Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin mộtcách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạpTrong đó, mỗi khốiBlock đều chứa thông ti
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN-DU LỊCH
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 5
I Blockchain 1.Khái quát về Blockchain 5
-Khái niệm -Người sáng lập ra Blockchain 2.Cấu trúc và thuật toán Blockchain 5
-Cấu trúc: +Dữ liệu +Hash của khối hiện tại +Hash khối liền kề -Thuật toán: 6
+Proof of Work(PoW) +Proof of Stake(PoS) +Proof of History(PoH) +Proof of Authority(PoA) +Byzantine Fault Tolerance(BFT) +Proof of Reputation(PoR) 3 Các loại Blockchain 7
-Public Blockchain -Private Blockchain -Hybrid Blockchain 4.4 phiên bản chính của Blockchain 9
-Blockchain 1.0 -Blockchain 2.0 -Blockchain 3.0 -Blockchain 4.0 5.Nguyên lý hoạt động 10
6.Ưu, nhược điểm của Blockchain 11
7.Ứng dụng của blockchain 12
II Một doanh nghiệp cụ thể có ứng dụng công nghệ Blockchain 16
PHẦN KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
3
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm trở lại đây, blockchain trở thành xu hướng công nghệ được các ông lớn côngnghệ cùng các startup trẻ săn đón và đầu tư phát triển Không chỉ trong giới công nghệ,blockchain còn được đánh giá là có tiềm năng to lớn trong việc phát triển và chi phối nhiềungành nghề trong xã hội từ dịch vụ tài chính, chuỗi sản xuất cung ứng, đến năng lượng, giáodục,
Những tập đoàn như IBM, Microsoft, và Amazon đã nhanh chóng nhận ra giá trị củablockchain và đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp blockchain tùychỉnh cho khách hàng Nhiều startup đang khai thác blockchain để phát triển các ứng dụngmới, từ hệ thống thanh toán cho đến quản lý chuỗi cung ứng, tạo ra sự đổi mới trong cáchthức hoạt động của nhiều ngành
Blockchain không chỉ là một công nghệ tiềm năng mà còn là một yếu tố thay đổi cuộc chơitrong nhiều lĩnh vực Với sự hỗ trợ của các công ty công nghệ lớn và sự sáng tạo từ cácstartup, blockchain đang từng bước hiện thực hóa tiềm năng của mình Dù còn nhiều tháchthức phải vượt qua, công nghệ này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và định hình lại cách thức
mà chúng ta giao dịch, tương tác và quản lý thông tin trong tương lai Việc hiểu và áp dụngblockchain sẽ là một yếu tố quan trọng giúp các tổ chức và cá nhân tối ưu hóa hoạt động vàđáp ứng những nhu cầu mới trong kỷ nguyên số
4
Trang 4Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin mộtcách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạp
Trong đó, mỗi khối(Block) đều chứa thông tin về thời gian tạo Chúng được liên kết vớikhối trước đó kèm theo mã thời gian cùng với dữ liệu để tiến hành giao dịch
Những dữ liệu khi đem vào hệ thống và được chấp nhận bởi mạng lưới sẽ không thể thayđổi được Công nghệ được thiết kế nhằm chống lại việc thay đổi dữ liệu hoặc gian lận.-Người sáng lập:
Blockchain xuất hiện vào năm 1991 bởi W Scott Stornetta cùng với Stuart Haber Hai nhàtoán học này muốn triển khai hệ thống không giả mạo timestamp trên tài liệu
Năm 2005, một người hay nhóm ẩn danh tên Satoshi Nakamoto đã trình bày khái niệmnguyên sơ của Blockchain tạo ra giao thức mã nguồn mở tên Bitcoin(BTC)
2 Cấu trúc và thuật toán của Blockchain
a Cấu trúc
Mỗi Block sẽ có 3 phần:
Mỗi Block sẽ có 3 phần là dữ liệu, Hash của khối hiện tại và Hash khối liền kề
-Dữ liệu: Đây là thông tin về bàn ghi đã xác thực, mã hóa trong khối Hệ thống liệu tụcupdate các dữ liệu đó và bảo vệ bởi những thuật toán đồng thuận
-Hash của khối hiện tại: Chuỗi ký tự khác biệt tạo ra ngẫu nhiên Chúng đại diện cho mỗimột Block Mã hàm này có nhiệm vụ là phát hiện đổi thay trong khối của mỗi chuỗi
-Hash khối liền kề: Thông tin giúp các Block liên kết với nhau trong chuỗi
b Thuật toán Blockchain
Trang 5Thuật toán Chi tiết
Proof of Work(PoW) PoW(bằng chứng công việc) được ứng
dụng chủ yếu trong tiền điện tử như Bitcoin, Litecoin, Ethereum, Dogecoin….Đặc biệt PoW phổ biến trong các hoạt độngđào Coin Các thợ đào Coin dùng Proof of Work để giải những bài toán tạo mã Hash Nếu như thành công, giao dịch được xác nhận và hình thành các khối mới
Tuy nhiên cơ chế đồng thuận này lại tốn nhiều điện năng
Proof of Stake(PoS) PoS(bằng chứng cổ phần) là cơ chế đồng
thuận phổ biến được ứng dụng chủ yếu ở Peercoin, Decred và tương lai Ethereum cùng nhiều tiền điện tử khác
Cơ chế này có phân cấp thấp hơn vì thế tiêuhao ít năng lượng và không dễ bị đe dọa.Proof of History(PoH) PoH là thuật toán đồng thuận chủ yếu dựa
trên thứ tự và thời gian giữa những giao dịch với dự án(Solana)
Sự ưu tiên của thuật toán này sẽ dựa vào thời gian giao dịch Dù bạn ở bất cứ đâu, tạinhững không gian phi tập trung, PoH cũng
sẽ giải quyết các vấn đề về mốc thời gian.Proof of Authority(PoA) Thuật toán PoA chủ yếu dựa vào danh tiếng
của người xác thực Chính vì vậy, khi thực hiện Proof of Authority, mọi thông tin đều được bảo mật để bảo đảm tin cậy cho các giao dịch
ZINC(ZINC), MakerDAO(xDAI) là hai dự
án tiêu biểu ứng dụng PoA
Byzantine Fault Tolerance(BFT) BFT là thuật toán chống gian lận trên
Blockchain Byzantine Fault Tolerance giúptạo các bản ghi trung thực và chính xác
Hiện Ripple(XPR), NEO(NEO), Stellar(XLM) là 3 dự án đang ứng dụng BFT
Proof of Reputation(PoR) Proof of Reputation là thuật toán khá trừu
tượng Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản PoR chính là đơn vị được chọn để tiến hànhxác thực block uy tín Nếu như họ gian lận, mức uy tín đó sẽ giảm xuống
Công ty/doanh nghiệp càng lớn, độ tín nhiệm cũng sẽ càng cao Điều này chứng tỏ
sự đảm bảo của họ tốt hơn
3 Các loại Blockchain
Hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính là Public, Private và Hybrid
Trang 6a Public Blockchain
Public cho phép mọi người có quyền đọc, ghi dữ liệu ở Blockchain Để tham gia quá trìnhxác thực các giao dịch ở Public Blockchain cần có nhiều nút Chính vì thế, muốn tấn côngPublic là điều bất khả thi
Hơn nữa, mỗi một Public Blockchain đều có phần thưởng riêng dành cho những bên thamgia mạng lưới
b Private Blockchain
Private Blockchain chỉ cho phép bạn đọc dữ liệu, không được ghi Quyền ghi thuộc về bênthứ ba đáng tin cậy Vậy nên, thời gian xác nhận giao dịch diễn ra khá nhanh
Private Blockchain chỉ cho phép bạn đọc dữ liệu, không được ghi
Loại Blockchain này có đặc điểm là tập trung hóa Tức là chỉ người tham gia mạng lưới mới
có thể biết các giao dịch Ở đây, quyền hành của bên thứ 3 là khá lớn
Trang 7Private hữu ích cho những công ty muốn kiểm soát mọi hoạt động nhưng không công khaithông tin Chuỗi có thể có hoặc không thưởng cho những cá nhân tham gia.
c Hybrid Blockchain
Hybrid Blockchain(Blockchain hỗn hợp) chính là sự kết hợp giữa 2 loại trên Chính vì thế,Hybrid được Public và Private bảo mật
Hybrid Blockchain chính là sự kết hợp giữa 2 loại trên
Công ty/doanh nghiệp có thể tự chọn các dữ liệu mình muốn công khai hoặc bảo mật Đặcbiệt, chi phí giao dịch tại Hybrid thấp hơn nhiều so với hai loại Blockchain trên
4 4 phiên bản chính của Blockchain
Qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay Blockchain có chính thức 4 phiên bản khác nhaugồm:
Thanh toán
Blockchain 1.0 được ứng dụng chủ yếu trong tiền mã hóa Phiên bản này gồm việckiều hối, chuyển đổi tiền tệ, đồng thời tạo hệ thống thanhtoán kỹ thuật số
Hay nói cách khác, Blockchain 1.0 giúp những giao dịch tiền ảo trở nên phi tập trung, diễn ra minh bạch,nhanh chóng
Blockchain 2.0 Tài chính
Thị trường
Blockchain 2.0 ứng dụng trong việc xử lý tài chính, cũng như ngân hàng(trái phiếu, cổ phiếu, nợ, chứng
Trang 8khoán,…)
Điểm nổi bật của phiên bản này đó chính là được nâng cấp Smart Contract(hợp đồng thông minh) Đây chính là hợp đồng lập trình sẵn, được ký kết giữa các bên tham gia và giám sát chặt chẽ
Smart Contract không bị canthiệp bởi các bên thứ 3 Điềunày giúp bảo đảm được tính bảo mật ở mức cao nhất.Blockchain 3.0 Thiết kế
Giám sát hoạt động
Blockchain 3.0 chính là sự kết hợp giữa Smart
Contract(Blockchain 2.0) cùng Dapp(ứng dụng phân tán)– nơi dữ liệu được lưu tại kho lưu trữ phi tập trung
và được viết bởi ngôn ngữ lập trình
Không chỉ phục vụ cho tài chính, phiên bản này còn hướng tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, Y tế, nghệ thuật hay chính phủ.Blockchain 4.0 Doanh nghiệp Blockchain 4.0 phát triển tập
trung chủ yếu vào các công ty/ doanh nghiệp Chúng giúp tạo và chạy những ứng dụng giao dịch hiệu quả, an toàn và nhanh chóng hơn.Một doanh nghiệp dù mới thành lập vẫn có thể phát triển được ứng dụng phân quyền nhờ Blockchain 4.0.Công ty có thể quyết định tới những dữ liệu mà tài khoản được xem nào đó Tuy nhiên vẫn bảo đảm tính bảo mật, đồng thời không sửa đổi được thông tin, khả
Trang 9năng lưu trữ tự động khi thực hiện giao dịch và thanh toán.
5 Nguyên lý hoạt động
-Nguyên lý mã hoá
Để thực hiện giao dịch ở Blockchain, chúng ta cần phần mềm cho phép lưu trữ, trao đổiđiện tử Phần mềm đó chính là Ví điện tử Loại ví này được bảo vệ bởi nguyên lý mã hóa
đặc biệt là dùng cặp khóa bảo mật công khai(Public key) và riêng tư(Private key)
Khi mã hóa thông điệp bằngPublic key: Chủ sở hữu khóariêng tư- cặp của khóa côngkhai này mới giải mã, đọcđược nội dung trong thôngđiệp
Khi mã hóa bởi Private key:Lúc này bạn đã tạo chữ kýđiện tử để máy tính trongBlockchain tiến hành kiểmtra chủ thể cũng như tính xácthực giao dịch Nếu một ký tự đơn ở giao dịch này hay đổi, chữ ký điện tử cũng thay đổitheo Chính vì vậy các Hacker khó lòng sửa được số Bitcoin muốn gửi hay giao dịch
-Quy tắc của sổ cái
Mỗi một node trong Blockchain đều được lưu giữ bản sao sổ cái kế toán Chính vì vậynhững node này đều biết tài khoản của bạn có số dư là bao nhiêu Tuy nhiên, Blockchain
không theo dõi số dư tài khoản, chỉ ghi lịch sử của những giao dịch được yêu cầu.
Mỗi một node trong Blockchain đều được lưu giữ bản sao sổ cái kế toán
Trang 10Để biết trên ví điện tử có số dư bao nhiêu, bạn cần xác nhận mọi giao dịch liên quan đến ví
đã diễn ra trên Blockchain
-Nguyên lý tạo khối
Những giao dịch khi đã gửi lên Blockchain đều được phân vào các khối Giao dịch trongkhối đều cùng xảy ra ở một thời điểm Ngược lại, giao dịch chưa được xác nhận khi khôngthực hành trong một khối
Những giao dịch khi đã gửi lên Blockchain đều được phân vào các khối
Mỗi nút chúng ta có thể nhóm giao dịch cùng nhau vào khối và gửi đến mạng lưới như ẩn ýcho các khối kế tiếp được phép gắn vào sau đó Bất cứ nút nào cũng tạo được khối mới
Để có thể thêm Blockchain, mỗi khối cần chứa quãng mã tạo bằng hàm hash không thể đảongược Cách để xử lý phương trình này đó chính là đoán số ngẫu nhiên, đồng thời kết hợpnội dung khối trước, từ đó tạo ra kết quả đúng
6 Ưu và nhược điểm của Blockchain
- Ưu điểm
Không thể làm giả hoặc phá hủy chuỗi
Blockchain
Gần như những chuỗi Blockchain đều không phá huỷ được Theo những nghiên cứu trước đó, chỉ Quantum Computer(máy tính lượng tử) mới can thiệp được và có thể giải mã chuỗi Blockchain
Blockchain, gần như không sửa được
Các thông tin chỉ thêm vào được khi mọi thành viên trong hệ thống chấp thuận Chỉ
có người tạo ra dữ liệu đó mới có thể sửa đổi và được lưu trữ mãi mãi trên
Blockchain
Bảo mật dữ liệu Dữ liệu trong Blockchain được bảo mật gần
như tuyệt đối Bởi các thông tin này được lưu trữ ở những khối(Block) được liên kết
Trang 11bởi thuật toán phức tạp.
Khi quy mô của chuỗi(Chain) càng lớn, việc để lộ những thông tin trong hệ thống sẽcàng khó Từ đó loại bỏ được những tình trạng đánh cắp, sửa đổi sai lệch thông tin.Minh bạch Bất cứ ai đều có thể theo dõi được dữ liệu ở
Blockchain từ địa chỉ này đến địa chỉ khác.Không những vậy, công nghệ còn giúp bạn theo dõi, thống kê lịch sử trên những địa chỉđó
Hợp đồng thông minh Những kỹ thuật số đều được tạo bằng đoạn
code IFTTT(if-this-then-that) trong Blockchain Chính vì thế, hợp đồng cho phép hệ thống thực thi tất cả mọi thứ, không cần tới sự tham gia của thứ ba
Những điều khoản ở hợp đồng thông minh thực thi khi điều kiện trước đó được đáp ứng, không ai có thể hủy bỏ hoặc ngăn chặnnó
- Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trên, Blockchain cũng một số nhược điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng:
Dễ bị dòm ngó bởi Hacker: Khi Blockchain được tin tưởng, có nhiều giao dịch sẽ trở thành
“con mồi béo bở” của các Hacker thông qua tấn công 51%
Một khi các dữ liệu được thêm vào Blockchain, việc sửa đổi chúng là rất khó
Ngoài ra, khi Private – key bị mất, tiền của người dùng bị mất theo và không thể lấy lạiđược
7 Ứng dụng trong thực tiễn của Blockchain
Tài chính và ngân hàng
Ngành tài chính, ngân hàng có đặc thù là dễ xâm phạm bảo mật dữ liệu của người dùng vàtập trung quyền lực Chính vì thế Blockchain đã được ứng dụng để giải quyết các vấn đềtrên
Ứng dụng của Blockchain trong tài chính, ngân hàng như:
+Xác thực khả năng tín dụng cũng như thông tin khách hàng: Công nghệ cho phép thực hiệncác giao dịch dù không có trung gian xác minh
+Mạng lưới tiến hành xác minh, thanh toán giao dịch ngang hàng
+Hạn chế và quản lý rủi ro khi thanh toán bởi vỡ nợ hay trục trặc kỹ thuật trước khi giaodịch
Trang 12+Quản lý thông minh: Công nghệ cho phép đổi mới liên tục, cải tiến và lặp lại Thương mại
điện tử
Do ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến thế giới phải dần chuyển hướng thương mại trựctuyến Quá trình dịch chuyển này đã đặt vấn đề về việc quản lý chuỗi cung ứng, tính bảomật và quá trình vận chuyển sản phẩm/hàng hóa tới người tiêu dùng, thậm chí là chi phí.Blockchain giải quyết các vấn đề kể trên bằng những hợp đồng thông minh Đồng thời tạođiều kiện cho những bên tham ra dễ dàng liên kết với doanh nghiệp/công ty đa quốc gia Ngoài ra đơn vị sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ việc trung gian Hơn nữa, Blockchain còn gắngiải pháp thanh toán trên sàn thương mại điện tử, website.ựa vào sự đồng thuận ở mạnglưới
Ứng dụng của Blockchain trong thương mại điện tử gồm:
+Quản lý dữ liệu khách hàng
+Theo dõi tình trạng, thông tin về sản phẩm/hàng hóa qua serial, QR
+Xây dựng trên sàn thương mại điện tử hay website hệ thống thanh toán, ví điện tử, thẻ quàtặng, khách hàng thân thiết, tri ân khách hàng…
+Vận hành, đồng thời quản lý chuỗi cung ứng
Giáo dục
Blockchain giúp lưu trữ dữ liệu về bảng điểm, kinh nghiệm thực tế, quá trình đào tạo củamỗi người Công nghệ giúp tránh việc gian lận khi thăng tiên hay xin học bổng hoặc trìnhbày sai về khả năng làm việc, trình độ học vấn, kỷ luật
Blockchain giúp lưu trữ dữ liệu về bảng điểm, kinh nghiệm thực tế, quá trình đào tạo củamỗi người
Không những vậy, qua hợp đồng thông minh, hệ thống còn tự động thực hiện nội quy đàotạo Đồng thời Blockchain cũng lý trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện hạn chế khi giảngdạy, đặc biệt học viên có thể nêu ý kiến phản hồi
Dưới đây là một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong Giáo dục:
Trang 13+Quản lý đánh giá uy tín khi nghiên cứu khoa học.
+Ghi lại những dữ liệu bảo mật về điểm số, học tập cho hệ thống học trực tuyến Cùng với
đó là đánh giá năng lực cá nhân dựa vào yêu cầu tuyển sinh
+Lưu trữ và theo dõi bảng điểm, bằng cấp của mỗi sinh viên và thông tin đơn vị đào tạo.+Xem xét ứng viên phù hợp việc giảng dạy không để đưa ra quyết định mời họ làm việc
Truyền thông, viễn thông
Triển khai Blockchain trên đám mây sẽ giúp nhà cung cấp truyền thông tối ưu hóa đượcnhững quy trình hiện khi rà soát quy trình vận hành, chuyển vùng, tăng cường bảo mậtmạng và quản lý nhân viên của mình Từ đó bạn có thể cải thiện, đồng thời phát triển dịch
vụ tốt hơn
Ứng dụng của Blockchain trong viễn thông, truyền thông gồm:
+Chống gian lận khi chuyển vùng: Những thỏa thuận chuyển vùng của các nhà khai thác sẽminh bạch Bởi nút được chỉ định trong khối đóng vai trò là người khai thác để tiến hànhxác minh giao dịch phát trên mạng
+Chuyển đổi 5G: Thỏa thuận giữa các mạng và quy tắc sẽ ở dạng hợp đồng thông minh.Tức là hệ thống sẽ tự kết nối thiết bị với nhà mạng gần nhất và tiến hành tính phí dịch vụcũng như đánh giá tính liên tục của kết nối
+Kết nối Internet: Tạo môi trường truyền tải mọi dữ liệu an toàn qua việc tạo mạng lướingang hàng tự quản
Sản xuất
Khi sản xuất, chúng tacần sổ cái để tiến hànhtheo dõi quy trình sảnxuất, phân phối, tồnkho, thông tin giao dịch,chất lượng hàng hóa….Blockchain giúp tăngnăng suất quản lý chuỗicung ứng, nâng cao hiệuquả sản xuất
Với người tiêu dùng,kiểm tra tính xác thực của sản phẩm sẽ ngăn chặn việc mua phải hàng kém chất lượng, hànggiả
Dưới đây là một số ứng dụng của Blockchain đối với sản xuất:
+Theo dõi số lượng hàng hóa nhập – bán cùng lịch trình sản xuất
+Quản lý kho bãi, hàng tồn kho
+Truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa qua các khâu
+Theo dõi nguồn nguyên liệu sản xuất
Y tế