1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực tập Tổng hợp
Tác giả Trần Thị Thương
Người hướng dẫn ThS. Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty (7)
  • 1.2. Lĩnh vực kinh doanh (8)
  • 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân lực (9)
    • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức (9)
    • 1.3.2. Nhân lực (11)
  • 1.4. Cơ sở vật chất (12)
  • 1.5. Tài chính công ty (13)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM (14)
    • 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – quý I 2024 (14)
    • 2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty (16)
      • 2.2.1. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty (16)
        • 2.2.1.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty (16)
        • 2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty (19)
        • 2.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của công ty (21)
      • 2.2.2. Hoạt động đại lý ủy quyền của công ty (24)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (26)
    • 3.1.1. Những thành tựu đạt được (26)
    • 3.1.2. Những thách thức và nguyên nhân (26)
    • 3.1.3. Những vấn đề đặt ra (28)
    • 3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 23 (29)

Nội dung

Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, anh/chị nhân viên Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS đã hỗ trợ em nhiệt tình, nhờ đó em đã học hỏi và thu nh

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xúc tiến thương mại điện tử, logistics và nhập khẩu Ngoài ra, HBS Việt Nam cũng là đại lý ủy quyền chính thức của tập đoàn Alibaba.com tại Việt Nam Sứ mệnh của công ty là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhập khẩu hàng hóa đạt được hiệu quả cao, tối thiểu hóa chi phí, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường quốc tế Với kinh nghiệm 8 năm nhập khẩu trực tiếp từ các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới và hơn 7 năm là đối tác của Alibaba, HBS Việt Nam đã thực hiện thành công rất nhiều hợp đồng thương mại có giá trị lớn Hiện nay, công ty đang hỗ trợ và tư vấn cho hơn 1.000 doanh nghiệp trên cả nước trong hoạt động nhập khẩu đa dạng mặt hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đồ gia dụng, hoá chất, máy móc sản xuất, vật tư-nguyên liệu sản xuất, thiết bị điện tử, đồ gia dụng…

Bảng 1.1: Thông tin chung về công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ

Số 04/TT7 ,đường Foresa 7, Khu đô thị Xuân Phương Tasco, phường Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh 41 Đường 2, Khu đô thị Vạn Phúc,

2 phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng)

Người đại diện Giám đốc Võ Mạnh Hùng

Lĩnh vực kinh doanh

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh trọng yếu của công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam Ngoài ra, HBS Việt Nam cũng là đại lý ủy quyền chính thức của tập đoàn Alibaba.com tại Việt Nam

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa của HBS Việt Nam cụ thể bao gồm:

Dịch vụ mua hàng trên các trang thương mại điện tử

HBS Việt Nam hỗ trợ khách hàng tìm và mua hàng hoá trên các trang TMĐT lớn như Alibaba.com, Amazon, Taobao, 1688,

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

HBS Việt Nam hợp tác với các đơn vị đối tác logistic, vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải như: đường bộ, đường biển (book tàu LCL, FCL), đường hàng không

Dịch vụ thanh toán đảm bảo

HBS Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp thanh toán đơn hàng, chuyển khoản ngoại tệ an toàn và thuận lợi với các hình thức T/T, L/C và đặc biệt thanh toán qua Alibaba với công cụ trade assurance

Dịch vụ kho bãi, tiếp vận

HBS Việt Nam cung cấp các dịch vụ kho bãi, tiếp vận giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển, phân phối những lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình Điều này góp phần giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm

Dịch vụ thông quan hải quan Đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả Dịch vụ thông quan bao gồm: Xét duyệt hồ sơ; kiểm tra hàng hóa (kiểm định chất lượng, số lượng hàng hóa tại container và hai đầu cảng, cung cấp các chứng nhận kiểm định, bảng test theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng đúng với thông tin được khai báo và tuân thủ các quy định nhập khẩu hàng hóa của quốc gia; khai báo hải quan, giải quyết thủ tục hải quan.

Cơ cấu tổ chức và nhân lực

Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam

Chức năng của từng bộ phận:

- Định hướng chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty

- Lựa chọn, bổ nhiệm và giám sát hoạt động của Ban Giám đốc

- Phê duyệt các kế hoạch kinh doanh, tài chính và đầu tư quan trọng

- Đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật

- Quản lý các hoạt động của công ty theo định hướng của Hội đồng quản trị

- Triển khai các kế hoạch kinh doanh, tài chính và đầu tư

- Tổ chức và quản lý các phòng ban chức năng

- Báo cáo tình hình hoạt động của công ty với Hội đồng quản trị

Phòng hành chính nhân sự

- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên

- Quản lý chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên

- Xây dựng văn hóa công ty

- Ghi chép, thu thập và xử lý các thông tin tài chính

- Quản lý ngân sách và dòng tiền của công ty, lập báo cáo tài chính định kỳ

- Thanh toán các khoản chi phí bao gồm lương của nhân viên và thu hồi công nợ khách hàng

- Nghiên cứu thị trường và khách hàng để xây dựng chiến lược marketing, quảng bá dịch vụ của công ty

- Thực hiện các hoạt động marketing, thu thập thông tin khách hàng

- Quản lý fanpage, website của công ty và thực thi các phương án nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty

- Tìm kiếm, liên hệ khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa

- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa

- Đàm phán các điều khoản hợp đồng nhập khẩu hàng hóa

- Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật

- Quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng số lượng với chất lượng tốt nhất

Nhân lực

Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam giai đoạn 2021-2023

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Độ tuổi

Trung học phổ thông 7 17,95% 7 16,67% 13 24,53% Đại học 28 71,79% 31 74% 36 67,92%

Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự Công ty Cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Từ bảng trên, có thể thấy, nguồn nhân lực của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2021-2023 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19 Và để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, công ty cũng ưu

6 tiên tuyển dụng nhân viên có trình độ học vấn từ Đại học trở lên có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc, khi tập khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp trong nước và các nhà cung cấp nước ngoài Cơ cấu nhân viên trẻ với lợi thế năng động, nhanh nhẹn Tuy nhiên đây cũng là điểm bất lợi của công ty bởi nhân viên trẻ chưa có bề dày kinh nghiệm, vì vậy việc củng cố niềm tin của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty là một điều đáng lưu tâm.

Cơ sở vật chất

Trải qua quá trình 8 năm xây dựng và phát triển, công ty đã không ngừng cải tiến cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên Văn phòng trụ sở của công ty tại Hà Nội có 3 tầng, với tổng diện tích gần 300m 2 , văn phòngchi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh có 1 tầng với diện tích hơn 100m2, đều được trang bị đầy đủ thiết bị, tiện nghi hiện đại Công ty cũng chú trọng xây dựng không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên Ngoài ra, công ty có 2 kho bãi tại Hà Nội và 3 kho bãi đặt tại Quảng Tây, Trung Quốc Công ty có trang web riêng https://online.hbsvietnam.com/ giúp nhân viên dễ dàng quản lý, kiểm soát đơn hàng, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho khách hàng có thể theo dõi tiến trình hoàn thành đơn hàng của mình

Hình 1.2 Giao diện hệ thống HBSonline

Nguồn: https://online.hbsvietnam.com/

Tài chính công ty

Bảng 1.3 Tình hình tài chính Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam giai đoạn 2020-2023

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tổng tài sản 11.748.771.195 14.524.198.401 14.840.980.000 15.120.000.000 Tài sản ngắn hạn 4.457.132.985 4.655.726.181 4.851.708.667 5.004.511.295 Tài sản dài hạn 7.591.638.210 9.868.472.220 9.689.271.333 10.215.488.705

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Từ bảng trên, có thể thấy tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2020-2023 có sự biến động theo chiều hướng tích cực Cụ thể, tổng tài sản của công ty có sự tăng trưởng ổn định Tổng tài sản năm 2021, năm 2022 và năm 2023 tăng lần lượt khoảng khoảng 19% và 20% và 22% so với năm 2020, cho thấy tài chính của công ty đang từng bước phục hồi sau đại dịch Nợ dài hạn của công ty trong giai đoạn này đều bằng

0, điều này chứng tỏ công ty có thể tự chủ về tài chính, không phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng hay nhà đầu tư, nhờ đó, công ty có thể linh hoạt hơn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh và ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường Mặt khác, việc không có nợ dài hạn cũng có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay dài hạn Điều này có thể hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của công ty

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – quý I 2024

Bảng 2.1 Thống kê kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam giai đoạn 2020 - quý I 2024

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Quý 1 năm 2024

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về đơn hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài 58.000 60.000 693.182 946.851 210.150

9 Chi phí quản lý kinh doanh 3.253.000 3.167.000 3.790.639 3.822.985 920.750

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

16 Lợi nhuận sau thuế TNDN -528.717 -226.915 1.460.267 1.729.350 485.391

Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Từ bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh trên, có thể thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2020 - quý I 2024 có sự tăng trưởng Điều này khẳng định sự cố gắng, nỗ lực vô cùng lớn từ nhân viên kinh doanh của công ty trong việc tìm kiếm, tư vấn và chăm sóc khách hàng Tuy nhiên, xét về mặt lợi nhuận thuần thì năm 2020 và năm 2021 lại chứng kiến lợi nhuận với con số âm Lý giải cho điều này, đó là ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến chi phí logistics tăng cao, và hệ quả là chi phí chung của công ty cũng có sự gia tăng mạnh mẽ Cụ thể, chi phí tài chính năm 2020 và năm 2021 gấp khoảng 12 lần so với năm 2022 và năm 2023 Trải qua giai đoạn biến động này, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã có bước đột phá lớn, liên tục tăng trưởng với con số ấn tượng, cụ thể năm 2021, lợi nhuận thuần đạt 1.502.716.000 VNĐ và năm 2022 lợi nhuận thuần đạt 1.780.216.000VNĐ

Nhìn chung, trong giai đoạn được đánh giá là có nhiều biến động này, HBS Việt Nam mặc dù phải chịu những thất bại song vẫn duy trì và khôi phục được hoạt động kinh doanh, hi vọng tiến tới sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

Lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế chủ chốt của công ty là nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra, công ty cũng là đại lý ủy quyền chính thức của tập đoàn Alibaba.com tại Việt Nam

2.2.1 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty

2.2.1.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần TM&DV

HBS Việt Nam giai đoạn 2020-2023

Nguồn: Phòng Nhập khẩu Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Năm 2020 và năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt con số khá ổn định lần lượt khoảng 8,39 tỷ VNĐ và khoảng 10 tỷ VNĐ, mặc dù hai năm này là khoảng thời gian đại dịch COVID – 19 vẫn diễn ra phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu do các quốc gia đều đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, hạn chế hoạt động thương mại quốc tế Tuy nhiên với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ với chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID – 19” đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty nói riêng giữ được đà tăng trưởng, phát triển ổn định

Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu của công ty vẫn chỉ đạt hơn 10 tỷ VNĐ, không có sự thay đổi nhiều so với năm 2021 Bước sang năm 2023, kim ngạch nhập khẩu của công ty có sự tăng trưởng vượt trội, chạm mốc 16,4 tỷ VNĐ, tăng khoảng 62,77% so với năm 2022 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong năm này là do công ty đã thực hiện những chính sách, kế hoạch quan trọng với mục tiêu vực dậy hoạt động kinh doanh trong khi nền kinh tế quốc gia chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch

Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam giai đoạn 2020-2023 (Đơn vị: nghìn VNĐ)

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất

Thiết bị và linh phụ kiện điện tử

Thiết bị năng lượng, điện năng

2.307.328 27,5% 2.399.845 23,85% 2.753.175 27% 3.936.077 24% Đồ gia dụng, nội thất, trang trí

335.611 4% 923.017 9,17% 203.939 2% 164.003 1% Đồ bảo hộ, thiết bị phòng sạch

Nguyê n liệu, vật tư sản xuất

Nguồn:Phòng Nhập khẩu Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Từ bảng trên, nhận thấy ba chủng loại hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của công ty đó là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thiết bị và linh phụ kiện điện tử và thiết bị năng lượng, điện năng(chiếm tỷ trọng khoảng 80%) Lý do các chủng loại hàng hóa này chiếm tỷ trọng cao là bởi khách hàng của HBS Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại máy móc, thiết bị, và các nhà xưởng sản xuất Còn các loại hàng hóa như đồ gia dụng, nội thất, trang trí; đồ bảo hộ, thiết bị phòng sạch và các loại khác chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn (khoảng 20%), chỉ phục vụ việc kinh doanh và mua sắm nhỏ lẻ của các cửa hàng, hộ gia đình và cá nhân

2.2.1.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về hàng hóa, đồng thời tận dụng được lợi thế riêng của từng nhà cung ứng, công ty đã lựa chọn nhập khẩu hàng hóa từ nhiều thị trường Dưới đây là bảng thống kê giá trị và tỷ trọng thị trường nhập khẩu của công ty theo thị trường trong giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Thương mại và

Dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2020-2023

Thị trường Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nguồn:Phòng Nhập khẩu Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường lớn mà công ty đã hợp tác với các nhà cung cấp ở thị trường này để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ cho sản xuất, xây dựng, vật tư tiêu hao, Những thị trường nêu trên đều có chung đặc điểm là đảm bảo tối ưu nhấ số lượng và chất lượng hàng hóa Các quốc gia này cũng có các khía cạnh văn hóa theo Hofstede và phong cách làm việc trong kinh doanh phù hợp với thị trường Việt Nam, nhờ đó việc đàm phán thương mại quốc tế cũng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn

Qua các năm, Trung Quốc luôn là quốc gia có tỷ trọng đứng đầu trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam Tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này trong giai đoạn 2020 – 2023 đều dao động ở mức trên 50% cụ thể năm 2020 là 59,55%, năm 2021 là 62,76%, năm 2022 là 56,36% và năm 2023 là 60,3% Điều này được giải thích bởi việc Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện ký kết khá nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tiêu biểu như ACFTA và RCEP Nhờ đó, việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc khá dễ dàng, mức thuế quan ưu đãi, không có quá nhiều thủ tục hay giấy tờ đặc biệt Ngoài ra, Trung Quốc cũng là quốc gia có nhiều xưởng, nhà máy gia công sản xuất đa dạng hàng hóa với nhiều phân khúc khác nhau và đặc biệt giá cả rất rẻ, phù hợp với phần lớn nhu cầu của khách hàng Đặc biệt, Trung Quốc còn được biết đến là quốc gia có hoạt động logistics rất phát triển và các nhà cung cấp ở quốc gia này có khả năng xoay vòng hàng tồn kho và giao hàng nhanh chóng nên không phải mất nhiều thời gian chờ đặt hàng, nhờ đó mà chất lượng dịch vụ của HBS Việt Nam cũng được nâng cao

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có trình độ khoa học phát triển cao, hàng hóa được sản xuất luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất Đặc biệt, hàng hóa xuất xứ Nhật Bản với các thương hiệu nổi tiếng về độ bền như Toshiba, Daikin, Mitsubishi, Panasonic,… rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam Tổng tỷ trọng của hai thị trường thường đạt khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Với hai quốc gia này, Việt Nam cũng xây dựng mối quan hệ thương mại quốc tế khá bền chặt thông qua các FTA như: VJEPA, VKFTA, CPTPP, Sự hợp tác này hứa hẹn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty từ Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tăng

2.2.1.3 Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của công ty

Bước 1: Khảo sát giá cả và tìm nhà cung cấp uy tín Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nhập khẩu hàng hóa Mục tiêu của công ty là tìm được nhà cung cấp có giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt nhất HBS Việt Nam chú trọng trong khảo sát giá cả và áp dụng thang tiêu chí đánh giá nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng nhất là về chủng loại, chất lượng và xuất xứ,

Công ty thường tìm kiếm các đối tác thông qua trang thương mại điện tử như Alibaba.com, 1688, Taobao, Amazon, Ebay Phương thức đàm phán công ty thường sử dụng là thông qua email, điện thoại, fax, và các trang mạng xã hội như whatsapp, wechat,…Những phương thức này cho phép công ty có thể đàm phán với nhiều nhà cung cấp khác nhau cùng một lúc, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hiệu quả Ngoài ra, đối với các đối tác mới, giao dịch lần đầu và giá trị đơn hàng lớn thì công ty thường ưu tiên việc gặp gỡ đàm phán trực tiếp

Khi liên hệ với nhà cung cấp hàng hóa, công ty thường yêu cầu cung cấp thông tin hàng hóa bao gồm: giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, Khi thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết, công ty tiến hành soạn thảo hợp đồng để hai bên ký kết

Bước 2: Báo giá và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng

Công ty thực hiện báo giá cho khách hàng một cách chi tiết và minh bạch (bao gồm giá thành sản phẩm, hình ảnh bao bì sản phẩm thực tế, nguồn gốc xuất xứ hàng

16 hóa, chính sách bảo hành sản phẩm (nếu có), phí vận chuyển, phí thuế nhập khẩu, phí ủy thác nhập khẩu (nếu có), thời gian sản xuất và giao hàng dự kiến…) Khi khách hàng thỏa mãn với những thông tin trên và quyết định nhập khẩu hàng hóa với HBS Việt Nam, hai bên sẽ ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc về sản phẩm, số lượng và thanh toán cọc

Bước 3: Đặt hàng và theo dõi đơn hàng

Sau khi hợp đồng đã được ký kết, bộ phận nhập khẩu của công ty sẽ nhanh chóng đặt hàng với nhà cung cấp và liên tục cập nhật tình trạng đơn hàng cho khách hàng Khách hàng cũng có thể theo dõi đơn hàng qua hệ thống quản lý đơn hàng của HBS Việt Nam tại: https://online.hbsvietnam.com/ Đồng thời, khách hàng cũng có thể liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng của HBS Việt Nam trong trường hợp cần hỗ trợ

Bước 4: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu a) Phương thức thanh toán Đối với hợp đồng giao dịch lần đầu tiên và có giá trị lớn thì công ty sẽ đàm phán thanh toán theo phương thức L/C Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty tiến hành ký quỹ và mở L/C để thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Đối với những đối tác công ty đã giao dịch, hợp tác nhiều lần hoặc với những đơn hàng giá trị nhỏ thì công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T) b) Thuê phương tiện vận tải

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Những thành tựu đạt được

Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn 2020 – quý I năm 2024:

Thứ nhất, về kim ngạch nhập khẩu, công ty đã làm rất tốt mục tiêu đặt ra là duy trì giá trị kinh ngạch nhập khẩu ổn định qua các năm và đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng Điều này góp phần giúp công ty khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành và gia tăng uy tín với khách hàng và nhà cung cấp Để đạt được thành tựu này, công ty đã phải chuẩn bị và dự trù những phương án kinh doanh tối ưu cùng với kế hoạch huy động vốn hiệu quả Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tăng lên là tín hiệu tốt đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai, về phương thức thanh toán, công ty đã đáp ứng mục tiêu sử dụng linh hoạt hai phương thức thanh toán là điện chuyển tiền và thư tín dụng Công ty đã thực hiện thanh toán đầy đủ, nhanh chóng cho nhà xuất khẩu, trừ trường hợp nhà xuất khẩu có hành vi vi phạm hợp đồng Nhờ đó, công ty đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của các đối tác nước ngoài, với mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài Việc đàm phán các hợp đồng có giá trị lớn của công ty cũng trở nên dễ dàng hơn

Thứ ba, về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, các lô hàng của công ty luôn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do khách hàng yêu cầu và nhà nước ban hành, nhờ vậy tỷ lệ hàng hóa thông quan của công ty là 100% Khách hàng rất hài lòng với chất lượng sản phẩm thông qua những phản hồi tích cực và các đánh giá 5 sao về công ty trên website và google Tỷ lệ giao hàng đúng hạn đạt 97% và khiếu nại của khách hàng về dịch vụ không quá 1 lần/quý Thành tựu đạt được này là nhờ việc công ty rất chú trọng tìm hiểu kỹ càng thông tin từ nhà cung cấp, đặt chất lượng lên hàng đầu trong mỗi lần giao dịch.

Những thách thức và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam còn đặt ra một số thách thức, đòi hỏi công ty phải nỗ lực giải quyết

Thứ nhất, thách thức đặt ra trong khâu nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch nhập khẩu Công ty có bộ phận nghiên cứu thị trường nhưng trình độ chuyên môn chưa cao nên công việc nghiên cứu không mang tính chuyên sâu, không đủ để nắm bắt tình hình biến động của thị trường Bên cạnh đó hoạt động mở rộng thị trường và nghiên cứu các thị trường tiềm năng ở các nước phát triển còn chưa có nhiều tín hiệu tích cực

Thứ hai, nhiều thủ tục hải quan khá cồng kềnh, dẫn đến thông quan chậm, hoặc trường hợp hàng hóa bị xếp vào luồng đỏ làm mất thêm thời gian và chi phí cho cơ quan hải quan kiểm tra chất lượng và thông quan Vì vậy, quá trình giao cho khách hàng bị đình trệ, diễn ra không đúng như dự kiến lăm tăng chi phí lưu kho và làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường

Thứ ba, công ty có thể không nhận được hàng do một vài trường hợp bộ chứng từ có sai sót như vận đơn đường biển không ghi chú ngày xếp hàng; ngày và số hợp đồng trên chứng từ không ghi chính xác, tên hàng hóa giữa các bộ chứng từ không trùng khớp nhau…

Thứ nhất, thủ tục nhập khẩu hàng hóa của Nhà nước còn khá phức tạp và rườm rà,làm mất thời gian và chi phí của công ty

Thứ hai, tỷ giá hối đoái liên tục biến động gây khó khăn cho công ty trong thanh toán quốc tế

Thứ ba, thực tế, các mặt hàng xuất nhập khẩu rất đa dạng và không phải mọi thủ tục hay quy trình, giấy phép yêu cầu bắt buộc đều được Nhà nước đăng tải công khai; các diễn đàn chia sẻ thông tin chính thống dành cho lĩnh vực xuất nhập khẩu chưa được phát triển dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác và uy tín

Thứ nhất, việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban còn nhiều bất cập, dẫn đến quy trình nhập khẩu hàng hóa chưa được trôi chảy và suôn sẻ

Thứ hai, khi tìm hiểu về đối tác giao dịch, phòng Nhập khẩu đôi khi đánh giá sai đối tác, đẫn dến việc đối tác lấn lướt trong một số điều khoản trong quá trình đàm phán

Thứ ba, công ty còn xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Do không sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nên công ty sẽ hoàn toàn bị động khi tỷ giá biến dổi, kéo theo nhiều chi phí phát sinh, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, về vấn đề vận chuyển hàng hóa, công ty sử dụng thuê ngoài vận chuyển và có quá nhiều đối tác logistics nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công ty nhất là đối với những lô hàng chính ngạch

Thứ năm, phần lớn nhân sự của công ty trẻ nên khi tiến hành hoạt động nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm và kĩ năng xử lý tình huống rủi ro, sự cố bất ngờ.

Những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, chú trọng đầu tư để tìm kiếm giải pháp hiệu quả trong khâu tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Thứ hai, chú trọng nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa và có cơ chế giải quyết nhanh chóng sự cố trong quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hóa.

Đề xuất vấn đề nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp

Sau quá trình thực tập và nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam, trên cơ sở đánh giá những thách thức và vấn đề đặt ra, em xin đề xuất 2 đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp như sau: Đề tài nghiên cứu số 1: Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bảng điều khiển từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam Đề tài nghiên cứu số 2: Cơ hội và thách thức khi nhập khẩu thiết bị và linh phụ kiện điện tử từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định RCEP

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Thông tin chung về công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 1.1 Thông tin chung về công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam (Trang 7)
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam (Trang 9)
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam (Trang 11)
Hình 1.2. Giao diện hệ thống HBSonline - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 1.2. Giao diện hệ thống HBSonline (Trang 12)
Bảng 1.3. Tình hình tài chính Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 1.3. Tình hình tài chính Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam (Trang 13)
Bảng 2.1. Thống kê kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 2.1. Thống kê kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam (Trang 14)
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam - Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế của trường Đại học thương mại   công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 2.3. Cơ cấu doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần TM&DV HBS Việt Nam (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN