1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phân tích văn hóa doanh nghiệp tại nestle

19 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại Nestle
Tác giả Võ Mỹ Uyên, Trần Việt Nhật, Lê Thị Hồng Hiếu, Phạm Khánh Duyên, Lương Thị Mỹ Hạnh, Trương Thị Ái Nhi, Nguyễn Thị Ngọc Sương
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Uyên Thương
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 275,53 KB

Nội dung

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, bởi đây cũng là một chủ đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu-Văn hóa doanh nghiệp là một h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

—————————

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NESTLE

Lê Thị Hồng Hiếu

Lương Thị Mỹ Hạnh

Nguyễn Thị Ngọc Sương

K55E _ QTKD

Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Uyên Thương

Huế, 4/2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 3

1.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 3

1.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Edgar Schein: 3

1.3 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động của doanh nghiệp .4 a) Tác động tích cực 4

b) Tác động tiêu cực 5

1.4 Các nhân tốảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp 6

a Các nhân tố bên trong 6

b Yếu tố bên ngoài 7

PHẦN II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở NESTLE 8

I Giới thiệu chung về doanh nghiệp Nestle 8

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8

II Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp 9

2.1 Cơ cấu tổ chức 9

2.2 Kiến trúc doanh nghiệp 10

2.3 Logo 10

2.4 Slogan 11

2.5 Đồng phục 12

2.6 Hành vi 12

III Các giá trị được tuyên bố 13

3.1 Chiến lược 13

3.2 Tầm nhìn: 13

3.3 Sứ mệnh: 13

3.4 Triết lí: 13

3.5 Văn hóa về nguyên tắc lãnh đạo con người trong doanh nghiệpNestlé 14

IV Các quan niệm chung/ giá trị cốt lõi 14

V Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động kinh doanh của công ty 15 5.1 Văn hóa và hoạch định 15

5.2 Văn hóa và công tác tổ chức 15

5.3 Văn hóa và điều khiển 16

5.4 Văn hóa công tác kiểm tra 17

Trang 3

PHẦN III: KẾT LUẬN & GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP 17

3.1 Kết luận 17

3.2 Một số biện pháp giữ gìn và phát triển văn hóa doanh nghiệp 18

Tài liệu tham khảo 19

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, bởi đây cũng là một chủ đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu

-Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý tưởng chung được xây dựng bởi thành viên của một doanh nghiệp nhằm phân biệt doanh nghiệp với doanh nghiệp khác (giáo trình hành vi tổ chức)

- Theo Edgar Schein, văn hóa doanh nghiệp là mô hình mẫu của các giả định căn bản đã được vận hành đủ tốt để đánh giá là phù hợp khi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của tùng thành viên (Văn hóa doanh nghiệp- PGS.TS> Nguyễn Mạnh Quân2001)

- Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp Hay nói một cách cụ thể hơn, Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó( trích sách Quản trị bằng Văn hóa- TS Giản Tư Trung)

Tóm lại văn hóa doanh nghiệp được hiểu một cách rõ ràng như sau:

- Các giá trị văn hóa doanh nghiệp phải là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên trong doanh nghiệp

- Khi các giá trị được thừa nhận và phổ biến đến mức gần như không có sự thay đổi, chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng

- Những giá trị được chấp thuận, bao gồm những chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

- Trước hết, văn hóa có vai trò xác định ranh giới, tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp

Trang 4

- Thứ hai, nó bao quát một cá tính chung cho thành viên của doanh nghiệp

- Thứ ba, nó tạo điều kiện cho việc đưa ra cam kết đối với một điều gì đó lớn hơn ngoài sự tự lợi cá nhân

- Thứ tư, củng cố sự ổn định của hệ thống xã hội

- Cuối cùng, đó là một cơ chế quản lý rất có ý nghĩa, giúp chỉ dẫn, hình thành quan điểm và hành vi của đội ngũ nhân viên; đây cũng là vai trò đặc biệt quan trọng đối với chúng ta: “văn hóa giúp xác định nguyên tắc của doanh nghiệp” 1.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Edgar Schein:

Các cấp bậc của văn hóa doanh nghiệp

- Cấp độ thứ nhất – cấu trúc hữu hình

Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, những biểu hiện bên ngoài:

 Kiến trúc, cách bài trí, nội ngoại thất

 Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp

 Lễ nghi và lễ hội hằng năm

 Các biểu tượng, logo, slogan, website

 Cách ăn mặc đồng phục

 Hình thức mẫu mã sản phẩm,

 Thái độ cung ứng và cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp

- Cấp độ thứ 2- những giá trị được tuyên bố/ chấp nhận

Là các quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho các hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng

- Cấp độ thứ ba- những quan niệm chung/ giá trị cốt lõi

Khi đã tạo những thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải củng

cố lại hệ thống hành vi, các quan niệm chung mới được thiết lập và tạo ra những thông tin tích cực

Khi đã có được những thông tin tích cực về môi trường bên trong và bên ngoài, từ những cổ đông và đối tác, thì những quan niệm chung mới sẽ ngày càng phát triển và dần ăn sâu vào nhận thức của các thành viên cho đến khi lại xuất hiẹn những thông tin tiêu cực dễ thay đổi

Trong thực tế, ba cấp độ của mô hình này đôi khi được biểu diễn dưới dạng mô hình dựa trên các lớp khác nhau Lớp ngoài rất dễ thích nghi và dễ thay đổi Lớp càng sâu, càng khó điều chỉnh

1.3 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động của doanh nghiệp

a) Tác động tích cực

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác

Trang 5

Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đào tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một

số thành viên trong doanh nghiệp Tất cảnhững yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta phân biệt được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp và giữa các tổ chức xã hội Phong cách đó đóng vai trò như không khí và nước đối với doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp

- Văn hoá doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một nền văn hoá tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhân tài, giữchân được nhân tài, củng cốđược lòng trung thành của các nhân viên đối với doanh nghiệp Vì người lao động làm việc không chỉ vì tiền mà còn vì các mục đích khác nữa nhất là khi họđã thoả mãn phần nào về mặt kinh tế

Theo Maslow về hệ thống nhu cầu của con người, thì nhu cầu của con người đựơc

mô tả bằng một hình tam giác với năm mức nhu cầu được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an ninh, nhu cầu xã hội–giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ

Văn hoá doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết

và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độhành vi của các thành viên trong doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên

cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao đông và đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo

Tại các doanh nghiệp mà môi trường văn hoá ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các cá nhân được khuyến khích để tách biệt đưa ra ý kiến, sáng kiến, thậm chí cả các cá nhân ở cấp cơ sở

sự khích lệ này phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi thành viên trong công ty, là cơ sở phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi thành viên trong công ty, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển(R&D) của công ty Mặt khác những thành công trong công việc sẽ tạo động lực về sự gắn bó của họ với công ty lâu dài và tích cực hơn

b) Tác động tiêu cực

Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực có thể là doanh nghiệp có nền quản

lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy quản lý quan liêu, gây ra không khí làm việc thụ động, sợ hãi của nhân viên, làm kìm hãm sự sáng tạo khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo

Trang 6

Đây là các doanh nghiệp không có ý định tạo ( hoặc không có khả năng tạo) được một mối liên hệ nào đó giữa các nhân viên trong và ngoài quan hệ công việc, mà chỉ dừng lại ở chỗ tập hợp hàng nghìn người xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty

Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và như vậy dù thế nào đi nữa thì cũng sản xuất ra một thứ gì đó, nhưng niềm tin của họ vào công việc, vào doanh nghiệp là không hề có, họ luôn có ý định tìm cơ hội để ra đi và như vậy doanh nghiệp ngày càng đi vào sự khó khăn

1.4 Các nhân tốảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp

a Các nhân tố bên trong

-Người đứng đầu/người chủdoanh nghiệp: Đây là yếu tốquan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Người đứng đầu doanh nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trịáp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, các hệtư tưởng, tính cách của người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được phản chiếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành văn hoá doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có những con người có khát vọng cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì doanh nghiệp ấy sẽ chiến thắng trên thương trường

Cho nên có thể nói, nhân cách của người chủhay người đứng đầu doanh

nghiệp sẽquyết định chất lượng văn hóa của cảdoanh nghiệp

-Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp: Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải được kể đến trước tiên Bởi vì, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển của mình

Qua mỗi thời kỳtồn tại, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa Tất cảnhững yếu

tố đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, điều chỉnh và phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới

Lịch sửphát triển và truyền thống văn hóa của một doanh nghiệp cho chúng ta hiểu được đầy đủquá trình vận động, thay đổi của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp

-Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽcó văn hóa khác nhau Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu

tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp Các công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuất và chế biến

Trang 7

Mặt khác, văn hóa ngành nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan

hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau trong công ty Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những giá trị văn hóa khác với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân viên kế toán

-Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: Loại hình sở hữu hay các loại hình công

ty khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa khác với giá trịvăn hóa của các công ty trách nhiệm hữu hạn và càng khác với giá trịvăn hóa của các công ty của nhà nước

Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công ty này là khác nhau

Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt động chủyếu trong các môi trường độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kếhoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủđộng và tự giác sẽ thấp hơn các công ty tư nhân

.-Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp:Một doanh nghiệp có những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống định chế bao gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy trình kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động thì sẽtạo thành được một thể thống nhất, tạo được sựngắn bó, đoàn kết giữa các thành viên

-Những giá trị văn hóa học hỏi được: Những giá trị học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu qua các hình thức sau:Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp, những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác, những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác, những giá trị

do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại, những xu hướng và trào lưu

b Yếu tố bên ngoài

-Khách hàng: Khách hàng không mua sản phẩm thuần tuý, họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyết định dựa trên bối cảnh văn hoá chứ không đơn thuần là những quyết định có tính chất thiệt hơn.Nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách hàng tác động trực tiếp tới văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

-Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền: Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp có các nhân viên đến từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét

Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không dễ dàng thay đổi bởi các qui định của doanh nghiệp.Vì vậy sự phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn hoá kinh doanh là một điều tất yếu

Trang 8

-Thể chế xã hội: Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối tới văn hóa kinh doanh mỗi nước.Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp như chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cạnh tranh bảo vệngười tiêu dùng

Phương thức hoạt động, mức độcông bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả của nền hành chính có tác động trực tiếp tới hành vi và hiệu quả hoạt động của giới doanh nhân

-Quá trình toàn cầu hóa: Toàn cầu hoá tạo nên một xu thế phát triển ngày càng

rõ nét, các nền kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ thống kinh tế toàn cầu

Trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao lưu giữa các nền văn hoá kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá kinh doanh mỗi nước, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển

-Sự khác biệt về giao lưu văn hóa: Sự khác biệt về văn hoá có thể là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc dẫn tới xung đột văn hoá (nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh)

Sự xung đột này tác động khá mạnh đến việc hình thành một bản sắc văn hoá kinh doanh phù hợp.Sựgiao lưu văn hoá tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hoá của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hoá của doanh nghiệp mình

PHẦN II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở

NESTLE

I Giới thiệu chung về doanh nghiệp Nestle

- Là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại

Vevey, Thụy Sĩ Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm dành cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa

- Nestlé có mặt trên 191 quốc gia Và ở quốc gia nào, Nestlé cũng phát triển tốt và được người dân đón nhận

- Năm 1912, Nestlé chính thức thành lập văn phòng đầu tiên ở Việt Nam được đặt tại Sài Gòn

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Nestlé được thành lập vào năm 1866 bởi Henri Nestlé, một nhà dược học người Đức Từ những bước đầu tiên, Nestlé đã phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trên toàn cầu Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất và doanh số bán hàng của Nestlé tăng mạnh, từ 10 triệu đô la vào năm 1938 lên đến 225 triệu đô la vào năm 1945

Trang 9

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nestlé tiếp tục phát triển dựa trên chính sách

đa dạng hóa trong lĩnh vực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Họ đã mua lại nhiều công ty trong và ngoài nước, đồng thời mở rộng sản phẩm của mình Năm 1947, Nestlé sáp nhập với Alimentana SA

Tại Việt Nam, Nestlé cũng đã có một quá trình phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã được thành lập và phát triển từ năm

1992 Hiện tại, Nestlé Việt Nam đang điều hành 6 nhà máy và có hơn 2.500 nhân viên trên toàn quốc

II Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp

II.1 Cơ cấu tổ chức

- Ưu điểm của mô hình cấu trúc:

Có khả năng phản ứng nhanh chóng với điều kiện thị trường

Có khả năng thích ứng với các sản phẩm theo thị trường

Trang 10

Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và thực hành

Sự phối hợp tốt giữa các đơn vị khác nhau dẫn đến sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên

- Nhược điểm của mô hình cấu trúc

- Chi phí hành chính cao

- Thiếu sự giao tiếp có hiệu quả

- Tiềm năng xung đột lợi ích do không rõ ràng về vai trò

II.2 Kiến trúc doanh nghiệp

Với thiết kế đầy sáng tạo, Nestlé đã tạo nên một văn phòng với không gian tuyệt đẹp, tạo đem lại cảm hứng sáng tạo tràn trề

Nestlé thiết kế một nơi làm việc khác với ý tường chủ đạo là "tổ chim", lấy cảm hứng từ chữ Nest trong tên gọi của doanh nghiệp Không gian tận dụng được những trang thiết bị cũ một cách tối đa, đồng thời có nhiều khu vực họp và tương tác cho nhân viên

Yếu tố thiên nhiên được đưa vào thi công, khiến toàn bộ văn phòng màu sắc

ấm áp, tươi tẳn, đồng thời đem tới sự thoải mái và tiện nghi cho nhân viên của công

ty Bàn tiếp tân với thiết kế lạ mắt Trần văn phòng bằng gỗ ghép, đối lập với khu vực đầy ánh sáng phía dưới Chất liệu tre, gỗ được sử dụng hợp lý trong khu vực có ánh sáng vàng, tạo cảm giác ấm cúng

II.3 Logo

Logo Nestlé lấy ý tưởng từ huy hiệu của gia đình ông Henri Nestlé – biểu tượng chú chim nằm trong một cái tổ Tên gia đình ông là Nestlé theo tiếng Đức có nghĩa là “tổ chim”

Ngày đăng: 23/04/2024, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w