1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
Tác giả Đỗ Hoàng Thu Thủy
Người hướng dẫn TS. Phạm Hải Nam
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (16)
    • 1.2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi không gian (17)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
      • 1.5.1. Quy trình nghiên cứu (18)
      • 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu (18)
      • 1.5.3. Phương pháp ước lượng mô hình (19)
    • 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (19)
    • 1.8. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (20)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (23)
      • 2.1.1. Khái niệm về sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng TMCP (23)
      • 2.1.2. Sản phẩm tín dụng và phân loại (24)
      • 2.1.3. Chiến lược sản phẩm tín dụng trong hoạt động quảng bá ngân hàng (25)
    • 2.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU (26)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài (28)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (34)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu (34)
      • 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu (36)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát (40)
      • 3.2.2. Thang đo chính thức của nghiên cứu (41)
      • 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng (45)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu (45)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (20)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (51)
      • 4.1.1. Về độ tuổi (51)
      • 4.1.2. Về giới tính (52)
      • 4.1.3. Về nghề nghiệp (52)
      • 4.1.4. Về thu nhập hàng tháng (53)
    • 4.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA (53)
    • 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA (56)
      • 4.3.1. Các tham số tham gia vào phân tích nhân tố khám phá EFA (56)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố các biến quan sát thuộc nhóm biến độc lập (56)
      • 4.3.3. Phân tích nhân tố các biến quan sát thuộc biến phụ thuộc (59)
    • 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY (61)
      • 4.4.1. Ma trận hệ số tương quan (61)
      • 4.4.2. Phân tích hồi quy đa biến (62)
      • 4.4.3. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số (63)
    • 4.5. KẾT QUẢ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA BIDV (66)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV (20)
    • 5.1. KẾT LUẬN CHÍNH (71)
    • 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI BIDV (72)
      • 5.2.1. Đổi mới, nâng cao sự đa dạng sản phẩm (72)
      • 5.2.2. Xây dựng hình ảnh thương hiệu (73)
      • 5.2.3. Đảm bảo năng lực tài chính (75)
      • 5.2.4. Nâng cao năng lực quản trị (76)
      • 5.2.5. Phát huy vốn trí tuệ (77)
      • 5.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ (78)
      • 5.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin (79)
      • 5.2.8. Mở rộng hệ thống mạng lưới BIDV (80)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngay nay, các ngân hàng thương mại cần tập trung vào nhiệm vụ quan trọng đó là nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng để gia tăng sự thu hút và duy trì khách hàng Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về những biến động trong thị trường tài chính và cách mà ngân hàng đối mặt với cạnh tranh trong việc quảng bá sản phẩm tín dụng Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường tín dụng đang ngày càng gay gắt, tạo ra sức ép lớn đòi hỏi sự nâng cao năng lực quảng bá để tồn tại và phát triển Việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo trong chiến lược để thu hút và giữ chân khách hàng Tập trung vào hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng sẽ giúp ngân hàng thương mại tận dụng tiềm năng của thị trường và tạo ra cơ hội phát triển bền vững Nâng cao năng lực quảng bá sẽ giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việc đề xuất các chỉ số đo lường hiệu quả của hoạt động quảng bá sẽ giúp ngân hàng thương mại điều chỉnh và cải tiến chiến lược một cách khoa học và linh hoạt

Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp, với mục tiêu xác định các yếu tố và mức độ tác động đến hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của BIDV, từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất để BIDV nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tiếp tục có những đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế, xã hội.

MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của BIDV Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Mục tiêu cụ thể của đề tài được rút ra từ mục tiêu tổng quát trên và được triển khai như sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của BIDV

Thứ hai, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của BIDV

Thứ ba, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, khóa luận cần trả lời những câu hỏi sau:

Một là, những nhân tố nào tác động đến hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của BIDV?

Hai là, các nhân tố tác động mạnh yếu như thế nào đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV?

Ba là, giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của khóa luận được thực hiện từ tháng 4 đến tháng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết

Bước 2: Xác định các nhân tố cần phân tích

Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu

Bước 4: Chạy mô hình để đưa ra kết quả nghiên cứu và các gợi ý

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi thu thập được từ các đối tượng được khảo sát

1.5.3 Phương pháp ước lượng mô hình:

Thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua bảng khảo sát được gửi đến các đối tượng khảo sát thông qua email, các trang mạng xã hội

Phương pháp phân tích dữ liệu: từ bảng câu hỏi khảo sát về mô hình nghiên cứu, tác giả phân tích và đánh giá mô hình nghiên cứu bằng phương pháp SPSS để đánh giá sự tác động mạnh yếu của từng nhân tối đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Đó chính là cơ sở để tác giả đưa ra các đề xuất cũng như các hàm ý quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của các Ngân hàng TMCP.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Khóa luận bám sát vào mục tiêu nghiên cứu và sẽ tiến hành tìm ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh trannh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam Nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp từ các đối tượng được khảo sát, từ đó xây dựng và sử dụng mô hình để kiểm định các mối quan hệ giữa các yếu tố đến năng lực cạnh tranh Đưa ra đánh giá và kiến nghị phù hợp nhất đến hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng cho các ngân hàng Có thể thấy, thị trường hiện nay đang thay đổi nhanh chóng khiến cho những giả thiết có thể khác xa nhau Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin mới nhất.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có thể giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam nắm bắt được những cơ hội mới và phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn Bằng cách thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát về mô hình nghiên cứu để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng, kết quả sẽ đưa ra những kết luận thực tiễn về tương quan giữa các yếu tố đến năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Qua đó, ban lãnh đạo ngân hàng có thể dựa trên những kết quả này để xây dựng hình ảnh cũng như vị thế của ngân hàng góp phần phát triển trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

Khóa luận với kết cấu gồm 5 chương cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Mở đầu khóa luận là chương giới thiệu nghiên cứu với phần tính cấp thiết của nghiên cứu thông qua câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp được sử dụng để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Không chỉ thế, ở chương 1 cũng đề cập đến đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu,

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm về sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng TMCP

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng TMCP là quá trình mà các ngân hàng cố gắng cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, chi phí cạnh tranh, sáng tạo và chất lượng phục vụ Nhưng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có tính chất khác biệt so với các ngành kinh tế khác bởi vì sản phẩm kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ Có một số ý kiến về năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng như sau:

Theo Nguyễn Thị Quy (2005, p 22) định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục đồng thời đảm bảo sự an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh"

Tác giả Lê Thị Vân Anh (2007) đã đề cập đến khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM như sau: “Về năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng cung ứng tốt nhất các dịch vụ kinh doanh tiền tệ nhằm duy trì và phát triển lợi nhuận, thị phần của ngân hàng đó một cách bền vững”

Tác giả Nguyễn Xuân Bá (2018) đưa ra khái niệm rằng: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng duy trì và mở rộng mạng lưới, thị phần, thương hiệu, lợi thế vốn có nhằm gia tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh, thị phần của ngân hàng vàđảm bảo hoạt động an toàn, có khả năng chống đỡ trước các biến động của thị trường trên cơ sở các lợi thế so sánh của ngân hàng mình”

Từ các khái niệm trên, ta thấy được năng lực cạnh tranh của NHTM phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng vẫn dẫn đến một mục đích đó là ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh, giành phần thắng về phía mình và duy trì được hình ảnh, thương hiệu trên thị trường Chính vì thế, tác giả đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và hiệu quả, không ngừng cải tiến dịch vụ, sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến để thu hút khách hàng và các đối tác, có khả năng quản lý rủi ro tốt để duy trì tính chuyên nghiệp trong các chiến lược kinh doanh và không ngừng xây dựng mạng lưới chi nhánh rộng khắp để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.”

2.1.2 Sản phẩm tín dụng và phân loại:

Tín dụng ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

Phân loại theo thời gian:

Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn từ 12 tháng trở xuống

Tín dụng trung hạn: Kéo dài từ 1 năm đến 5 năm

Tín dụng dài hạn: Thời hạn trên 5 năm

Phân loại theo hình thức:

Chiết khấu thương phiếu: Đây là hình thức mà ngân hàng ứng trước một khoản tiền cho khách hàng, tương đương với giá trị của thương phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của ngân hàng Mặc dù về mặt pháp lý, ngân hàng không trực tiếp cho vay, nhưng về bản chất, việc ngân hàng ứng tiền trước để thu lại một khoản lớn hơn trong tương lai được coi như một dạng tín dụng

Cho vay: Ngân hàng cung cấp một khoản tiền cho khách hàng với cam kết rằng khách hàng sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong thời gian quy định

Bảo lãnh: Ngân hàng cam kết sẽ đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán hoặc vi phạm hợp đồng Mặc dù ngân hàng không trực tiếp chi tiền, nhưng họ chấp nhận rủi ro để đổi lại lợi ích tài chính

Cho thuê: Ngân hàng mua tài sản và cho khách hàng thuê theo các điều khoản đã thỏa thuận Sau một khoảng thời gian nhất định, khách hàng sẽ trả cả gốc và lãi cho ngân hàng

Phân loại theo tài sản đảm bảo:

Tín dụng có đảm bảo: Ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo cho khoản vay, cho phép họ thu hồi nợ bằng cách bán tài sản này nếu khách hàng không thể trả nợ

Tín dụng không có đảm bảo: Thường được cấp cho khách hàng có uy tín, tài chính vững mạnh, hoặc cho các khoản vay nhỏ Đôi khi, tín dụng không có đảm bảo cũng được cấp cho các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc cho các tổ chức tài chính lớn

Theo ngành kinh tế: Như công nghiệp, nông nghiệp,…

Theo đối tượng tín dụng: Như tài sản lưu động, tài sản cố định

Theo mục đích: Như sản xuất, tiêu dùng

Những cách phân loại này cho thấy sự đa dạng và chuyên môn hóa trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Với xu hướng đa dạng hóa, ngân hàng có thể mở rộng phạm vi tài trợ, đồng thời duy trì các lĩnh vực mà họ có lợi thế (Theo Trần Kiều Hưng (2007))

2.1.3 Chiến lược sản phẩm tín dụng trong hoạt động quảng bá ngân hàng

Chiến lược sản phẩm tín dụng trong hoạt động quảng ngân hàng có thể hiểu là một kế hoạch dài hạn, định hướng các mục tiêu và hoạt động liên quan đến tín dụng mà ngân hàng thương mại cần thực hiện để đạt được sự thành công bền vững

Theo quan điểm truyền thống, chiến lược được định nghĩa là việc xác định những mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, cùng với việc triển khai các hành động cụ thể và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này Chiến lược có thể coi như là con đường mà doanh nghiệp chọn để hướng tới tương lai, nhằm đạt được và duy trì thành công trong môi trường kinh doanh

Trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng, chiến lược sản phẩm tín dụng là một kế hoạch tổng quát và dài hạn, nhằm định hướng các hoạt động tín dụng để đạt được những mục tiêu đã đề ra Việc thực hiện chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải xác định rõ ràng các mục tiêu dài hạn, cùng với đó là các chính sách và biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tác giả dựa trên nghiên cứu gốc từ đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Tây Sài Gòn” của tác giả Nguyễn Xuân Bá

(2018) để xây dựng mô hình cho nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần việt Nam” như sau:

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Dựa theo mô hình nghiên cứu gốc của tác giả Nguyễn Xuân Bá (2018)

Phương trình hồi quy đa biến của nghiên cứu là: 𝑌 = 𝛾 + 𝛽 𝑖 (𝑋 𝑖 ) + 𝑈 𝑖

𝛽 𝑖 : các hệ số hồi quy

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV (NLCT)

Công nghệ (CN) Năng lực quản trị (NLQT)

Năng lực tài chính (SPTT)

𝑋 𝑖 : Các điểm nhân tố (Factor Scores) thu được sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong đó các giả thiết nghiên cứu là:

SP: Nhân tố Sản phẩm có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

DV: Nhân tố Dịch vụ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

VTT: Nhân tố Vốn trí tuệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

TH: Nhân tố Thương hiệu có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

CN: Nhân tố Công nghệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

NLQT: Nhân tố Năng lực quản trị có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh NLTC: Nhân tố Năng lực tài chính có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh ML: Nhân tố Mạng lưới có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

Bảng 3.1 Các yếu tố đưa vào mô hình

Tên yếu tố Nghiên cứu trước Dấu kỳ vọng

Sản phẩm Nguyễn Xuân Bá (2018) Dương

Dịch vụ Victor Smith (2002) Dương

Vốn trí tuệ Victor Smith (2002) Dương

Thương hiệu Nguyễn Xuân Bá (2018) Dương

Năng lực quản trị Nguyễn Xuân Bá (2018) Dương

Năng lực tài chính Đoàn Thị Thùy Anh (2016) Dương

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Bá (2018) nhận định rằng: “Một trong những chiến lược cạnh tranh phổ biến hiện nay của các ngân hàng thương mại chính là ngày càng đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng mình, sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoài xu hướng đó Sản phẩm là một trong những yếu tố chính để giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới Trong lĩnh vực ngân hàng, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như sự đa dạng, tiện dụng của sản phẩm Chính vì thế, tác giả đã xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H1: Sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng sản phẩm tín dụng tại BIDV

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng hiện nay, dịch vụ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Victor Smith (2002) định nghĩa chất lượng dịch vụ là tính chuyên nghiệp của NHTM trong đó bao gồm: thái độ của nhân viên ngân hàng, quy trình thủ tục ngân hàng, hay thời gian thực hiện một giao dịch Có thể hiểu rằng, chất lượng dịch vụ tốt không chỉ giúp giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thu hút được khách hàng mới Nếu NHTM không dy trì và nâng cao chất lượng của sản phẩm thì ngân hàng rất dễ mất đi khách hàng vào tay đối thủ trong môi trường cạnh tranh như hiện nay Ngoài ra, chi phí dịch vụ tín dụng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng Từ đó, ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng các mức phí, lãi suất và chi phí dịch vụ để đảm bảo tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với khách hàng Vì thế, tác giả đã xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H2: Dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Giả thuyết H 3 : Vốn trí tuệ

Vốn trí tuệ (Intellectual Capital - IC) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng Việc đầu tư vào phát triển vốn nhân lực, tối ưu hóa vốn cấu trúc và xây dựng vốn quan hệ sẽ giúp các ngân hàng không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường Theo Victor Smith (2002) nhân tố trí tuệ được hiểu là bộ máy của ngân hàng liên quan đến mô hình cơ cấu điều hành, chất lượng đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, chăm sóc khách hàng tận tình Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng cần ban hành những chính sách để thu hút nhân tài để giữ chân hoặc thu hút nhân sự có chất lượng cao, từ đó hỗ trợ sáng tạo và đổi mới giúp doanh nghiệp và NHTM xây dựng lòng tin và uy tín, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì khách hàng Vì thế, tác giả đã xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H3: Vốn trí tuệ có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Bá (2018) cho rằng đối với các hoạt động tín dụng tại NHTM thì uy tín về thương hiệu là một trong những nhân tố cạnh tranh quan trọng Các NHTM ra sức quảng bá, giới thiệu tên tuổi của ngân hàng thông qua quảng cáo, ra mắt các sản phẩm, ưu đãi hấp dẫn để thương hiệu của ngân hàng được biết đến rộng rãi hơn và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Chính vì thế, trong quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM hiện nay, các ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả và phát triển phụ thuộc nhiều vào danh tiếng và lượng khách hàng sẵn lòng tin tưởng Vì thế, tác giả xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H4: Thương hiệu có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Giả thuyết H 5 : Công nghệ Đầu tư và đổi mới công nghệ để phát triển chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM đang rất được quan tâm Theo tác giả Porter

(1985) công nghệ được ngân hàng ứng dụng ở hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking system) và liên quan đến các nghiệp vụ quản trị rủi ro nhằm kịp thời cung cấp chính xác các dịch vụ, tiện ích, giảm thiểu tối đa thời gian xử lý nghiệp vụ Đây cũng là một thách thức đối với ngân hàng nói chung và hoạt động tài chính tại ngân hàng nói riêng Nếu ngân hàng được trang bị hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại, chứng tỏ ngân hàng có kênh phân phối sản phẩm đa dạng có thể giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh Vì thế, tác giả xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H5: Công nghệ có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Giả thuyết H 6 : Năng lực quản trị

Theo tác giả Nguyễn Xuân Bá (2018) nhân tố năng lực quản trị được thể hiện qua những cách thức, chính sách và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực quản lý điều hành của Hội đồng quản trị và Ban điều hành Nếu ngân hàng có Ban điều hành yếu kém, ban hành các chính sách, quy định không phù hợp với hoạt động của ngân hàng và những biến động thị trường, làm “chảy máu” chất xám của ngân hàng, đó chính là tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Ngoài ra, nghiên cứu của Brunner.A, Decressin (2004) cho rằng để phản ánh năng lực của ngân hàng có thể thông qua chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị Bởi lẽ, hoạt động quản trị của ngân hàng bán lẻ có liên quan đến mọi lĩnh vực từ xây dựng chiến lược, marketing đến quản trị nhân lực, điều hành hoạt động hàng ngày Việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Vì thế, tác giả đã xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H6: Năng lực quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Giả thuyết H 7 : Năng lực tài chính

Theo Đoàn Thị Thùy Anh (2016) ngân hàng có chỉ số sinh lời cao, năng lực tài chính vững mạnh sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh Trước hết, các NHTM cần phải đảm bảo về nguồn vốn cho mỗi chi nhánh là 20 tỷ đồng Và theo quy định ngân hàng chỉ được phép cho khách hàng vay tối đa 15% vốn điều lệ của ngân hàng Năng lực tài chính đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng là công cụ để thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại lẫn sức mạnh tiềm năng trong tương lai của ngân hàng đó Chính vì thế, tác giả xây dựng giả thuyết cho nhân tố như sau:

Giả thuyết H7: Năng lực tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV

Tác giả Porter (1985) thường xuyên nhấn mạnh về việc hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối hàng hóa Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng, để khách hàng tiếp cận dễ dàng các chi nhánh, phòng giao dịch, kênh phân phối và ngân hàng có cơ hội đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho việc mở rộng thị phần được thuận lợi hơn Hệ thống kênh phân phối của NHTM luôn là yếu tố quan trọng trong hoạt động của NHTM, được thể hiện qua: số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị trực thuộc khác và sự phân bố của các đơn vị theo địa lý lãnh thổ Hiệu quả của mạng lưới hoạt động rộng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hiện nay của các NHTM, vừa tạo được hiệu ứng quảng cáo, vừa đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng mới Bên cạnh đó, việc phân bổ chi nhánh rộng cũng là một tiêu chí quan trọng để quản lý, giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc” Vì vậy, tác giả đã xây dựng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H8: Mạng lưới có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng tại BIDV.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4.1Tổng hợp độ tuổi của người được khảo sát Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % phù hợp

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024 Độ tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất nằm trong khoảng từ 25 tuổi đến 35 tuổi

(127 người, tương ứng 38,5%) Xếp tiếp theo là độ tuổi từ 36 tuổi đến 55 tuổi (92 người), chiếm tỷ trọng 27,9% Những người trong độ tuổi này thường có thu nhập ổn định cho nên họ thường có nhu cầu sử dụng các khoản vay để mua nhà, xe hoặc các tài sản có giá trị khác Không chỉ sử dụng các khoản vay, họ còn sử dụng các sản phẩm thẻ tín dụng để thuận tiện thanh toán khi đi du lịch, công tác ở nước ngoài Trên 55 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất là 13,3% vì thông thường ở độ tuổi này nguồn thu nhập chính là tiền lương hưu, hoặc con cháu trợ cấp nên sử dụng các gói vay và thẻ tín dụng là không cao

Bảng 4.2 Tổng hợp giới tính của người được khảo sát

Giới tính Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % phù hợp

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Bảng khảo sát thu về 182 đối tượng là nam, chiếm tỷ trọng 5,2% và 148 đối tượng nữ, chiếm 44,8%

Bảng 4.3 Tổng hợp nghề nghiệp của người được khảo sát

Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % phù hợp

Làm các công việc bán thời gian 70 21,2 21,2 33,9 Làm các công việc toàn thời gian 91 27,6 27,6 61,5

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Sinh viên là nhóm nghề nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi các khoản vay và sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng 12,7% vì nguồn thu nhập của sinh viên còn chưa ổn định hoặc phụ thuộc vào bố mẹ nên đối tượng sinh viên chiếm tỷ lệ không cao Ngược lại với sinh viên, các đối tượng có ngành nghề kinh doanh riêng chiếm phần tram cao nhất với 38,5% vì khi kinh doanh những người này cần có vốn để có thể đầu tư vào công việc và nhu cầu vay vốn tương đối cao Tiếp đến là các đối tượng có công việc toàn thời gian (chiếm 27,6%) vì họ có thu nhập ổn định nên việc vay mua tài sản hay đầu tư, sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng đều có khả năng xảy ra

4.1.4 Về thu nhập hàng tháng

Bảng 4.4 Tổng hợp thu nhập hàng tháng của người khảo sát

Thu nhập / tháng Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % phù hợp

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Khi nghiên cứu về thu nhập của người tiêu dùng, kết quả thu được đối tượng biết đến và sử dụng sản phẩm tín dụng của BIDV số có mức lương từ 20-30 triệu VNĐ là nhiều nhất chiếm 45,8%, và thấp nhất là mức lương dưới 10 triệu VNĐ chiếm 9,4% Vì những đối tượng có thu nhập tốt thì khả năng chi trả biểu phí và lãi suất của sản phẩm tín dụng càng cao.

PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA

Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định thống kê và kiểm tra sự chặt chẽ, tương quan giữa các biến quan sát Hệ số này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi đối tượng khảo sát

Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến làm cho mô hình nghiên cứu không thể xác định được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến Từ đó, chỉ ra những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Correacted Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 mới được chấp nhận và được xem là thích hợp để đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally

Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố

Tương quan biến tổng nhỏ nhất

1 Sản phẩm (SP) 0,7543 Chấp nhận

2 Dịch vụ (DV) 0,828 5 0,543 Chấp nhận

7 Năng lực tài chính (NLTC) 0,769 3 0,588 Chấp nhận

8 Mạng lưới (ML) 0,759 3 0,555 Chấp nhận

9 Năng lực cạnh tranh (NLCT) 0,792 3 0,626 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Nhân tố Sản phẩm có hệ số Cronbach’s Alpha của là 0,754 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (SP1, SP2, SP3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Sản phẩm được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Dịch vụ có hệ số Cronbach’s Alpha của là 0,828 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (DV1, DV2, DV3, DV4, DV5) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Dịch vụ được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Vốn trí tuệ có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,809 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (VTT1, VTT2, VTT3, VTT4) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Vốn trí tuệ được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Thương hiệu có hệ số Cronbach’s Alpha của là 0,809 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (TH1, TH2, TH3, TH4) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Thương hiệu được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Công nghệ có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,746 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (CN1, CN2, CN3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Công nghệ được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Năng lực có hệ số Cronbach’s Alpha quản trị là 0,726 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (NLQT1, NLQT2, NLQT3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Năng lực quản trị được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Năng lực tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,769 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (NLTC1, NLTC2, NLTC3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Năng lực tài chính được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Mạng lưới có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,759 lớn hơn 0,6 Các biến quan sát (ML1, ML2, ML3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Mạng lưới được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo

Nhân tố Năng lực cạnh tranh có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,792 lớn hơn 0,6, Các biến quan sát (NLCT1, NLVT2, NLCT3) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Kết luận được rằng nhân tố Năng lực cạnh tranh được chấp nhận và các biến đo lường này được đưa vào để phân tích ở bước tiếp theo.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Bước tiếp theo đó chính là phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định tập hợp các biến cần thiết cho nghiên cứu và xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố

4.3.1 Các tham số tham gia vào phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong nghiên cứu khoa học, các chỉ số định lượng như Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer –Olkin measure of sampling adequacy) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích nhân tố Được xem xét bởi Hair và cộng sự (2010) Chỉ số KMO cần phải đạt giá trị lớn hơn 0,5 để phân tích nhân tố được coi là thích hợp, Nếu Chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5, phân tích nhân tố có thể không phù hợp với dữ liệu

Một chỉ số khác quan trọng là Chỉ số Eigenvalue, nó đại diện cho phần lượng biến thiên được giải thích bởi từng nhân tố Theo Hair và cộng sự (2010), chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới nên được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 nên bị loại khỏi mô hình Để đảm bảo tính chính xác của phân tích nhân tố, cần quan tâm đến Phương sai trích (Variance Explained Criteria) nơi tổng phương sai trích cần phải lớn hơn 50%, theo Hair và cộng sự (2010)

Hệ số tải nhân tố (factor loadings) cũng được đề cập, đây là hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố Hair và cộng sự (2010) ghi nhận rằng với mẫu một cỡ khoảng 330, hệ số tải nhân tố được chấp nhận nếu lớn hơn 0,5, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 thì nên bị loại khỏi mô hình phân tích

Cuối cùng, việc Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể Theo Hair và cộng sự (2006), phân tích chỉ mang ý nghĩa khi giá trị sig (độ ý nghĩa) của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 5%

4.3.2 Phân tích nhân tố các biến quan sát thuộc nhóm biến độc lập

Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Sau khi phân tích, kết quả cho thấy hệ số KMO là 0,804 thỏa điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1, có nghĩa việc phân tích nhân tố là phù hợp Giá trị Sig, trong kiểm định Barlett là 0,000 thấp hơn 5%, nên các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể dữ liệu dùng để chạy EFA Thêm vào đó, giá trị Eigenvalua lớn hơn 1: từ 25 biến quan sát độc lập qua phân tích EFA phân thành 8 nhân tố với tổng phương sai trích là 66,145% và đạt yêu cầu (lớn hơn 50%), có nghĩa là 8 nhân tố này giải thích được 66,145% biến thiên của dữ liệu

Các yếu tố Kết quả So sánh

Giá trị Sig, trong kiểm định Barlett 0,000 0,000 < 0,05

Bảng 4.7Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Bảng ma trận xoay trên cho thấy được hệ số của nhân tố các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, điều này đồng nghĩa các thang đo đạt giá trị hội tụ (tương quan cao), các biến quan sát chỉ tải hệ số cho một nhân tố Vì vậy, sau khi phân tích EFA, có 4 biến quan sát đại diện cho nhân tố dịch vụ (DV), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố mạng lưới (ML), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố năng lực tài chính (NLTC), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố sản phẩm (SP), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố công nghệ (CN), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố vốn trí tuệ (VTT), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố năng lực quản trị (NLQT), có 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố thương hiệu (TH)

4.3.3 Phân tích nhân tố các biến quan sát thuộc biến phụ thuộc

Bảng 4.8Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Các yếu tố Kết quả So sánh

Giá trị Sig, trong kiểm định Barlett 0,000 0,000 < 0,05

Biến quan sát Nhân tố

NLCT3 0,836 Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc (năng lực cạnh tranh), tương tự như các biến độc lập đều xét 3 yếu tố: hệ số KMO, kiểm định Barlett, phương sai tích và giá trị Eigenvalue Với kết quả trên, hệ số KMO là 0,708 chứng tỏ hệ số thỏa điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 Tiếp đến giá trị kiểm định Barlett nhỏ hơn 0,05 (0,000 < 0,005) chứng minh được các biến có tương quan với nhau trong tổng thể Từ đó, có thể thấy rằng kết quả phân tích đưa ra được có một nhân tố trích được từ 3 biến quan sát với phương sai trích được là 70,596% (>50%)

Kết luận rằng: 3 biến quan sát đại diện cho nhân tố năng lực cạnh tranh, các hệ số nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên không có biến nào bị loại Vì vậy, thang đo năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng đạt giá trị hội tụ.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

4.4.1 Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.9Ma trận hệ số tương quan

NLCT SP DV VTT TH CN NLQT NLTC ML

Ghi chú: **Tương quan Pearson có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01; n = 330

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Các hệ số tương quan giữa biến phục thuộc Năng lực cạnh tranh và các biến độc lập đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 99%, cho thấy các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến Năng lực cạnh tranh (NLCT)

4.4.2 Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 4.10Phân tích phương sai

Total 186,621 329 a Dependent Variable: NLCT b Predictors: (Constant), ML, VTT, NLQT, CN, NLTC, SP, DV, TH

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Kết quả phân tích phương sai ANOVA với F (80,720) có Sig, = 0,000 < 0,05 có nghĩa là mô hình nghiên cứu sử dụng phù hợp với tập dữ liệu và các biến đều đạt tiêu chuẩn được chấp nhận

Bảng 4.11Kết quả hồi quy đa biến

Std, Error of the Estimate

1 0,817 a 0,668 0,660 0,43936 2,152 a Predictors: (Constant), ML, VTT, NLQT, CN, NLTC, SP, DV, TH b Dependent Variable: NLCT

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Kết quả hồi quy cho thấy hệ số R 2 là 0,668, cho thấy rằng độ thích hợp của mô hình là 66,8% và đồng nghĩa với sự biến thiên của năng lực cạnh tranh được giải thích bởi các biến độc lập là 66,8% và 33,2% sự biến thiên còn lại được giải thích bởi các nhân tố khác mà không được đưa vào mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, hệ số Durbin- Watson là 2,152 nằm trong khoảng chấp nhận được (1 < DW < 3) nên có thể kết luận rằng mô hình không có tương quan giữa các phần dư hay còn được gọi là mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tương quan Với hệ số R 2 hiệu chỉnh khác 0 nên mô hình hồi quy là phù hợp, các biến độc lập giải thích được nhiều hơn 0% sự biến thiên của biến phụ thuộc Tiếp theo, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa tại mức 1% và đều mang dấu dướng Do đó, tác giả có đủ cơ sở để kết luận rằng cả 8 biến độc lập (sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, công nghệ, năng lực quản trị, năng lực tài chính, mạng lưới) đều ảnh hưởng cùng chiều đáng kể lên năng lực cạnh tranh của BIDV Từ đó, suy ra được phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là:

NĂNG LỰC CẠNH TRANH (NLCT) = 0,218 * SP + 0,173 * DV + 0,270

* TH + 0,138 * CN + 0,147 * NLQT + 0,190 * NLTC + 0,178 * ML

4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số:

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ Histogram

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ 4.1 (biểu đồ Histogram) Có thể thấy hình dạng biểu đồ tần số Histogram tương ứng với đừng cong trên hình, biểu thị chị cho phân phối chuẩn Giá trị trung bình (mean) xấp xỉ gần bằng 0 với giá trị -3,66E-15, và độ lệch chuẩn (standard deviation) xấp xỉ bằng 1 với giá trị 0,988 Điều này càng khẳng định rằng phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn Lí thuyết xác định rằng phân phối chuẩn có trung bình bằng 0 và phương sai bằng 1

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ Normal probability plot

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Năng lực cạnh tranh trong hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ 4.2 (biểu đồ Normal probability plot) với các giá trị quan sát và giá trị kỳ vọng gần nhau trên đường chéo Nó có ý nghĩa là phần dư chuẩn hóa theo phân phối chuẩn, qua đó có thể kiểm tra sự tương đồng giữa phân phối của biến và phân phối chuẩn dựa trên giá trị phân vị của chúng Dựa vào mức độ tập trung của các điểm trong biểu đồ 4.2 có thể thấy mức độ này thực tế gần với đường thẳng kỳ vọng Kết luận được rằng bộ dữ liệu nghiên cứu là tốt và phần dư chuẩn hóa có phân phối gần với phân phối chuẩn.

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ Scatterplot

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 22.0,2024

Việc giả định về mối quan hệ tuyến tính thông qua việc sử dụng biểu đồ phân tán (Scatterplot) có thể thấy rằng phần dư chuẩn hóa (Regression Standardized Residual) không có sự thay đổi đáng kể so với giá trị dự đoán chuẩn hóa (Regression Standardized Predicted Value) Chính vì thế, giả định về mối quan hệ tuyến tính là hợp lý, không bị vi phạm.

Ngày đăng: 17/10/2024, 17:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan (Trang 30)
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.1 Các yếu tố đưa vào mô hình - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 3.1 Các yếu tố đưa vào mô hình (Trang 35)
Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 3.2 Thang đo chính thức của nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 3.2 Thang đo chính thức của nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 4.1 Tổng hợp độ tuổi của người được khảo sát - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.1 Tổng hợp độ tuổi của người được khảo sát (Trang 51)
Bảng khảo sát thu về 182 đối tượng là nam, chiếm tỷ trọng 5,2% và 148 đối  tượng nữ, chiếm 44,8% - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng kh ảo sát thu về 182 đối tượng là nam, chiếm tỷ trọng 5,2% và 148 đối tượng nữ, chiếm 44,8% (Trang 52)
Bảng 4.2 Tổng hợp giới tính của người được khảo sát - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.2 Tổng hợp giới tính của người được khảo sát (Trang 52)
Bảng 4.4 Tổng hợp thu nhập hàng tháng của người khảo sát - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.4 Tổng hợp thu nhập hàng tháng của người khảo sát (Trang 53)
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập (Trang 57)
Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (Trang 58)
Bảng ma trận xoay trên cho thấy được hệ số của nhân tố các biến quan sát đều  lớn hơn 0,5, điều này đồng nghĩa các thang đo đạt giá trị hội tụ (tương quan cao), các  biến quan sát chỉ tải hệ số cho một nhân tố - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng ma trận xoay trên cho thấy được hệ số của nhân tố các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, điều này đồng nghĩa các thang đo đạt giá trị hội tụ (tương quan cao), các biến quan sát chỉ tải hệ số cho một nhân tố (Trang 59)
Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan (Trang 61)
Bảng 4.10 Phân tích phương sai - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.10 Phân tích phương sai (Trang 62)
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy đa biến - Các yếu tố Ảnh hưởng năng lực cạnh tranh trong hoạt Động quảng bá sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy đa biến (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN