TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG
Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG
- Tên quốc tế: TUAN HONG SEWING THREAD COMPANY LIMITED
- Địa chỉ: Lô CN1B, cụm công nghiệp Quất Động mở rộng, Xã Nguyễn Trãi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Người đại diện: Triệu Quang Thắng Chức vụ: Giám đốc
- Ngày đăng ký kinh doanh lần đầu: 26/11/2004
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Thường Tín - Phú xuyên
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước
- Sản lượng hàng tháng: 1.000.000 cuộn chỉ công nghiệp và 120.000 Kg chỉ may bao bì
- Trang web: https://tuanhonggroup.com/
Công ty TNHH Chỉ May Tuấn Hồng được thành lập từ 2002 và đăng ký kinh doanh lần đầu tiên vào năm 2004 Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chỉ may công nghiệp dành cho ngành may mặc, công ty chuyên cung cấp những sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với dịch vụ hoàn thiện nhất Phương châm làm việc của công ty là: "CHẤT LƯỢNG CAO - THỜI GIAN HOÀN THÀNH NHANH NHẤT - GIÁ CẢ HỢP LÝ"
Khi mới thành lập trụ sở công ty đặt tại Cụm làng nghề Triều Khúc - Hà Nội
Là cụm làng nghề truyền thống trong lĩnh vực sản xuất chỉ may Chính vì thế nên Chỉ may Tuấn Hồng thừa hưởng kinh nghiệm quý báu ông cha để lại trong ngành hóa nhuộm, đó chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của công ty.
Ngành nghề kinh doanh
Bảng 1.1 Danh sách ngành nghề kinh doanh Công ty Chỉ may Tuấn Hồng
2 1312 Sản xuất vải dệt thoi
3 1313 Hoàn thiện sản phẩm dệt
4 1392 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
5 1393 Sản xuất thảm, chăn, đệm
6 1394 Sản xuất các loại dây bện và lưới
1399 Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
- Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,
- Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa,
8 1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
9 1420 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
10 1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
11 1512 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
13 2030 Sản xuất sợi nhân tạo
14 2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic
15 3100 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
16 3230 Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao
17 3240 Sản xuất đồ chơi, trò chơi
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
Gồm có: Đại lý bán hàng hóa;
19 4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Gồm có: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện;
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Gồm có: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày;
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Gồm có: Bán buôn các sản phẩm làm từ nhựa và vật liệu ngành nhựa; Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt; Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép;
4751 Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
4753 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh
4759 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
4931 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
30 4932 Vận tải hành khách đường bộ khác
31 4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
32 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
33 7710 Cho thuê xe có động cơ
34 7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
35 8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Gồm có: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh
Chỉ may Tuấn Hồng có hoạt động sản xuất kinh doanh chính là sản xuất sợi và cung cấp sợi trên thị trường trong nước Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Tuấn Hồng đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc và nâng cao chất lượng sản phẩm
Hiện tại hầu hết các sản phẩm của Tuấn Hồng đều đạt tiêu chuẩn ISO và đều có chứng chỉ INTER - TEK , OEKO - TEK đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Các nước Trung Đông …
Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức của Công ty
TNHH Chỉ may Tuấn Hồng:
(1) Giám đốc: Ông Triệu Quang Thắng là người có quyền hành cao nhất trong công ty, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty
(2) Phó Giám đốc: Ông Triệu Quang Thanh là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc Đồng thời, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận
(3) Phòng kinh doanh: là bộ phận chủ chốt của công ty chịu sự quản lý của Giám đốc và Phó Giám đốc, bao 2 bộ phận:
+ Sales: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc khách hàng cũ Phân tích và đưa ra mức giá phù hợp đối với từng khách hàng + Kế hoạch: Tiếp nhận đơn hàng từ Sales, lên kế hoạch sản xuất, báo với phòng điều hành sản xuất từ đó theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng
(4) Phòng Kế toán: là bộ phận hoạt động dưới sự quản lý của Ban Giám đốc bao gồm 4 bộ phận:
+ Kế toán kho: là bộ phận làm việc thường xuyên trong kho hàng, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa và kiểm soát lượng hàng tồn trong kho Ngoài ra, kế toán kho cũng chịu trách nhiệm xuất giấy tờ, các loại chứng từ cho hàng hóa và đảm bảo chất lượng, số lượng nhằm hạn chế việc thất thoát hàng hóa
+ Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm kiểm soát, theo dõi và thu hồi công nợ của khách hàng Lập báo cáo hàng ngày và hàng tháng cho ban Giám đốc
+ Kế toán thuế tổng hợp: xác định cơ sở tính thuế để làm báo cáo và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế
+ Kế toán nội bộ: là bộ phận kiểm tra, lưu trữ, giám sát, thống kế những phát sinh thực tế trong doanh nghiệp
(5) Phòng nhập khẩu: là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát thực hiện các hoạt động liên quan đến nhập khẩu của công ty
(6) Phòng điều hành sản xuất: Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch, phân tích và báo lại kế hoạch sản xuất với bộ phận kế hoạch để bộ phận kế hoạch xác nhận và báo với khách hàng Có nhiệm vụ theo dõi và điều phối sản xuất
(7) Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng
(8) Phòng IT: là bộ phận quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng, phần cứng, hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng và phần mềm, đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh liên quan Sau quá trình phân tích, có thể nhận thấy Công ty Chỉ may Tuấn Hồng áp dụng mô hình tổ chức trực tuyến chức năng Trong mô hình này, mỗi phòng ban có thể đưa ra quyết định độc lập dưới sự quản lý của Ban Giám đốc Điều này giúp thông tin từ cấp quản lý cao nhanh chóng được truyền đạt xuống các cấp dưới, tạo điều kiện cho việc kiểm soát và thực thi công việc một cách hiệu quả
Mặc dù mỗi phòng ban có thể tự ra quyết định độc lập, nhưng sự tương tác và trao đổi thông tin giữa các phòng ban là điểm đặc biệt quan trọng Điều này đảm bảo rằng quyết định được đưa ra không chỉ phản ánh nhu cầu và ưu tiên của phòng ban đó mà còn hướng tới mục tiêu phát triển chung của toàn công ty Cách tiếp cận này không chỉ nhanh chóng và linh hoạt mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp từ mọi phần của tổ chức.
Nhân lực của công ty
Cùng với sự phát triển và ngày càng mở rộng của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng, đội ngũ nhân sự của Công ty cũng thay đổi theo từng năm để đáp ứng những biến động thị trường và khối lượng công việc tăng theo sự tăng của quy mô
Bảng 1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: Người
STT Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Phân theo trình độ lao động
2 Trình độ đại học và tương đương
3 Trình độ cao đẳng, trung cấp
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Từ bảng trên, có thể nhận thấy sự biến động đáng kể trong lực lượng lao động của công ty Chỉ may Tuấn Hồng qua các năm Năm 2022, dù đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, công ty đã quan sát được sự gia tăng số lượng nhân sự từ 211 người lên 245 người, một tín hiệu tích cực cho sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau giai đoạn khó khăn, năm 2023 và 2023 đánh dấu sự ổn định và tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty
Tình hình lao động nam và nữ trong công ty được duy trì ổn định, nhưng có một xu hướng tăng về số lượng lao động nam, chủ yếu do sự đổi mới công nghệ và sự chuyển đổi sang sản xuất tự động Độ tuổi trung bình của nhân sự dưới 40 tuổi phản ánh sự linh hoạt và thích ứng của đội ngũ lao động với yêu cầu công việc, đặc biệt là trong môi trường sản xuất đòi hỏi sự nhanh nhẹn và thể lực
Thông tin về trình độ học vấn cho thấy đa dạng trong đội ngũ lao động, với tỷ lệ cao người có trình độ cao đẳng và đại học Sự phân loại nhân sự theo trình độ giáo dục cũng đồng nghĩa với sự chia sẻ đúng đắn của trách nhiệm giữa những người làm việc trực tiếp trong quá trình sản xuất và nhóm quản lý, giúp công ty duy trì sự hiệu quả và ổn định trong hoạt động hàng ngày.
Tài chính công ty
Bảng 1.3 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ
Nguồn vốn Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán
Dựa vào bảng 1.3 ta thấy được, tỷ lệ nợ phải trả đang giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2021 - 2023, từ đây có thể thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, nhiên tiên thì tỷ lệ nợ phải trở vẫn chiếm phần lớn cụ thể năm 2023 chiếm 79,83% tổng nguồn vốn điều đó cho thấy doanh nghiệp đã biết khai thác đòn bẩy tài chính nhưng chỉ số nợ phải trả cao cũng cho thấy mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ lớn, tuy nhiên sự phụ thuộc này đang giảm dần qua các năm
Bảng 1.4 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Chỉ may
Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
6 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (6=1/2)
7 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (7=3/4)
8 Khả năng thanh toán nhanh
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023 - Phòng kế toán
Dựa vào bảng 1.4, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang có xu hướng tăng từ 1,09 năm 2021 lên 1,25 năm 2023 Cả hai hệ số này đều vượt quá mức 1, cho thấy sự cải thiện trong khả năng thanh toán tổng quát và làm tăng độ tin cậy của công ty đối với các chủ nợ Cụ thể, chỉ số cho năm 2023 cho thấy mỗi đồng nợ phải trả được được bảo đảm bằng 1,25 đồng tài sản
Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cũng có sự tăng lên từ 0,91 năm 2021 lên 0,97 năm 2022 Mặc dù có sự cải thiện, nhưng vẫn duy trì ở mức nhỏ hơn 1, cho thấy một mức độ mạo hiểm trong cấu trúc tài chính và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Đến năm 2023, chỉ số này tăng lên 1,01, vượt qua mức 1, thể hiện sự đảm bảo an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm trong giai đoạn từ 2021 đến 2023 Điều này có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền hoặc tương đương tiền Đồng thời, mức đầu tư tài chính ngắn hạn và lượng hàng tồn kho vẫn duy trì ở mức thấp và nhiều, do đó, đây có thể là một tín hiệu để công ty tìm kiếm giải pháp để cải thiện khả năng thanh toán nhanh và duy trì một cân bằng tài chính ổn định.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CHỈ MAY TUẤN HỒNG
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng là công ty sản xuất và cung cấp chỉ may công nghiệp nên nguồn thu chính của công ty đến từ việc cung cấp các sản phẩm chỉ may, tơ sợi đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 22.700
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)} 30
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0 0 0
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2021, 2022 và 2023 -
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH
Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ và %
Nguồn: Tác giả tính toán qua bảng số liệu 2.1
Qua việc xem xét Bảng 2.1 và Bảng 2.2, có thể thấy rằng tổng doanh thu của Chỉ may Tuấn Hồng đã có sự tăng trưởng liên tục qua các năm Năm 2021, doanh thu đã tăng 9,15% so với năm 2020, tiếp đó năm 2022 có sự gia tăng mạnh mẽ là 21,32% so với năm 2021, và năm 2023 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể là 19,74% so với năm 2022 Sự thành công này được đánh giá là kết quả của việc công ty tập trung đầu tư vào cải tiến cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa trang thiết bị, đồng thời cũng chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc Điều này đã giúp Chỉ may Tuấn Hồng giữ vững sự cạnh tranh về giá trên thị trường so với các đối thủ cùng phân khúc
Tuy doanh thu có sự gia tăng tích cực, nhưng lợi nhuận sau thuế lại trải qua chuỗi giảm giá Lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2021 giảm đến 138,72% so với năm 2020, năm 2022 lại giảm đến 156,8% so với năm 2021 Mặc dù có sự hồi phục với tăng trưởng 63,02% trong năm 2023 so với năm 2022, lợi nhuận vẫn duy trì ở mức âm với số lỗ là 78.529.690 đồng Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chi phí từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh tăng nhanh hơn so với tăng trưởng doanh thu, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Điều này đặt ra thách thức về quản lý chi phí và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực để giảm thiểu chi phí và đồng thời tăng cường doanh thu và lợi nhuận.
Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty
Với sự phát triển không ngừng trong ngành dệt may hiện nay, để có thể sản xuất được các loại chỉ may phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay thì Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng cần một lượng sợi đầu vào tương đối lớn mà các loại sợi này được Công ty nhập chủ yếu ở thị trường quốc tế, vì vậy hiện nay hoạt động thương mại quốc tế chính của Công ty là hoạt động nhập khẩu
2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH
Chỉ may Tuấn Hồng giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: VNĐ và %
Tổng kim ngạch nhập khẩu
Dựa vào thông tin từ bảng 2.3, ta có thể nhận thấy rằng các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty tập trung chủ yếu vào Sợi Spun Polyester, Tơ co dãn, và Continuous Filament Polyester
Trong khoảng thời gian theo dõi, những mặt hàng này vẫn giữ nguyên vị thế quan trọng của mình, với sự biến động chủ yếu về tỷ trọng giữa chúng Kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng này đều có chiều hướng tăng, điều này cho thấy một sự mở rộng về quy mô của hoạt động nhập khẩu của công ty
Chẳng hạn, kim ngạch nhập khẩu của Sợi Spun Polyester đã tăng từ 32.526.123.445 đồng năm 2021 lên 51.254.689.985 đồng năm 2023, tăng 57,58% Đối với tơ co dãn, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 16.254.456.256 đồng năm 2021 lên 31.562.789.858 đồng năm 2023, tăng mạnh với tỷ trọng là 94,18%,
Sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu không chỉ phản ánh sự mở rộng quy mô sản xuất mà còn liên quan đến việc các loại sợi này được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất các loại chỉ như chỉ 40/2, 20/2, 60/3 hoặc các loại tơ co dãn như 150D, 100D/2, Đây là những nguyên liệu phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay
2.2.2 Thị trường nhập khẩu của Công ty
Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH
Tổng ngạch khẩu kim nhập
Nhìn từ bảng 2.4, có thể nhận thấy rằng thị trường nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2021 - 2023 tập trung chủ yếu vào 4 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia, chủ yếu là các quốc gia thuộc châu Á Tuy nhiên, có sự biến động trong số lượng các quốc gia này, khi chỉ còn 3 quốc gia xuất hiện trong danh sách từ năm 2022 trở đi, bỏ qua thị trường Ấn Độ
Trong số các quốc gia nhập khẩu, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 95,51%, thể hiện sự tăng đáng kể so với các năm trước đó Điều này xuất phát từ việc năm 2021, chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làm tăng áp lực tài chính cho công ty Để giảm áp lực này, công ty đã điều chỉnh chiến lược nhập khẩu, tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN Mặc dù Ấn Độ, Malaysia và Indonesia cũng có các hiệp định thương mại, ACFTA và AIFTA, nhưng chi phí vận chuyển và giá sợi cao hơn đã khiến cho thị trường Trung Quốc trở thành lựa chọn ưu tiên, đặc biệt khi chi phí thuế suất theo các hiệp định này là 5%
2.2.3 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cơ hội
1 Chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về giá cả và tìm kiếm thị trường mới Việc kết nối với các đối tác quốc tế và tham gia vào các hợp tác có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn
2 Chuyển đổi số: Áp dụng công nghệ và chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý có thể giúp tăng cường năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp có thể xem xét đầu tư vào các hệ thống ERP, IoT, và các giải pháp khác để nâng cao hiệu suất sản xuất và quản lý
3 Xuất khẩu và thương mại quốc tế: Việc mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh Đặc biệt, việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo ra cơ hội tốt hơn
4 Sản xuất theo yêu cầu (On-Demand Manufacturing): Do nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm cá nhân hóa và sản xuất theo yêu cầu, các doanh nghiệp có thể xem xét việc điều chỉnh quy trình sản xuất để linh hoạt đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thị trường
5 Phát triển thương hiệu và tiếp cận thị trường nội địa: Việc tăng cường thương hiệu và tiếp cận thị trường nội địa có thể giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ sự phát triển của ngành tiêu dùng trong nước
6 Bền vững và xã hội hóa: Ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm bền vững và có trách nhiệm xã hội Việc tích hợp các tiêu chuẩn bền vững vào quy trình sản xuất có thể là một cơ hội để thu hút đối tác kinh doanh và khách hàng quan tâm đến vấn đề này
Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng cũng có những thách thức mà các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam như Tuấn Hồng phải đối mặt:
1 Cạnh tranh giá: Các doanh nghiệp Việt Nam thường đối mặt với cạnh tranh giá từ các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi thế giá cả của họ trên thị trường quốc tế
2 Chất lượng và tiêu chuẩn: Để tham gia vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế Việc đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu này có thể đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ và quản lý chất lượng
Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng 20 1 Lên kế hoạch nhập hàng
2.3.1 Lên kế hoạch nhập hàng
Bộ phận thực hiện: Phòng nhập khẩu kết hợp với phòng kinh doanh và kế toán kho
- Nghiên cứu nhu cầu trên thị trường, thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích và rút ra kết luận về:
+ Nhu cầu chỉ may trên thị trường từ đó xác định số lượng sợi cần nhập và khả năng cung ứng sợi hiện tại của các nhà cung cấp
+ Biến động giá chỉ và giá sợi trên thị trường để điều chỉnh phù hợp khi đàm phán về giá với nhà cung cấp
- Kết hợp với kế toán kho để nắm bắt tình hình hàng tồn kho, sự thiếu thừa hàng để lên thời gian đặt hàng và số lượng hàng phù hợp
2.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng
Bộ phận thực hiện: Phòng nhập khẩu và Ban giám đốc (với lô hàng giá trị lớn) Nội dung thực hiện:
- Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng tiến hành nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian Với những đối tác mới sẽ tiến hành gặp mặt trực tiếp còn với đối tác lâu năm thì các điều khoản cơ bản (đặc điểm, quy cách bao gói hàng hóa, phương thức giao nhận, hình thức thanh toán) đã được xây dựng từ đầu và cứ thế áp dụng cho những lần sau
- Hình thức đàm phán được đơn giản hóa qua fax, email, điện thoại vì các đối tác cung lâu năm Mỗi lần nhập hàng mới cần email thông báo bên phía đối tác về số lượng hàng, các mốc thời gian quan trọng
Bộ phận thực hiện: Phòng Nhập khẩu Nội dung thực hiện: Đặt cọc:
- Phương thức thanh toán mà công ty sử dụng chủ yếu là phương thức điện chuyển tiền T/T
- Những lô hàng cần đặt cọc, nhân viên Nhập khẩu cần tiến hành liên hệ ngân hàng lập phiếu đề nghị thanh toán cho đối tác Sau đó liên hệ đối tác xác nhận đã chuyển tiền và đề nghị giao hàng như dự kiến
- Để tiến hành mở lệnh chuyển tiền, hồ sơ cần có:
● Lệnh chuyển tiền (mẫu ngân hàng): 2 bản gốc
● Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có): 2 bản gốc
● Hợp đồng ngoại thương: 1 bản sao Nhận chứng từ:
- Nhà cung cấp sẽ gửi bộ chứng từ gồm Invoice, packing list, B/L qua chuyển phát nhanh cho công ty
- Khi nhận được chứng từ, kiểm tra chi tiết nội dung của chứng từ dựa trên căn cứ Hợp đồng ngoại thương đã ký kết
- Sau đó gửi chứng từ bản mềm cho bên FWD để họ lên tờ khai Hải quan nháp
Bộ chứng từ khai Hải quan gửi bên FWD gồm:
● Invoice: 1 bản sao y công ty
● Packing List: 1 bản sao y công ty
● Hợp đồng ngoại thương: 1 bản sao y công ty
● Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 1 bản chứng thực
● Tài liệu mô tả kỹ thuật: 1 bản chứng thực
● Giấy giới thiệu (mẫu sẵn bên FWD): 1 bản gốc
● CO, CQ và các chứng từ yêu cầu với từng loại mặt hàng Trong đó với hàng hàng nhập bên Trung Quốc thì là C/O Form E, C/O Form AI đối với hàng hóa nhập bên Ấn Độ, …
Lấy lệnh giao hàng và khai báo hải quan:
- Khi hàng sắp đến công ty nhận được A/N thông báo hàng đến (có ngày dự kiến hàng đến ETA và yêu cầu để nhận D/O)
- Khai báo Hải quan qua phần mềm ECUS5 (trước 1 ngày dự kiến hàng về) sau khi tờ khai xuất ra thuế, chuyển ngay kế toán nộp thuế, nộp trước 3h chiều xin dấu tròn của kho bạc, nộp thuế và lấy giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
- Chuyển tờ khai thông báo kết quả phân luồng qua mail cho bên FWD để bổ sung vào bộ chứng từ đã bàn giao
+ Luồng xanh: Hàng thông quan luôn
+ Luồng vàng: Lô hàng cần tiến hành kiểm tra chứng từ
+ Luồng đỏ: Lô hàng cần kiểm tra chứng từ và kiểm hóa
- Hàng về đến cảng, và đã thông quan bên FWD báo lại các chi phí liên quan và gửi lại bộ chứng từ, chuyển hóa đơn cho bộ phận kế toán thanh toán cho FWD để nhận hàng
Hàng về kho công ty:
- Liên hệ bên FWD để xác nhận ngày hàng về kho
- Phòng nhập khẩu báo với nhân viên kho sắp xếp chỗ để hàng hóa trong kho
- Kiểm tra số lượng và tình trạng sợi bàn giao cho nhân viên kho kém biên bản
2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán Bộ phận thực hiện: Phòng kế toán Nội dung thực hiện:
- Tiến hành thanh toán phần tiền còn lại với lô hàng có đặt cọc trước đó
- Tùy vào từng phương thức thanh toán mà công ty và đối tác thỏa thuận trong hợp đồng mà tiến hành thanh toán Với những đối tác lâu năm do đã tin tưởng lẫn nhau và uy tín của công ty mà có những lô hành sử dụng phương thức thanh toán điện chuyển tiền T/T trả sau
- Thường sau khoảng một tuần nhận được hàng, nhân viên phòng kế toán được cử đi đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán cho đối tác cung ứng
Bộ phận thực hiện: Phòng kế toán
Sau khi nhận hàng đúng theo điều khoản ký kết thúc khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng và tiến hành lưu giữ.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh của Công
Chỉ may Tuấn Hồng, với hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, đã xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường chỉ may công nghiệp trong nước Uy tín, chất lượng và quy mô của công ty liên tục được nâng cao và mở rộng qua thời gian, điều này được thấy rõ qua sự tăng trưởng doanh thu liên tục trong giai đoạn 2021 - 2023 như đã đề cập trong Chương 2
Thứ nhất, trong lĩnh vực nhập khẩu, công ty đã thực hiện những chiến lược thông minh để đối mặt với biến động của thị trường Đồng thời, họ tận dụng tối đa những lợi thế từ các hiệp định thương mại có sẵn Mặc dù đối mặt với suy thoái kinh tế và lạm phát ở Mỹ và EU, những thị trường chiếm tỷ trọng lớn, Chỉ may Tuấn Hồng đã linh hoạt thích ứng Bằng cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là hướng đến châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc, cùng với việc mở rộng thị trường nội địa trong lĩnh vực vải - sợi, họ đã giảm thiểu rủi ro và tăng tỷ trọng xuất khẩu, giữ vững hoạt động sản xuất trong giai đoạn khó khăn
Thứ hai, về tổ chức hoạt động, công ty áp dụng mô hình trực tuyến chức năng, với các phòng ban được tổ chức theo chuyên môn nghiệp vụ Sự phân chia rõ ràng giữa các phòng ban giúp tạo nên sự trôi chảy trong công tác kinh doanh, đồng thời, thông tin được truyền đạt nhanh chóng và chính xác giữa các bộ phận
Thứ ba, về công nghệ, chỉ may Tuấn Hồng đạt tỷ lệ tích hợp cao, từ sợi đến vải, với 35% quy trình sản xuất sở hữu từ sợi và 85% từ vải Điều này được thực hiện thông qua quy trình sản xuất khép kín, giúp công ty đạt được ưu thế trong việc tuân thủ nguyên tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia ký kết
Thứ tư, một trong những thành công quan trọng của chỉ may Tuấn Hồng là việc đã xây dựng và duy trì các mối quan hệ rất thân thuộc đối với các bạn hàng trong khu vực, từ đó tiết kiệm được chất nhiều các chi phí liên quan đến logistics
3.1.2 Những hạn chế và khó khăn tồn tại khẩu từ 3 thị trường chính là Trung Quốc, Malaysia và Indonesia, trong đó thị trường chủ lực là Trung Quốc, và hoàn toàn không có các hoạt động liên quan đến xuất khẩu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt động nhập khẩu của công ty đang đối mặt với một số thách thức quan trọng
Thứ nhất, thị trường nhập khẩu của công ty đang có sự hạn chế về mặt số lượng và đang tập trung chủ yếu vào một thị trường duy nhất, là Trung Quốc Điều này mang lại rủi ro lớn cho công ty do sự phụ thuộc cao vào một thị trường duy nhất
Thứ hai, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, công ty đang gặp khó khăn với quy trình thủ tục hải quan và cảm nhận được sự chưa linh hoạt Điều này đã dẫn đến việc công ty phải thuê dịch vụ bên ngoài để xử lý các vấn đề phức tạp liên quan đến thủ tục hải quan
Thứ ba, về vấn đề logistics và chi phí vận chuyển, đây là một thách thức lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Giá thuê container đã tăng đột ngột, lên đến 3 đến 4 lần so với năm trước Ngoài ra, sự thiếu hụt container xuất khẩu đã gây ách tắc trong chuỗi cung ứng, làm chậm tiến độ giao hàng và ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối tác và khách hàng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 - 2023, như đã thể hiện trong Chương 2, cho thấy tăng trưởng doanh thu liên tục nhưng lợi nhuận sau thuế tiếp tục giữ mức âm, phản ánh tác động tiêu cực của những vấn đề nêu trên đến hoạt động kinh doanh
Thứ tư, đó là khả năng tìm kiếm và duy trì đối tác thương mại Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác thương mại quốc tế có thể là một thách thức do sự khác biệt văn hóa và thậm chí là những thách thức liên quan đến hệ thống pháp luật và thương mại của từng quốc gia Đặc biệt khi các đối tác lớn của Chỉ May Tuấn Hồng là các quốc gia có dấu ẩn bản sắc văn hóa rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,…
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, với sự hạn chế về thị trường nhập khẩu, đây là các thị trường xuất khẩu sợi quan trọng trên thế giới, là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất của công ty Điều này càng trở nên quan trọng vì những thị trường này không chỉ lớn mà còn có vị trí địa lý thuận lợi, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển
Thứ hai, thách thức đối mặt là quy trình thủ tục hải quan phức tạp Đội ngũ nhân viên của Chỉ may Tuấn Hồng, mặc dù có trình độ học vấn cao, nhưng lại hạn chế về số lượng và năng lực trong phòng Nhập khẩu Điều này gây khó khăn trong việc xử lý nhanh chóng và kịp thời các vấn đề phát sinh, đặc biệt là những vấn đề phức tạp đòi hỏi năng lực xử lý cao
Thứ ba, tình hình dịch bệnh và biến động giá xăng dầu toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine, đã làm tăng chi phí vận chuyển và làm phức tạp thêm quá trình này Các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển trở nên ngày càng khó khăn
Thứ tư, với việc nước ta là một thị trường phát triển ngành may mặc, công ty đối mặt với áp lực cả về chất lượng sản phẩm và thủ tục pháp lý cao khi xuất khẩu sang các thị trường khác Điều này tăng khó khăn đối với công ty về cả khả năng sản xuất và xử lý.
Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty
Thứ nhất, đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất, mặc dù đang có những ứng dụng công nghệ về quy trình sản xuất cũng nhưng việc tiếp tục áp dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất để tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm là luôn cần thiết đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tích hợp các giải pháp tự động hóa để giảm chi phí lao động và tăng sức cạnh tranh
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thêm những nguồn cung ứng chất lượng, đảm bảo sản phẩm với chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế Thực hiện các chứng nhận chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Thứ ba, cần phải nâng cao trao dồi đội ngũ nhân sự, đào tạo nhân viên về kỹ năng mới và tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trình độ của công nhân trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất Xây dựng môi trường làm việc tích cực và sáng tạo để tăng động lực làm việc
Thứ tư, tối ưu hóa chuỗi cung ứng: mặc cho những khó khăn phải đối mặt trong thời gian dịch bệnh đã qua, nhưng doanh nghiệp sẽ cần phải thích ứng và tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng để giảm thời gian và chi phí vận chuyển Đảm bảo an toàn và bền vững trong chuỗi cung ứng Đề xuất vấn đề nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp.
Đề xuất vấn đề nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
Từ quá trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng kết hợp với những đánh giá về các vấn đề còn tồn tại của công ty và nguyên nhân của từng vấn đề, em xin đề xuất 02 đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp như sau: Đề tài 1: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nguyên vật liệu tới thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng Đề tài 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nguyên vật liệu tới thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH Chỉ may Tuấn Hồng.