Khi tiến hành các hoạt động của xã hội, con người phải tồn tại, tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như thức ăn, quần áo, nhà ở, phương tiện,… để có những thứ đó phải sản xuấ
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: TÁI SẢN XUẤT VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động có quan hệ với nhau như chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật mà sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội Khi tiến hành các hoạt động của xã hội, con người phải tồn tại, tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như thức
ăn, quần áo, nhà ở, phương tiện,… để có những thứ đó phải sản xuất và không ngừng tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng Việc nghiên cứu lý luận tái sản xuất sẽ nắm vững nguyên lý về tái sản xuất để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay
Đã có rất nhiều nhà kinh tế đề câp tới quá trình tái sản xuất nhưng người đã tạo nên bước ngoặt khoa học trong lý luận về tái sản xuất là C.Mác, ông cũng là người chứng minh quá trình khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách quan Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng mà ảnh hưởng của nó tới nền kinh
tế là vô cùng lớn, tác động làm cho tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát tăng cao, thất nghiệp ra tăng, không chỉ làm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế của một quốc gia mà đối với cả khu vực và Việt Nam cũng không ngoại lệ Từ tầm quan trọng, cấp thiết của vấn đề tái sản xuất, khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam em đã chọn đề tài: “Lý luận về tái sản xuất, khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu kết thúc môn học Kinh tế
chính trị Mác – Lênin
2 Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng làm rõ tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế của kinh tế chính trị Mác - Lênin từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận của tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế
Trang 3- Làm rõ thực trạng tái sản xuất và tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam
- Đưa ra định hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình tái sản xuất và khắc phục tác động khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tái sản xuất, khủng hoảng kinh tế, thực trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay và phương hướng giải, pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu trong phạm vi lý luận tái sản xuất của C.Mác và Ph.Ăng ghen
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Bài tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận vận dụng các phương pháp logic, phân tích, tổng hợp điều tra
xã hội học, so sánh, phân tích tài liệu để làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
5 Ý nghĩa của đề tài
Bài tiểu luận góp phần làm sáng tỏ lý luận của tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế chính trị Mác – Lênin Bên cạnh đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp mở rộng tái sản xuất và khắc phục khủng hoảng kinh tế Việt Nam Không chỉ vậy, lý luận về tái sản xuất cùng với khủng hoảng kinh tế còn giúp người đọc đổi mới tư duy về xây dựng mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời làm phong phú hơn tài liệu nghiên cứu về đề tài
6 Kết cấu của tiểu luận
Trang 4Ngoài mở đầu, kết thuận, mục lục và tài liệu tham khảo Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận của tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế
Phần II: Thực trạng của tái sản xuất và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam
Phần III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình tái sản xuất và khắc phục những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam
Trang 5B NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CỦA TÁI SẢN XUẤT VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1 Tái sản xuất
1.1 Khái niệm
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp lại và không ngừng đổi mới
1.2 Phân loại và nội dung của tái sản xuất
Dựa vào quy mô của sản xuất có thể phân tái sản xuất thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng:
Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất của năm sau được lặp lại với quy
mô lớn hơn năm trước Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp
Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất năm sau lặp lại với quy mô lớn hơn năm trước Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng của sản xuất lớn, công nghiệp, tập chung, năng xuất cao Điều kiện để tái sản xuất mở rộng là phải tích lũy
Nội dung của tái sản xuất gồm:
- Tái sản xuất ra của cải vật chất: tư liệu sinh hoạt và tư liệu tiêu dùng Trong
đó tái sản xuất tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất tư liệu tiêu dùng Tái sản xuất tư liệu tiêu dùng có ý nghĩa quyết định tái sản xuất sức lao động – là bộ phận quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất
- Tái sản xuất ra sức lao động: phải được thực hiện cả về số lượng và chất lượng Trong đó số lượng là bổ sung sức lao động cho quá trình tái sản xuất Chất lượng là sự tăng lên về thể lực và trí lực qua các chu kỳ sản xuất
- Tái sản xuất quan hệ sản xuất: Tái sản xuất quan hệ sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất (Tái sản xuất của cải vật chất và tái sản xuất sức lao động là tái sản xuất lực lượng sản xuất, vì vậy cần có quan hệ sản xuất thích ứng)
Trang 6- Tái sản xuất ra môi trường tự nhiên và điều kiện sống: Trong quá trình sản xuất có sự tác động, khai thác các vật thể của tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu cho
cá nhân và xã hội nên các tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt (nhất là các tài nguyên không tái sinh) Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng góp phần làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm Vì vậy, tái sản xuất môi trường sinh thái là sự khôi phục các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và là điều kiện tất yếu của mọi quốc gia
1.3 Các giai đoạn của quá trình tái sản xuất
Quá trình tái sản xuất gồm 4 khâu: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng Mỗi khâu có vai trò, vị trí riêng mà các khâu khác không thể thay thế được, song giữa các khâu vẫn có mối quan hệ cơ hữu với nhau Trong đó, sản xuất đóng vai trò quyết định, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đóng vai trò phụ thuộc vào sản xuất
- Sản xuất: là khâu mở đầu, trực tiếp tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho tiêu dùng Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng vì sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng
- Phân phối: bao gồm phân phối cho sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân
Phân phối cho sản xuất: là sự phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm
Nếu xét chu kỳ sản xuất riêng biệt thì sự phân phối trước sản xuất, quyết định quy mô và cơ cấu sản xuất, nhưng xét trong tính chất vận động liên tục của sản xuất thì nó thuộc về quá trình sản xuất, do sản xuất quyết định
Phân phối cho tiêu dùng: là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ cho xã hội Sự phân phối này là kết quả trực tiếp của sản xuất, do sản xuất quyết định bởi người ta chỉ có thể phân phối những cái đã được sản xuất tạo ra
Trang 7- Trao đổi: bao gồm trao đổi hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm xã hội Trao đổi sản phẩm là sự tiếp tục của khâu phân phối, là sự phân phối lại yếu tố đã được phân phối
- Tiêu dùng: là khâu cuối cùng, là điểm kết thúc của một quá trình tái sản xuất Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, tạo ra nhu cầu cho sản xuất Tiêu dùng là một trong những căn cứ quan trọng để xác định khối lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm Thể hiện theo hai hướng, thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ
2 Khủng hoảng kinh tế
2.1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế đề cập tới quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm cho những xung đột giữa các tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động quá trình tích tụ tư bản mới
Khủng hoảng kinh tế dưới thời tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động) Khủng hoảng kinh tế thừa là hiện tượng riêng của chủ nghĩa tư bản Nó giống như cái nhọt nổi lên bên ngoài báo hiệu cho những ung nhọt bên trong chủ nghĩa tư bản Có thể nói đây là căn bệnh nan y đối với tất cả các nước chủ nghĩa tư bản, cứ 8 – 12 năm tái phát một lần
2.2 Nguyên nhân
Ngay từ khi ra đời, xã hội tư bản chủ nghĩa đã mang mâu thuẫn đối kháng
Có ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế:
- Mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong nội bộ từng xí nghiệp với tính vô chính phủ trong nền sản xuất hàng hóa Các nhà tư bản liên tục thay đổi máy móc để nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận Họ tổ chức xí nghiệp sản xuất những mặt hàng đầu tư thu lợi nhuận cao và sẵn sàng chuyển tư bản của mình từ ngành này sang ngành kia mang lợi nhuận cao hơn Từ đó dẫn tới việc tất cả các xí nghiệp ồ ạt chuyển qua một ngành để kinh doanh và làm mất đi tỉ lệ ổn định giữa các ngành trong xã hội Quá trình tái sản xuất để tiến hành thì giữa các ngành sản xuất trong xã
Trang 8hội phải có những tỉ lệ nhất định Nhưng sự cân bằng giữa các ngành không ổn định, từ đó dẫn đến khủng hoảng thừa
Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nền kinh tế của các nước công nghiệp chủ yếu đã bùng nổ khủng hoảng kinh tế Hầu hết ở các ngành sản xuất quan trọng của thế giới như: luyện kim, dệt may, đóng tàu,
- Mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản và khả năng thanh toán của quần chúng lao động Hàng hóa được sản xuất ra với tốc độ nhanh còn người tiêu dùng lại không đủ tiền để mua hàng Hiện tượng thừa hàng hóa dẫn đến khủng hoảng xảy ra Các xí nghiệp buộc phải hạ giá hàng và chịu lỗ vốn Như vậy, sản xuất sẽ bị thu hẹp, các xí nghiệp phá sản và công nhân thất nghiệp
- Mâu thuẫn giữa tính xã hội cao của lực lượng sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Sự phân công lao động xã hội phát triển rộng rãi khiến cho việc sản xuất không còn mang tính cá nhân nữa mà trở thành sợi dây chuyền xã hội thống nhất Tư liệu sản xuất nằm trong tay tư bản nhưng chính xã hội chủ nghĩa tư bản lại làm cho tư liệu sản xuất có tính xã hội và sản phẩm cũng là sản phẩm xã hội Như vậy, từ khi ra đời xã hội tư bản đã tồn tại mâu thuẫn giữa sản xuất
có tính xã hội và chiếm hữu có tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa
2.3 Hậu quả
Từ những nguyên nhân mâu thuẫn trên, khủng hoảng kinh tế bùng nổ mang lại những hậu quả to lớn Trước tiên, trong mỗi cuộc khủng hoảng lực lượng sản xuất sẽ bị phá hoại và rối loạn lĩnh vực lưu thông Khủng hoảng 1929 – 1933 là một
ví dụ rõ nét với 13 vạn công ty phá sản, sản lượng thép sụt 76%, sản lượng sắt sụt 19.4, sản lượng ô tô sụt 80% Nhân dân lao động nghèo đói, thiếu thốn nhưng chủ
tư bản lại phá hủy một khối lượng khổng lồ các phương tiện sản xuất và hàng hóa tiêu dùng Theo thống kê, ở Mỹ người ta đã phá hủy những lò cao, đánh đắm 124 tàu biển, phá bỏ ¼ diện tích trồng bông và giết hoặc không sử dụng 6.4 triệu con lợn vào năm 1931
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế còn đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản Khủng hoảng cùng sự phá sản của các nhà tư bản nhỏ dẫn tới sự lớn
Trang 9mạnh của các công ty khổng lồ Việc phá sản và sáp nhập của các công ty, tập đoàn làm cho sự tập trung tư bản ngày càng cao Đầu thế kỳ XX, Ở Mỹ chỉ có một công
ty có số vốn 1 tỷ USD thì đến đầu năm 1950 có 2 công ty và năm 1974 có 24 trong
số 49 công ty quốc tế có số vốn 59 tỷ
Hậu quả thứ ba của khủng hoảng kinh tế là việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo và mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động Tư liệu sản xuất tập trung vào tay các ông chủ tư bản thì việc bóc lột và bần cùng hóa người lao động càng diễn ra mạnh mẽ hơn Thực tế ở các nước tư bản lớn trung bình một ngày các ông chủ tư bản có thể kiếm được trên dưới 1 triệu USD còn mỗi công nhân nghèo kiếm được khoảng 2 USD Điều này cho thấy khoảng cách chênh lệch quá lớn và tạo điều kiện dẫn đến mâu thuẫn cơ bản của tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt hơn
Trong khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội thì quan hệ sản xuất không thay đổi mà vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất, vì vậy mâu thuẫn
cơ bản của tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt hơn Khi khủng hoảng kinh tế xảy
ra, đông đảo nhân dân lao động bị bóc lột càng có ý thức đấu tranh để thoát nghèo khổ Còn giai cấp tư bản và nhà nước tư bản thì lại không có cách giải quyết, vì vậy khủng hoảng làm cho đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn Mặt khác, khủng hoảng lại đem đến sự tập trung tư liệu sản xuất vào tay tư bản càng cao nên càng tăng thêm sự đối lập lợi ích Chủ tư bản có càng nhiều thì quần chúng lao động có càng ít, càng làm nên sự chênh lệch lớn trong xã hội
2.4 Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tất yếu sẽ diễn ra những cuộc khủng hoảng chu kỳ Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh
Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới Ở giai đoạn này, hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống Tư bản mất khả năng
Trang 10thanh toán các khoản nợ, phá sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng Đây
là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội
Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trả lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình
hạ giá Việc đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế
Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên
Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu
kỳ trước đã đạt được Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, xí nghiệp được
mở rộng và xây dựng thêm Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội Do đó, lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới
Trang 11PHẦN II: THỰC TRẠNG TÁI SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM
1 Thực trạng tái sản xuất tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tái sản xuất được tiếp cận từ quá trình phân phối các nguồn lực dẫn đến việc phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội Phân tầng xã hội được phân tích trên 3 phương diện: Quan hệ bất bình đẳng về sở hữu, sử dụng, phân phối của cải, đặc biệt là tư liệu sản xuất; Quan hệ bất bình đẳng về quyền lực và quan hệ bất bình đẳng về uy tín Các sự phân tầng này được biểu hiện ở cả hình thức hợp thức
và không hợp thức Các nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam cho thấy, cùng với thay đổi kinh tế, cấu trúc của xã hội có sự thay đổi theo, xã hội hình thành cấu trúc tầng bậc rõ ràng; chuyển đổi từ một xã hội mà mọi người ngang nhau sang một
xã hội có nhiều tầng nấc khác nhau về mức sống, địa vị kinh tế, thu nhập, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị và uy tín xã hội
Bên cạnh đó, biến đổi cơ cấu xã hội đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc đã làm gia tăng mạnh mẽ bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng xã hội được nghiên cứu và xem xét trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa và nhiều chiều cạnh, như khu vực sinh sống (nông thôn - thành thị), vùng kinh tế, giới tính, dân tộc… Ở Việt Nam hiện nay, sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị đang được khắc sâu thêm thành sự bất bình đẳng giữa nông thôn miền núi và vùng đồng bằng Xét trên chiều cạnh giới, phụ nữ và nam giới cũng đang có những khác biệt đáng kể trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và đời sống gia đình
2 Thực trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam
Việt Nam là đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa và may mắn không xảy ra cuộc khủng chu kỳ như các nước phát triển trên thế giới Tuy nhiên, do nhận được nhiều sự đầu tư của nước ngoài nên khi khủng hoảng kinh tế nổ ra thì Việt Nam vẫn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế Trong những tháng cuối của năm 2008, khủng hoảng kinh tế từ Mỹ - đất nước có nền kinh tế hùng