1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy Tắc Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Luật Sư Ở Việt Nam.pdf

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

lOMoARcPSD|38545333 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT Đề tài: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư ở Việt Nam hiện nay Liên hệ thực tiễn Họ và tên: Vũ Đức Ninh Mã sinh viên: VB3217380040 Số báo danh: 917 Lớp: VB2K3L3 Hà Nội – 2023 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHÁI NIÊM LIÊN QUAN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 4 1 Nghề luật sư 4 2 Đạo đức nghề luật sư 5 2.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 5 2.2 Đạo đức nghề luật sư 5 2.3.Tiêu chí đánh giá cơ bản 7 CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY 8 1 Sự phát triển của nghề luật sư trong thời kì hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 8 1.1 Đối với kinh tế 8 1.2 Về trính trị 8 1.3 Về xã hội 10 2.Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới 10 2.1Thanh danh 10 2.2.Sứ mệnh 11 2.3.Kĩ năng hành nghề 11 2.4 Chuẩn mực ứng xử 12 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ 15 KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mặt kinh tế đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội trong đó có yếu tốvăn hóa pháp lý Việc hội nhập và phát triển kinh tế tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đó có nghề luật sư Việc hội nhập kinh tế giao thương vói nước ngoài làm nảy sinh những nhu cầu,đòi hỏi nhiều hơn từ giới luật sư Nhiều doanh nghiệp VN đã vấp phải những khó khăn pháp lý, phải đương đầu những vụ kiện bán phá giá, kiện bản quyền, nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra bỡ ngỡ và thường là thất bại Vụ kiện cá tra,cá basa, tranh chấp thương hiệu càfe Trung Nguyên, vụ thua kiện của hãng hàng không VN airline là những minh chứng rõ ràng nhất Lúc này người ta mới thấy tầm quan trọng của người luật sư Nếu như người luật sư là “người dẫn đường pháp lý” đi đến hội nhập thì cái gì sẽ dẫn đường cho người luật sư làm đúng nhiệm vụ vủa mình Đó chính là đạo đức nghề nghiệp Nghề luật sư là một trong những nghề đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp rất cao, hoạt động của luật sư liên quan đến lợi ích của nhiều người, có ý nghĩa quan trọng đối với của một bản án Đạo đức người luật sư có tầm quan trọng như vậy nhưng lại chưa nhận được sư quan tâm đúng mức của nhà nước,của các tổ chức luật sư, chúng ta mới chỉ có Bộ qui tắc mẫu đạo đức người luật sư đo Bộ tư pháp ban hành Nhưng những qui tắc đó chỉ mang tính định hướng, chưa thật sự rõ ràng, nhiều luật sư đã lúng túng khi gặp các trường hợp cụ thể, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp Chính vì những lí do trên, em xin được chọn đề tài “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư ở Việt Nam hiện nay Liên hệ thực tiễn” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Nghề luật và phương pháp học luật Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KHÁI NIÊM LIÊN QUAN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1 Nghề luật sư Việt Nam đã coi luật sư là một hoạt động “bổ trợ tư pháp” Trong hệ thống các quy định pháp luật về tố tụng, luật sư được xác định là “người tham gia tố tụng”, có địa vị pháp lý hoàn toàn khác so với những người tiến hành tố tụng Trong khi đó, xét về bản chất thì chức năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng công tố như là một tất yếu khách quan tự thân của tranh tụng hình sự Xét ở một bình diện khác, một quan điểm rất đáng chú ý là trong luật tố tụng hình sự thực định hiện hành, chức năng bào chữa không chỉ thuộc về bên bào chữa mà còn thuộc về cả bên buộc tội và cơ quan xét xử nữa Về mặt ngữ nghĩa, khái niệm nghề luật sư bao gồm hai cụm từ: Nghề với tính chất là một nghề nghiệp và luật sư chỉ những người đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội” hoặc hiểu theo nghĩa thứ hai là “thành thạo trong một công việc nào đó” Trong luật thực định của một số quan niệm tính chất của nghề nghiệp là tự do Nói tới tính chất là nói tới thuộc tính cơ bản của một sự vật, trong trường hợp này, luật sư là chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, là người thực thi và truyền bá pháp luật của Nhà nước nên không thể nói tính chất của nghề nghiệp này là nghề tự do Tính chất độc lập cần phải được coi là thuộc tính của nghề nghiệp luật sư, còn nói tới tự do là nói tới phương thức hành nghề tự do của luật sư, như có thời gian và không gian hoạt động tự do, có quyền tự do lựa chọn khách hàng, không bị những hạn chế, bó buộc như một công chức Nhà nước Từ những phân tích, kiến giải nêu trên, lần đầu tiên em xin khái quát hóa và định nghĩa khái niệm nghề luật sư như sau: “Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 2 Đạo đức nghề luật sư 2.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp Trước hết, chúng ta cần xác định thế nào là đạo đức nghề nghiệp? Hiểu một cách đơn giản nhất đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực, giá trị tốt đẹp về cách hành xử của người đó với nghề nghiệp của mình Bản thân đạo đức đã là sự phản ánh của các mối quan hệ xã hội, là phép tắc đỗi xử trong xã hội mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội Nó được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Đạo đức luôn mang tính kế thừa nhất định nhưng càng về sau nó lại có những thay đổi căn bản để phù hợp với hoàn cảnh và nhân thức xã hội Mà đạo đức nghề nghiệp lại là một phạm trù nhỏ của đạo đức nói chung nên nhất thiết nó mang những đặc trưng cơ bản của đạo đức Phải nói rằng, đạo đức có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nghề Thứ nhất, nó như là nhân tố quyết định để xã hội công nhận và tôn trọng nghề nghiệp đó Thứ hai, đạo đức giúp cho nghề nghiệp phát triển theo hướng tốt đẹp, thanh sạch Thứ ba, đạo đức góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thứ tư, đạo đức mới giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc…Đạo đức trở thành nền tảng cho một xã hội phát triển vững mạnh và ổn định 2.2 Đạo đức nghề luật sư Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, có thể thấy tài và đức là hai nhân tố vô cùng quan trọng đối với một con người Đặc biệt là đối với người làm nghề luật sư, nó còn đòi hỏi cao hơn thế Nếu người bác sĩ chữa bệnh cứu sống cơ thể người thì luật sư được so sánh như một người chữa bệnh về tinh thần cho họ Chính vì thế ngoài chuyên môn( tài) phải giỏi người luật sư nhất thiết cần có đạo đức tốt, trong sáng Nghề luật sư được điều chỉnh và kiểm soát rất chặt chẽ Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 bằng những quy định của pháp luật Ngoài nhưng quy định của pháp luật còn có những quy tắc nghề nghiệp bổ sung cho các quy định của pháp luật Những quy tắc này đôi khi còn đặt ra yêu cầu cao hơn so với yêu cầu của pháp luật Những quy tắc đạo đức nghề nghiệp được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng Tuy nhiên, cho dù quyền lợi của khách hàng có lớn đến đâu thì người luật sư cũng không được phép làm bất cứ điều gì trái pháp luật và lương tâm Một bộ quy tắc không chỉ điều chỉnh việc hành nghề mà còn điều chỉnh đến cuộc sống riêng của luật sư Luật sư không thể trở thành một tên du côn ở ngoài đời rồi dùng chính kiến thức luật pháp của mình để biện hộ cho bản thân Đạo đức nghề luật sư là tổng hợp các nguyên tắc ứng xử mà luật sư phải tuân thủ khi hành nghề Ngoài ra, nó là những quy chuẩn chung về đạo đức hành nghề của luật sư trong các mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan nhà nước và trong lối sống Đạo đức nghề luật sư phản ánh hai khía cạnh cơ bản đó là bảo vệ lợi ích khách hàng và bảo đảm công lý, tuân thủ pháp luật Luật sư được thuê để hướng dẫn và bảo vệ công lý nhưng nó không hoàn toàn mang ý nghĩa kinh doanh thuần túy Tư cách đạo đức của nghề luật sư đảm bảo cho việc hành nghề của họ an toàn, hữu hiệu và uy tín Trong quá trình hành nghề, luật sư gặp rất nhiều các tình huống mà pháp luật không quy định hoặc không thể quy định được, trong trường hợp này những quy phạm xã hội sẽ điều chỉnh tốt hơn các quy phạm xã hội Và có những trường hợp pháp luật không cấm nhưng đạo đức nghề nghiệp lại không cho phép làm Chính vì vậy việc hình thành quy tắc đạo đức cho người luật sư sẽ giúp họ sử xự đúng mực này để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu xứng đáng với sự tin cậy của xã hôi Đạo đức được coi là nguyên tắc trong hoạt động của nghề luật sư được pháp luật ghi nhận tại điều 5 luật luật sư năm 2006 Căn cứ Pháp lệnh luật sư năm 2001; Căn cứ Nghị định số 94/2001/NĐ/CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư; Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật ngày 5/8/2002 Bộ Tư pháp đã ban hành bộ Quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư Đây là văn bản chính thức quy định về những nguyên tắc trong hoạt động hành nghề của luật sư trong các mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan nhà nước Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 2.3.Tiêu chí đánh giá cơ bản Lẽ đương nhiên là một luật sư đòi hỏi phải triệt để tôn trọng và thực thi pháp luật Nhưng cho dù hệ thống pháp luật hoàn thiện đến mấy nó cũng không thể điều chỉnh tuyệt đối hành vi ứng xử của người luật sư Bởi luật sư với tư cách cá nhân tự chịu trách nhiệm về uy tín nghề nghiệp của mình Chính vì thế mà việc hành nghề của các luật sư mang trong mình nhận thức, tư tưởng, tâm lý cá nhân việc đặt ra một tiêu chí đánh giá cơ bản một luật sư có đạo đức quả thực chỉ mang tính tương đối Trong bộ quy tắc mẫu về đạo đức nghề luật sư có nhắc đến một số tiêu chí chung như: sứ mệnh, kĩ năng, chuẩn mực ứng xử, thanh danh Ngoài ra, còn vô vàn các tiêu chí đạo đức khác mà người luật sư cần phải đạt được đó là lương tâm nghề nghiệp, nhiệt huyết, uy tín, trách nhiệm Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 CHƯƠNG II: ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ HIỆN NAY 1 Sự phát triển của nghề luật sư trong thời kì hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Đối với nghề nào cũng vậy, sự tác động của thị trường luôn tạo ra một tầm ảnh hưởng không nhỏ với nghề đó Và nhất là trong nền kinh tế thị trường này thì việc sự tác động của không nằm ngoài quy luật đó Nghề luật sư có thể gọi là một nghề tự do, tự do trong khuôn khổ của pháp luật Cái gì càng tự do thì đều chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường, từ nhà nước Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển từ một nước nghèo nàn, lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại hơn.Hay nói một cách khác nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vậy nên hoàn cảnh đất nước có rất nhiều vấn đề tác động thị trường, của nhà nước lại càng quan trọng.Nghề luật sư cũng vào nghề luật sư, tác động vào đạo đưc nghề luật sư về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực 1.1 Đối với kinh tế Pháp luật thuộc một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, còn kinh tế thì thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng Cũng như nhà nước, pháp luật sinh ra trên cơ sở của hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, qui định nội dung, hình thức, cơ cấu và phát triển của pháp luật 1.2 Về trính trị Luật luật sư ra đời đúng lúc Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam Những thay đổi ấy là:  Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333  Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư  Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có  Ngày 19/10/2010 tại Hà Nội, dự thảo chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 do bộ tư pháp soạn thảo Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Chiến lược phát triển nghề luật sư giai đoạn 2020, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Bốn cho biết, có 4 quan điểm được ban soạn thảo đặt ra gồm: Thực trạng tổ chức, hoạt động luật sư ở nước ta; Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nghề luật sư; Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện Ông Bốn nêu lên 5 định hướng chiến lược phát triển hành nghề luật sư Thứ nhất, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thứ hai, phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về dịch vụ pháp lý và chất lượng dịch vụ pháp lý Thứ ba, phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới Thứ tư, phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư có cơ cấu, tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hoạt động chuyên nghiệp đảm bảo phát huy tối đa vai trò tự quản trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư Thứ năm, đổi mới công tác quản lý nhà nước, từng bước giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 1.3 Về xã hội Cùng với sự phát triển của thời đại thì các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng: ma túy, HIVS, trộm cắp, hiếp dâm Các tệ nạn xảy ra ngày nhiều, có tổ chức và hoạt động ngày càng chuyên nhiệp hơn Chính vì vậy mà vấn đề pháp luật ngày càng được đặc biệt chú trọng Không chỉ có các tệ nạn xã hội mà nhu cầu dân sự ngày càng tăng: như li hôn, bạo lực gia đình, tranh chấp đất đai Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu pháp lí ngày càng gia tăng Người ta không còn ngại việc ra tòa hay đến văn phòng luật sư, gặp luật sư nữa Những vụ án dân sự giờ đây xảy ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và dần trở thành vấn nạn của xã hội, của đất nước đòi hỏi cần có một đội ngũ luật sư vững vàng trong chuyên môn, kiên định trong tư tưởng và lương tâm thanh sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội 2.Yêu cầu về đạo đức luật sư trong thời kì đổi mới Để trở thành một người luật sư tốt, đúng với vai trò đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay thì một người luật sư cần bảo đảm các yêu cầu cũng như nguyên tắc đối với họ Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản cho người luật sư để thực hiện tốt vận mệnh của mình đối với cộng đồng, xã hội Với thiên chức của nghề, người luật sư đòi hỏi cần phải nhận thức và ứng xử một cách có đạo đức trong xã hội, về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, tuân thủ những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đã đem lại Khi đề cập đến đạo đức của nghề luật sư là chúng ta đề cập đến sự mệnh mà người luật sư phải thực hiện; là nói đến phẩm chất, thanh danh của họ; là kỹ năng hành nghề và cuối cùng là những chuẩn mực ứng xử của luật sư trong khi hành nghề 2.1Thanh danh Trong xã hội, một con người để được mọi người tín nhiệm thì người đó phải tạo được lòng tin Cũng như vậy, một ngành nghề muốn ngày càng phát triển thì cần phải tạo uy tín cho mọi người Nghề luật là một trong số đó Đặc biệt, người luật sư hơn ai hết cần phải đặt vấn đề lên hàng đầu để ngày càng phấn đấu đạt được đó là Thanh danh Nó là tiếng danh tốt đẹp, những giá trị cao quý được xã hội công nhận và tôn trọng Một người luật sư tốt cần phải giữ được uy tín cũng như vị thế của mình trong xã hội, phải khẳng định được giá trị, tầm quan trọng của mình ở mội lúc, mọi nơi Họ phải luôn hướng tới những điều tốt đẹp, giá trị đích thực để luôn mang lại công lí của mọi người Cuộc sống có muôn hình vạn trạng, con người có nhiều mối quan tâm khác hơn để bảo đảm lợi ích của mình tuy nhiên luật sư_một nghề tạo ra “ sản phẩm” phục vụ trực tiếp cho xã hội càng phải chú trọng thanh danh, uy tín Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 2.2.Sứ mệnh Trong quá trình giải quyết do bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết nhất định về pháp luật nên công dân khó bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ và toàn diện Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lí có hiệu quả nhất khi có những việc xảy ra liên quan đến pháp luật Bởi thế, sứ mệnh của người luật sư cần phải được phát huy trong quá trình tiến tới bảo vệ lợi ích của con người Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó, luật sư không những phải là người gương mẫu trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật mà còn bổn phận tự giác chấp hành các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt đọng hành nghề và giao tiếp xã hội Chức năng của luật sư là góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người và thực hiện chức năng công bằng xã hội Luật sư phải thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách trung thực, cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội và tăng cường hệ thống pháp luật phù hợp với chức năng của mình Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lí kinh tế và quản lí xã hội theo pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan , đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chỉ XHCN; giáo dục công dân tuân theo hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống CNXH Quá trình làm việc, công tác của mình luật sư được ví như một cuộc cách mạng để chứng minh, đấu tranh với quyền lợi, công lí cho con người, công cộng xã hội Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật cần phải tích cực thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để khẳng định hơn nữa giá trị nghề nghiệp của bản thân trong công cuộc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh 2.3.Kĩ năng hành nghề Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Người luật sư phải có bản lĩnh vững vàng Bởi vì nghề luật phải thường xuyên đối mặt với mặt trái của xã hội: những đút lót, hối lộ hay thậm chí là đe dọa không những là bản thân người luật sư mà còn đến cả những người thân, gia đình của họ để hằng đổi “ trắng thay đen” Nếu không có bản lĩnh vững vàng và dũng cảm thì dễ chán nản và đi đến thất bại hoặc có thể sa ngã vào con đường tội lỗi tiếp tay cho những hành động xấu xa để nó có thể tung hoành ngang nhiên không sợ đến pháp luật trong xã hội Đó là một điều kì diệu nhất của mỗi luật sư Bởi thế, họ phải luôn luôn là chính mình, giữ đúng phẩm giá của mình mà không bị nhiều thứ khác mê hoặc làm cho biến mất đi lòng tin của mọi người đối với bản thân Ngoài ra, người luật sư rất cần đến tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy phân tích tổng hợp, phán đoán và tư duy logic Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống để thấy đâu là nguyên nhân là điều cốt lõi của sự kiện hay là một cánh cửa nhỏ để đi theo nó mà thu nhập thông tin Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo một nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ theo cảm tính của bản thân mình 2.4Chuẩn mực ứng xử  Quan hệ với khách hàng Bên cạnh những yêu cầu trên đạo đức của nghề luật sư còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ Đó là mối quan hệ với khách hàng, người luật sư cần phải quán triệt thực hiện 3 vấn đề cơ bản sau: nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng; xử lí trong việc xung đột quyền lợi, giữ uy tín trong quá trình làm việc Luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lí nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội hoặc nếu thực hiện yêu cầu đó có thể dẫn đến việc luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu khách hàng Luật sư phải thực hiện nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến lòng trung thành Ngoài những trách nhiệm đã thỏa thuận có hàng loạt trách nhiệm mà luật sư phải thực hiện đối với khách hàng của mình khi đại diện cho họ Luật sư thay mặt khách hàng có nhiệm vụ thực hiện Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 kỹ năng 1 cách thận trọng với 1 kỹ năng phù hợp Luật sư cũng phải hành động trong khuôn khổ thẩm quyền mà khách hàng trao Vì vậy luật sư cần phải khẳng định chính xác yêu cầu của khách hàng khi nhận việc Đặc biệt luật sư cần phải giữ bí mật về công việc và quan hệ với khách hàng Bí mật trong quá trình làm việc cũng là chuẩn mực quan trọng trong hành nghề luật sư Luật sư phải bảo vệ những vấn đề thuộc đời tư, bí mật của khách hàng Luật sư không được sử dụng thông tin có được trong quá trình làm đại diện của khách hàng vào những việc làm bất lợi cho khách hàng, hoặc phục vụ lợi ích riêng của luật sư, trừ khi có sự đồng ý của khách hàng Điều này được thực hiện kể cả khi luật sư thôi hành nghề, chết, mất khả năng hay nghỉ hưu Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật sư khách hàng là luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng Điều này khuyến khích khách hàng thông tin đầy đủ và cởi mở với luật sư ngay cả những vấn đề tế nhị nhất Việc tuân thủ nghĩa vụ giừ bí mật thông tin của khách hàng không những tạo điều kiện cho việc xử lý tốt vụ việc mà còn khuyến khích mọi người sớm tìm đến các dịch vụ pháp lý Hầu như không có ngoại lệ, tất cả các khách hàng tìm đến luật sư là để xác định các quyền của họ và để xác định thế nào là những việc làm hợp pháp  Quan hệ của luật sư với cơ quan nhà nước Trước hết đó là mối quan hệ luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng Theo quy định của pháp luật về tố tụng luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án Trong mối quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng thì thường xuyên và quan trọng hơn cả là mối quan hệ giữa luật sư và tòa án, giữa luật sư và thẩm phán Với tư cách là một luật sư bào chữa, đại diện trước tòa, luật sư phải cân bằng quyền lợi của khách hàng và quyền lợi của xã hội Luật sư và thẩm phán cùng nhau tham gia vào sự nghiệp bảo vệ công lý Vì vậy họ có cùng chung một thứ ngôn ngữ và cùng chung những giá trị để tháo gỡ cùng một vụ án một cách tốt nhất cho những lợi ích của đương sự và của xã hội Luật sư phải tỏ long tôn trọng nói chung với người được xã hội giao phó sứ mệnh thực hiện công lý Đó là bổn phận đồng thời là nghĩa vụ của người luật sư Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Bên cạnh đó, người luật sư cũng cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của các cơ quan nhà nước khác đặc biệt là các vấn đề thủ tục hành chính Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cán bộ, công chức nhà nước khi làm nhiệm vụ của mình Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước có hành vi sai trái thì luật sư phải kiên quyết đấu tranh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật  Quan hệ với đồng nghiệp Trong hoạt động nghề nghiệp của mình luật sư có nhiều mối quan hệ với cơ quan nhà nước, khách hàng và đồng nghiệp Mối quan hệ với đồng nghiệp rất quan trọng trong quá trình hành nghề luật sư Đây là mối quan hẹ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn đồng thời đây cũng là mối quan hệ cạnh tranh Việc duy trì một quan hệ tốt đẹp với những người mà luật sư có quan hệ về mặt nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân nghề luật sư cũng như đối với công ty luật Luật sư luôn phải giữ quan hệ tốt với phía đối tác, nếu điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và có thể tạo thiện chí của đối tác trong những vụ việc sau này Không được làm mất uy tín của luật sư khác mà cần phải thận trọng trong việc đánh giá họ luật sư phải có thái độ góp ý khách quan, không được xúc phạm đồng nghiệp, trung thực thẳn thắng với đồng nghiệp của mình Ngoài ra,luật sư phải coi trọng tổ chức xã hội – nghề nghiệp của mình,cụ thể: - Phải thực hiện nghĩa vụ sinh hoạt họ tập theo qui định của tổ chức xã hội – nghề nghiệp - Phải đóng phí thành viên và các khoản khác theo qui định của Điều lệ; - Phải tham gia vào công việc chung nhằm xây dựng tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong sạch vững mạnh Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ  Cần đề cao vai trò của luật sư trong 1 phiên tòa Vai trò luật sư phải được đối trọng một cách thất sự với viên kiểm sát, có như vậy luật sư mới có cơ hội để thể hiện tất cả những lí lẽ thuyết phục hội đồng xét xử Đồng thời hạn chế việc xét hỏi của hội đồng xét xử Có như vậy người luật sư mới không phải chịu áp lực và thể hiện được tính công tâm của mình  Cần đẩy mạnh công tác phòng và chống tiêu cực trong ngành tư pháp  Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân Để người dân không tìm đến luật sư với tâm lý chạy án Nếu người dân nhận thức rõ vai trò của luật sư, chắc chắn sẽ có những yêu cầu phù hợpkhông gây sức ép với luật sư trong quá trình giải quyết  Cần nâng cao chất lượng đào tạo về đội ngũ luật sư hiên nay Hầu hết các trường đại học có chức năng đào tạo luật đều không có môn học về đạo đức nghề luật do đó cần xây dựng các môn học về đạo đức nghề luật Đồng thời bắt buộc sinh viên trước khi ra trường cần có chững chỉ về kĩ năng trợ giúp pháp lý cộng đồng và kĩ năng hành ngề luật sư Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 KẾT LUẬN Nghề nào trong xã hội cũng cần phải có đạo đức, có những chuẩn mực ứng xử trong nghề nghiệp Tuy nhiên đối với nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp phản ánh rõ và đúng nhất “ tiếng nói bênh vực quyền con người” trong bất cứ xã hội nào Tiếng nói của luật sư là tiếng nói đanh thép của những con người nhân danh công lý, là tiếng nói sinh động thức tỉnh sự thật sống dậy, là tiếng nói khơi dậy lý trí, niềm tin và long thương con người Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là thực tế cho thấy đạo đức nghề luật sư ở Việt Nam có dấu hiệu đi xuống Điều này là một trở ngại quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trong tương lai của chúng ta khi mà lực lượng nhân danh bảo vệ con người đang bị suy thoái dần về mặt đạo đức Thế hệ chúng ta hiện nay, những người luật sư tương lại đang và sẽ làm gì để nắm vững sứ mệnh bảo vệ bảo vệ con người, bảo vệ xã hội và nhân loại Hãy tự mình quyết định con đường mà cuộc sống đã lựa chọn cho chúng ta bởi lẽ “ sứ mệnh cho chúng ta đường đi nhưng chỉ có chúng ta mới biến đường đi đó thành đường đi đúng hướng” Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Quốc Phú, “Văn hóa pháp đình”, trang 82-94 Nxb Tư pháp 2 Nguyễn Trọng Tỵ, “Quan hệ của luật sư đối với đồng nghiệp”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 183-189, nxb Tư Pháp 3 Lê Thu Hiền, “Quy tắc ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước” trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 178-182, nxb Tư Pháp 4 Trần Văn Sơn, “ Đạo đức nghề nghiệp và việc xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hiên nay”, trích “Kỉ yếu hội thảo hợp thảo hợp tác pháp luật Việt Nam – Châu Âu về đạo đức nghề luật sư”, trang 204-208, nxb Tư Pháp 5 PGS.TS.Lê Hông Hạnh,” Đạo đức và kĩ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa”,trang 11-53 6 Bộ qui tắc mẫu đạo đức nghề luật sư, Bộ tư pháp Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w