1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển xăng sinh học tại tập đoàn xăng dầu Việt Nam

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp phát triển xăng sinh học tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Hằng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Diệu Hằng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Chuyển đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 22,44 MB

Nội dung

cũng như hiểu hơn tác động của E5 đến nền kinh tế nước ta để từ đó tìm rahướng phát trién nguôn nhiên liệu xanh này.Xăng sinh học E5 là một trong những loại năng lượng sinh học được chín

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

\NH TE

oo XÃ

= Q ï' ——

La) z z

`.

Chuyên ngành — Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DE TÀI

THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN XĂNG

SINH HỌC TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Họ và tên Sinh viên: Nguyễn Minh Hằng

HÀ NOI, 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

t9

CHUYỂN DE TOT NGHIỆP

ĐÈ TÀI

THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN XĂNG

SINH HỌC TẠI TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Sinh viên : Nguyễn Minh Hằng

Mã sinh viên : 11171435

6 : Kinh tế - Quan lý Tài nguyên và Môi trường

:59

ệ : Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Người hướng dẫn : TS Nguyễn Diệu Hằng

HÀ NỘI, 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Bằng tất cả danh dự và sự biết về các hành vi vi phạm trung thực trongnghiên cứu học thuật, em xin cam kết bài viết chuyên đề thực tập này do chính

em thực hiện sau thời gian thực tập thực tế tại đơn vị đã đăng ký

Em xin hoàn toàn chịu trách nghiệp về nội dung báo cáo và chấp nhận mọihình thức xử phạt nếu sai xót

Xin chân thành cam ơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020

Tác giả

Nguyễn Minh Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này trước tiên em xin gửi đến các quýthầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân lời cảm ơn chân thành và sâu sắcnhất

Đặc biệt, em xin gửi đến TS Nguyễn Diệu Hằng — người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này lời cảm ơn chân

thành nhất Cô không chỉ hướng dẫn rất kĩ càng về nội dung chuyên đề và kiếnthức chuyên môn cho sinh viên mà còn có những kỹ năng giao tiếp cùng vớiphong cách làm việc cũng được cô truyền tải trong thời gian thực hiện chuyên dé

Em cũng xin chân thành cảm ơn Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Ban

Công nghệ An Toàn tại tập đoàn Trong thời gian thực tập, em đã được học tập

và hiểu rõ hơn và tích lũy được cho ban thân những kiến thức tích ly vào côngviệc cụ thé, hiểu sâu hơn hoạt động Môi trường chuyên nghiệp tại Tập đoàn xăngdầu Việt Nam Đồng thời, em chủ động tìm hiểu cách thức vận hành của đơn vị

và cố gang thực hiện tốt các hoạt động được phân công Em đã có những kiếnthức, thông tin thực tế để hoàn thiện Chuyên đề tốt nghiệp

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân chưa nhiều

nên không tránh khỏi thiếu xót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ

Thay?Cé dé có chỉnh sửa, bổ sung can thiết nhằm hoàn thiện tốt Chuyên đề tốt

nghiệp.

Tác giả

Nguyễn Minh Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TEN VIET TAT

DANH MUC BANG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIEU DO

PHAN MO ĐẦU - 5< 5 s 5£ ©s£ sESsEsSEseEsESsESSEseEsEssesersersesses 1

Chương 1 TONG QUAN VE XĂNG SINH HỌC 5

1.1 Những vấn đề chung về xăng sinh học . -s- 5s s<s<es 5 1.1.1 Khái niệm về xăng sinh hỌC - s-c+scs + s+svseeseeersssres 5 1.1.2 Sơ lược cấu trúc và tính chất của xăng sinh học 6

1.1.3 Quá trình sản xuất xăng sinh học - 2-5 2 e+xecxzs+xe2 7 1.1.4 Ưu điểm của xăng sinh học -2- 2 2s sex ++EezEerxerxsrez 8 1.1.5 Hạn chế của xăng sinh học 2 2 2 s+s+zxerxztxezxezrsze 9 1.2 Kinh nghiệm của một sô nước trên thê giới về chính sách và sử dụng xăng sinh học trên thế giới sc 2 ss©ss©ssessessessessesse 10 1.2.1 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Mỹ - II 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tai Brazil 14

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Thai Lan 18

1.2.4 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh hoc tai Phillipines 21

1.3 Bai học dé phát triển xăng sinh học đối với Việt Nam 22

CHUONG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN XĂNG SINH HOC TẠI PETROLUIMEX G5 << 5 5599 00000 06888666888866 8.6 30 2.1 Giới thiệu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam — Petrolimex 30

2.2 Hiện trạng xăng sinh học ở Việt Nam o 5-5 «5< ss« 38 2.2.1 Xu hướng phát triển xăng sinh học ở Việt Nam - 38

Trang 6

2.2.2 Chính sách phát triển xăng sinh học ở Việt Nam 41

2.2.3 Các tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai xăng sinh học

SINH HOC Ở PETROLIMEXX -5- 5 5< scsessesecsessesses 61

3.1 Giải pháp cho công ty PetrOÌÏINX 5-55 555555555 554555 61

3.2 Đề xuất chính SAch -e- «<< sssssvsesssetseessesssrrssrssersee 67

KET LUẬN CHUONG 3 s- 5 scscsesseesessesserserserse 70 KET LUẬN - << << se ESsESSESSESsESsEEsEESEEseEsetserserserserserse 71 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2° 72

Trang 7

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

CH Cửa hàng

CHXD Cửa hàng xăng dầu

DN Doanh nghiệp

NLSH Nhiên liệu sinh học

SXKD Sản xuất kinh doanh

VPCP Văng phòng chính phủ

XSH Xăng sinh hoc

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 So sánh một sô chỉ sô giữa các loại nhiên liệu - - s5 >+ 7

Bang 1.2 Sản lượng Ethanol trên toàn thế giới dùng làm biotheno từ 2007 đến

“0000 11

Bang 1.3 Sản lượng Ethanol của BraZ1Ï - c5 c5 3+ **vESseeseeerseeeeeeers 17

Bảng 1.4 Sản lượng Ethanol của Thai Lan từ 2006 đến 2014 - 21

Bang 1.5 Sản lượng Ethanol trong từ năm 2007 đến 2012 tai Phillipines 22

Bảng 2.1 Bảng bao cáo doanh thu tai Petrolimex 55+ s+<xs+<cs+sss+ 35

Bảng 2.2 Kế hoạch dự kiến xây dựng các cửa hàng xăng dầu tại Petrolimex 37

Bảng 2.3 Bảng khảo sát các nguyên nhân chưa sử dụng xăng sinh học của người

dân Cần Thơ năm 2(014 -+©++++2©+++22EE+tt2EExvttEEktrttttkrrttrtrrtrrrrrrrrrrree 40

Bang 2.4 Thuế xăng dầu 2- 22 2+SE‡EEEEEEE2E1EE171121121122111211 211 ExxeeU 48

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quá trình sản xuất Ethanol - - 2 + + +E+EE+EeEE+EeEEeEerkerxrkerxee 8Hình 1.2 Nguồn nguyên liệu ngô sản xuất Ethanol -. 2 s2 s+c+c++: 14Hình 2.1 Logo của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 32Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tại Petrolimex -¿- - ¿5c +x+E+E£E+E+EeEEEE+EeEErkskerersseee 34

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Mức hiểu biết scủa người dân Thành phố Cần Thơ về xăng sinh hoc41Biểu đồ 2.2 Nhận thức về nhiên liệu sinh học tại Việt Nam 5: 46

Trang 11

PHAN MỞ DAU

Nhiên liệu luôn là một trong những nguồn tài nguyên va là mối quan tâmquan trọng hàng đầu của con người hiện nay, vì chúng đóng góp vào hầu hết mọilĩnh vực, hoạt động đời sống của con người Trong bối cảnh ngày càng phát triển

và nâng cao chất lượng sống của con người, dé đáp ứng cho các nhu cầu của conngười trên toàn cầu thì nhiên liệu khí đốt va dầu mỏ đã trở thành nguồn nhiênliệu quan trọng hàng đầu với lượng tiêu thụ khoảng 60-80% so với tổng nguồnnhiên liệu được sử dụng Đối với tình hình khan hiếm nguồn nhiên liệu để phục

vụ cho con người cùng với sự khan hiếm và không bền vững của lượng dầu cho

toàn cầu tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng cung cấp dầu thô lớn xảy ra

nhiều tranh chấp chính trị, nguồn năng lượng này sẽ nhanh chóng bị cạn kiệttrong vòng vài chục năm tới Bên cạnh những vai trò quan trọng và đem lại nhiềulợi ích của nhiên liệu, chúng ta cũng không thể phủ nhận nguồn nhiên liệu nóichung và nhiên liệu liên quan đến xăng dầu đã gây ra tác động gây ô nhiễm môitrường trên toàn thé giới như hiệu ứng nhà kính, thủng tang ozon làm Trái Datnóng lên, cũng như những hiện tượng tràn dầu làm 6 nhiễm nguồn nước, ô nhiễmmôi trường không khí Trước những vấn đề liên quan đến môi trường này, conngười đã và đang tìm ra những nguôồn năng lượng khác dé thay thế như năng

lượng, nhiên liệu xanh, sạch.

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Trong các nguồn năng lượng thay thế thì nhiên liệu sinh học (NLSH) lànguồn năng lượng đang được thế giới quan tâm, nhất là đối với các nước nôngnghiệp và nhập khâu nhiên liệu Việt Nam là một nước nông nghiệp có nguồnnguyên liệu rất phong phú, có tiềm năng rất lớn đề phát triển nhiên liệu sinh học

Xăng sinh học E5 xuất hiện ở nước ta từ một thập kỉ trước và được xem làdau mốc quan trọng trong việc mở ra nhiều tiềm năng kinh tế cũng như bảo vệmôi trường sống của người dân Việc để người dân quan tâm và đưa xăng sinhhọc (XSH) vào sử dụng thay thé các loại xăng hay dầu truyền thống khác còn

nhiều hạn chế vì các lý do khách quan và chủ quan nói chung ví như việc ngườitiêu ding còn lo ngại về chất lượng cũng như sự ảnh hưởng đến động cơ xe haygiá tiền của xăng sinh học Trước những khó khăn đó, dé tìm hiểu về vai trò lợi

ích cùng với những ưu nhược điêm của xăng sinh học E5 đôi với môi trường,

Trang 12

cũng như hiểu hơn tác động của E5 đến nền kinh tế nước ta để từ đó tìm rahướng phát trién nguôn nhiên liệu xanh này.

Xăng sinh học E5 là một trong những loại năng lượng sinh học được

chính thức đưa vao sử dung bắt đầu từ năm 2010 và được coi là nguồn nhiên liệu

rẻ, sạch và đồi dào có thé thay thế cho nguồn nhiên liệu cũ Thế nhưng, như đã

đề cập xăng sinh học E5 vẫn chưa được nhiều sự chú ý từ người dân Nguyên

nhân chủ yếu của vấn đề đó chính là sự thiếu hiểu biết, những lo ngại về chấtlượng cũng như những ảnh hưởng của xăng sinh học đối với hệ thống động cơcũng như đối với môi trường

Đứng trước vấn đề để vừa giải quyết nâng cao chất lượng cuộc sống của

người dân, hay nói cách khác là cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm tiêudùng sạch, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là một trong những Tập đoàn đi đầu

trong van đề áp dụng những nhiên liệu sinh học vào trong chính các sản phẩmkinh doanh của mình Trong lĩnh vực xăng dau, Petrolimex luôn giữ vai trò chủ

đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ Cùng với 29 doanh

nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăngdầu (số liệu có đến ngày 12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời cácchủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Là doanhnghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảođảm 60% thị phần xăng dau cả nước; Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực,

chủ đạo bình ôn và phát triển thị trường xăng dau, các sản phẩm hoá dau đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đấtnước và bảo đảm an ninh quốc phòng Petrolimex sở hữu 2.471 (số liệu có đến

ngày 10.01.2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi déngười tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp

Đứng trước thực tế là một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nước vềphân phối và cung cấp bán sản phẩm xăng dầu cho người dân, chuyên đề sẽnghiên cứu chỉ tiết hơn về tập đoàn trong việc phát triển và kinh doanh xăng dầu

nói chung và xăng sinh học đang được kinh doanh nói riêng.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là tìm hiểu, đánh giá triển vọng phát

triển xăng sinh học ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

(Petrolimex) nói riêng.

Đề đạt được mục tiêu trên, chuyên đề hướng tới giải quyết những mục tiêu

cụ thê như sau:

Trang 13

- Tổng quan về xăng sinh học

- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng xăng học trên thế giới và ở Việt Nam

- Đánh giá triển vọng phát triển xăng sinh học của Tập đoàn Xăng dầu

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, chuyên đề sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu khác nhau, cụ thể là:

- Phương pháp tổng quan tài liệu;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu;

- Phương pháp nghiên cứu tại bản số liệu thứ cấp thu thập được từ các báo

cáo của công ty, website của các Bộ, ban, ngành; các bài báo, nghiên cứu đã công

bố

- Đồng thời chuyên đề sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp

và đánh giá, phân tích, so sánh, nhận xét các số liệu thứ cấp đã thu thập được ởcác nguồn trên

5 Ý nghĩa nghiên cứu

Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế với nhữngbước chuyển mình vượt bậc, sự chuyền dịch cơ cấu ngành thành công, phát huyđược các lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ Nhiều khu đô thị mới được xâydựng, những cơ sở vật chất — kỹ thuật được hình thành dé đáp ứng cho sự nghiệp

công nghiệp hóa — hiện đại hóa Nhưng đi cùng với đó lại là một tốc độ đô thịhóa nhanh và khó kiểm soát Kết hợp với những sức ép lớn từ tăng trưởng dân số

và gia tăng tiêu dùng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường tại Việt Namhiện nay Một trong những vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải không thể không

kế đến đó là van đề ô nhiễm môi trường gan liền với việc các khí thải gây 6

nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra.

Việc sử dụng các phương tiện giao thông dé di chuyên hàng ngày đãkhông còn quá xa lạ với mọi người, con người sử dụng nhiên liệu dé làm nhữngcông việc hàng ngày và một trong số đó chính là được sử dụng trong vấn đề dichuyển Ta có thể dễ dàng nhận thấy, ngày càng có nhiều người đã và đang sử

dụng phương tiện giao thông thì sẽ ngày càng có nhiều nhiên liệu cần được sử

Trang 14

dụng và tiêu tốn Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào dé có thé vừa sử dụng nhiên

liệu vừa tối đa được các lợi ích cho không chỉ mỗi người mà còn là cả cộng đồng

và môi trường xung quanh.

Đứng trước những vấn đề nhiên liệu, nước ta cũng đã có trách nhiệm cùng

với với các nước khác trên thé giới tìm ra phương pháp dé giảm thiểu tỉ lệ khíphát thải Vì thế, song song với việc sử dụng nhiên liệu hàng ngày thì Việt Nam

cũng đã tìm ra nguồn năng lượng thay thế: xăng sinh học Đặc biệt, Việt Nam làmột nước nông nghiệp có nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol vô cùng phong phú

và lý tưởng.

Chuyên đề được thực hiện để nghiên cứu về nền tảng của xăng sinh học,

định nghĩa của xăng sinh học, cách làm ra xăng sinh học, những ưu điểm và hạn

chế của xăng sinh học để mọi người có một cái nhìn tổng quát nhất về xăng sinhhọc và xu hướng phát triển của xăng sinh học nói riêng và nhiên liệu sinh học nói

chung tại Việt Nam.

Đồng thời, chuyên đề cũng di sâu trực tiếp vào Tập đoàn xăng dau ViệtNam — một trong những doanh nghiệp đứng dau cả nước về sản xuất và kinhdoanh xăng dầu, cũng có thé nói đó là cung cấp cho người tiêu dùng một lượngnhiên liệu hàng ngày và hàng đầu Tập đoàn xăng dau, hay Petrolimex, cũng đã

là doanh nghiệp ưu tiên vấn đề môi trường và là nơi đầu tiên kinh doanh loạihình xăng sinh học này dé phát triển phù hợp cùng với chính sách của Nhà nước.Chuyên đề cũng sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp này cùng với các chính sách, quátrình và những đặc điểm tại Petrolimex khi sản xuất xăng sinh học

Kết cấu chuyên đềNgoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục bảng, Danh mục tài

liệu tham khảo, chuyên đề có kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về xăng sinh họcChương 2: Thực trạng phát triển xăng sinh học tại PetrolimexChương 3: Một số giải phát để phát triển xăng sinh học ở Petrolimex

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN VE XĂNG SINH HOC

1.1 Những van đề chung về xăng sinh học

1.1.1 Khái niệm về xăng sinh học

Xăng sinh học trong tiếng Anh được gọi là gasohol hoặc biogasoline đểphân biệt với gasoline (xăng thông thường), được tạo ra bằng cách phối trộn cồn

sinh học ethenol khan (anhydrous ethanol) với xăng thông thường theo một tỉ lệ

nhất định, trong đó xăng ES goofm 5% ethanol và 95% xăng thông thường, còn

xăng E10 có 10% ethanol.

Xăng sinh học từ E5 đến E25 được là hỗn hợp ethanol thấp, từ E30 đếnE85 là hỗn hợp ethanol cao E100 là ethanol nguyên chất sau khi sản xuất Nhìnchung, ta có thê hiểu xăng sinh học là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinhhọc (bioethanol) được sử dụng cho các loại động cơ xăng đốt trong như xe ô tô

va xe gan máy Hiện tại ở Việt Nam, nguyên liệu chính dé sản xuất cồn sinh học

là sẵn lát khô

Lý do biogasoline được gọi là là xăng sinh học vì cồn sinh học ethanol

(còn gọi là rượu ngũ cốc hay rượu ethyl, rượu etylic, công thức hóa học làC2H5OH) dùng dé phối trộn xăng được chế biến thông qua quá trình lên men các

sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose, thường là từ các loại ngũcốc như ngô, lúa mì, đậu tương hoặc từ vỏ cây, bã mía

Ethanol không xa lạ gì với con người vì nó là một loại rượu trong nhóm

rượu ethyl, khi chưng cất và pha loãng với nồng độ cồn thấp thì có thể uốngđược Ethanol thu được sau quá trình chưng cất ngũ cốc lên men có dạng hỗnhợp gồm nước va ethanol, cần phải tach nước dé lấy ethanol khan trước khi trộnvới xăng Tại Việt Nam, các nguyên liệu được sử dụng để pha chế xăng E5 đềutrải qua quá trình giám định ở những trung tâm Tiêu chuẩn — Do lường — Chat

lượng trước khi nhập kho (đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn Việt Nam).

Ta có thể phân loại một cách tóm tắt như sau,

eXăng — Ethanol

Hiện dang là loại xăng thông dụng trên thé giới vi dé dàng chế biến từ

đường và tinh bột.

Xăng E5 được bán trên thị trường hiện nay là hỗn hợp của 95% xăng

không chì A92 với 5% ethanol, nồng độ 99,7% Ethanol này có thé chạy động cơ

Trang 16

xe hơi chạy bằng xăng Khi cháy, một phần tử ethanol sinh ra một nhiệt lượng1409kJ Tuy nhiên, Ethanol chứa 33% năng lượng ít hơn xăng cổ sinh, nên cầnnhiều ethanol hơn để chạy xe cùng một đoạn đường Vì vậy, xe phải có bình

chứa nhiên liệu lớn hơn Thông thường, máy xe hơi chạy hiệu nghiệm với E15

(pha 15% ethanol) Trên thị trường hiện nay cũng có một số xe hơi chạy với E10

nhưng theo khuyến cáo thì tốt nhất là dùng xăng E5

e Butanol (C4H100)

Loại xăng này có nhiều năng lượng ethanol và có thé đồ thăng vào bìnhxăng xe mà không cần chế biến gì thêm Chế biến từ dầu mỏ, hay lên mennguyên liệu sinh khối do vi khuẩn Clostridium acetobutylicum

Diesel- sinh học có thành phần chính là acid béo - fatty acid methyl ( hay

ethyl) ester Diesel- sinh học chứa it năng lượng hơn, nhiệt độ bắt cháy là 150°C,trong khi diesel là 70°C.

Diesel- sinh học có những tính chất vật lý giống như diesel Nhưng sinh học khi đốt thải 50% cacbon monoxide (CO) và 78% cacbon dioxide (CO2)

diesel-ít hơn diesel Cũng không có sa thải SO2.

Dầu thực vật khi làm nóng thì trở nên lỏng, nhờn hơn, nên có thé chaymay diesel Dầu thực vật trích từ các thực vật chứa nhiều dầu như hột cải dau ,dừa dầu, dừa, đậu nành, đậu phông, bông vải, hạt cao su, hướng dương, cây vahột cần sa, Tảo và trái dầu lai là những nguồn dầu thực vật quan trọng mới

ngày nay.

Thông thường, dé cho động cơ an toản, diesel - sinh học được pha vớidiesel Tuy nhiên, các loại dầu ăn tinh khiết bán trên thị trường, hay đã sử dụng,đều có thể thay thé diesel để chạy động co diesel loại cũ (chi cần thay thế bộphan bom injection) Hiện nay nhiều loại xe hơi hiện dai có động cơ chạy đượcvới dầu ăn nguyên chất, hay diesel - sinh học 100%

1.1.2 Sơ lược cấu trúc và tính chất của xăng sinh học

Xăng sinh học có thể lập tức sử dụng như một sự thay thế cho xăng dầutrong bat kì động cơ xăng thông thường nào, và có thé được sử dụng trong cùng

các kêt câu nhiên liệu, vì tính chât của nó tương xứng với xăng từ dâu truyên

Trang 17

thống Tuy nhiên, do những tương đồng về mặt hóa học của xăng sinh học nên

nó cũng có thé được trộn với xăng thường Có thé tỉ lệ xăng sinh học cao hơn sovới xăng thường và không cần phải điều chỉnh động cơ của phương tiện, khônggiống như ethanol

Ethanol được trộn vào xăng có vai trò như một loại phụ gia nhiên liệu pha

trộn vào xăng thay phụ gia chì Ethanol giúp tăng chỉ số octane ((RON —

Research Octane Number) ) và giúp động cơ có thể hoạt động được tốt hơn, bền

hơn Xăng được nén ở trong xi-lanh động cơ xe ô tô và xe máy trước khi đốt,xăng càng được nén mạnh thì động cơ càng dé đạt công suất cao, tuy nhiên nếu

nén mạnh quá mà chưa kịp đốt thì xăng có thé tự kích nỗ và bốc cháy, gây hại

cho động cơ Chỉ số octane vừa giúp nén xăng tốt hơn vừa giúp tăng khả năngchống tự kích nỗ của xăng, do đó ngành công nghiệp xăng luôn tìm kiếm các phụgia dé gia tăng chỉ số octane cho xăng Xăng sinh sinh học có thé thay thế hoàntoàn các loại xăng thông thường, tuy nhiên dé phát huy hết vai trò, người sử dụng

nên lựa chọn các loại động cơ phù hợp.

Bang 1.1 So sánh một so chỉ sô giữa các loại nhiên liệu

Nhiên liệu |Mật độ Tỷ lệ Năng Nhiệt bay |RON MON

năng nhiên liệu llượng hơi

lượng khí riêng MJ/L

MJ/L Xang 34.6 14.6 46.9 0.36 91-99 81-89

1.1.3 Quá trình sản xuất xăng sinh học

a Nguồn nguyên liệu

Các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thé chuyên hoá thành đường đơn như ngô, lúamạch, lúa mì, củ cải đường, củ sẵn

Các loại phó sản thực vật như vỏ trau, lõi ngô, 26, rom ra, cac loai phé thải có

chứa cellulose.

b Khái quát về Ethanol

Trang 18

Ethanol (C2H5OH) là một chat lỏng không màu, sôi ở 78,3 oC và có thé sản xuất

từ dầu khí (ethanol tổng hợp, không sử dụng vào mục dich năng lượng) hoặc từ

nguyên liệu sinh học (ethanol sinh học, sử dụng chuer yếu vào mục đích năng

lượng).

Ethanol sinh học có khả năng thay thế hoàn toàn xăng sản xuất từ dầu mỏ hoặc

có thê pha trộn với xăng để tạo ra xăng sinh học

c Ethanol được sản xuất như thế nào?

Quá trình sản xuất Ethanol từ tinh bột, cellulose dựa trên các phản ứng hoá học:

Phản ứng thuy phan tinh bột: (C6H1005)n + nH2O = nC6H1206

Phản ứng lên men đường thành Ethanol: C6H1206 = 2C2H5OH + 2CO2

Hình 1.1 Quá trình sản xuất Ethanol

Nguyên liệu chứa tỉnh bột

Enzyme hỗ hóa —>

Emyme đườnghóa “^^” GE Dich awing

Men vi sinh

Xăng A92/ Naphta =="

Nguồn: Học hóa ngày nay, 2014

1.1.4 Uu điểm của xăng sinh học

Nhiên liệu sinh học nói chung và xăng sinh học nói riêng có 5 ưu diém chính:

Trang 19

(1) Trị số oc-tan cao: Do cồn sinh học đơn chất có trị số oc-tan cao (Ron

= 109) nên khi pha vào xăng nguyên chất sẽ giúp tăng giá trị số oc-tan cho hỗnhợp nhiên liệu Đối với các quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ xe khichúng ta vận hành, chính trị số oc-tan này giúp làm tăng hiệu suất cháy, giảmhiện tượng kích nd, làm cho động co vận hành êm hon va tang tudi tho cho động

co.

(2) Giảm phát thải khí CO và hidro cacbon (HC): Trong các kết quanghiên cứu của phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, động cơ sử dụng xăng sinhhọc E5 tạo ra rất ít khí thải CO và HC, ít hơn hắn các loại xăng thông dụng nhưA92 và A95 tới 20% Chính vì vậy, xăng sinh học có thể được coi là thân thiện

với môi trường Với hàm lượng oxy cao hơn xăng thông dụng, quá trình cháy

trong động cơ diễn ra triệt dé hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, và là

cơ sở tạo ra ít khí thải độc hại CO và HC.

(3) Thân thiện với môi trường và khả năng tái sinh: Vì xăng sinh học là

loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn sốc động thực vật nên nó

là sản phâm hoàn toàn thân thiện với môi trường và các nhiên liệu này hoàn toàn

có khả năng tái sinh.

(4) Giảm sự lệ thuộc vào năng lượng hoá thạch: Sử dụng xăng sinh học sẽ

giảm sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch, bố sung nguồn nhiên liệuthiếu hụt, giảm lượng xăng dau nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng

(5) Phát triển kinh tế xã hội địa phương: Sử dụng xăng sinh học giúp đóng

góp vào phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng địa phương và các ngànhkinh tế đang phát triển do nhu cầu thu mua nguyên liệu thô cho sản xuất xăng

sinh học tạo ra việc làm mới và thu nhập cho nông dân.

1.1.5 Hạn chế của xăng sinh học

Nhiên liệu sinh học nói chung và xăng sinh học nói riêng có 3 nhược

điểm:

(1) Giá thành cao: Việc sản xuất và kinh doanh NLSH tại Việt Nam đang

ở giai đoạn khởi đầu nên giá thành sản xuất còn cao và phụ thuộc rất nhiều vàogiá nguyên liệu đầu vào của nông dân Các doanh nghiệp tiên phong sản xuất,phân phối xăng sinh học chưa có mạng lưới phân phối ổn định, quy mô kinhdoanh nhỏ nên các chỉ phí liên quan đến sản xuất và kinh doanh đều lớn

(2) Chi phí thay thế vật liệu và cải tiến động cơ: Với xăng pha dưới 5%ethanol thì không cần phải thay đổi vật liệu chế tạo hay cải tiến các chỉ tiết trongđộng cơ Tuy nhiên nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thểgây ảnh hưởng đến một số chỉ tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ

Trang 20

Từ đó ra đời dòng xe mới FFV (flexible vehicles) Một điểm khác cần lưu ý làxăng sinh học có tính hút nước, nên nếu phương tiện chứa xăng sinh học không

sử dụng trong 3 tháng trở lên sẽ có hiện tượng phân lớp, gây ảnh hưởng tới động

co.

(3) Cạnh tranh giữa an ninh năng lượng và an ninh lương thực: Các quốc

gia đang đầu tư mạnh vào việc sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế nguồn dầu

lửa đang ngày một khan hiểm và giá cả tăng cao Sự mâu thuẫn và cạnh tranhgiữa sản xuất năng lượng ethanol với nhu cầu ngũ cốc, cây lương thực, thựcphẩm đang diễn ra quyết liệt:

- Cạnh tranh trực tiếp: Hiện nay nguồn nguyên liệu chính dé làm ra nhiên

liệu sinh học là nông sản, nó chính là thức ăn cho động vật trong các trại chăn

nuôi hoặc hơn thế nữa, đó chính là nguồn thực phẩm cho nhân loại Do vậy việc

sử dụng nông sản làm thực phâm hay làm nguyên liệu sản xuất ethanol trở thànhmột chủ đề nóng

- Cạnh tranh gián tiếp: Việc phát triển trồng cây năng lượng tạo sự cạnhtranh đất canh tác giữa đất trồng cây lương thực và đất trồng cây năng lượng.Ngoài ra, còn sự cạnh tranh về giá cả do việc nông dân sẽ có lợi nhuận cao hơnkhi trồng cây năng lượng, dẫn tới sự chuyên đổi cây trồng từ việc trồng câylương thực sang trồng cây cho năng lượng

1.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách và sử dụng xăng sinh học trên thế giới

Hiện nay, nhiên liệu sinh học được sử dụng phố biến ở hơn 50 quốc gia

trên thế giới Các quốc gia như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu đều có kế hoạchsản xuất nhiên liệu thay thé ở quy mô lớn dé đáp ứng nhu cau sử dụng nhiên liệu

sinh học ngày càng tăng một cách ôn định Trên thế giới, do nguồn dầu mỏ dangdần cạn kiệt, nhu cầu về năng lượng đi từ dầu mỏ ngày một tăng cao nên cácnước đã có những chính sách cụ thê dé giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏkhoáng Trong các chính sách về năng lượng của mỗi Quốc gia thì việc nghiêncứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhiên liệu sinh học bao gồm xăng sinh học vànhiên liệu điêzen sinh học đã và đang được quan tâm do có những hiệu quả nhất

Trang 21

trong năm 2012 với mục đích sử dụng làm bioethanol nhiên liệu (phối trộn vớixăng khoáng truyền thống).

Bảng 1.2 Sản lượng Ethanol trên toàn thế giới dùng làm biotheno

Nguồn: HIS Markit, 2013

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Mỹ

Nhiên liệu sinh học ở Mỹ chủ yếu là dầu diesel sinh học sản xuất từ đậunành và nhiên liệu ethanol sản xuất từ ngô Từ năm 2005, Mỹ không những đãvượt qua Brazil về sản lượng ethanol mà còn trở thành nước xuất khâu ethanollớn nhất thế giới Và câu chuyện phát triển loại nhiên liệu thân thiện với môitrường ở cường quốc công nghiệp số 1 thế giới này cũng có rất nhiều điều thú vị

Từ những năm cuối thế kỷ 19, Rudolf Diesel - người phát minh ra động cơdiesel, đã hình dung ra dau thực vật có thé trở thành nguồn nhiên liệu cho động

cơ mang tên ông, thì Henry Ford - người sáng lập hãng xe Ford đã được mệnh

danh là ông hoàng xe hơi của Mỹ cũng đã nghĩ tới việc chế tạo những chiếc xe cókhả năng chạy bằng nhiên liệu ethanol tinh khiết Năm 1900, Ford đã cho xuất

11

Trang 22

xưởng những chiếc xe Model T chạy bằng nhiên liệu hỗn hợp xăng pha ethanolđầu tiên ở Mỹ (năm 1908).

Tuy nhiên, những ý tưởng sử dụng NLSH cho động cơ ô tô, xe máy của

hai con người vĩ đại này đã bị đây lùi khi công nghệ hóa dầu ra đời và những sảnphẩm xăng dầu được chứng minh là nguồn nhiên liệu hợp lý nhất vào thời điểm

này, bởi những điểm mạnh như nguồn cung, giá cả và hiệu quả (mặc dù nhữngnăm 1930 và 1940, dầu thực vật cũng được sử dụng cho động cơ diesel, nhưngđây là thực tế không phô biến)

Chỉ đến những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ý tưởng sử dụng NLSH mới

được xem xét lại ở Mỹ khi một sự kiện quan trọng xảy ra vào năm 1970 Đó là

việc thông qua Đạo luật Không khí sạch và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi

trường Mỹ (EPA), đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh chặt chẽ hơn các tiêu chuẩnkhí thải các chất ô nhiễm như dioxit lưu huỳnh (SO2), carbon monoxide (CO2),

ozone (O3) và các oxit nitơ (Nox) Điều này tạo tiền đề cho phát triển nhiên liệu

cháy sạch hơn, cũng như thiết lập các tiêu chuẩn cho các chất phụ gia nhiên liệu

Thêm vào đó, sau 2 lần biến động bởi lệnh cấm vận dầu mỏ của A Rậpvào năm 1973-1974 và cuộc Cách mạng Iran né ra năm 1979 làm giá dau tăngvọt trên thị trường, cùng với sự sụt giảm khai thác dầu mỏ ở trong nước, Mỹcàng bị thôi thúc phải tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ truyền thốngkhông chỉ vì mục tiêu cải thiện chất lượng không khí mà còn vì an ninh năng

lượng.

Sau khi bắt đầu thử nghiệm sử dụng xăng sinh học E10 (pha trộn với 10%ethanol tùy theo thê tích) vào năm 1976, đến năm 1978, Quốc hội Mỹ đã công

nhận những lợi ích của ethanol trong nhiên liệu và bắt đầu áp dụng biện pháp

giảm thuế đối với xăng pha ethanol để khuyến khích phát triển thị trường nhiên

liệu này.

Một trong những văn bản pháp lý đầu tiên trực tiếp đề cập đến sự cần thiếtphải sử dụng nhiên liệu sinh học và phát triển ngành công nghiệp này ở Mỹ làĐạo luật Chính sách Năng lượng được ban hành năm 1992 Đạo luật quy định về

việc tăng lượng nhiên liệu thay thế được sử dụng trong các đội tàu vận tải của

Chính phủ Mỹ.

Năm 1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký Sắc lệnh 13.101 về việc ưu

tiên sử dụng sản phẩm sinh học thay thế một phần dầu mỏ trong chính phủ liênbang Quốc hội Mỹ cũng theo đuổi chính sách công khai nhằm tạo lập ngành

công nghiệp ethanol ở cấp nhiên liệu, có thể cạnh tranh với nhiên liệu dầu mỏ vàđảm bảo rằng, ngành nông nghiệp có thé hỗ trợ và duy trì việc sử dụng nhiên liệu

12

Trang 23

sinh học Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi thuế như chính sách thuế,

ưu đãi đầu tư và khuyến khích các chủ nông trại trồng ngô liên kết, mua cổ phancùng đầu tư vào các nhà máy sản xuất ethanol

Cùng với đó là một loạt các đạo luật về môi trường như cấm sử dụng phụgia hoá học tăng trị số éctan gây độc hại môi trường; bắt buộc sử dụng nhiên liệuchứa ôxy ở các vùng đông dân cư; miễn thuế cho nhiên liệu pha cồn Ngoài ra, dé

bảo hộ cho các nhà sản xuất ethanol trong nước, năm 1980, Chính phủ Mỹ đãban hành một loại thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ethanol, lên tới mức0,54USD/gallon ethanol nhập khẩu

Song song với đó, năm 2005, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật về

tỷ lệ phối trộn ethanol bắt buộc vào xăng thông thường Theo đó, các công tykinh doanh xăng dau sẽ được phân bổ chỉ tiêu cố định thường niên về tỉ lệ phốitrộn Nếu không tuân thủ, các công ty này sẽ phải chịu mức phạt rất cao

Vào năm 2011, khi ngành công nghiệp sản xuất ethanol ở Mỹ đã đạt đếnmức phát triển nhất định thì chính phủ đã dừng áp dụng mức trợ cấp trên nhưngtính đến nay, tổng trợ cấp cho chương trình này đã lên tới 17 tỉ USD Sau khi cắttrợ cấp, tỷ lệ phối trộn trung bình ethanol trên cả nước Mỹ là § - 9%

Bên cạnh đó, thời gian đầu khi đưa NLSH ra thị trường, chính phủ Mỹkhông công bố tỷ lệ phối trộn ethanol vào xăng là 5% hay 10%, mà chỉ coi

ethanol là một loại phụ gia xăng, không phải là một loại nhiên liệu mới hoàn

toàn Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, ethanol cũng chỉ là một

chất phụ gia làm tăng hàm lượng ôxy trong xăng nên không cần thiết phải công

bố cho người tiêu dùng biết tỷ lệ phối trộn là bao nhiêu, bởi thực tế, người tiêudùng chỉ cần biết xăng đạt tiêu chuẩn, an toàn với người sử dụng

Theo kế hoạch, trong vài năm tới, sản xuất NLSH ở Mỹ có thể đạt mức 36

- 38 tỉ gallon/năm Riêng sản lượng NLSH sản xuất từ ngô tối đa đến năm 2022

sẽ là 15 tỉ gallon và các công ty sẽ không thể vượt quá sản lượng kế hoạch này vì

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng ngô

Có thé nói, Một trong những nhân tổ giúp năng lực sản xuất Ethanol của

Mỹ lớn do cơ cấu phân bố gia tăng sản lượng ngô dành cho mục đích sản xuấtEthanol (Hình 1.2) Trong tương lai, các loại NLSH ở Mỹ sẽ không sản xuất chủ

yếu từ ngô nữa mà sẽ được sản xuất từ các nguồn cao cấp hơn vì hiện nay chínhphủ Mỹ đã có chính sách hỗ trợ sản xuất NLSH từ sinh khối hoặc là các loạinguyên liệu khác Cho đến nay, có thé nói là ở Mỹ chỉ có 40% lượng nhu cầu

xăng/dầu sinh học được giải quyết bằng nhập khẩu và 60% còn lại được sản xuất

13

Trang 24

trong nước, tại 210 nhà máy sản xuất ethanol Ethanol đã đáp ứng được 10% tổngnhu cầu tiêu đùng năng lượng ở nước Mỹ.

Hình 1.2 Nguồn nguyên liệu ngô sản xuất Ethanol

Nguồn: Petrotimes — Tạp chí của Hội Dầu khí Việt Nam, 2015

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Brazil

Brazil là nước đi đầu với chương trình quốc gia ủng hộ xăng pha cồn từnăm 1975, sử dụng cồn sản xuất từ mía để pha vào xăng với tỷ lệ lên đến 20%,thậm chí có thé lên đến 85% dùng trong ngành vận tải Đồng thời, Brazil có lịch

sử dài nhất về sự phát triển sản xuất ethanol và hiện tại cũng là một trong nhữngnước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu ethanol lớn nhất thế giới Không nhiềungười biết rằng, Brazil đã sử dụng nhiên liệu ethanol làm từ mía đường lần đầutiên từ cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ trước

Nhà máy sản xuất nhiên liệu ethanol đầu tiên đi vào hoạt động từ năm

1927 có tên là Usina Serra Grande Alagoas, bang Alagoas Chỉ đạo dùng mía

đường làm nguyên liệu sản xuất ethanol và bắt buộc phối trộn loại nhiên liệu nàyvào xăng truyền thong của Chính phủ Brazil bắt nguồn từ việc ở quốc gia này sảnxuất đường từ mía đã trở nên quá dư thừa so với nhu cầu

Trong khi đó, các sản pham phụ thu từ sản xuất đường mía như ethanol vàcồn ethyl thì hoàn toàn có thể xử lý để sản xuất đồ uống có cồn, nhiên liệu

ethanol hoặc rượu sử dụng trong công nghiệp hay chất khử trùng Do chính sáchnày, tính từ năm 1933 đến 1945, số lượng các nhà máy sản xuất nhiên liệu

ethanol ở Brazil đã tăng dan từ 1 lên 54 nhà máy Và chỉ trong vòng 4 năm từ

14

Trang 25

1933-1937, sản lượng ethanol cũng tăng từ 100.000 lít lên 51,5 triệu lít, chiếm7% nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên toàn quốc.

Đến năm 1943, do nguồn cung cấp dầu mỏ cho nước này bị đe dọa bởi các

cuộc tan công của tàu ngầm Đức Quốc xã, Chính phủ Brazil thậm chi đã bắt buộc

nâng tỷ lệ phối trộn ethanol vào xăng truyền thống lên 50% Tuy nhiên, sau khi

kết thúc chiến tranh, giá dầu đi xuống, giá xăng rẻ trở nên chiếm ưu thế Hỗn hợp

xăng pha ethanol lúc đó chỉ được sử dụng không thường xuyên, chủ yếu là dé tậndụng thặng dư của việc sản xuất đường từ cây mía - loại cây trồng truyền thống,cực kỳ thích hợp với điều kiện tự nhiên, thé nhưỡng của Brazil và phô biến ởnước này từ năm 1532 Phải đến những năm 70, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ

thế giới đầu tiên xảy ra dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu nghiêm trọng, làm

tăng chỉ phí nhập khẩu dầu mỏ lên gấp đôi, người Brazil mới lại một lần nữanhận thức nghiêm túc hơn về sự nguy hiểm khi phụ thuộc vào dầu mỏ truyền

thống

Đề đối phó với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Chính phủ Brazil đãbắt đầu thúc đây việc sử dụng ethanol sinh học làm nhiên liệu Chương trình “ProAlcohol” ra mắt vào năm 1975, là một chương trình quốc gia được chính phủ tàitrợ nhằm mục tiêu loại bỏ các loại nhiên liệu được sản xuất từ nhiên liệu hóathạch như xăng, tăng cường sản xuất cũng như khuyến khích sử dụng ethanol sảnxuất từ mía đường

Vào thời điểm đó, một lít ethanol dat gấp 3 lần 1 lit xăng truyền thống và

hầu như không một quốc gia nào tính đến việc phát triển loại nhiên liệu này Tuy

nhiên, Brazil đã chon đi theo hướng này Quyết định sản xuất ethanol từ mía

đường của quốc gia Nam Mỹ dựa trên cơ sở tận dụng nhiều lợi điểm thực tế:

nguồn nguyên liệu phong phú, đồi dào; giá đường thấp; các nhà máy chưng cấtđường đang dư thừa công suất; truyền thống và kinh nghiệm sử dụng loại nhiên

liệu này ở BrazIl.

Do chính sách đồng bộ của Chính phủ Brazil trong giai đoạn trên và cả vềsau này - khi giá dầu đi xuống và việc trợ cấp cho sản xuất ethanol từ mía đườngtrở thành đắt đỏ và khiến chính phủ đi đến quyết định ngừng trợ cấp cho ethanol

vào năm 1990, mới thực sự là nhân tổ quyết định làm nên thành công của quốc

gia này trong việc phát triển và khuyến khích sử dung ethanol

Trong đó, khoa học cùng các tiến bộ công nghệ trong công nghiệp và

nông nghiệp luôn đứng sau, hỗ trợ và đồng hành cùng các chính sách trợ cấp,

giảm thuế của chính phủ cho các nhà sản xuất ethanol dé tối ưu hóa việc sản

xuất, phát triển và sử dung ethanol 6 Brazil.Và ba động lực quan trọng ban dau

15

Trang 26

mà Chính phủ Brazil đã cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol đó là:giao việc bao tiêu sản phẩm cho Tập đoàn Dau khí Quốc gia Brazil (Petrobras);cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất ethanol; giữ

giá ethanol ôn định, bằng 59% giá xăng do chính phủ liên bang quy định

Trong thời gian từ 1976-1992, tỷ lệ phối trộn bắt buộc ethanol vào xăng

truyền thống do Chính phủ Brazil quy định dao động từ 10-22% Do việc này,

xăng nguyên chất (E0) không còn được bán trong nước nữa Một đạo luật liên

bang được thông qua vào tháng 10/1993 đã quy định tỷ lệ pha trộn ethanol khan

vào xăng truyền thống bắt buộc là 22% (E22) trong cả nước Luật này cũng chophép nhà chức trách có thể điều chỉnh tỷ lệ này trong ranh giới quy định

Từ 1986-1989, 90% các loại xe mới được bán ở thị trường Brazil đều có

thể chạy bằng nhiên liệu ethanol Bên cạnh đó, các nhà khoa học Brazil cũng sử

dụng kỹ thuật tạo giống truyền thống, nghiên cứu sản xuất giống mía thích nghi

với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, với chu kỳ sản xuất ngắn hơn,năng suất cao hơn và có khả năng chống chọi với sự khan hiếm nước và sâu bệnh

(như đã từng xảy ra trong những năm 80, gây ra hiện tượng rỉ mía).

Trong sản xuất, hệ thống nghiền mới cũng được nghiên cứu phát triển.Các loại enzyme mới được nghiên cứu áp dụng để giúp day nhanh quá trìnhchuyên hóa nhiên liệu ethanol Các chất thải của quá trình chưng cất ethanol thay

vì bị dé vào các con sông, gây 6 nhiễm môi trường, cũng dan được quan tâmnghiên cứu sử dụng cho các việc hữu ích khác Ví dụ như đốt cháy bã mía chạyturbine hơi nước để phát điện hay sử dụng vinasse (bã rượu) để làm phân

bón Điều đáng nói là chính phủ và khu vực tư nhân của Brazil đã cùng đầu tưvào nghiên cứu và cải thiện một sản phẩm cụ thể Và việc tạo ra một thị trường

nhiên liệu ethanol là một “nỗ lực quốc gia rất lớn”, đòi hỏi nhiều đầu tư tài chính.Chính phủ Brazil đã bị chỉ trích vào thời điểm đó, nhưng thực té chuong trinh da

thành công.

Tuy nhiên, con đường phát triển nhiên liệu sinh học của Brazil không phải

cứ bằng phăng mãi và chính sách với ngành công nghiệp từng thịnh vượng suốt 4

thập niên này không phải lúc nào cũng thuận lợi như vậy Thực tế, ngành sản

xuất nhiên liệu sinh học ở Brazil đang phải vật lộn với những thách thức không

hề nhỏ, đến từ cả con người và tự nhiên, khách quan và chủ quan Việc thiếu quyhoạch dài hạn, sự thong tri trở lại của thi trường nhiên liệu xăng, suy giảm sanxuất do suy thoái kinh tế và các vấn đề khí hậu toàn cầu đã đây Brazil vào một

cuộc khủng hoảng it ai ngờ tới - khủng hoảng ethanol.

16

Trang 27

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, kéo theokhủng hoảng tín dụng và sụt giảm đầu tư cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt

động của các nhà máy đường ở Brazil Theo Hiệp hội Công nghiệp mía đường

Brazil, trong giai đoạn 2008-2012, đã có hơn 40 nhà máy đường ở nước này phải

đóng cửa, trong đó có 30 nhà máy đóng cửa trong 2 năm 2011-2012.Bên cạnh

đó, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên thời tiết khắc nghiệt làm thiệt hai

cho các vụ thu hoạch mía trong ít nhất 3 năm trở lại đây cũng góp phan tăng chi

phí sản xuất ethanol.Để làm sống lại ngành công nghiệp sản xuất ethanol ởBrazil, có 18 không có biện pháp nào đắc dung hon là khuyến khích kinh tế

Nhằm tăng nguồn cung cấp ethanol trong nước, hồi tháng 4/2013, Chínhphủ Brazil đã công bố gói ưu đãi dành cho lĩnh vực này, trong đó bao gồm cắt

giảm thuế và trợ cấp hạn mức tín dụng Mục đích của gói này là để khuyến khíchcác nhà sản xuất lựa chọn, dành phan mía đường dé sản xuất ethanol thay vì chỉsản xuất đường - vốn đang có giá hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế Ngoài ra,

từ tháng 1/2014, chính phủ cũng ra quy định bắt buộc tăng tỉ lệ ethanol trong

Sứ dung cho nhiên22823 |22162 |19.290 |18.590 |21.525 |23.678

liệu Mục đíchkhácl725 |2105 |1800 |2215 2250 |2.400

Dự trữ cuốinăm 4048 |59l6 |6891 |7094 |6691 6.177

Nguôn: Petrotimes — Tạp chí của Hội Dầu khí Việt Nam, 2015

17

Trang 28

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Thái Lan

Không nam ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới, nhằm giảm sự

phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu năng lượng hóa thạch, nâng cao khả năng tự chủ

và đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, tận dụng lợithế về nguồn nguyên liệu mía đường, rỉ mật, đặc biệt là sắn, Thái Lan đã nghiêncứu sản xuất và triển khai sử dụng NLSH trên toàn quốc từ khá sớm so với khuvực Đông Nam A Ethanol được sản xuất tại 21 nhà máy NLSH trong nước từcác nguyên liệu chủ yếu là mía và sắn, trong khi dầu cọ và dầu mè là được sửdụng dé sản xuất dau diesel sinh học

Năm 1985, Thái Lan xây dựng nhà máy sản xuất ethanol quy mô thửnghiệm đầu tiên trong Dự án Royal Project Chitrada hợp tác với Cơ quan quản lýdầu mỏ Thái Lan (PTT) Giai đoạn 1985-1987, Thái Lan bắt đầu cho thí điểmtiêu dùng xăng pha ethanol, phân phối thử nghiệm qua 3 cửa hàng xăng dầu ởkhu vực Bangkok 10 năm sau đó, câu chuyện NLSH ở Thái Lan tam lắng do giádầu thế giới xuống thấp

Từ năm 1997 đến 2000, Dự án “Nhiên liệu thay thế để bảo vệ môi trườngThái Lan” do PTT nghiên cứu với sự tài trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản) đã

đánh giá, chứng minh hiệu quả của việc sử dụng xăng sinh học được sử dụng làm

nhiên liệu động cơ, dẫn đến việc lần đầu tiên giới thiệu xăng sinh học ra thịtrường với khối lượng 3.000 lit/ngay

Đến năm 2006, thị trường Thái Lan đã dùng xăng pha 10% ethanol Trên

cơ sở đó, khi khủng hoảng giá nhiên liệu thế giới bùng nỗ vào năm 2008, Thái

Lan đã có thể chuyển sang dùng xăng pha 20% ethanol (E10) và giới thiệu xăng

E85 (pha 85% ethanol) Hiện nhiên liệu ethanol chiém 9% lượng tiêu thu nhiên

liệu trong lĩnh vực giao thông vận tải của Thái Lan, lên tới 2,53 triệu lit/ngay (sốliệu đầu năm 2013)

Hãng hàng không Thái (Thai Airways) trở thành hãng hàng không đầutiên ở châu Á thực hiện chuyến bay thương mại bằng nhiên liệu sinh học vàonăm 2011 Bên cạnh đó, Thái Lan còn làm được một điều mà đối với nhiều nước

là rất khó khăn - đó là cạnh tranh với ethanol của Brazil trên thị trường quốc tế, ítnhất là trong ngắn hạn và trung hạn Lý do là Brazil đã phát triển được ngànhcông nghiệp sản xuất ethanol từ nhiều năm và đến nay khả năng cạnh tranh rấtcao cả về quy mô và giá thành cũng như về nguồn cung ôn định Trong năm

2011, Thái Lan đã xuất khẩu được 142 triệu lít ethanol

Các thị trường xuất khẩu ethanol chính của Thái Lan là là Nhật Bản,Singapore, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc Ngoài ra, các nhà

18

Trang 29

đầu tư Nhật Bản vốn rất thận trọng với các dự án không chắc chắn về nguồn tiêuthụ, đến nay đều đã tham gia đầu tư vào Thái Lan, từ khâu trồng trọt đến chế biến

và xuất khâu Những tên tuổi lớn về công nghiệp của Nhật Bản như Sumitomo,Ryohin Keikaku và Mitsubishi đều đã có mặt trong ngành ethanol của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã cấp phép cho hơn 24 công ty để xây dựng các nhàmáy ethanol, đồng thời nghiên cứu thiết lập “Quỹ ethanol” dé đảm bảo sự ônđịnh của giá nguyên liệu đầu vào Đầu tư khoảng 30-35 triệu baht/trạm phối trộn,miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ethanol sử dụng pha trộn nhiên liệu và thiếtlập giá xăng sinh học rẻ hơn so với xăng truyền thuống (RON 95) 1,5 baht/lít nhờchính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, quỹ dầu và thuế bảo tồn năng lượng

Song song với đó là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về xăng sinhhọc, ethanol và nhiên liệu gốc, đặc biệt là giao Bộ Năng lượng nghiên cứu vềviệc sử dụng xăng sinh học trong bộ chế hòa khí, nghiên cứu các tác động môitrường và sửa đổi tiêu chuẩn chất lượng đối với xăng sinh học phù hợp với điều

kiện của Thái Lan Chính phủ cũng kết hợp với các nhà sản xuất công bố cácdòng xe được sản xuất sau 1995, tương thích với xăng sinh học

Đề khuyến khích tiêu dùng nội địa, chính phủ đã tăng dây chuyền sản xuất

xe có động cơ đa nhiên liệu, điều chỉnh thuế đối với động cơ xe sử dụng nhiên

liệu khí (NGV), đa nhiên liệu (FFV), ôtô sinh thái (ECO Car), Hybrid

Bên cạnh đó, thúc day sản xuất xe máy sử dụng xăng E20, tuyên truyền,thuyết phục việc sử dụng E10 đối với xe máy Ngoài ra, Chính phủ cũng thay đổi

quy định, cho phép sử dung ethanol trong lĩnh vực công nghiệp Tuy nhiên, Thái

Lan cũng có một kinh nghiệm quý báu trong việc đưa xăng sinh học vào tiêu thụ

trên thị trường nhưng họ đã sửa những sai lầm đã mắc phải trong vài năm trở lại

đây.

Nếu như Mỹ và Brazil chỉ công bồ tỷ lệ phối trộn ethanol vào xăng khi tỷ

lệ này lớn hơn 10% thì vài năm trước đây, Thái Lan đã công bồ tỷ lệ pha trộnethanol vào xăng, dầu và cho người tiêu dùng sự lựa chọn giữa xăng thông

thường và xăng pha NLSH Tuy nhiên, hiện nay Thái Lan đã nhận ra việc đưa sự

lựa chọn cho người tiêu dùng là sai lầm bởi vì nếu lưu hành song song 2 loại

xăng trên thị trường, một là xăng thông thường, hai là xăng pha ethanol (E5) thì

một số người sử dụng, đặc biệt là các chủ sở hữu xe hạng sang sẽ có sự đắn đo

Họ không quan tâm và cũng không cần biết xăng E5 này rẻ hơn xăng thôngthường là bao nhiêu mà chỉ nghĩ đơn thuần là rẻ hơn thì có thể chất lượng kém

hơn và chiéc xe dat tiên của mình nên sử dụng loại xăng nao tot hơn.

19

Trang 30

Từ đây, người tiêu dùng sẽ có xu hướng miễn cưỡng trong việc sử dụng

nhiên liệu mới và họ chỉ muốn sử dụng các loại nhiên liệu thông thường đã quen

và được họ cho là tốt hơn.Ở Thái Lan, khi đưa xăng E10 ra thị trường, chính phủ

đã định giá loại xăng này thấp hon xăng truyền thống 30-40cent/lit để khuyến

khích người tiêu dùng chuyên sang dùng xăng E10 Vì thế, tính đến năm 2013,ngân sách thường niên dé trợ giá cho xăng E10 đã lên tới 1 ti USD/năm Chính

phủ Thái Lan cũng thấy nếu cho người tiêu dùng lựa chọn thì việc đưa xăng E10vào sử dụng rộng rãi rất khó khăn và tốn kém.Rút kinh nghiệm từ việc này,Chính phủ Thái Lan đã thay đổi cách tiếp cận khi đưa dầu diesel sinh học vào thị

trường.

Họ đã tự động áp dụng tỷ lệ phối trộn 3% NLSH vào dầu diesel (B3) vàcông bồ cho các công ty sản xuất, phân phối, kinh doanh sản phẩm dau diesel màkhông nói với người tiêu dùng là có tỷ lệ như vậy Gần đây, Thái Lan đã nâng tỷ

lệ phối trộn NLSH vào dau diesel lên 5% (B5) và tiến hành phân phối dau diesel

sinh học B5 ở mức giá thành thấp hơn Tuy nhiên, thực tế thị trường cho thấy,việc tồn tại 2 cấp độ phối trộn này (B5 và B10) cũng không khiến việc phân phối

NLSH đạt hiệu suất cao hơn Do đó, họ thấy chỉ nên phân phối một cấp độ

NLSH thôi Đến giữa năm nay, Thái Lan dự định sẽ áp dụng chung tỷ lệ phốitrộn NLSH vào dau diesel là 10% (B10) và cũng sẽ không công bố cho ngườitiêu dùng Điều đó giúp Thái Lan tiết kiệm chi phí và không phải trợ giá cho dầu

diesel sinh học nữa.

20

Trang 31

Bảng 1.4 Sản lượng Ethanol của Thải Lan từ 2006 đến 2014

Nguồn: Petrotimes — Tap chí của Hội Dau khí Việt Nam, 2015

1.2.4 Kinh nghiệm phát triển xăng sinh học tại Phillipines

Philippines đưa Luật NLSH vào năm 2006 quy định bắt buộc dùng xăngsinh học E5 từ năm 2009 và E10 từ năm 2011 Philippines miễn thuế cho phầnnhiên liệu sinh học pha vào xăng, cũng như miễn thuế VAT cho nguyên liệu thô(mía, san ) khi ding dé sản xuất nhiên liệu sinh học Các công ty xăng dầu phảimua hết sản phẩm sản xuất trong nước trước khi tim đến nguồn nhập khâu vàPhilippines là một trong những nhà nhập khẩu ethanol lớn nhất ở Châu Á Ta có

thể xem sản lượng ethanol trong thời kì 2007-2012 của Phillipines (Bảng 3)

Cũng giống như Mỹ, Phillipines cũng có những chính sách riêng dé pháttriển nhiên liệu sinh học Chương trình phát triển nhiên liệu sinh học tạiPhillipines do bộ Năng lượng chủ trì, bộ này thành lập Ban về nhiên liệu sinh học

quôc gia.

21

Trang 32

Nhiệm vụ của ban này là đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng bền vững

và thân thiện với môi trường Trong năm 2007 Phillippines đã đi đầu trong các

nước Đông Nam Á về việc ban hành đạo luật về nhiên liệu sinh học Theo đạoluật này, thì bắt đầu từ tháng 02/2007 sẽ sử dụng điêzen sinh học với tỷ lệ pha là1% và sau 2 năm trở đi tỷ lệ pha sẽ là 2%; dự kiến đến năm 2013 thì Chính phủ

tăng tỷ lệ này lên 5% Cũng theo đạo luật này thì bắt đầu từ năm 2009 thì sẽ pha

ethanol với tỷ lệ 5% và đến năm 2011 tỷ lệ pha trộn ethanol trong xăng sẽ là

10%.

Bảng 1.5 Sản lượng Ethanol trong từ năm 2007 đến 2012 tại Phillipines

Năm Tỷ lệpha |Sảnlượng Nhập khẩu |Tổng nguồn |Tiêu thụ

nội địa cung nội địa

doanh xăng dầu sẽ được phân bé chỉ tiêu cố định thường niên về tỉ lệ phối trộn.Nếu không tuân thủ, các công ty này sẽ phải chịu mức phạt rất cao

Ở Brazil, không thể tìm thấy nơi nào bán xăng mà không pha ethanol vàgần như không thé thay một chiếc xe nào chỉ chạy bằng xăng dầu mà không phải

22

Trang 33

là xe chạy bằng nhiên liệu hỗn hợp Đó là những lý do khiến Brazil trở thànhquốc gia sử dụng nhiên liệu sinh học nhiều nhất thế giới hiện nay, đồng thời cũng

là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu ethanol

Trong khu vực ASEAN, đã có nhiều nước như Philipines, Thái Lan đưaxăng sinh học vào sử dụng có hiệu quả khá tốt Kinh nghiệm của các nước cho

thay, dé khuyến khích người dân sử dụng loại xăng này, cần phải áp dụng hai

giải pháp là giá và biện pháp hành chính Chang hạn, Thái Lan bắt đầu phân phốixăng sinh học từ năm 2004, ban hành quy định thay thé hoàn toàn xăng RON 91thông thường băng xăng 91 E10 và tiếp tục khuyến khích sử dụng các loại xăng

E20, E85 từ tháng 12/2012 Các quốc gia khu vực châu Á và Đông Nam Á như:

Trung Quốc, Án Độ, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia đã ban hành

những đạo luật, Nghị định quy định việc sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó có

xăng pha với ethanol theo nhiều tỷ lệ khác nhau thường được gọi là: E5, E7, E10,

E20, E25

Các chính sách trong nước có thé kích cầu người tiêu ding sử dụng xăngsinh học bằng cách có những chính sách bắt buộc như các nước đã đi đầu đề cónhững kết quả tốt nhất trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học

Từ năm 2011, nước ta đã có chính sách sử dụng xăng sinh học E5 (gồmhàm lượng ethanol 5% và 95% xăng RON 92) thay thế cho xăng RON 92 truyềnthống Nhà nước đã có lộ trình thay thế hoàn toàn xăng RON 92 và tiến tới "xóasố" xăng RON 92 vào đầu năm 2018

Về giá cả, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề nghị giá bán xăng E5 phải thấp

hơn xăng khoáng thông thường khoảng 700 - 1.000 đồng mỗi lít nhằm thu hút

người tiêu dùng Trước đó, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng

giá bán xăng E5 không thấp hơn nhiều so với xăng khoáng nên khó lòng thu hútngười mua Vào khoảng giữa năm nay, giá bán xăng E5 thấp hơn xăng khoángkhoảng 300 đồng Hiện tại, theo bảng giá mới cập nhật của Saigon Petro trongtháng 9-2015 thì xăng E5 đang thấp hơn xăng khoáng là 490 đồng

Về xuất khẩu, Việt Nam hiện đang phải nhập khâu xăng dau với sản lượngrất lớn dé phục vụ nhu cầu trong nước, trữ lượng nhiên liệu hóa thạch hoặckhông lớn hoặc đang ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu thế giới ngày càng tăng

mạnh, do đó việc đầu tư sản xuất, phát triển thị trường, sử dụng rộng rãi nhiên

liệu sinh học là một chiến lược đúng đắn và cần được hiểu là nhiệm vụ hết sức

cấp bách hiện nay, không chỉ đối với Nhà nước mà đối với trách nhiệm thực hiện

của mỗi người dân.

23

Trang 34

Dựa vào kinh nghiệm của các nước đã đi trước, Việt Nam có thể Giảm tối

đa rào cản phi kinh tế phổ biến nhất trong quá tình triển khai ứng dụng nhiên liệusinh học: như rào cản hành chính liên quan đến việc hỗ trợ xây dựng một chươngtrình năng lượng sinh học đài hạn cho quốc gia, sự nhận thức đúng đắn về loạinhiên liệu này Giảm thiểu rào cản này là phải là một ưu tiên quan trọng cho cácnhà hoạch định chính sách của chính phủ Bên cạnh đó, có thể hủy bỏ các khoảntrợ cấp bóp méo trong sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch Những trợ cấp

thường mang lại lợi ích cho phân khúc giàu có hơn của xã hội chứ không phải là

người nghèo Loại bỏ chúng sẽ giúp cấp một sân chơi để các công nghệ nhiên

liệu sinh học có thé cạnh tranh với các nguồn năng lượng hóa thạch khác Ngoài

ra, Việt Nam có thê đặt ra chính sách năng lượng tái tạo có thể dự đoán và phùhợp với tổng thé khuôn khổ chính sách năng lượng Các biện pháp này đảm bảo

rằng các nhà đầu tư tiềm năng có đủ tin tưởng vào sự 6n định của hệ thống hỗ

trợ Đồng thời, Thiết kế các chính sách năng lượng sinh học để bổ sung chochính sách biến đổi khí hậu va dé lay được tối đa loi ich từ các nguồn tài chính

về biến đôi khí hậu

Về thị trường

Về tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu xăng dau trong tương lai gần sẽ rất lớn,nhiên liêu sản xuất từ dầu mỏ không đáp ứng đủ nên thị trường nhiên liệu sinhhọc rất thuận lợi Tuy nhiên nếu giá dầu mỏ không tăng quá cao như dự báotrong lúc giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học lại cao và nhà nước giảm dan,

tiễn tới loại bỏ trợ cấp giá thì khâu phân phối cũng sẽ có nhiều van đề phải đối

mặt.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, có những tín hiệu tích cực về tiêu

thụ xăng EŠ tại Việt Nam Cụ thể, năm 2016 đạt khoảng 7,4 triệu m3, trong đó,xăng E5 khoảng 590.000 m3, chiếm 8% tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường.Một số tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cần Thơ, xăngE5 đã thay thế 100% xăng khoáng RON 92 Kết quả này vượt xa so với mục tiêu

"năm 2015, xăng E5 sẽ đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước" theo Quyết

định 177/2007/QD-TTg.

Nhiều năm trước đây, nước ta đã đạt được những bước quan trọng khithay thế hoàn toàn xăng có chì vào năm 2001, đến năm 2014 cắm hoàn toàn xăngkhông chì A83 Như vậy, một chủ trương đúng sẽ được xã hội ủng hộ nếu kếthợp đồng thời nhiều biện pháp tuyên truyền, kinh tế, hành chính

24

Trang 35

Việc sử dụng xăng sinh học là xu thế chung, tăng hiệu quả kinh tế; bảođảm an ninh năng lượng, giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm phátthải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.

Thời gian gần đây, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai sử dụng xăngsinh học E5 Một trong những mục tiêu chính của chương trình phát triển nhiên

liệu sinh học là đảm bảo đầu ra cho nông sản và trong giai đoạn hiện nay là câysắn Vì vậy, khi chương trình thay thé xăng khoáng 92 bằng xăng E5 thành công,chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường ôn định hơn, tốt hơn cho các sản phẩm từ câysắn Hiện nay, một lượng lớn sắn sản xuất trong nước đang được xuất khâu vàgiá thu mua cũng như các quyền lợi của người nông dân chưa được bảo đảm 6n

định vì phụ thuộc vào thị trường nước ngoài Khi các nhà máy sản xuất ethanol

nhiên liệu hoạt động ôn định phục vu cho việc thay thế xăng khoáng bằng xăng

E5 chắc chắn sẽ tạo ra thị trường én định hon cho việc tiêu thụ sắn

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, có những nơi, Chính phủ

hỗ trợ trực tiếp vào giá lên tới 14 -15% cho người tiêu dùng ở thời điểm mới ápđặt Có nước hỗ trợ thuế, phí thậm chí cả tài chính cho các doanh nghiệp thamgia thị trường Có một điểm chung, đó là hỗ trợ người dân hay doanh nghiệp thìcũng chỉ trong giai đoạn đầu

Về công nghệTheo Bộ Công thương, cả nước đã có 6 nhà máy sản xuất ethanol sinh học

từ nguyên liệu san lát khô có nồng độ 99,5% đạt tiêu chuan dé pha xăng sinh học

(E5) Sản phẩm của các công ty tiêu thụ trong nước khoảng 20% dé phối trộn

xăng E5 (được pha trộn theo tỷ lệ 5% ethanol với 95% xăng RON 92 không chi)

và bán theo hệ thống phân phối của Tập đoàn Dầu khí và Công ty Sài gòn Petro,

phần còn lại xuất khâu ở dạng 99,5% và 96% ethanol

Hiện nay, ngoài ba nhà máy mà tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) thamgia đầu tư gồm nhà máy sản xuất ethanol Phú Thọ (hiện đã tạm ngưng), nhà máyethanol Bình Phước và nhà máy ethanol Dung Quất, cả nước còn bốn nhà máysản xuất ethanol khác đang hoạt động với công suất 335 triệu lít ethanol/năm,

gồm nhà máy Đồng Xanh (Quảng Nam), Tùng Lâm (Đồng Nai), Đại Việt (Đắk

Nông), Bioethanol Đắk Tô (Kon Tum) Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới

phân phối xăng sinh học còn chậm, không theo kịp việc đầu tư sản xuất ethanol

Các doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng chạy 100% công suất, nhưng đều

trong tình trạng sản xuất cầm chừng Riêng nhà máy sản xuất ethanol (Công tyĐại Việt) có công suất thiết kế 70 triệu lít mỗi năm cũng chỉ chạy khoảng 35%công suất thiết kế Sản pham dau ra tiêu thụ trong nước chỉ đạt 20% dé pha trộn

25

Trang 36

xăng E5 và bán theo hệ thống của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty

Sài Gòn Petro; 80% còn lại xuất khẩu cho các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,

Philippines ở dạng 99,5% va 96% ethanol, nhưng do chi phí xuất khẩu tăng caonên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn

Trong khi đó, PVN cho biết, cả nước hiện có 175 cửa hang bán xăng E5

tai 34 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc hệ thống của tập đoàn Trong số này chỉ có30% doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tham gia triển khai kinh doanhxăng E5 với quy mô nhỏ lẻ Tổng lượng xăng E5 do PVN cung cấp ra thị trườngchỉ khoảng 22.000 m3, tương đương 1,1% công suất sản xuất của một nhà máyethanol nếu tính theo lượng sản phẩm E100

Theo ông Nguyễn Duyên Cường, Phó trưởng ban Thương mại PVN, nhu

cầu tiêu thụ tại Việt Nam đối với xăng E5 còn thấp, sản lượng mỗi năm chỉkhoảng 40.000 m3 Do đó, đơn vị đang phải cân đối lại hoạt động sản xuất nhà

máy, ngoài việc phục vụ thị trường trong nước, dự kiến sẽ có kế hoạch cho xuấtkhẩu

Theo Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công thương Nguyễn Phú

Cường, do khó khăn về thị trường tiêu thụ trong nước, các nhà máy phải xuấtkhẩu với giá thấp, không đủ bù chi phí Từ đó, dẫn đến nhiều nhà máy sản xuất

nhiên liệu sinh học hoạt động cầm chừng với công suất khoảng 20%, thậm chí

phải ngừng sản xuất và dự định rút khỏi dự án như trường hợp của Itochu (Nhat

Bản).

Bên cạnh đó, ngoài lý do giá thành sản xuất còn cao, tốc độ phát triểnmạng lưới phân phối còn chậm, không đáp ứng được tốc độ phát triển của các dự

án sản xuất nhiên liệu sinh học Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng van còn ít

thông tin về ưu điểm của xăng E5 và vẫn ưu tiên lựa chọn nhiên liệu truyền

thống Điều này đã gây trở ngại nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm

Còn theo lý giải của các doanh nghiệp, nguyên nhân tác động đến tốc độphát triển mạng lưới phân phối chưa xứng tầm là do các công ty phải đầu tư cảitạo, bồ sung một số thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ phân phối xăng E5, nhưng

không được hưởng các chính sách ưu đãi như các dự án sản xuất.

Trước thực trạng khó khăn trên và cùng với những kinh nghiệm của các

nước đã di đầu, doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành cho rang, dé giải bàitoán cân đối nguồn cung cầu trong sản xuắt, tiêu thụ nhiên liệu sinh học được hài

hòa, Chính phủ nên có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề xây dựngvùng nguyên liệu, mạng lưới phân phối Hỗ trợ các chương trình nghiên cứugiống sẵn chất lượng cao, hỗ trợ giá cho bà con nông dân tăng thu nhập, yên tâm

26

Trang 37

sản xuất, từ đó mới dam bảo nguồn nguyên liệu dé cung cấp ôn định cho các nhàmáy sản xuất nhiên liệu sinh học.

Về cộng đồng

Ta có thể thấy rằng, có một điều ưu việt nhất khi sử dụng xăng sinh học

đó là xăng sinh học hạn chế được chi phí xã hội cho cải thiện môi trường So với

xăng RON92, xe máy khi sử dụng E10 hàm lượng HC giảm 44,47%, CO giảm 15,27% và lượng nhiên liệu tiêu thụ giảm 2,93% Trong khi, sử dụng xăng E15

và E20 phát thải HC lần lượt giảm 53,58% và 57,61%, CO giảm 48,91% và57,0%, tiêu thụ nhiên liệu tăng 3,17% và 6,11% Với ô tô, kết quả cho thấy, xe

chạy với nhiên liệu E10 cho công suất cao nhất, tiếp đến là xăng RON92, với

E20 công suất là thấp nhất Hàm lượng các loại khí thải độc hại như CO, HC,NOx và CO2 đều giảm đáng kể Điều này không chỉ có lợi cho từng cá nhân mà

có lợi trực tiếp đến toàn cộng đồng khi có thé giảm được một lượng khí thai ra

môi trường.

Ở mỗi quốc gia, tùy theo điều kiện mà đặt mục tiêu chính để phát triểnnhiên liệu sinh học Ta có thé thay, ở Brazil, dé bao đảm thay thế nhiên liệu hóathạch nhập khẩu, Brazil đã day manh chuong trinh phat triển sản xuất, sử dụngethanol nhiên liệu từ những năm 70 của thế kỷ trước Ở Brazil, xăng sinh họcđược sử dụng với rất nhiều tỷ lệ khác nhau, từ 25 - 85%

Với các quốc gia châu Âu, mục đích bảo vệ môi trường, giảm phát thảikhí nhà kính và tạo đầu ra cho nông sản, phát triển nhiên liệu sinh học gồm xăng

pha ethanol và dầu diezel pha với bio - diezel là chính sách bắt buộc

Vì vậy, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam có thể đây mạnh phương thức

truyền thông, tuyên truyền hoặc có thé đưa ra những đạo luật cụ thé dé lan rộng

những thông tin, kiến thức về xăng sinh học dé khiến xăng sinh học có thé được

sử dụng rộng rãi trên cả nước hơn nữa trong cộng đồng

Sử dụng xăng sinh học không chỉ có lợi cho môi trường sống của ngườidân, mà đồng thời còn giảm bớt sự lệ thuộc của đất nước ở một góc nhìn vĩ môvào những nước phát triển khác khi nhập khẩu nguồn xăng sinh học này ViệtNam có thé dan dan tăng trưởng và phát triển trong việc sản xuất cũng như phát

triên xăng sinh học tại trong nước nêu có sử ủng hộ của tât cả cộng đông.

27

Trang 38

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Xăng sinh học là một trong những nhiên liệu đang được quan tâm hàng

đầu trong lĩnh vực nhiên liệu Không chỉ phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thégiới, xăng sinh học còn được coi là nguồn nhiên liệu của tương lai giúp các quốcgia giải quyết các van đề về môi trường, an ninh năng lượng, chủ động về nguồncung Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà từng quốc gia có các

cách áp dụng riêng, nhưng mục tiêu căn bản là không khác nhau, đó là, nhiên liệu

sinh học để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường,giảm phát thải khí nhà kính và tạo đầu ra cho nông sản

Nhiên liệu sinh học mang lại nhiều lợi ích và được định nghĩa là chất thaythé cho nhiên liệu thông thường mặc dù vẫn còn tồn đọng những điều bat lợi nhấtđịnh Nhiên liệu sinh học giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và cải

thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán.

Hiện tại ở Việt Nam, xe ô tô và xe máy là phương tiện di chuyển chính do

đó đặt ra vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại từ động cơ xe ô tô, xemáy thải ra không khí quanh ta Nguồn ô nhiễm này trở thành mối đe dọa chínhcho cuộc sống của con người, đặc biệt ở các thành phố có mật độ xe cơ giới cao,mỗi nguy hiểm này càng lớn Xét từ nhiều góc độ khác nhau thì việc đưa xăngsinh học E5 vào sử dụng cho xe cơ giới sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực

Mặc dù không phủ nhận nhiên liệu sinh học có đóng góp vào sự phát triển

bền vững ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việckết nối với an ninh lương thực, các yêu cầu về đất đai và sự sẵn có, chính sách,kiến thức, tiêu chuẩn, nhận thức, sự tham gia và đầu tư Do đó, trong ngắn hạn,

xăng dầu vẫn là nhiên liệu chính được sử dụng tại Việt Nam

Nhận thấy những lợi ích ưu việt của việc sử dụng NLSH, nhiều quốc giatrên thế giới đã phát triển xăng sinh học từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước Hiệnnay, hơn 64 quốc gia đã có các chương trình hoạt động thúc day việc sử dụng

ethanol làm nhiên liệu chính thống Thông qua các quá trình phát triển xăng sinh

gắn liền cùng các kinh nghiệp đi trước của bốn nước được cho là đi đầu trong

việc sử dụng xăng sinh học như Mỹ, Brazil, Thái Lan và Phillipines, Việt Nam

cũng có thé có những cái nhìn khách quan và có những bài học cũng như kinhnghiệm có thể đưa vào chính chính sách của đất nước từ những điểm nỗi bật của

các nước đã được đề cập như:

Năm 2005, Chính phủ Mỹ đã thông qua một đạo luật về tỷ lệ phối trộnethanol bắt buộc vào xăng thông thường Theo đó, các công ty kinh doanh xăng

28

Trang 39

dau sẽ được phân bổ chỉ tiêu có định thường niên về tỷ lệ phối trộn, nếu khôngtuân thủ sẽ phải chịu mức phat rat cao Hiện nay, Mỹ là nhà xuất khẩu ethanollớn nhất thế giới, va ty lệ phối trộn ethanol trung bình trên cả nước Mỹ là 8-

8,5%.

Ở Brazil, sản xuất ethanol từ đường, có giá rất rẻ và được phối trộn hàngloạt Họ cũng không công bố tỷ lệ % ethanol, và người tiêu dùng hoàn toànkhông biết chỉ số ethanol cụ thể trong xăng sinh học Brazil không quy định tỷ lệ

bắt buộc phối trộn ethanol, nhưng quy định tối thiểu 25%, và các công ty có thể

tăng lên 26% hoặc cao hơn nữa.

Còn ở Thái Lan, hiện nay, nhiên liệu sinh học là lựa chọn duy nhất cho

người tiêu dùng Điều này đã giúp chính phủ Thái Lan tiết kiệm được hơn 1 tyUSD/năm do không cần phải duy trì chương trình trợ giá cho nhiên liệu sinh họckhi để song song cùng lưu hành xăng sinh học và xăng truyền thống Hiện Thái

Lan chiếm 71% tổng sản lượng sử dung ethanol toàn thé giới

Những người tiêu dùng thông minh là những người nhận ra những lợi ích

thật sự sau một van dé Vì thế người tiêu dùng cần tìm hiểu và quan tâm nhiềuhơn đến những sản phẩm xanh, những sản phẩm an toàn và thân thiện với sức

khỏe con người và môi trường.

Bên cạnh đó, cần sự truyền bá giữa người tiêu dùng với người tiêu dùngvới nhau, bởi con người thường tin tưởng vào những điều mà người thân mình đã

sử dụng, đã trãi qua Thế nên, việc truyền bá bằng miệng từ người này sang

người khác sẽ có hiệu quả vô cùng to lớn.

29

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRANG PHÁT TRIEN XĂNG SINH HỌC TẠI

PETROLIMEX

3.1 Giới thiệu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam — Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Tổng Công tyXăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ

Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ Tập đoàn Xăng dầu Vệt Nam có 41 Công

ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên

100% vốn Nhà nước, có 23 Công ty cô phần có vốn góp chi phối của Tập đoàn,

có 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và có 1 Chi nhánh tai Singapore.

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy môtoàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huyvai trò chủ lực, chủ đạo bình 6n và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm

hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triểnkinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng

Chang đường 50 năm xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu

Việt Nam luôn gan liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước:

Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụđảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế dé xâydựng cửa hàng xăng dầu (CHXD) và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

ở miền Bắc; Cung cấp day đủ, kịp thời xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóngmiền Nam thống nhất Tổ quốc Với thành tích xuất sắc trong giai đoạn này, đếnnay Nha nước đã phong tặng 8 đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xăng dau

Việt Nam danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, một cá nhân Anh

hùng lao động va công nhận 31 CBCNV là liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ.

Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôiphục các cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và

tổ chức mạng lưới cung ứng xăng dau ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấpđầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhândân đáp ứng yêu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa xã

hội trên phạm vi cả nước Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân

30

Ngày đăng: 17/10/2024, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w