấp, mà nó diễn ra ngay cả ở một số cán bộ, đảng viên có nhận thức, trình độ kiến thức, năng lực cao, thậm chí cả một số cán bộ vào sinh ra tử, đã từng có đóng góp lớn và nêu gương sáng trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhưng đến nay vẫn bị ngục ngã trước sự cám dỗ của vật chất, danh vọng, cá biệt còn từ bỏ lý tưởng của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… Mặt khác, sự sụp đổ của các Đảng Cộng sản ở một số nước Đông Âu và của Đảng Cộng sản Liên Xô vào những thập niên cuối của thế kỷ XX đã cho
Trang 6chúng ta bài học, nếu để "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" xảy ra ở đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, nhất là một số cán bộ chiến lược cấp cao thì nguy cơ mất Đảng và thay đổi chế độ chính trị là tất yếu
Từ thực tế trên, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, trong đó có: 9 biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; đồng thời, đã đề ra yêu cầu, mục tiêu, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái này (Xem toàn văn Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ) Vì vậy, trong bài tham luận này, tôi không nhắc lại 27 biểu hiện suy thoái mà Nghị quyết đã chỉ rõ, chỉ nhấn mạnh thêm một số giải pháp sau:
Một là, chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn
đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Bởi vì, xét cho cùng đạo đức đều là sản phẩm của các điều kiện sống thực tại tạo nên Tuy đạo đức luôn tiếp thu, kế thừa các giá trị truyền thống, tinh hoa của dân tộc và thời đại nhưng quan niệm đạo đức, chuẩn mực, thang giá trị đạo đức trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có những tiếp biến, thay đổi,
có sự xâm nhập các giá trị văn hóa mới Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng… với tư cách là cơ sở vật chất của đạo đức và mặt trái của nó là chủ nghĩa cá nhân Nhưng chúng ta chưa đưa ra được các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn giữa thực trạng đạo đức với hiệu quả của giáo dục đạo đức, giữa thang giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống với thang giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm Do vậy, cần quan tâm đầu tư cho đạo đức học để nghiên cứu nội dung và quá trình phát sinh, phát triển của đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Hai là, phải nhận thức đúng, đầy đủ về tác hại của sự suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá” để từ đó xác định
Trang 7quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái này trong nội bộ Tuyên truyền, giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân các quy định của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức rõ các biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá", qua đó tự giác rèn luyện để không mắc vào suy thoái, tạo sự đồng thuận xã hội lên án những người có biểu hiện suy thoái Đồng thời, triển khai có chất lượng, hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng lý luận về phòng, chống sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" để khẳng định trên thực tế sự ưu việt của chế độ chính trị của nước ta trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, qua đó phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch cho rằng Đảng và Nhà nước ta không thể phòng, chống được suy thoái, tham nhũng
Ba là, hoàn thiện các quy định của Đảng và chỉ đạo các tổ chức trong hệ
thống chính trị sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh, ban hành chính sách, pháp luật tạo khung khổ pháp lý cho công tác kiểm tra, giám sát nói chung, công tác kiểm tra, giám sát việc phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá” nói riêng Các tổ chức đảng cần
cụ thể hoá hơn nữa 27 biểu hiện suy thoái mà Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII
đã chỉ ra cho sát hợp với thực tiễn từng tổ chức mình và tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng và đối chiếu để tự phòng, tự rèn, tự tu, không phạm phải trong công tác và sinh hoạt
Bốn là, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy trong thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát các nội dung suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" Chủ động xây dựng chương trình,
kế hoạch hành động, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động, kế hoạch kiểm tra, giám sát phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" Thường xuyên coi trọng kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và cán bộ để trước hết kiểm soát được quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền
Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, giám sát trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn
Trang 8biến", "tự chuyển hoá" Bảo đảm, công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", quan liêu, tham nhũng, lãng phí và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải giữ vai trò quyết định ngăn chặn không để những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng; cơ hội về chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chui vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Tập trung thực hiện tốt việc giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý để nắm chắc tình hình, phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm nói chung, dấu hiệu suy thoái về về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" nói riêng để phục vụ tốt cho việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đạt chất lượng, hiệu quả Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI và XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định 08-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương; Quy định 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng, cơ quan
có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, nhất là trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
Năm là, khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò của nhân dân, các tổ
chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát Quy định rõ trách nhiệm của người dân, của các đoàn thể chính trị - xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong phát hiện, phản ánh, ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
Sáu là, xử lý nghiêm minh các hành vi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" Bảo đảm người có hành vi suy
Trang 9thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" đều phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, bất kể người đó là ai và ở cương
vị nào Những đảng viên qua kiểm tra, giám sát kết luận có biểu hiện suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" mà chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải chuyển vị trí công tác và công khai để góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe
Chú trọng nghiên cứu, tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" Quá trình thực hiện cần nắm vững quan điểm, kiên trì mục tiêu, vận dụng linh hoạt các giải pháp, xác định nội dung, đối tượng, cách làm cụ thể phù hợp với từng đối tượng
Các cơ quan tham mưu, nhất là ủy ban kiểm tra cần quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của các cấp ủy, theo sát tình hình, nắm chắc diễn biến, kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc để tham mưu với cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, sửa đổi những chuẩn mực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với từng đối tượng, từng loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong từng lĩnh vực công tác của hệ thống chính trị Coi trọng, phổ biến những cách làm hay, những sáng kiến có hiệu quả để nhân rộng Biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân tiên tiến trong tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng, phù hợp thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và ngăn chặn, đẩy lùi được những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ
3 Liên hệ với hoạt động báo chí hiện nay
Báo chí có vai trò rất quan trọng, thậm chí còn được coi là quyền lực thứ tư trong xã hội hiện đại Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng vô cùng quan trọng Đạo đức nghề nghiệp báo chí hay đạo đức người làm báo là việc ứng xử trên cơ sở đạo đức của xã hội, là lương tâm, trách nhiệm xã hội, thể hiện "tâm vững, lòng trong, bút sắc" của người làm báo Đạo đức nghề nghiệp được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí, thậm chí trong nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc tư chất của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo
Trang 10đức nghề nghiệp của người làm báo Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luật hóa trong Luật Báo chí năm 2016 gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” Tháng 12-2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành
“10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” Đây là các chuẩn mực rất cụ thể và thiết thực nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo
Trong quá trình phát triển, báo chí Việt Nam đã đạt được nhiều thành công và
ưu điểm, tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần vào sự phát triển đất nước và đời sống xã hội Báo chí đã trung thành tuyệt đối với hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và lợi ích của nhân dân, dân tộc Báo chí đã thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và tiếng nói của nhân dân, của các ngành nghề Qua báo chí nhiều tấm gương tốt được biểu dương, nhiều vụ việc tiêu cực được phơi bày, nhiều vấn đề bức xúc được giải quyết Đồng thời, báo chí đã tuyên truyền, quảng bá, giải thích, vận động, cổ vũ và biểu dương những cá nhân và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chống lại những quan điểm, hành động sai trái, tiêu cực hoặc chống đối Đảng và hệ thống chính trị
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, trong hoạt động báo chí vẫn còn một số hạn chế, sai phạm với biểu hiện, dạng thức khác nhau Đó là các biểu hiện sau:
(1) Thông tin sai sự thật hoặc thông tin méo mó (sai một phần);
(2) Không quan tâm đến hậu quả của thông tin;
(3) Ứng xử nhẫn tâm;
(4) Đưa thông tin không khách quan vì mục đích vụ lợi hay vì năng lực chuyên môn kém;
(5) Thương mại hóa báo chí;
(6) Khủng hoảng đạo đức báo chí