1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế trường Đại học thương mại công ty cổ phần vimc logistics

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực tập Tổng hợp
Tác giả Phạm Quỳnh Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo Thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 503,54 KB

Nội dung

Năm 2021 : Đổi tên thành Công ty cổ phần VIMC Logistics Trải qua 17 năm hoạt động và phát triển Công ty đã dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực dịch vụ logistics, xây dựng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CÔNG TY CỔ PHẦN VIMC LOGISTICS

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Lớp: K57E4

Mã sinh viên : 21D130239

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5

1.1 Khái quát về quá trình hình thành của CTCP VIMC Logistics 5

1.1.1 Thông tin chung 5

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 5

1.2 Lĩnh vực kinh doanh 7

1.3 Cơ cấu tổ chức 8

1.4 Nhân lực của công ty 8

1.5 Cơ sở vật chất 9

1.6 Tài chính công ty 10

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ 12

2.1 Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ chốt của Công ty cổ phần VIMC Logistics 12

2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023 12 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của công ty 14

2.1.3 Đối tác và khách hàng của công ty 16

2.2 Phân tích hoạt động vận tải biển quốc tế của CTCP VIMC Logistics 17 CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Nhận xét sơ bộ về những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế tại công ty 19

3.1.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được 19

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 19

3.2 Những vấn đề đặt ra cho hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty 20

LỜI CẢM ƠN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

2 Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của CTCP VIMC Logistics 8

3 Bảng 1.3 Bảng phân bổ cơ cấu nhân lực từng phòng ban của

4 Bảng 1.4 Bảng cơ cấu nhân sự theo trình độ của CTCP VIMC

5 Bảng 1.5 Tình hình tài chính của CTCP VIMC Logistics giai

6 Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của CTCP VIMC Logistics giai

7 Bảng 2.2 Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của CTCP

8 Hình 2.3 Các đối tác và khách hàng của VIMC Logistics 16

9 Bảng 2.4 Sản lượng hàng hóa vận chuyển đường biển quốc tế

của CTCP VIMC Logistics giai đoạn 2021 - 2023 17

10 Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa bằng đường

biển của CTCP VIMC Logistics giai đoạn 2021 - 2023 18

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Khái quát về quá trình hình thành của CTCP VIMC Logistics

1.1.1 Thông tin chung

Hình 1.1 Logo CTCP VIMC Logistics

❖ Tên công ty

- Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VIMC LOGISTICS

- Tên giao dịch quốc tế: VIMC LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: VIMC LOGISTICS ,JSC

❖ Địa chỉ liên hệ

- Chi nhánh Hà Nội: Phòng 806, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam

- Tel: (84-24) 3577 2047 / 0313.796.557

- Email: info@vimclogistics.vn / Website: www.vimclogistics.com.vn

❖ Đại diện pháp luật của công ty

- Ông Mai Lê Lợi - Chủ tịch

Trang 6

Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Ngày 10/8/2007 : Thành lập Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam Năm 2008 : Thành lập Chi nhánh tại Hải Phòng và Chi nhánh tại Quảng

Ninh Năm 2009 : Thành lập Chi nhánh Hồ Chí Minh và VPĐD tại Móng Cái Năm 2010 : Thành lập Chi nhánh Lào Cai – Cảng nội địa (ICD Lào Cai) Năm 2011 : Thành lập các VPĐD tại: Nội Bài, Lạng Sơn, Cao Bằng

Năm 2012 : Kết nối đường sắt quốc gia vào Cảng nội địa ICD Lào Cai

: Thành lập Công ty liên doanh là Vinalines Honda Logistics (VHL)

Năm 2013 : Triển khai hoạt động Đại lý hãng tàu ký Hợp đồng với CCL

Shipping Agency (Vietnam) Co., Ltd Tháng 5/2014 : Thành lập Tổ giao nhận hàng hóa tại Hà Tĩnh

Ngày 18/9/2015 : Công ty đã chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu trên sàn

UPCOM với mức giá tham chiếu của cổ phiếu là 12.600 đồng Năm 2016 : Được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001 - 2008 : Thành lập Tổ giao nhận hàng hóa cụm Nhà máy Texhong – Móng Cái

Năm 2017 : Nhận cờ Chính phủ tặng cho đơn vị xuất sắc trong phong trào

thi đua : Kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển Năm 2018 : Thành lập Công ty liên doanh là Công ty CP Vinalines Hòa

Lạc Logistics (VLHL) Năm 2019 : Quản lý và khai thác một phần kho bãi 16,2ha tại KCN Đình

Vũ của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam

Năm 2021 : Đổi tên thành Công ty cổ phần VIMC Logistics

Trải qua 17 năm hoạt động và phát triển Công ty đã dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực dịch vụ logistics, xây dựng được mạng lưới gồm các chi nhánh và văn phòng đại diện hoạt động trải dài từ Bắc – tới Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Lào Cai, Quảng Ninh, Móng Cái,… tại các cửa ngõ thông

Trang 7

thương quốc tế tại Lào Cai, Móng Cái, Lạng Sơn, Nội Bài,… triển khai mở rộng và phát triển thị trường quốc tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan,…

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

VIMC Logistics tiền thân là Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam, công

ty VIMC Logistics là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vận tải đa phương thức và dịch

vụ logistics Các dịch vụ logistics thế mạnh của Công ty bao gồm: Vận chuyển hàng

dự án, siêu trường siêu trọng; Vận tải nội địa; Thủ tục hải quan; Kho bãi và kho bãi ngoại quan

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty đã đăng ký theo quy định của pháp luật đó là:

- Dịch vụ logistics

- Bốc xếp hàng hoá

- Lưu giữ hàng hoá trong kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác

- Giao nhận hàng hoá nội địa, hàng hoá xuất nhập khẩu

- Dịch vụ khai thuê hải quan

- Dịch vụ đại lý tàu biển

- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không

- Vận tải đa phương thức

- Cho thuê phương tiện, thiết bị chuyên dùng để bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá

- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá

- Dịch vụ tư vấn: vận tải, giao nhận, lưu kho và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá

- Dịch vụ uỷ thác và nhận uỷ thác đầu tư

Trang 8

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác

1.3 Cơ cấu tổ chức

Là Công ty Cổ phần nên VIMC Logistics bao gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, 4 phòng ban, 4 chi nhánh và 1 văn phòng đại diện

Dưới đây là cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần VIMC Logistics:

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của CTCP VIMC Logistics

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính VIMC Logistics

1.4 Nhân lực của công ty

Nhân lực là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự phát triển và thành công của VIMC Logistics Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, công ty luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu ngày càng phức tạp của ngành logistics Sự phân bổ nhân lực hợp lý giữa các phòng ban và trình độ chuyên môn đã giúp công ty tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, và duy trì

vị thế đầu ngành

Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu nhân lực của công ty:

Trang 9

Bảng 1.3 Bảng phân bổ cơ cấu nhân lực từng phòng ban của CTCP VIMC

Logistics giai đoạn 2021 – 2023

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính VIMC Logistics

Bảng 1.4 Bảng cơ cấu nhân sự theo trình độ của CTCP VIMC Logistics giai đoạn

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trình độ trên Đại học 10 10,52% 10 10,2% 12 11,76% Trình độ Cao đẳng, Đại

Công ty cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics bao gồm các kho bãi, bến cảng, phương tiện vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không Hệ thống kho bãi được trang bị công nghệ quản lý tiên tiến, giúp theo dõi và điều phối hàng

Trang 10

hóa hiệu quả Bên cạnh đó, VIMC Logistics cũng sở hữu đội tàu xe chuyên nghiệp, đảm bảo khả năng vận chuyển linh hoạt, an toàn và nhanh chóng Với mạng lưới phân phối rộng khắp, công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước mà còn kết nối hàng hóa quốc tế một cách thuận lợi, góp phần khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành logistics

1.6 Tài chính công ty

Bảng 1.5 Tình hình tài chính của CTCP VIMC Logistics giai đoạn 2021 - 2023

Tổng tài sản 254.541.364.669 199.025.376.678 187.786.906.990 Tài sản ngắn hạn 141.069.108.705 89.114.248.203 89.717.142.407 Tài sản dài hạn 113.472.255.964 109.911.128.475 98.069.764.583 Tổng nguồn vốn 254.541.364.669 199.025.376.678 187.786.906.990

Nợ phải trả 86.826.356.041 60.251.691.175 38.982.989.919 Vốn chủ sở hữu 167.715.008.628 138.773.685.503 148.803.917.071

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán VIMC Logistics

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình tài chính của VIMC Logistics có nhiều thay đổi đáng kể:

Trước hết, tổng tài sản của VIMC Logistics đạt 254,54 tỷ VND vào năm 2021, đến năm 2022 giảm xuống còn 199,03 tỷ VND (giảm 21,81%) và tiếp tục giảm xuống 187,79 tỷ VND trong năm 2023 (giảm 5,65% so với năm 2022) Sự sụt giảm này phản ánh việc giảm quy mô hoạt động trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn

Tài sản ngắn hạn của công ty giảm mạnh từ 141,07 tỷ VND vào năm 2021 xuống còn 89,11 tỷ VND vào năm 2022 (giảm 36,83%) Tuy nhiên, trong năm 2023, tài sản ngắn hạn lại tăng nhẹ lên 89,72 tỷ VND (tăng 0,68% so với năm 2022) Điều này cho thấy công ty đã gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và thu hồi nợ khách hàng kém hiệu quả Tuy nhiên, sự tăng nhẹ trong năm 2023 là dấu hiệu cho thấy công

ty đã có các biện pháp cải thiện quản lý vốn lưu động và tăng khả năng thanh toán

Tài sản dài hạn của công ty giảm nhẹ qua các năm Năm 2021, tài sản dài hạn

là 113,47 tỷ VND, đến năm 2022 giảm còn 109,91 tỷ VND (giảm 3,14%) và tiếp tục giảm xuống còn 98,07 tỷ VND vào năm 2023 (giảm 10,76% so với năm 2022) Việc

Trang 11

giảm tài sản dài hạn cho thấy công ty đã giảm đầu tư vào các dự án lớn nhằm tập trung vào duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi

Nợ phải trả của công ty giảm đáng kể qua các năm Năm 2021, nợ phải trả đạt 86,83 tỷ VND, giảm xuống còn 60,25 tỷ VND vào năm 2022 (giảm 30,61%), và tiếp tục giảm xuống 38,98 tỷ VND vào năm 2023 (giảm 35,29% so với năm 2022) Việc giảm nợ này cho thấy công ty đã tích cực trong việc giảm bớt gánh nặng nợ vay và thanh toán các khoản nợ đến hạn nhằm giảm bớt áp lực tài chính

Vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng giảm trong năm 2022, nhưng có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại vào năm 2023 Năm 2021, vốn chủ sở hữu đạt 167,72 tỷ VND, đến năm 2022 giảm xuống còn 138,77 tỷ VND (giảm 17,26%), nhưng đến năm 2023 tăng nhẹ lên 148,80 tỷ VND (tăng 7,24%) Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh và khả năng huy động vốn từ cổ đông để hỗ trợ hoạt động của công ty

Trang 12

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ

2.1 Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ chốt của Công ty cổ phần VIMC

Logistics

2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của CTCP VIMC Logistics giai đoạn 2021 - 2023

Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 621,347,814,656 225,892,207,453 140,556,723,462 Doanh thu thuần bán

hàng và cung cấp dịch

vụ

621,347,814,656 225,892,207,453 140,556,723,462

Tổng chi phí 613,657,570,572 248,665,757,671 130,526,491,894 Lợi nhuận kế toán

trước thuế 7,690,244,084 (22,773,550,218) 10,030,231,568 Lợi nhuận sau thuế

TNDN 6,400,523,307 (22,773,550,218) 10,030,231,568

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán VIMC Logistics

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy sự biến động trong kết quả kinh doanh của VIMC Logistics trong giai đoạn 2021 – 2023 như sau:

Năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt mức rất cao (gần 621.35 tỷ VND) nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau đại dịch COVID-19 Nhu cầu vận tải và logistics tăng đột biến khi các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất và thương mại Tuy nhiên, đến năm 2022, doanh thu giảm mạnh xuống chỉ còn 225.89 tỷ VND (giảm hơn 63% so với năm 2021), sự biến động chủ yếu do:

- Năm 2021 Công ty khai thác hàng Dự án Điện gió, với tổng doanh thu 289 tỷ đồng Các dự án này đã hoàn thành và kết thúc cuối năm 2021 nên doanh thu năm 2022 giảm do không phát sinh doanh thu này, đồng thời doanh thu từ dịch

Trang 13

vụ logistics cũng giảm sâu do sản lượng của khách hàng cũng bị giảm sút, trong khi các chi phí cố định không thay đổi dẫn đến lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Năm 2022 là một năm đặc biệt khó khăn đối với Công ty bởi tác động tiêu cực

từ “Chính sách zero Covid” của Trung Quốc khiến các cửa khẩu phải dừng hoạt động Trong khi nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của Công ty

là nhóm khách hàng KCN tại các cửa khẩu trọng điểm giao thương với Trung Quốc, do vậy mà sản lượng vận chuyển của nhóm khách hàng này giảm mạnh, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm sản lượng và doanh thu logistics của Công ty

Những yếu tố này đã khiến nhu cầu vận tải và logistics sụt giảm, đặc biệt là các dịch vụ quốc tế Hơn nữa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành, với sự xuất hiện của các đối thủ mới có chiến lược giá cạnh tranh, đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu của VIMC Logistics Đến năm 2023, doanh thu tiếp tục giảm xuống còn 140,55 tỷ VND, do nền kinh tế toàn cầu vẫn trì trệ và các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp

Về chi phí, năm 2021, tổng chi phí của công ty là 613,66 tỷ VND (vẫn thấp hơn doanh thu) giúp công ty thu về lợi nhuận trước thuế là 7,69 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế 6,40 tỷ VND Tuy nhiên, đến năm 2022, trong khi doanh thu giảm mạnh thì chi phí lại tăng lên tới 248,67 tỷ VND, khiến công ty thua lỗ nghiêm trọng với mức

lỗ trước và sau thuế là 22,77 tỷ VND Nguyên nhân của việc thua lỗ này là do giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng nhiều đến chi phí nhiên liệu đội xe, cùng với đó là giá cước tàu biển tăng cao không kiểm soát, tăng hơn gấp 3-4 lần so với trước đây, đẩy chi phí vận hành tăng mạnh Đồng thời, các chi phí cố định như lương nhân viên, chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng và khấu hao tài sản vẫn ở mức cao, trong khi doanh thu lại sụt giảm, khiến chi phí trên mỗi đơn vị hàng hóa tăng vọt Đến năm 2023, nhờ vào các biện pháp mạnh mẽ trong việc cắt giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động, tổng chi phí giảm đáng kể xuống còn 130,53 tỷ VND, giúp công ty quay trở lại trạng thái có lãi với lợi nhuận trước và sau thuế đạt 10,03 tỷ VND Việc cắt giảm chi phí vận hành, tinh gọn bộ máy, cùng với sự giảm nhẹ của giá xăng dầu trong năm 2023, đã giúp kết quả kinh doanh của VIMC Logistics từng bước phục hồi

Trang 14

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của công ty

Bảng 2.2 Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của CTCP VIMC Logistics giai đoạn

Tỷ lệ (%)

Doanh thu (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Doanh thu (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

khác 45,358,390,295 7.3 23,718,682,216 10.5 13,071,775,759 9.3

Tổng 621,347,814,656 100 225,892,207,453 100 61,423,288,097 100

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán VIMC Logistics

Trang 15

VIMC Logistics cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách hàng nhưng các hoạt động kinh doanh chủ chốt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty đó là: Dịch vụ vận tải đường biển, Dịch vụ vận tải đường bộ và Dịch vụ hải quan Trong giai đoạn 2021 - 2023, cả ba lĩnh vực này đều trải qua những biến động nhất định:

❖ Vận chuyển đường biển

Vận tải biển là mảng hoạt động chính và quan trọng nhất của VIMC Logistics, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của công ty Dù gặp phải nhiều khó khăn do biến động kinh tế toàn cầu, vận tải biển vẫn đóng vai trò trụ cột trong cơ cấu doanh thu Tuy nhiên, những năm gần đây, lĩnh vực này chịu tác động lớn từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu vận tải quốc tế Sự cạnh tranh từ các hãng vận tải quốc tế cũng tạo ra nhiều thách thức, làm giảm doanh thu của công ty trong lĩnh vực này Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực có tiềm năng phục hồi khi nền kinh tế và thương mại toàn cầu ổn định trở lại, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống cảng biển

phong phú của Việt Nam

❖ Vận chuyển đường bộ

Vận tải đường bộ là lĩnh vực hỗ trợ quan trọng cho hoạt động logistics nội địa, giúp kết nối các tuyến vận chuyển từ cảng biển tới các trung tâm kinh tế trong nước Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn như vận tải biển, lĩnh vực này vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của VIMC Logistics Trong những năm gần đây, vận tải đường bộ cũng gặp nhiều thách thức do chi phí vận hành cao, đặc biệt là giá xăng dầu tăng mạnh và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp vận tải khác Tuy nhiên, với vai trò kết nối hạ tầng nội địa và phát triển kinh tế vùng, vận tải đường bộ vẫn có nhiều tiềm năng phát triển khi nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng lên và hệ thống cơ sở

hạ tầng đường bộ của Việt Nam ngày càng được nâng cấp

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN