1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài công nghệ blockchain

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Blockchain là gì- Blockchain Chuỗi khối là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong cáckhối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian, Mỗi khối thô

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nguyễn Trọng Tuấn 100%Đậu Lê Quỳnh Như 100%Nguyễn Diệu Linh 100%Nguyễn Thị Hường 100%Võ Mạnh Dũng 90%

2

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 10 chúng em xin giới thiệu với cô và mọi người đề tài: “Công nghệ Blockchain” Chúng em chọn đề tài này vì nhận thấy được tính thiết thực và lợi ích mà công nghệ chuỗi khối này mang lại cho đời sống con người Chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn Năng lực số ứng dụng này hoàn toàn là do bản thân chúng em thực hiện Bài tập lớn được thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài có trích nguồn rõ ràng Trong quá trình thực hiện đề tài này vẫn còn có nhiều thiếu sót nhưng những nội dung trình bày trong bài tập lớn này là biểu hiện kết quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Phan Tình.

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2023

Đại diện nhóm 10

Nguyễn Trọng Tuấn

3

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn Năng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng quan trọng giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Phan Tình, giảng viên lớp Năng lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã đồng hành cùng sinh viên lớp K26QTKDB trong học phần Năng lực số ứng dụng và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bản báo cáo sẽ không tránh được những thiếu sót, kính mong cô nhận

xét, góp ý để bản báo cáo của chúng em được hoàn thiện, đầy đủ hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN 4

1 Giới thiệu về công nghệ Blockchain 4

1.1.Blockchain là gì 4

1.2.Nguyên lý hoạt động của Blockchain 4

1.3.Đặc điểm của Blockchain 4

1.4.Các bước hoạt động của công nghệ chuỗi khối Blockchain 5

1.5.Phân loại mạng lưới chuỗi khối 6

1.6.Các giao thức chuỗi khối 7

1.7.Sự phát triển của công nghệ Blockchain 7

2 Ứng dụng và tiềm năng của công nghệ Blockchain đối với đời sống con người 8

2.1.Những thành tựu cụ thể 8

2.2.Tiềm năng của Blockchain 10

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG NGÂN HÀNG 10

1 Thực trạng ứng dụng của công nghệ Blockchain trên thế giới 10

1.1.Thực trang ứng dụng công nghệ Blockchain trên thế giới 10

1.2.Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong Ngân hàng 12

1.3.Một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong ngành Ngân hàng 12

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Mục tiêu nghiên cứu

Ngành ngân hàng luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần ổn địnhnền kinh tế, kiểm soát lạm phát,… Song, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kĩ thuật số, hệ thống ngân hàng truyền thống đã bộc lộ một số tồn tại không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại: tốc độ chậm, hiệu suất chưa cao, chi phí cao, nhiều thủ tục phức tạp, dữ liệu có nguy cơbị đánh cắp…Đặc biệt sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới như SVB, Silvergate đặt ra yêu cầu cải tổ hoạt động ngân hàng bằng các ứng dụng công nghệ tiên tiến Trong đó Blockchain là một trong các giải pháp tiềm năng và hiệu quả cao Bài tiểu luận đi nghiên cứu nguyên lý, tiềm năng và ứng dụng cụ thể của công nghệ Blockchain trong các lĩnh vực đặc biệt trong ngành tài chính- ngân hàng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó gợi ý giải pháp hiệu quả.

2 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng, thành tựu công nghệ Blockchain (chuỗi khối) trong hoạt động của ngànhngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu

Những tác động, thành tựu của công nghệ Blockchain trong bối cảnh cách mạng 4.0, đặc biệt là ứng dụng, thành tựu, ưu nhược, tiềm năng điểm của công nghệ Blockchain đến hoạt động ngành ngân hàng Một số giải pháp ứng dụng hiệu quả Blockchain vào lĩnh vực ngân hàng.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lý luận: Sử dụng các nguồn thông tin có sẵn, chính xác, trực quan thông qua việc tìm kiếm trong các tài liệu tham khảo làm cơ sở, nền tảng cho nhữngluận điểm, lý luận trong bài, đồng thời bày tỏ các quan điểm cá nhân.

5 Kết cấu đề tài

- Chương I: Tổng quan về công nghệ Blockchain

- Chương II: Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong Ngân hàng- Chương III: Kết luận

6

Trang 8

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN1 Giới thiệu về công nghệ Blockchain

1.1 Blockchain là gì

- Blockchain (Chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các

khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian, Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

- Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơnvị trung gian, Nghĩa là khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

1.2 Nguyên lý hoạt động của Blockchain

- Đơn vị lưu trữ dữ liệu của Blockchain được gọi là Block, nó được đóng gói lại mộtkhối và khối này sẽ được khóa lại bằng thuật toán mã hóa và không bao giờ có thể mở ra và thay đổi được.

- Các khối dữ liệu này sao khi được khóa, chúng nó sẽ được liên kết lại bằng các

“mắt xích” Chính vì vậy Blockchain còn có tên gọi là chuỗi các khối.

- Có nhiều người thắc mắc, khi đã khóa và không được thay đổi dữ liệu thì việc thêm dữ liệu hay sửa đổi vào các khối đấy sẽ được thực hiện như thế nào? Thì lúc này người ta sẽ tạo nên một khối mới, tại khối mới đấy sẽ được ghi tên người chỉnh sửa cùng với thời gian cụ thể Chính vì vậy nguyên tắc của Blockchain là không được chỉnh sửa và xóa, chỉ được bổ sung.

- Điều thú vị và đặc biệt của Blockchain là không lưu giữ thông tin duy nhất từ sổcái mà nó được phát tán ra mạng lưới máy tính rộng lớn Việc lưu giữ thông tinphi tập trung sẽ đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu.

- Khối đầu tiên của Blockchain được gọi là khối khởi nguồn (hay còn được gọi là Genesis Block).

1.3 Đặc điểm của Blockchain

Chuỗi khối Blockchain ra đời để giải quyết những hạn chế, rủi ro phát sinh của hệ thống giao dịch thông thường Chính vì vâ zy mà công nghệ Blockchain có những đặc điểm nổi bật sau:

Phân quyền: Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn

toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba

Phân tán: Các khối chứa cùng một dữ liệu, nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác

nhau Vì vậy, nếu một nơi nào đó bị mất hoặc bị hỏng, dữ liệu vẫn nằm trên Blockchain

8

Trang 9

Bất biến: Một khi dữ liệu được ghi vào khối của chuỗi khối, nó không thể bị thay

đổi hoặc sửa đổi do các đặc điểm của thuật toán đồng thuận và mã hash Các dữ liệu được lưu trữ mãi mãi.

Bảo mật: Chỉ người nắm giữ khóa riêng tư (private key) mới có thể truy cập vào

dữ liệu bên trong Blockchain và truy xuất dữ liệu đó.

Minh bạch: Các giao dịch trong chuỗi khối được ghi lại và mọi người đều có thể

xem các giao dịch này Dựa vào đó, có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch Mọi người thậm chí có thể được phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.

Tích hợp hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là các kỹ thuật số được

tạo bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống công nghệ Hợp đồng này cho phép blockchain tự thực thi mọi thứ mà không cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống Các điều khoản được viết trong hợp đồng thông minh, nó được thực thi khi các điều kiện trước đó được đáp ứng và không ai có thể ngăn chặn hoặc hủy bỏ nó.

Không thể phá hủy hoă uc làm giả: Về lý thuyết, chỉ có máy tính lượng tử mới có

thể can thiệp và giải mã blockchain Blockchain có thể bị phá hủy hoàn toàn khi không còn Internet trên thế giới, nhưng tất nhiên điều này là không thể xảy ra.

1.4 Các bước hoạt động của công nghệ chuỗi khối Blockchain

Phần mềm chuỗi khối có thể tự động hóa hầu hết các bước sau:

Bước 1 – Ghi lại giao dịch

Một giao dịch chuỗi khối cho thấy sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau:

- Giao dịch gồm những ai tham gia?- Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch?- Giao dịch xảy ra khi nào?

- Giao dịch xảy ra ở đâu?- Giao dịch xảy ra vì lý do gì?

- Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu?

- Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch?

Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận

Hầu hết những người tham gia trên mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới.

Bước 3 – Liên kết các khối

Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới Hàm băm đóng vai trò như một chuỗi liên kết các khối với nhau Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả

9

Trang 10

Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và bạn không thể chỉnh sửa chúng Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cườngcho toàn bộ chuỗi khối Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp.

Bước 4 – Chia sẻ sổ cái

Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia.

1.5 Phân loại mạng lưới chuỗi khốia) Mạng lưới chuỗi khối công khai

Các chuỗi khối công khai không yêu cầu quyền và mọi người đều được phép tham gia Tất cả các thành viên của chuỗi khối này đều có quyền đọc, chỉnh sửa và xác thực chuỗi khối như nhau

Mọi người chủ yếu sử dụng các chuỗi khối công khai để trao đổi và đào các loại tiền điệntử như Bitcoin, Ethereum và Litecoin

b) Mạng lưới chuỗi khối riêng tư

Một tổ chức duy nhất sẽ kiểm soát các chuỗi khối riêng tư, còn gọi là các chuỗi khối được quản lý Cơ quan này xác định ai có thể là thành viên và họ có những quyền gì trong mạng lưới Các chuỗi khối riêng tư chỉ phi tập trung một phần vì những chuỗi khối này có các hạn chế về quyền truy cập

Ví dụ: Ripple, một mạng lưới trao đổi tiền kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp, là một ví dụ về chuỗi khối riêng tư.

c) Mạng lưới chuỗi khối hỗn hợp

Các chuỗi khối hỗn hợp kết hợp các yếu tố từ cả mạng lưới riêng tư và mạng lưới công khai Các công ty có thể thiết lập những hệ thống riêng tư, dựa trên quyền hạn bên cạnh một hệ thống công khai Bằng cách này, họ kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong chuỗi khối trong khi vẫn công khai những dữ liệu còn lại Họ sử dụng các hợp đồng thông minh để các thành viên công cộng có thể kiểm tra xem những giao dịch riêng tư đã được hoàn thành hay chưa

10

Trang 11

Ví dụ: các chuỗi khối hỗn hợp có thể cấp quyền truy cập công khai vào tiền kỹ thuật số trong khi giữ đồng tiền thuộc sở hữu của ngân hàng ở chế độ riêng tư.

d) Các mạng lưới chuỗi khối liên hợp

Một nhóm các tổ chức quản lý các mạng lưới chuỗi khối liên hợp Các tổ chức được chọntừ trước chia sẻ trách nhiệm duy trì chuỗi khối và quyết định về quyền truy cập dữ liệu Các ngành trong đó nhiều tổ chức có cùng mục tiêu và hưởng lợi từ trách nhiệm chung thường thích dùng mạng lưới chuỗi khối liên hợp

Ví dụ: Global Shipping Business Network Consortium là một liên hợp chuỗi khối phi lợi nhuận nhằm mục đích số hóa ngành vận tải biển và tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị khai thác ngành hàng hải.

1.6 Các giao thức chuỗi khối

Thuật ngữ “giao thức chuỗi khối” là chỉ các loại nền tảng chuỗi khối khác nhau dành cho phát triển ứng dụng Mỗi giao thức chuỗi khối điều chỉnh các nguyên tắc chuỗi khối cơ bản để phù hợp với ngành hoặc ứng dụng cụ thể Dưới đây là một số ví dụ về các giao thức chuỗi khối:

Hyperledger Fabric: Hyperledger Fabric là một dự án nguồn mở với một bộ công

cụ và thư viện Các doanh nghiệp có thể sử dụng giao thức này để xây dựng các ứng dụng chuỗi khối riêng một cách nhanh chóng và hiệu quả Đây là một khung mô-đun đa dụng cung cấp các tính năng quản lý danh tính và kiểm soát truy cập độc nhất Những tính năng này khiến giao thức phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như theo dõi và truy ngược chuỗi cung ứng, tài chính thương mại,chương trình khách hàng thân thiết và phần thưởng cũng như thanh toán bù trừ cáctài sản tài chính.

Ethereum: Ethereum là một nền tảng chuỗi khối nguồn mở, phi tập trung mà mọi

người có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng chuỗi khối công khai Ethereum Enterprise được thiết kế cho các trường hợp sử dụng trong kinh doanh.

Corda: Corda là một dự án chuỗi khối nguồn mở được thiết kế dành cho doanh

nghiệp Với Corda, bạn có thể xây dựng các mạng lưới chuỗi khối có khả năng tương tác, thực hiện hoạt động kinh doanh trong môi trường bảo mật nghiêm ngặt Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ hợp đồng thông minh của Corda để thực hiện hoạt động kinh doanh trực tiếp, mang lại giá trị Hầu hết người dùng của Corda là các tổ chức tài chính.

Quorum: Quorum là một giao thức chuỗi khối nguồn mở phát triển từ Ethereum

Giao thức này được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong mạng lưới chuỗi khối riêng tư, nơi chỉ một thành viên duy nhất sở hữu tất cả các nút hoặc trong một mạng lướichuỗi khối liên hợp, nơi nhiều thành viên sở hữu riêng một phần của mạng lưới.

1.7 Sự phát triển của công nghệ Blockchain

Công nghệ chuỗi khối bắt nguồn từ cuối những năm 1970, khi một nhà khoa học máy tính tên là Ralph Merkle được cấp bằng sáng chế cho cây Băm hay cây Merkle Những cây này là một cấu trúc khoa học máy tính để lưu trữ dữ liệu bằng cách liên kết các khối

11

Trang 12

có sử dụng mật mã Vào cuối những năm 1990, Stuart Haber và W Scott Stornetta đã sử dụng cây Merkle để triển khai một hệ thống trong đó dấu thời gian của tài liệu không thể bị làm giả Đây là trường hợp chuỗi khối xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.

Công nghệ này đã tiếp tục phát triển qua 3 thế hệ sau:

Thế hệ đầu tiên – Bitcoin và các loại tiền ảo khác

Vào năm 2008, một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân ẩn danh chỉ được biết đến với cái tên Satoshi Nakamoto đã dựng lên “bộ khung” cho công nghệ chuỗi khối ở hình thái hiệnđại Ý tưởng của Satoshi về chuỗi khối Bitcoin đã sử dụng khối thông tin 1 MB cho các giao dịch Bitcoin Nhiều tính năng của hệ thống chuỗi khối Bitcoin vẫn đóng vai trò then chốt trong công nghệ chuỗi khối cho đến ngày nay.

Thế hệ thứ hai – hợp đồng thông minh

Một vài năm sau khi những đồng tiền thế hệ đầu tiên xuất hiện, các nhà phát triển bắt đầuxem xét về các ứng dụng chuỗi khối ngoài tiền điện tử Ví dụ: những người phát minh ra Ethereum đã quyết định sử dụng công nghệ chuỗi khối trong các giao dịch chuyển nhượng tài sản Đóng góp đáng kể của họ là tính năng hợp đồng thông minh.

Thế hệ thứ ba – tương lai

Khi các công ty khám phá và triển khai các ứng dụng mới, công nghệ chuỗi khối vẫn tiếp tục cải tiến và phát triển Các công ty đang giải quyết những hạn chế về quy mô cũng nhưđiện toán và trong cuộc cách mạng chuỗi khối đang diễn ra này, tồn tại vô vàn cơ hội.

2 Ứng dụng và tiềm năng của công nghệ Blockchain đối với đời sống con người2.1 Những thành tựu cụ thể

a) Lĩnh vực truyền thông và viễn thông

- Phòng chống gian lận trong chuyển vùng: các thỏa thuận chuyển vùng giữa các nhà khai thác sẽ trở nên minh bạch, các nút được chỉ định có thể đóng vai trò là trình xác nhận (người khai thác) để xác minh từng giao dịch được phát trên mạng.- Quá trình chuyển đổi 5G: các quy tắc và thỏa thuận giữa các mạng khác nhau sẽ

có dạng hợp đồng thông minh, tự thực hiện có thể kết nối các thiết bị với nhà cungcấp dịch vụ gần nhất đồng thời đánh giá sự liên tục của kết nối và tính phí dịch vụ.- Kết nối Internet vạn vật: tạo ra một môi trường an toàn hơn để truyền dữ liệu bằng

cách tạo các mạng lưới tự quản ngang hàng an toàn cao.

- Quản lý chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị y tế: Theo dõi đầu vào, nguồn gốc, hạn sử dụng của các vật tư y tế.

12

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:02

Xem thêm:

w