Với một lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển không ngừng, cùng kinh nghiệm trong ngành,Vietcombank đã xây dựng một mô hình tổ chức quản trị hiệu quả để đáp ứng yêucầu ngày càng ca
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ - -HỌC
BÀI TẬP LỚN VIETCOMBANK VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ
Giảng viên hướng dẫn : TS Vũ Thị Ánh Tuyết Lớp học phần : 232MGT01A05
Nhóm thực hiện : Nhóm 01
Hà Nội – 03/2024
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP LỚNVIETCOMBANK VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ
Giảng viên hướng dẫn : TS Vũ Thị Ánh TuyếtLớp học phần : 232MGT01A05
Nhóm thực hiện : Nhóm 01
Danh sách thành viên nhóm
1 Mai Thu Thảo
2 Lê Thị Bân
3 Nguyễn Thị Thu Hiền
4 Lương Trung Hiếu
5 Hoàng Thu Hoài
6 Nguyễn Xuân Mai
7 Phùng Thị Xuân Mai
8 Đồng Thị Hồng Nhung
9 Hoàng Thị Tương
Hà Nội – 03/2024
Trang 3PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Stt Họ và tên Mã sinh viên Mức độ
Lương Trung Hiếu 25A4041499
4 Hoàng Thu Hoài 25A4043290
5 Nguyễn Xuân Mai 25A4041868
6 Phùng Thị Xuân Mai 25A4041869
7 Đồng Thị Hồng
Nhung
25A4041886
8 Mai Thu Thảo 25A4042230
9 Hoàng Thị Tương 25A4042249
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến KhoaQuản trị kinh doanh - Học viện Ngân hàng đã đưa học phần Quản trị học vàochương trình học tập cho sinh viên Đặc biệt chúng em xin cảm ơn cô Vũ ThịÁnh Tuyết, người đã trực tiếp giảng dạy bộ môn và hướng dẫn nhiệt tình trongquá trình chúng em thực hiện bài tập lớn Trong thời gian tham gia học vừa qua,chúng em đã tích lũy được nhiều kiến thức sâu sắc Đây là một học phần manglại tính thực tế và hiệu quả cao trong tương lai
Có lẽ nguồn kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nạp của mỗi người chúng ta đều
có giới hạn nên vẫn sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định Do vậy, trong quá trìnhhoàn thành bài tập lớn chúng em không thể tránh khỏi những sai sót Bản thân cánhân chúng em đều luôn mong nhận được những sự nhận xét, góp ý đến từ phíagiảng viên để hoàn thiện tốt hơn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan nội dung bài tập lớn là chúng em tìm hiểu và thựchiện một cách trung thực dưới sự hướng dẫn của cô Nhóm 1 hiểu về tầm quantrọng của tính công bằng, liêm chính trong học thuật, do vậy chúng em xin camđoan sẽ chịu trách nhiệm về việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo, nói khôngvới đạo văn, gian lận, bịa đặt, thông đồng, … Chúng em xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Học viện và cô về nội dung bài tập lớn này nếu có bất kỳ vấn đềpháp lý nào xảy ra
Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đườnggiảng dạy và truyển cảm hứng cho các thế hệ sinh viên
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
I TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK 2
1.1 Giới thiệu sơ lược 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.3 Một số thành tựu nổi bật 4
II CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK 7
2.1 Tổng quan về cơ cấu tổ chức 7
2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng của Vietcombank 9
2.3 Đánh giá cơ cấu tổ chức của Vietcombank 16
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 18
KẾT LUẬN 19
Tài liệu tham khảo 20
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vietcombank, hay còn được gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạithương Việt Nam, đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua và trở thànhmột trong những ngân hàng lớn và uy tín nhất ở Việt Nam Với một lịch sử hơn
60 năm hình thành và phát triển không ngừng, cùng kinh nghiệm trong ngành,Vietcombank đã xây dựng một mô hình tổ chức quản trị hiệu quả để đáp ứng yêucầu ngày càng cao của thị trường kinh tế nhiều biến động Việc nghiên cứu về
mô hình tổ chức quản trị của Vietcombank sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cáchthức xây dựng, tầm quan trọng của mô hình tổ chức quản trị trong doanh nghiệp,
có ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm cho các tổ chức, doanhnghiệp, ngân hàng khác trong nước
2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích mô hình tổ chức quản trị củaVietcombank theo chức năng nhiệm vụ Bên cạnh đó là những đóng góp đề xuấtgiải pháp của nhóm đối với việc khắc phục các nhược điểm trong mô hình cơ cấu
tổ chức theo chức năng của Vietcombank
Trang 8NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK
1.1 Giới thiệu sơ lược
- Tên công ty bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- Tên công ty bằng tiếng Anh: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FORFOREIGN TRADE OF VIET NAM
- Tên giao dịch: VIETCOMBANK
Tên viết tắt: VIETCOMBANK
- Phụ trách HĐQT: Ông Đỗ Việt Hùng
- Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Thanh Tùng
- Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP
Hà Nội, Việt Nam
- Website: www.vietcombank.com.vn
- Thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiềnthân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia ViệtNam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựachọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt độngvới tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ra đời và trưởng thành trong gian khổ
- Ngày 20/1/1955 Thành lập Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương thuộc Ngânhàng Quốc gia Việt Nam - tiền thân của Vietcombank
- Ngày 1/4/1963 Chính thức đi vào hoạt động (theo Nghị định số 115/CPngày 30/10/1962 của Chính phủ)
- Từ tháng 4/1965 đến tháng 4/1975 Trực tiếp tham gia vận hành con đườngtiền tệ (mật danh B29), tiếp nhận và “chế biến” tiền từ nước ngoài, đưa vềtrong nước quản lý và tiếp viện cho Cách mạng miền Nam
Trang 9- Từ tháng 4/1975 đến năm 1987 Tham gia tiếp quản hệ thống ngân hàng cũ,
kế thừa quyền hội viên của Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế; thamgia xử lý nợ quốc gia, chống cấm vận; đảm nhận thành công vai trò ngânhàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương diện: ngoại tệ, tín dụngxuất nhập khẩu và thanh toán giao dịch quốc tế
Đổi mới chuyển mình
- Năm 1987 Là ngân hàng thương mại duy nhất được phép phát hành cácPhiếu đồng Việt Nam gốc ngoại tệ, góp phần thực hiện quản lý đồng bộ đốivới việc sử dụng, chi tiêu ngoại tệ
- Năm 2000-2005 Tiên phong xây dựng, thực hiện thành công Đề án tái cơcấu và hiện đại hóa ngân hàng
- Ngày 2/6/2008 Chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phầnsau khi tiên phong cổ phần hóa, phát hành thành công cổ phiếu lần đầu racông chúng (IPO) năm 2007
Bứt phá khẳng định vững chắc vị trí ngân hàng số 1 việt nam
- Ngày 30/06/2009 Cổ phiếu VCB chính thức được niêm yết và giao dịchtrên sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE)
- Ngày 30/09/2011 Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với MizuhoCorporate Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho, Nhật Bản
- Ngày 31/03/2013 Ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới cùng Slogan
“Chung niềm tin - Vững tương lai”
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm
2020 Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nướcchính thức trao quyết định số 2315/QĐNHNN chấp thuận áp dụng Basel IItheo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quyđịnh
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ
Trang 10- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảohiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đếnthời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1
tỷ USD
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombankkhẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộcdanh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầutheo Reuters
Định hướng đến năm 2030
- Giữ vững vị trí Ngân hàng số 1 Việt Nam
- Một trong 200 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn nhất thế giới
- Một trong 700 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu
- Đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
1.3 Một số thành tựu nổi bật
Top 500 ngân hàng tốt nhất thế giới
Theo xếp hạng của The Banker, Vietcombank xếp thứ 445/1000 trong bảngxếp hạng 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới (Top 1000 World Banks), tăng 89 bậc
so với năm 2012 và dẫn đầu các ngân hàng Việt Nam và đứng thứ 3 trong bảngxếp hạng 5 ngân hàng Châu Á (trừ Nhật Bản và Trung Quốc) có mức tăng trưởngvốn cấp 1 cao nhất
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
Năm 2013, Vietcombank đã được các tạp chí uy tín trên thế giới gồm: Asia Money, Finance Asia, The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và ngân hàng tốt nhất trên các lĩnh vực: quản lý tiền mặt; ngoại hối; làngân hàng đối tác tốt nhất Việt Nam
Ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Nam
Trang 11Tháng 10/2020, Tổng cục Thuế tổ chức lễ tôn vinh người nộp thuế và công
bố kích hoạt hệ thống 479 kênh thông tin hỗ trợ thủ tục thuế qua cổng điện tửetax
Năm 2020, Vietcombank vinh dự nằm trong nhóm 30 doanh nghiệp có thành tíchtiêu biểu, xuất sắc trong việc chấp hành pháp luật thuế và thực hiện tốt nghĩa vụnộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN), được Bộ Tài chính vinh danh và traotặng bằng khen tại buổi lễ Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank luôn
là NHTM có đóng góp lớn nhất cho NSNN Trong 5 năm 2015-2019,Vietcombank đã đóng góp cho NSNN hơn 30.700 tỷ đồng, trong đó tổng số thuế
và phí đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tổng số cổ tức chia cho cổ đông nhà nước hơn10.700 tỷ đồng
Ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Tháng 11/2022, Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe kết hợp với Công tynghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Namnăm 2022 Đây là mùa thứ 9 Anphabe công bố danh sách này Vietcombank tiếptục khẳng định vị thế là ngân hàng có môi trường làm việc hấp dẫn nhất khi đượcbình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 3 toàn thị trường Việt Nam
và trong top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất.Với kết quả khảo sát năm nay, Vietcombank duy trì vị thế dẫn đầu 7 năm liêntiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
Trong danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất năm 2017 do tạp chíForbes công bố, Vietcombank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng thương mạilớn để trở thành thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam năm 2017
Trên thị trường nội địa, Forbes đánh giá Vietcombank là “Công ty kinhdoanh hiệu quả nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm qua với nhận xét tích cực vềvai trò dẫn dắt thị trường của cổ phiếu VCB khi liên tục duy trì mức giá cao nhấtngành
Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Trang 12Ngày 02/11/2022, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương
đã tổ chức lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8.Vietcombank vinh dự lần thứ 8 liên tiếp được bình chọn Thương hiệu quốc giaViệt Nam
Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục có mặttrong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2023 do tạp chí Forbes ViệtNam công bố ngày 5/6/2023 Đây là lần thứ 11 liên tiếp Vietcombank có mặttrong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” kể từ khi Forbes Việt Nam thựchiện danh sách này tại Việt Nam
Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu
Ngày 26/05/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ diễn đànngân hàng bán lẻ Việt Nam, Vietcombank đã được Ban tổ chức giải thưởng ngânhàng Việt Nam tiêu biểu 2023 vinh danh và trao tặng 3 giải thưởng: “Ngân hàngbán lẻ tiêu biểu 2023”; “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu 2023”; “Ngân hàngđồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 [ CITATION Vie23 \l 1033 ]
Trang 13II CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK
II.1 Tổng quan về cơ cấu tổ chức
2.1.1 Khái niệm
Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau trong tổ chức, cómối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có nhữngtrách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu quảntrị khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị nhất định, phục vụmục tiêu chung của tổ chức.[ CITATION Ngu21 \l 1033 ]
Về bản chất, tổ chức là sự liên kết các cá nhân, các quá trình, các hoạt độngtrong tổ chức nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu đề ra của tổ chức dựa trên cơ sởcác nguyên tắc, quy tắc quản trị của tổ chức
Về hình thức tồn tại, tổ chức phụ thuộc vào cách thức liên kết và thể hiện ra
ở cơ cấu tổ chức quản trị
2.1.2 Tầm quan trọng của công tác tổ chức
Đảm bảo thực hiện các mục tiêu, kế hoạch: Cơ cấu tổ chức quản trị giúp tổ
chức xác định và phân chia rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ và nguồn lực cho từng
bộ phận và cá nhân Điều này giúp đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu và kếhoạch được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả
Tối đa hóa sử dụng nguồn lực: Bằng cách tổ chức các bộ phận và quản lý
nguồn lực một cách hợp lý, cơ cấu tổ chức quản trị giúp tổ chức sử dụng tối đacác nguồn lực có sẵn trong và ngoài tổ chức một cách hiệu quả nhất
Tăng cường sức mạnh tập thể: Một cơ cấu tổ chức quản trị được xây dựng
cẩn thận và có tổ chức sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và tăng cường sức mạnhcủa tập thể người Các bộ phận hoạt động một cách hiệu quả và hợp tác, tạo ramột môi trường làm việc tích cực và động viên sự sáng tạo và đóng góp của mọithành viên
Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật: Cơ cấu tổ chức quản trị cung
cấp một nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật quản lý hiện đại
Trang 14và khoa học Điều này giúp tổ chức tiến bộ và thích nghi với môi trường kinhdoanh ngày càng phức tạp và biến đổi.
Hạn chế các vấn đề ách tắc: Bằng cách xác định rõ ràng trách nhiệm và
quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân, cơ cấu tổ chức quản trị giúp giảm thiểu
sự bất đồng và mâu thuẫn trong tổ chức Điều này giúp giải quyết các vấn đề vàách tắc nảy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức một cách nhanh chóng vàhiệu quả hơn
2.1.3 Các yếu tố căn cứ để phân chia các đơn vị nhỏ trong tổ chức
Căn cứ vào tiêu chuẩn về số lượng người:
Đây là cách đơn giản nhất để phân chia các đơn vị nhỏ trong tổ chức Số
lượng người cần thiết để phân chia các đơn vị nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tổnhư là quan điểm của nhà quản trị, yêu cầu của quy trình công nghệ hay côngviệc hay tầm hạn quản trị được xác định trong tổ chức
Ví dụ: Một trường đại học có thể phân chia cơ cấu dựa trên số lượng sinh
viên theo từng khoa, viện, hoặc các lớp học
Dựa cứ vào chức năng nhiệm vụ:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để hình thành nên các bộ phận nhỏ trong
tổ chức, mỗi bộ phận đó thường bao gồm các cá nhân thực hiện các hoạt độngmang tính chất tương đồng Cách phân chia này đảm bảo thực hiện được cácchức năng chủ yếu của tổ chức, và phát huy được kiến thức chuyên môn
Ví dụ: Một tập đoàn công nghệ có thể có các bộ phận như phát triển sảnphẩm, tiếp thị, tài chính, và quản lý sản xuất
Căn cứ vào sản phẩm:
Dùng cho các tổ chức có nhiều loại sản phẩm khác nhau, hình thành nêncác bộ phận chuyên sản xuất/bán các sản phẩm nhất định Đảm bảo tính chuyênmôn hóa trong sản xuất
Ví dụ: Một công ty sản xuất ô tô có thể chia cơ cấu theo các dòng sảnphẩm như ô tô hạng sang, ô tô gia đình, và ô tô thể thao
Căn cứ vào vị trí địa lý:
Trang 15Thường được áp dụng cho tổ chức cho tổ chức hoạt động trên nhiều địabàn Việc phân chia này sử dụng được các nguồn nhân lực tại chỗ, do đó tiếtkiệm được chi phí và thời gian Từ đó giúp tổ chức hiểu rõ hơn về thị trường khuvực và có thể áp dụng các kỹ năng chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tếtại địa phương đó.
Ví dụ: Một chuỗi cửa hàng bán lẻ có thể phân chia cơ cấu dựa trên khu vựcđịa lý như các chi nhánh ở thành phố A, thành phố B, và thành phố C
Căn cứ vào đối tượng phục vụ:
Thường được áp dụng trong các cơ sở kinh doanh thuộc các lĩnh vực dịch
vụ Cách phân chia này tạo điều kiện để tổ chức dễ dàng thích nghi với nhữngnhu cầu có tính chất riêng biệt của từng đối tượng khách hàng
Ví dụ: Một bệnh viện có thể chia cơ cấu thành các phòng ban phục vụriêng biệt như phòng khám ngoại trú, khoa phẫu thuật, và khoa nội trú…
Căn cứ vào các trang thiết bị được sử dụng:
Việc phân chia này là tạo điều kiện để nhà quản trị xây dựng và áp dụngcác quy trình sử dụng và quản lý thiết bị trong quá trình sản xuất
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất thép có thể chia cơ cấu dựa trên loại trang
thiết bị như lò nung, máy cán, và máy cắt
Căn cứ vào thời gian:
Đây là một trong những cách phân chia bộ phận lâu đời nhất và thườngđược áp dụng ở mức độ thấp nhất trong tổ chức Được gọi là hình thức hoạt độngtheo ca, kíp Cụ thể, các nhân viên hoạt động trong các ca làm việc khác nhau đểđảm bảo máy móc hoạt động thường xuyên, đạt hiệu suất cao nhất có thể
Ví dụ: Một công ty tổ chức sự kiện có thể phân chia cơ cấu dựa vào các dự
án sự kiện hàng tháng, hàng quý, và hàng năm
II.2 Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng của Vietcombank
Vietcombank vận hành theo mô hình phân cấp chức năng, tối ưu hóa nănglực của giám đốc, bộ phận Mỗi phòng ban được giao trách nhiệm rõ ràng, đảm