Quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NHÓM 2
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÀNH NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
AN GIANG, 20 THÁNG 9 NĂM 2024
Trang 2CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
Nhóm
trưởng Nguyễn Nhựt Thông DNH212638
Thành viên Dương Thị Thanh
Thùy DNH212641 Tìm thông tư nghị định liênquan đến mục 7 Thành viên Nguyễn Ngọc Anh
Thư
DNH212649 Word
Thành viên Hồ Văn Tình DNH212659 Tìm thông tư nghị định liên
quan đến mục 4 Thành viên Ngô Thanh Toàn DNH212661 Tìm thông tư nghị định liên
quan đến mục 5 Thành viên Lê Ngọc Trâm DNH212666 Tìm thông tư nghị định liên
quan đến mục 6 Thành viên Nguyễn Thị Bích
Thành viên Phạm Quỳnh Trân DNH212672
Thành viên Nguyễn Đức Trọng DNH212677
Thành viên Nguyễn Hồng Tuấn DNH212680 Cơ sở pháp lý
Trang 31 CƠ SỞ PHÁP LÝ
2 TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ MỘT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
2.1 Căn cứ Điều 73,74,75,76 Luật các TCTD 2024, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 quy định về TCTD là Công ty TNHH một thành viên
2.2 Thông tư số 12/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
2.3 Thông tư số 38/2024/TT-NHNN
Quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.4 Thông tư 30/2014/TT-NHNN
Về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.5 Thông tư số 22/2024/TT-NHNN ngày28/6/2024
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đối của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
3 TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
3.1
4 TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
4.1 Thông tư 36/2024/tt-nhnn
Quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
4.2Thông tư số 28/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 4Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách
dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
4.3 Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư
số 05/2018/TT-nhnn ngày 12 tháng 03 năm 2018 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam
Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách
dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
5 CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
5.1 Thông tư 20/2023/VBHN-NHNN
Quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
5.2 Thông tư 27/2019/VBHN-NHNN
Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
5.3 Nghị định 93/2017/NĐ-CP
Về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng
có vốn nhà nước
6 LIÊN HỆ THỰC TẾ
6.1 TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Ví dụ: Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) Vietnam-Russia Joint Venture Bank
Giới thiệu sơ bộ Ngân hàng liên doanh Việt - Nga
Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga
Tên tiếng Anh: Vietnam - Russia Joint Venture Bank
Trang 5Tên gọi tắt: VRB
Mã giao dịch SWIFT: VRBAVNVX
Ngày 19/11/2006, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác
về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước
Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN thì Ngân hàng liên doanh được giải thích như sau: Ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ Thì VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau, không có thành viên nào sỡ hữu trên 50% vốn điều lệ
Theo khoản 2 Điều 40 Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực ngày 1/7/2024 thì cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
Trang 6Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng liên doanh Việt - Nga
Chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của Ngân hàng liên doanh Việt - Nga
Căn cứ vào Điều 31 TT 40/2011/TT-NHNN về Chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì
1 Việc chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp
2 Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác Trong thời hạn 03 năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác
3 Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức không phải là thành viên góp vốn của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cần đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Thông tư này và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
(i) Đối tác mới phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản
2 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Trường hợp việc chuyển nhượng dẫn đến có ngân hàng nước ngoài khác
sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì ngân hàng nước ngoài mới phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư này
b) Đối với ngân hàng liên doanh:
Trang 7(i) Đối tác mới là ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Đối tác mới là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, g khoản 2 Điều 9 Thông tư này
4 Điều kiện mua lại phần vốn góp:
a) Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán
và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp;
b) Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, ngân hàng vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
d) Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 năm liền kề năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế;
đ) Không bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 năm liền kề năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp
5 Việc chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện Trình tự, thủ tục
và hồ sơ đề nghị chuyển nhượng vốn góp, mua lại phần vốn góp thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên của Ngân hàng liên doanh Việt – Nga có nhiệm kỳ, nghĩa vụ và quyền hạn căn cứ theo Điều 79 Luật các
tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15
6.2 TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
Ví dụ: Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) Co-operative bank
of VietNam
Giới thiệu sơ bộ Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam:
Trang 8Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Co-operative bank of VietNam
Tên viết tắt bằng tiềng Anh: Co-opBank
Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc Co-opBank
Căn cứ theo Khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 thì Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Tính chất, mục tiêu hoạt động: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín dụng nhân dân Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân Căn cứ theo Điều 80 Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 về tính chất và mục tiêu hoạt động thì Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ
và cải thiện đời sống Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gồm ngân hàng hợp tác
xã, quỹ tín dụng nhân dân
Vốn điều lệ của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam là 3.000 tỷ đồng căn cứ theo Khoản 1, 4 Điều 83 Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15
1 Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã bao gồm:
a) Vốn góp của các thành viên;
b) Vốn hỗ trợ của Nhà nước;
Trang 94 Mức vốn góp của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Cơ cấu quản lý Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) Có kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập Theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước căn cứ theo điều 82 Luật các tổ chức tín dụng 2024
Thời gian hoạt động của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam tối đa là 99 năm căn
cứ theo Khoản 1 Điều 5 THÔNG TƯ quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân số 27/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng; Đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các Qũy tín dụng nhân dân; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành; Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Qũy tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các Quỹ tín dụng nhân dân Bên cạnh đó Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như cho vay, bảo lãnh, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền nhanh 24/7, Ngân hàng điện tử (CF-eBank), Co-opBank Mobile Banking… Căn cứ theo Điều 18 Thông tư số 27/2024/TT-NHNN Hoạt động đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên
6.3 CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Ví dụ: Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng ANZ Việt Nam), tên giao dịch tiếng Anh là ANZ Bank Vietnam Limited (viết tắt là ANZ Bank)
Trang 10Giới thiệu sơ bộ
ANZ tại Việt Nam
ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 Vào năm 2008, ANZ được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Hiện nay ANZ có mặt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
ANZ Việt Nam hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho các Doanh Nghiệp Đa Quốc Gia, Doanh Nghiệp Lớn Trong Nước, và các Định chế Tài chính Các giải pháp vượt trội đã giành được giải thưởng về dịch vụ ngoại hối, tài trợ thương mại và quản lý dòng tiền của chúng tôi giúp cho hoạt động của những doanh nghiệp trên nhiều thị trường trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Vốn điều lệ 169.9 tỷ đồng cho loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH ngoài Nhà nước
Theo Khoản 4 Điều 2 NGHỊ ĐỊNH Số 86/2019/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2019 quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì mức vốn pháp định của Ngân hàng ANZ Bank thuộc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD)
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng ANZ Bank
Căn cứ theo Điều 97 Luật các tổ chức tín dụng 2024 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ngân hàng nước ngoài quyết định và tuân thủ quy định của Luật này về điều hành, quy định tại Điều 57 và Điều 59 của Luật này về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập; việc kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài
2 Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng giám đốc (Giám đốc)
Trang 11chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
7.1 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN THÔNG TƯ Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ngày 15/12/2011
Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực ngày 1/7/2024
https://vrbank.com.vn/
7.2 : NGHỊ ĐỊNH Số 86/2019/NĐ-CP
https://www.anz.com/institutional/global/vietnam/vie/