1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh Đạo của Đảng Đối với hoạt Động của hệ thống chính trị

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
Tác giả Nguyễn Quang Thịnh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh Tâm, PGS.TS. Phạm Quốc Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” nghiên cứu trường hợp tại trường Đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôixin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Minh Tâm và PGS.TS Phạm QuốcThành đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thiện đề tài

Đồng thời, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảngdạy, cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành làm hành trangcho sự nghiệp của mỗi học viên

Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trả lời phỏng vấn sâu, bảng hỏi điềutra xã hội, giúp tôi có thêm tư liệu để hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên

và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian hoàn thành đề tài luận văn của mình

Luận văn này là kết quả nỗ lực của bản thân tôi, vì vậy, vẫn tồn tạinhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcnhững đóng góp của thầy cô và bạn bè để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiệnhơn

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Quang Thịnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”

là công trình nghiên cứu mà cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS

Vũ Thị Minh Tâm và PGS.TS Phạm Quốc Thành, không sao chép của bất cứ

ai Các tài liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng do tôi tự tìmhiểu, xử lý và phân tích một cách trung thực, khách quan

Người hướng dẫn 1

TS Vũ Thị Minh Tâm

Học viên

Nguyễn Quang Thịnh Người hướng dẫn 2

PGS.TS Phạm Quốc Thành

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội xã Nhân văn

Trang 5

Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên đánh giá những việc làm đạt được kết quả tích cực,

Đảng ……… 37

Bảng 2: Tỷ lệ sinh viên đánh giá những việc làm, hiện tượng, biểu hiện tiêucực, làm giảm sút vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo củaĐảng……… 43

Bảng 3: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng caovai trò lãnh đạo của Đảng trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chủ

lối……… 46

Bảng 4: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vaitrò lãnh đạo của Đảng trong tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cánbộ 49

Bảng 5: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷluật 52

Trang 6

Bảng 6: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vaitrò lãnh đạo của Đảng trong công tác tuyên truyền, vậnđộng 54

Bảng 7: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng caovai trò lãnh đạo của Đảng trong việc nêu gương của cán bộ, đảngviên 56

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

1 Lý do lựa chọn đề tài 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 19

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

5 Phương pháp nghiên cứu 21

6 Đóng góp của luận văn 24

7 Cấu trúc của luận văn 24

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 25

1.1 Một số khái niệm 25

1.2 Một số vấn đề lý luận nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị 31

1.3 Khung phân tích nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị 32

Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 34

2.1 Khái quát về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 34

2.2 Nhận thức của sinh viên về những thành tựu trong công tác lãnh đạo của Đảng 35

2.3 Nhận thức của sinh viên về những hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng 41

2.4 Nhận thức của sinh viên về giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng 47

2.4.1 Trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối 47

2.4.2 Trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ 49

2.4.3 Trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật 53

2.4.4 Trong công tác tuyên truyền, vận động 55

2.4.5 Trong việc nêu gương của cán bộ, đảng viên 57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 60

Trang 8

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ 62

3.1 Tầm quan trọng của nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị 62

3.2 Các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng 65 3.3 Một số giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 86

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò là hạt nhân lãnh đạo

hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chínhbản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng.Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có ở chỗ:luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, nhândân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa

bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sựphát triển và hoàn thiện các khả năng của con người Thứ hai, Đảng Cộng sản

là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luônthu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội Thứ

ba, Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ

và văn minh của nhân loại1

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xác định phương thức lãnh đạo

là một trong những nội dung cơ bản và mang ý nghĩa cốt lõi trong công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng, là một nhân tố có ý nghĩa then chốt thể hiện vaitrò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng Vai trò lãnh đạo vàphương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những chủ đề lý luận rất quantrọng và mang tính cấp thiết trong việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước tahiện nay Trong quá trình lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng luôn chú ý, đềcao vai trò rất quan trọng của phương thức lãnh đạo gắn với vai trò, hiệu lực,

1 Hoàng Lê Khánh Linh, Vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị Việt Nam, https://luatminhkhue.vn/vai-tro-hat-nhan-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-he-thong-chinh-tri-viet-nam.aspx, H.2023

Trang 10

hiệu quả lãnh đạo của Đảng, xem đây là yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quantrọng trong mọi giai đoạn.

Đại hội VI của Đảng - mở đầu thời kỳ đổi mới ở nước ta, khẳng định:Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng vàkhoa học Thay vì lãnh đạo một cách trực tiếp, giờ đây Đảng lãnh đạo Nhànước bằng Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, các nghị quyết,nguyên tắc giải quyết những vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng TừHội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989) Đảng ta chính thức dùng kháiniệm “phương thức lãnh đạo của Đảng” với cách đặt vấn đề “phương thứclãnh đạo” là khái niệm ở tầm tổng quát và cao hơn2

Đại hội lần thứ VII của Đảng đề cập đến “đổi mới nội dung và phươngthức lãnh đạo”, xác định đây là một trong những “vấn đề quan trọng và bứcxúc” Nhận thức về phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng ngày càng rõ, cụ thể và phù hợp hơn, thể hiện qua Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Từ Đạihội VII đến nay, tất cả đại hội Đảng đều đề ra nhiệm vụ, giải pháp đổi mớiphương thức lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng3

Trên cơ sở tổng kết 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương

5, khóa X, Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII ban hành Nghị quyết số NQ/TW, ngày 17 tháng 11 năm 2022 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnhđạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới

28-Trong đó, Trung ương đặc biệt nhấn mạnh: Việc đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị-xã hội phải bảo đảm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo,nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

2 Trần Khắc Việt, Phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng – Những vấn đề lý luận, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, H 2022

3 Nguyễn Quang Dương, Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, H 2024

Trang 11

Sinh viên là lực lượng tiếp bước cha anh, phát huy trí tuệ, thành tựunước nhà, là thành phần chủ chốt, quyết định sự phát triển của đất nước trongthời đại khoa học công nghệ hiện nay, cùng với đó cũng là nguồn lực to lớntrong quá trình xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội Bất kể thời điểm nào,sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung cũng luôn là lực lượng quan trọng,

là nhân tố quyết định tương lai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nước nhà.Trong hành trình tìm đi đường cứu quốc và lãnh đạo dất nước của mình, Bác

Hồ chưa bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của tầng lớp thanh niên, sinh viên,

theo Bác, đó là là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế

và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội”4

Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Hội nghị lầnthứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa có nêu: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội5”

Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước còn gặp nhiều khó khăn

và chông gai Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước chính

vì vậy những ý kiến, nhận xét của tầng lớp này mang ý nghĩa không nhỏ đốivới sự phát triển của đất nước Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa

chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” (nghiên cứu trường hợp tại trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) làm đề tài luậnvăn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr 488.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25 tháng 7 năm 2008

Trang 12

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về nhận thức chính trị của sinh viên

Ở nhóm công trình này, các tác giả đã chỉ ra nhận thức chính trị củasinh viên hiện nay, các yếu tố tác động, sự cần thiết và các giải pháp nhằmnâng cao nhận thức chính trị của sinh viên Có thể kể đến như: Trần Thị Ngọc

Yến (2018), Y thức chính trị và những nội dung giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay, Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường đại học Sao Đỏ; Đào Thị Thuý (2019), Sự cần thiết của việc nâng cao ý thức văn hóa chính trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Trang thông tin điện tử

Trường đại học Hà Tĩnh; Trần Viết Quang, Thái Ngọc Châu, Lê Thị Thanh

Hiếu (2020), Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường đại học hiện nay, Tạp chí Khoa học, tập 49, số 3B/2020, tr 51-56; Hoàng Anh Tuấn (2021), Nhận thức của tuổi trẻ về nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị; Nguyễn

Thị Thanh Minh (2023), Y thức chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, Trang thông tin điện tử Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Phạm Hồng Hải (2023), Tăng cường bồi dưỡng văn hóa chính trị cho sinh viên, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lại Thị Ngọc Hạnh (2024), Cần quan tâm nâng cao nhận thức chính trị của sinh viên,

Trang thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk

Ngoài ra, Lê Cẩm Lệ (2018) với bài viết “Định hướng nhận thức, thái

độ, động cơ phấn đấu vào Đảng Cộng sản Việt Nam của thanh niên sinh viên hiện nay” chỉ ra nhận thức, thái độ, động cơ phấn đấu vào Đảng của sinh viên

hiện nay Công tác phát triển đảng viên trẻ, trong đó có đảng viên là thanhniên sinh viên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Phấn đấu trở thành ngườiđảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyện vọng thiết tha của tất cả nhữngđoàn viên, thanh niên trong đó có nhiều thanh niên sinh viên ở các trường đại

Trang 13

học, cao đẳng Để có sự định hướng đúng về lý tưởng, mục đích vào Đảngcho sinh viên, tác giả cho rằng, nhà trường nên quan tâm đến những yếu tốsau: Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho sinh viên tham gia sinh hoạt vàtìm hiểu phấn đấu vào Đảng; Mỗi đảng viên phải là những tấm gương sángđối với sinh viên cả về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức, lối sống, về tri thức khoahọc và tinh thần say mê nghiên cứu khoa học; Tổ chức cơ sở đảng của nhàtrường phải luôn là những tổ chức trong sạch, vững mạnh Cán bộ, đảng viên

là những người có tâm huyết, say mê nghề nghiệp; có tình cảm trong sáng đốivới đồng chí, đồng nghiệp; gần gũi để tìm hiểu, giáo dục cho sinh viên mụcđích trong sáng, lành mạnh khi phấn đấu vào đảng; Đoàn TNCS Hồ Chí Minhcần nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của mình đối với việcgiáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho Đảng; có kế hoạch và biện pháp cụ thể,thiết thực nhằm giới thiệu cho Đảng những đoàn viên ưu tú trong thanh niênsinh viên

Nguyễn Văn Ký (2023) với bài “Nâng cao nhận thức chính trị của sinh viên Việt Nam” đã chỉ ra những yếu tố tác động tới ý thức chính trị của sinh

viên nước ta hiện nay và đề ra một số giải pháp giúp nâng cao ý thức chính trịcủa sinh viên Việt Nam hiện nay Tác giả cho rằng, ý thức chính trị có vai tròhết sức quan trọng, góp phần phát huy sự chủ động, sáng tạo và hành độngchính trị tích cực của sinh viên Việt Nam Hiện nay, ý thức chính trị của sinhviên chịu sự tác động của nhiều yếu tố Tác giả cũng đã chỉ ra những giảipháp nhằm nâng cao ý thức chính trị của sinh viên Việt Nam Thứ nhất, nângcao ý thức chính trị cho sinh viên phải được coi là nhiệm vụ quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thứ hai, xây dựng môi trường chính

trị ở các trường đại học, cao đẳng lành mạnh, trong sạch, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc nâng cao ý thức chính trị của sinh viên Cuối cùng đó là phải

Trang 14

nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong các trường đại học, cao đẳng.

Nội dung chính của bài viết “Sinh viên Việt Nam với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” của tác giả Lương Thị Thuý Nga (2023)

đó là: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểmsai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên vàlâu dài Sinh viên Việt Nam là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn tìm mọicách lôi kéo, lợi dụng để chống phá Do đó việc bồi dưỡng, phát huy vai trò,trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trongtình hình mới là một nội dung rất quan trọng Thực tế, một bộ phận nhỏ sinhviên không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân trên mạng xã hội,

từ đó bị lôi kéo vào những hoạt động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến vai trò lãnhđạo của Đảng và công tác điều hành, quản lý của Nhà nước Tác giả cũng đã

đề xuất các giải pháp sau nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng

Ở nhóm công trình này, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề liên quan đến những tư tưởng về vai trò lãnh đạo của Đảng và vai tròlãnh đạo của Đảng đối với đất nước, với xã hội và đối với các thành tố của hệthống chính trị, những giải pháp để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Tiêu

biểu có thể kể đến như: Nguyễn Bá Dương (2020), Vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - thành tựu và tầm nhìn, Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Lê Văn Cường (2022), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong tình hình mới, Trang thông tin điện tử Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Tuyên Quang; Nguyễn Đình Bắc (2022), Vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Tạp chí điện tử Tổ chức Nhà nước; Đảng bộ

Trang 15

Vietcombanh Khánh Hoà (2023), Cần làm gì để Đảng ta giữ vững vai trò lãnh đạo, cầm quyền, Tạp chí Xây dựng Đảng.

Bên cạnh đó, Phạm Thị Kiều (2024) với bài viết “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam” Tác giã chỉ ra rằng: trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra

đời, ở Việt Nam đã có nhiều phong trào yêu nước nhưng do thiếu đường lốiđúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lầnlượt thất bại Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra những dẫn chứng thực tếtrong lịch, làm cơ sở thực tiễn minh chứng cho bài viết của mình Trong thờigian thực hiện sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, quãng thời gianchưa dài nhưng những gì mà giai cấp, dân tộc đã thực hiện được quả là phithường

Tác giả Đình Thắng (2019) với bài viết “Vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân tổ quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” trên báo điện tử Đảng

-Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối vớicông cuộc cách mạng ở nước ta Bài viết cho rằng Đảng ta ra đời là sự kết hợpcủa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nướcViệt Nam Từ khi thành lập cho tới nay, trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến

cố, Đảng đã lãnh đạo đất nước, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo các tầnglớp nhân dân vượt qua mọi khó khăn, vất vả, qua đó thể hiện tầm quan trọngvai trò lãnh đạo của Đảng

Hoàng Chí Bảo (2014) với bài viết “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội - Điều không thể bác bỏ” khẳng

định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều tất yếutrong chính trị đất nước ta, bài viết đưa ra những quan điểm, luận chứng đểchứng minh cho điều đó Cùng với đó, tác giả đã chỉ ra những việc mà Đảng

Trang 16

cần làm để một lần nữa khẳng định, thể hiện rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo củamình đối với Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của Đảng

Ở nhóm các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra cácphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đối với các lĩnhvực và các giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Nổi bật

như: Phạm Ngọc Quang (2008), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật; Lê Hữu Nghĩa (2017), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta trong tình hình mới, Cổng thông tin điện tử Viện Chiến lược và Chính sách tài chính; B.T (2017), Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền, Báo Yên Bái online; Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Viết Thông (2018), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết liên quan trực tiếp đến đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật; Nguyễn Văn Thạo (2022), Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản; Mạch Quang Thắng (2023), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới, Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Nguyễn Quang Dương (2024), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, Tạp chí Xây dựng Đảng điện

tử

Bên cạnh đó, Tác giả PGS.TS Trần Khắc Việt với bài viết “Phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng - Những vấn đề lý luận” đã góp phần làm rõ một số vấn

đề lý luận về phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức cầm quyền của

Trang 17

Đảng; quan hệ giữa phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền củaĐảng; phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Trên Tạp chí Xây dựng Đảng, hai tác giả Phan Huy Trường và Trần

Mạnh Thắng (2023) có bài viết “Phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế” bao gồm những nội dung chính như: những nội dung căn bản của

phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế; các kết quả đạt đượctrong những năm qua từ quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngtrong lĩnh vực kinh tế; một số hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo củaĐảng đối với kinh tế; đề ra những giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế để đáp ứng các yêu cầu đặt ra Bài viết đãchỉ ra các nội dung căn bản của phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnhvực kinh tế

Trên Tạp chí Cộng sản, Đỗ Phú Hải (2023) có bài viết “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện mới” cho

rằng, trên cơ sở quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, yêu cầu đặt ra hiện nay là cầntiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội theohướng đồng bộ, hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội,góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong giai đoạn mới

Dương Trung Ý (2021) với bài viết “Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện mới” cho rằng việc tiếp

tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước là yếu tố quyếtđịnh thành công sự nghiệp cách mạng của dân tộc thời gian tới Một số kếtquả đáng phấn khởi như việc ban hành chủ trương, nghị quyết của Đảng đãbám sát thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổchức thực hiện, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng trực

Trang 18

thuộc Trung ương; chỉ đạo các cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và banhành mới các luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thựchiện, sớm đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; tiếp tục hoàn thiện cácquy định, quy chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn tráchnhiệm của tập thể, cá nhân, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, pháthuy vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước Vấn đề nêu gương của cán bộ,đảng viên đang công tác tại các cơ quan nhà nước các cấp được nêu cao.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh Phong cách, lề lối làm việc của nhiều

cơ quan được đổi mới Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nóichung còn một số hạn chế và bất cập Bài viết cũng đã đưa ra một số giảipháp được đưa ra trong bài viết nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với Nhà nước

Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng có bài viết “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam” trình

bày về sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội phản ánh đúng bản chấtgiai cấp công nhân, vị trí, vai trò, chức năng, của Đảng Đảng Cộng sản ViệtNam là chủ thể trực tiếp lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam Quyền lãnhđạo quân đội là thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng là lực lượng duynhất lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam Sự lãnh đạo của Đảng đối vớiquân đội là trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian nào, một tổ chứctrung gian nào Đồng thời Đảng lãnh đạo về mọi mặt của Quân đội nhân dânViệt Nam

Cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân” do Đại tướng Tô Lâm (2024) chủ biên đề cập toàn diện, sâu sắc

nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân; phântích các khái niệm cơ bản, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế, bài

Trang 19

học kinh nghiệm, đến dự báo những yếu tố tác động, chỉ rõ quan điểm, mụctiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiCông an nhân dân Cuốn sách thể hiện sự kỳ vọng với việc nâng cao hơn nữachất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công annhân dân, để Công an nhân dân ngày càng trưởng thành, vững mạnh, gắn bómáu thịt với nhân dân, đất nước, là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn vữngchắc” của chế độ, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu, đặc biệt tin cậycủa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đã có rất nhiều đề tài, đề án, công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viếtnói về vai trò lãnh đạo hay phương thức lãnh đạo của Đảng hoặc về vấn đềnhận thức của sinh viên đối với chính trị, đối với Đảng tuy nhiên chưa cócông trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với vaitrò lãnh đạo của Đảng, đây là một trong những điểm mới của đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về các kết quả đạt được, nhữnghạn chế, tồn tại trong vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối vớihoạt động của hệ thống chính trị thời gian qua; nhận thức của sinh viên về cácgiải pháp, nhiệm vụ nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

hệ thống chính trị; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên

về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Trang 20

Làm rõ nhận thức của sinh viên về các giải pháp nâng cao vai trò lãnhđạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vai tròlãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Trang 21

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt độngcủa hệ thống chính trị

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: từ năm 2021 đến năm 2024.

- Phạm vi không gian: trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phạm vi nội dung: phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với hoạt động của hệ thống chính trị

5 Phương pháp nghiên cứu

- Về cách tiếp cận:

Phương pháp logic và phương pháp lịch sử kết hợp với các phươngpháp nghiên cứu liên ngành khác

- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập tài liệu, đọc sách tham khảo, các công trình nghiên cứu, cácbài báo, các tạp chí liên quan đến đề tài nhằm tổng hợp, phân tích nhưngthông tin về vai trò lãnh đạo của Đảng

+ Phương pháp điều tra xã hội học:

Tác giả đã tiến hành phát bảng hỏi đối với 254 sinh viên đang theo họctại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nộivới đặc điểm như sau:

Trang 22

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới tính của nhóm sinh viên tham gia trả lời điều tra

Biểu đồ 2: Tỷ lệ ngành học của sinh viên trả lời đang theo học

Trang 23

Biểu đồ 3: Tỷ lệ năm học sinh viên trả lời điều tra đang theo học

Biểu đồ 4: Tỷ lệ sinh viên trả lời điều tra là đảng viên

Trang 24

+ Phương pháp thông kế toán học:

Bảng hỏi sau khi được thu thập và lại bỏ nhưng phiếu không hợp lệ, tácgiả sử dụng phần mềm Epidata để nhập dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS

để xử lý số liệu

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề vai trò lãnhđạo của Đảng thông qua ý kiến, nhận xét của tầng lớp sinh viên góp phần làm

rõ những thành tựu, hạn chế, các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả, vai trò lãnh đạo của Đảng cùng với đó là đề xuất giải pháp nhằm nângcao nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt độngcủa hệ thống chính trị

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được chia làm 3 chương

Trang 25

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Nhận thức

Khái niệm nhận thức

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê làm chủ biên: “Nhận thức là một quá trình hoặc kết quả của sự phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”6

Tác giả Nguyễn Khắc Viện nêu định nghĩa trong Từ điển tâm lý học:

"Nhận thức là một quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở trình độ nào vì không bao giờ nắm bắt hết được toàn bộ hiện thực, phải thấy dần những cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực để đi hết bước này đến bước khác”7

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quátrình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của conngười, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn8

Các mức độ của nhận thức

Nhận thức có 3 mức độ đó là nhận biết, thông hiểu và vận dụng Nhậnbiết là mức độ thấp nhất của quá trình về bản chất của sự vật, hiện tượng Ởmức độ này, con người mới chỉ có khả năng phản ánh những dấu hiệu cụ thể,bên ngoài của các sự vật, hiện tượng mà chưa thể chỉ ra được các mối liên hệhay dấu hiệu bản chất, có tính quy luật của chúng Tiếp đến là thông hiểu,mức độ này là kết quả của quá trình nhận thức lý tính, được đánh giá bằng

6 Hoàng Phê: Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, H 2021.

7 Nguyễn Khắc Viện: Từ điển Tâm lý học, Nxb Thế giới, H 1995.

8 Trần Việt Thắng: Triết học Mác - Lênin, Nxb Bách khoa Hà Nội, H 2023.

Trang 26

việc nắm vững những dấu hiệu đặc trưng cơ bản, những thuộc tính bản chấtcủa sự vật, hiện tượng Dù đã nhận thức được các dấu hiệu cơ bản của sự vật,hiện tượng nhưng khả năng vận dụng những hiểu biết này trong việc giảiquyết các tình huống còn hạn chế Mức độ cao nhất của nhận thức đó là vậndụng, nắm chắc kiến thức và áp dụng vào thực tế, thể hiện ở hoạt động, laođộng của con người, ở giá trị của sản phẩm9.

tư cách là một khoa học nghiên cứu chính trị như một chỉnh thể, có đối tượng,phương pháp, khái niệm, phạm trù , đã có rất nhiều các quan niệm, quanđiểm, thậm chí là tư tưởng, học thuyết của các học giả khác nhau bàn về cáckhía cạnh của chính trị

Có tác giả định nghĩa: “Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ,

tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích”.10

Trong cuốn sách “Giáo trình hệ thống chính trị Việt Nam” của tác giả

PGS.TS Đinh Xuân Lý có viết: “Chính trị là một hiện tượng khách quan của đời sống xã hội, là một bộ phận trọng yếu của kiến trúc thượng tầng trong xã

9 Bùi Thị Phương Thảo: Luận văn thạc sĩ “Nhận thức của sinh viên về an toàn tình dục”, H 2012

10 Bùi Trọng Tài-Lê Văn Cảnh: Tập bài giảng Chính trị học đại cương, Đại học Thái Nguyên, H 2011, tr.7.

Trang 27

hội đã hình thành nhà nước, được thể hiện qua các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia, quốc tế thông qua việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước và tiệc tham gia vào công việc nhà nước của người dân” 11

Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa với các cách tiếp cận khác nhau vềchính trị tuy nhiên tác giả sử dụng định nghĩa của PGS.TS Đinh Xuân Lýtrong cuốn sách “Giáo trình hệ thống chính trị Việt Nam” để tiếp cận

xã hội Mỗi thực thể nêu trên lại có những chức năng riêng và đồng thời cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Sự liên kết đó tạo thành một cơ chế hoạt độngnhịp nhàng, giúp cho giai cấp thống trị đạt được mục tiêu chính trị của mình

Do đó, hệ thống chính trị chính là công cụ, là phương tiện và là phương thức

tổ chức thực tiễn quyền lực chính trị của giai cấp thống trị

Trong cuốn sách Giáo trình Hệ thống chính trị Việt Nam, PGS.TS Đinh

Xuân Lý định nghĩa về hệ thống chính trị nói chung như sau: “Hệ thống chính trị là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội Trong hệ thống

đó, nhà nước, đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội là những thành

tố cơ bản, có quan hệ với nhau về mục đích, chức năng, nhệm vụ trong việc hoạch định và thực hiện các nhiệm vụ chính trị” 12

11 Đinh Xuân Lý: Giáo trình Hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.2020, tr 31

12 Đinh Xuân Lý: Giáo trình Hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.2020, tr 3

Trang 28

Trong đề tài này, tác giả sử dụng nội dung hệ thống chính trị Việt Namđược cấu thành bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xãhội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị

- xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động, HộiNông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam)

1.1.4 Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI có định nghĩa về Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”13

Hiến pháp 2013 quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động

và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…" 14

Trong đề tài này, tôi dùng định nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam được

sử dụng trong điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI

1.1.5 Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2011, tr 4

14Nguyễn Thị Thu Trang: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện trong Điều 4 Hiến pháp 2013,https://vienkiemsathanam.gov.vn/vi/news/KIEM-SAT-VIEN-VIET-9/Vai-tro-lanh-dao-cua-Dang-Cong -San-Viet-Nam-the-hien-trong-Dieu-4-Hien-phap-2013

Trang 29

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng địnhtrong suốt quá trình cách mạng của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiệntrong cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính địnhhướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo lập cơ sở chính trị cho tổ chức

và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Có nhiều cách để thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt độngcủa hệ thống chính trị tuy nhiên trong đề tài này, tôi sử dụng phương thứclãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị để làm rõ vai tròlãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

1.1.6 Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống

ấy Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát củaNhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức,biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng vận dụng dể

sự dụng Nhà nước, tác động vào Nhà nước và bằng Nhà nước nhằm thực hiệncác nội dung cầm quyền, đạt mục tiêu cuối cùng của Đảng

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằng những phương thức chủ yếu sau:Một là, lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết: Đảng đề ra các chủtrương, nghị quyết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là những quanđiểm, những nguyên tắc, những tư tưởng chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động củađời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại đểcác tổ chức khác trong hệ thống chính trị vận dụng, thể chế hoá thành các

Trang 30

chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năngcủa từng tổ chức.

Hai là, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: Thông qua công tác tuyêntruyền, giáo dục chính trị tư tưởng; công tác văn hoá, văn nghệ; đặc biệt thôngqua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để đưa các chủ trương, chínhsách, nghị quyết của Đảng và cấp uỷ tới cán bộ, đảng viên và quần chúngnhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội, từ đó thực hiệnmột cách thống nhất Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải là một tấm gương

để quần chúng nhân dân noi theo

Ba là, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ: Đảng sử dụng độingũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của hệ thống chính trịmột mặt xây dựng nên các chủ trương, nghị quyết, nhưng mặt khác cũngchính họ là nhân tố cơ bản để triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương,nghị quyết của mình; động viên, lôi cuốn quần chúng nhân dân thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng đã đề ra

Bốn là, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát làbiện pháp hữu hiệu để bảo đảm các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đề ra làđúng đắn, được chấp hành nghiêm túc, đạt được kết quả và hiệu quả Kiểm tra,giám sát là hoạt động không thể thiếu trong công tác lãnh đạo của Đảng, làmcho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn, khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội,bệnh quan liêu, hình thức trong lãnh đạo

Năm là, lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểquần chúng và nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị Dưới sự lãnhđạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có nhiệm vụ tậphợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về tư tưởngchính trị; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tham

Trang 31

gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị củanhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng vàcủng cố chính quyền nhân dân.

1.2 Một số vấn đề lý luận nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Sinh viên là một trong những giai tầng xã hội, với đặc điểm trẻ tuổi vàđang trong quá trình chuẩn bị năng lực, kiến thức để trở thành những chuyêngia phát triển toàn diện, có tầm hiểu biết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụcao Đây là nhóm đối tượng thường xuyên lao động trí óc cùng với đó là sựtăng lên về kiến thức, qua đó nhận thức của sinh viên về những vấn đề đượcnâng cao

Nhận thức của sinh viên có nhiều đặc điểm khác với học sinh về sựphát triển, về tính chọn lọc và tính độc lập sáng tạo Điều đó thể hiện ở quátrình ghi nhớ kiến thức, tự học, tự nghiên cứu Sinh viên có thể tự đặt vấn đề,

tự giải quyết những vấn đề đó với những chiều hướng khác nhau, có khả năngvận dụng những nhận thức cơ bản của mình nắm được vào những tình huốngkhác nhau một cách sáng tạo, linh hoạt

Trình độ nhận thức của sinh viên có sự biến đổi về số lượng, chất lượngkhi có sự vận dụng những hiểu biết của mình vào giải quyết các lĩnh vực, cácvấn đề khác nhau

Hoạt động nhận thức của sinh viên là một quá trình lao động trí óc, quátrình này phụ thuộc vào tính chất phức tạp của nhiệm vụ, trình độ tri thức,động cơ, tâm thế, sự tự ý thức và kỹ năng của sinh viên

Từ đặc điểm nhận thức của sinh viên có thể thấy, các trường đại họccần nâng cao khả năng nhận thức của sinh viên, kích thích tư duy và tưởngtượng sáng tạo của sinh viên, phát triển khả năng tư duy bao quát, trừu trượngcao qua các khái niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất định

Trang 32

Dựa vào những nội dung được nêu trên, có thể thấy nhận thức của sinhviên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là

sự hiểu biết của họ về sự lãnh đạo của Đảng và khả năng vận dụng nhữnghiểu biết đó để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung này

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả tìm hiểu nhận thức của sinhviên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trịthông qua những hiểu biết, suy nghĩ, đánh giá của sinh viên

1.3 Khung phân tích nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Từ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, khinghiên cứu về nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối vớihoạt động của hệ thống chính trị cần tập trung vào những vấn đề chính, đó làhiểu biết của sinh viên những thành tựu đạt được, những hạn chế trong côngtác lãnh đạo của Đảng, về những giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo củaĐảng và giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của Đảng đốivới hoạt động của hệ thống chính trị

Đối với những thành tựu đạt được về công tác lãnh đạo của Đảng trongthời gian qua, tìm hiểu nhận thức, đánh giá của sinh viên về những vấn đề,việc làm như việc chú trọng đổi mới, phát huy dân chủ trong Đảng; Công tácxây dựng Đảng; Tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà nước; việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoạt động của các cơ quan tư pháp;nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chínhtrị - xã hội; Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Công tác sắp xếp tổchức bộ máy của hệ thống chính trị; việc đồng bộ việc sửa đổi, bổ sung, đổimới quy trình, quy định trong tất cả các khâu của công tác cán bộ; Công táckiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; Công tác đấu tranh phòng, chống tham

Trang 33

nhũng, tiêu cực; Nhận thức, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu; Công tác cải cách hànhchính trong Đảng.

Tìm hiểu ý kiến đánh giá, nhận thức của sinh viên về hạn chế trongcông tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị thôngqua những vấn đề: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; Chấtlượng công tác tham mưu chiến lược, công tác dự báo trong việc hoạch địnhchủ trương, đường lối của Đảng; Hành vi tham nhũng, tiêu cực, biểu hiện suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; Việc đổimới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiệnnghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng; Công tác tuyển dụng, luân chuyển, bổnhiệm cán bộ; tình trạng cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nóikhông đi đôi với làm, thiếu gương mẫu trong việc thực thi Điều lệ, quy địnhcủa Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước

Những giải phải nhằm đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đốivới hoạt động của hệ thống chính trị trên các khía cạnh: Trong việc ban hành

và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; Trong công tác xâydựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của Đảng; Trong công tác kiểm tra,giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng; Trong công tác tuyên truyền, vận độngcủa Đảng; Trong việc nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những yếu tố tác động, tầm quan trọng và giải pháp nhằm nâng caonhận thức của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệthống chính trị trong thời gian tới

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

2.1 Khái quát về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong nhữngtrường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội

Về lịch sử hình thành: Không lâu sau Lễ Độc lập khai sinh ra nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắclệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa tại Hà Nội với mục đích đưa nềnkhoa học nước nhà “theo kịp bước các nước tiên tiến trên toàn cầu” Ngày15/11/1945, Trường ĐHQGHN đã tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại

19 Lê Thánh Tông, Hà Nội Trong chín năm kháng chiến trường kỳ, các trungtâm đại học đã được thành lập ở Việt Bắc, Liên khu IV, có cơ sở đặt ở NamNinh (Trung Quốc) Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nền đại học Việt Namtiếp tục phát triển và mở rộng Ngày 04/6/1956, Thủ tướng Chính phủ raQuyết định số 2183/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Từ năm

1956 đến năm 1995 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Nhà trường với tư cáchtrung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước, phục

vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đội ngũ các giáo sư, cácnhà khoa học hàng đầu đất nước đã làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ ởnơi đây Những nền tảng cơ bản nhất của nền khoa học Việt Nam đã được xâyđắp và khẳng định giá trị Tháng 9/1995, trên nền tảng các ngành khoa học xãhội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, TrườngĐHKHXH&NV chính thức được thành lập

Trang 35

Hiện nay, trụ sở chính của Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi,phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Hiện nay,Nhà trường đang đào tạo khoảng 11.000 bao gồm sinh viên, học viên cao học

và nghiên cứu sinh Số lượng cán bộ, giảng viên là khoảng 500 người, trong

đó có 15 Giáo sư, 94 Phó Giáo sư, 168 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192Thạc sĩ Cùng với đó, trường có khoảng 95 chương trình đào tạo bao gồm 28chương trình cử nhân/kỹ sư, 36 chương trình thạc sĩ và 31 chương trình tiến sĩ.Trường đã hợp tác với trên 200 trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu khoahọc và tổ chức Giáo dục của 30 quốc gia

Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu trong đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền

bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Mục tiêu chung đó là phát triển TrườngĐHKHXH&NV theo định hướng một đại học nghiên cứu, tiếp tục khẳng định

vị trí hàng đầu trong nghiên cứu, đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhânvăn của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 đưa trường đứng vào nhóm 150các trường đại học hàng đầu Châu Á, năm 2035 vào nhóm 100 các trường đạihọc hàng đầu châu lục và ngang tầm với các đại học tiên tiến (thuộc nhóm500) của thế giới15

2.2 Nhận thức của sinh viên về những thành tựu trong công tác lãnh đạo của Đảng

Công tác lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thời gian đã đạtđược nhiều kết quả tích cực được các tầng lớp nhân dân ghi nhận, đánh giácao, góp phần thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệthống chính trị

15 Trang thông tin điện tử Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Trang 36

Công tác tuyên truyền, vận động của Đảng có nhiều đổi mới, đã thểhiện được vai trò, tầm quan trọng trong việc cung cấp, định hướng thông tinchuẩn xác, chính thống trước những diễn biến khó lường, phức tạp của tìnhhình trong nước nói riêng và quốc tế nói chung; qua đó góp phần quan trọng

nhằm tạo “sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội ”16,có thểnói đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hìnhhiện nay Việc tuyên truyền, phổ biến, quan triệt chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đã góp phần tích cực nâng caonhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, nhất làtrong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngăn chặn, đầylùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tựchuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Việc bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trênkhông gian mạng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả rõ rệt Côngtác thuyết phục, vận động quần chúng của các cơ quan nhà nước có nhiềuchuyển biến, từ Quốc hội, Chính phủ tới các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị vàcác cấp chính quyền

Trong những năm qua, công tác cán bộ của Đảng đã có nhiều đổi mới

Có thể nói, đã giữ vững và thực hiện tốt quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dânchủ, coi trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu các

tổ chức trong công tác cán bộ Hệ thống quy định, quy chế về công tác cán bộ,nhất là công tác đánh giá, việc quy hoạch, việc luân chuyển và phân cấp quản

lý cán bộ, cùng với đó là việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, từ chứchoặc miễn nhiệm được bổ sung, hoàn thiện; các bước, các quy trình trongcông tác cán bộ tiếp tục được đổi mới, ngày càng bảo đảm tính chặt chẽ, dân

16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, H, 2021.

Trang 37

chủ, khách quan, công khai, minh bạch Trên cơ sở các nghị quyết, quy định,quy chế, kết luận của Trung ương, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã tích cực triểnkhai, tổ chức thực hiện và vận dụng phù hợp với tình hình đặc điểm của cơquan, đơn vị, địa phương Công tác đánh giá cán bộ được đổi mới trên cơ sởsửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định về đánh giá cán bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng luôn được chú trọng Thờigian qua, Đảng bảo đảm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷcủa luật đảng Cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nướctức là đồng nghĩa với việc chấp hành tốt kỷ luật đảng và ngược lại Với hệthống kiểm tra, giám sát của Đảng từ Trung ương xuống địa phương, cơ sở;với các quy chế, quy định điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các tổ chứcđảng và cán bộ, đảng viên; cùng với đó là việc phát huy vai trò của nhân dântrong việc tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, những biểu hiện sai trái, viphạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều bị phát hiện và xử lýnghiêm minh

Những nhiệm kỳ gần đây, một trong những dấu ấn nổi bật trong côngtác lãnh đạo của Đảng đó là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,tiêu cực, lãng phí ngày càng chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều bước đột phá,được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, ngày càng đi vào chiều sâu, gắnkết chặt chẽ giữa xây và chống

Đối với việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cán bộquản lý, lãnh đạo cấp cao, chủ chốt được các cấp uỷ, tổ chức đảng nhận thứcngày càng đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công cuộcxây dựng, chỉnh đốn Đảng

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả, trong số 14 nội dung đượcđưa ra xin ý kiến đánh giá của sinh viên về những việc làm đạt được kết quả

Trang 38

tích cực trong vai trò của Đảng có 10 việc làm được đa số (trên 50%) sinhviên lựa chọn (các số liệu thống kê, xem Bảng 1).

Trong đó “Công tác xây dựng Đảng được cấp ủy các cấp đặc biệt coitrọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗlực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt, góp phần pháttriển đất nước nhanh, bền vững” và nội dung có tỷ lệ sinh viên lựa chọn caonhất, chiếm 69%

Tiếp đến là nội dung “Chú trọng đổi mới, mở rộng, phát huy dân chủtrong Đảng” và “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tạođược chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, ngày càng đi vào chiều sâu, gắnkết chặt chẽ giữa “xây” và “chống””, cùng được 61% sinh viên lựa chọn

Những nội dung khác được đa số thấp (từ 51% đến 55%) sinh viên ghinhận đó là:

1) Chính phủ hoạt động ngày càng chủ động, tích cực, tập trung hơnvào quản lý, điều hành vĩ mô, tháo gỡ những rào cản, phục vụ hỗ trợ pháttriển (55%)

2) Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được thực hiện quyết liệt,toàn diện, đồng bộ, có nhiều đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở cấpTrung ương (54%)

3) Tổ chức bộ máy Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao hiệulực, hiệu quả; việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đạt đượcnhiều kết quả tiến bộ (54%)

4) Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động có nhiều đổi mới, sángtạo, giúp người dân nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước (53%)

Trang 39

5) Công tác cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm, góp phầntích cực đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng(53%).

6) Hoạt động của các cơ quan tư pháp (tòa án nhân dân, viện kiểm sátnhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp) có nhiều đổi mới, đạtnhiều kết quả tích cực, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân(51%)

7) Thực hiện đồng bộ việc sửa đổi, bổ sung, đổi mới quy trình, quy địnhtrong tất cả các khâu của công tác cán bộ; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ,nhất là cán bộ cấp chiến lược (51%)

Bên cạnh những nội dung được đa số sinh viên ghi nhận thu được kếtquả tích cực, còn có một số nội dung dưới ½ số sinh viên đánh giá là đã đạtkết quả tích cực

Hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả đượcnâng lên (47%) 3 nội dung có tỷ lệ sinh viên lựa chọn thấp nhất, đó là:

1) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nộidung, phương thức hoạt động, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diệnquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân (39%)

2) Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đạt đượcnhiều kết quả quan trọng, có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm (38%).3) Nhận thức, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán

bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đã có chuyển biến tích cực (37%)

Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên đánh giá những việc làm đạt được kết quả tích

cực, tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

(nguồn điều tra xã hội của tác giả, tháng 7/2023)

1 Công tác xây dựng Đảng được cấp ủy các cấp đặc biệt coi trọng, 69%

Trang 40

triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao,

nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt,

góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững

2 Chú trọng đổi mới, mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng 61%

3 Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tạo được

chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, ngày càng đi vào chiều sâu,

gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”

61%

4 Chính phủ hoạt động ngày càng chủ động, tích cực, tập trung hơn

vào quản lý, điều hành vĩ mô, tháo gỡ những rào cản, phục vụ hỗ trợ

phát triển

55%

5 Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được thực hiện quyết

liệt, toàn diện, đồng bộ, có nhiều đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất

là ở cấp Trung ương

54%

6 Tổ chức bộ máy Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả; việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

đạt được nhiều kết quả tiến bộ

54%

7 Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động có nhiều đổi mới, sáng

tạo, giúp người dân nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước

53%

8 Công tác cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm, góp phần

tích cực đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức

đảng

53%

9 Hoạt động của các cơ quan tư pháp (tòa án nhân dân, viện kiểm sát

nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp) có nhiều đổi mới,

đạt nhiều kết quả tích cực, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm quyền con người,

quyền công dân

51%

Ngày đăng: 15/10/2024, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tỷ lệ sinh viên đánh giá những việc làm, hiện tượng, biểu hiện tiêu cực, làm giảm sút vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng - Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh Đạo của Đảng Đối với hoạt Động của hệ thống chính trị
Bảng 2 Tỷ lệ sinh viên đánh giá những việc làm, hiện tượng, biểu hiện tiêu cực, làm giảm sút vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng (Trang 45)
Bảng 4: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy - Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh Đạo của Đảng Đối với hoạt Động của hệ thống chính trị
Bảng 4 Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng tổ chức bộ máy (Trang 51)
Bảng 5: Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, - Nhận thức của sinh viên về vai trò lãnh Đạo của Đảng Đối với hoạt Động của hệ thống chính trị
Bảng 5 Tỷ lệ sinh viên ghi nhận những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w