1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phân tích con đường biện chứng của nhận thức chân lý nhận thức hiện thực khách quan liên hệ thực tiễn bản thân

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận thức được định nghĩa cơ bản chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vàobộ óc của con người dựa trên cơ sở của thực tiễn, nhằm mục đích để c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Bài tập lớn kết thúc học phần Triết học Mác – LêninĐề bài: “Phân tích con đường biện chứng của nhận thức chân lý,

nhận thức hiện thực khách quan? Liên hệ thực tiễn bản thân”Họ và tên: Phạm Hải Quân

Lớp học phần: Triết học Mác-Lênin (N16)Mã sinh viên: 22011160

Giảng viên hướng dẫn: TS Đồng Thị Tuyền

Hà Nội, Tháng 6/2023

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu……… 3

Phần 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.1.1 Trực quan sinh động còn gọi là nhận thức cảm tính, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức……….4

1.2 Tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trìnhnhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính……… ……6

1.3 Sự thống nhất biện chứng giữa trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)và tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)……… 9

Phần hai: Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn……… 10

Phần ba: Liên hệ thực tiễn……… 10

Kết luận……… 12

Tài liệu tham khảo……….13

Trang 3

Qua tìm hiểu và phân tích em nhận thấy con đường biện chứng của quá trình nhận thức có thể chia làm hai phần bao gồm: Từ trực quan đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Trong quá trình làm bài tập có thể còn mắc sai sót do kiến thức chưa đủ sâu rộng, em mong cô giúp đỡ, góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

Trang 4

Nhận thức là gì?

Trước khi chúng ta cùng nhau phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức thì chúng ta cần hiểu rõ về nhận thức Nhận thức được định nghĩa cơ bản chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vàobộ óc của con người dựa trên cơ sở của thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó

Quan niệm cụ thể này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản như sau:

Nguyên tắc thừa nhận thế giới vật chất luôn tồn tại một cách khách quan, thế giới vật chất độc lập với ý thức của con người

Nguyên tắc thừa nhận con người đều có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào trong chính bộ óc của con người, đây cũng chính là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; nguyên tắc thừa nhận không có cái gì là không thể nhậnthức được mà trên thực tế chỉ có những cái mà con người chưa thể nào có thể nhận thức được.

Nguyên tắc khẳng định sự phản ánh đó chính là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo Quá trình phản ánh đó trên thực tế sẽ diễn ra theo trình tự cụ thể đó là từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưatoàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn, và nhiều các trình tự khác

Nguyên tắc coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; thực tiễn cũng chính là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để nhằm mục đích có thể kiểm tra chân lý.

Phần 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.1.1 Trực quan sinh động còn gọi là nhận thức cảm tính, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.

Nó được thể hiện dưới 3 hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Trang 5

Sự vật hoặc hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác quan con người thì gâynên cảm giác, như cảm giác về màu đỏ, tiếng nhạc, vị chát, mùi thơm, nước nóng…

Cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác quan conngười, là sự chuyển hóa năng lượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý thức Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ta có thể công thức hóa về cảm giác như sau:

Cảm giác A = Hình ảnh A mắt nhìn thấy.Cảm giác B = Âm thanh B tai nghe thấy.Cảm giác C = Vị giác C lưỡi nhận thấy Cảm giác D = Mùi hương D mũi nhận thấy.

Cảm giác E = Nhiệt độ hoặc mức độ thô ráp E của đồ vật khi tay sờ vào cảm thấy

Ta có thể công thức hóa về tri giác như sau:

Tri giác 1 = Cảm giác A + Cảm giác B + Cảm giác C + Cảm giác D + …Tri giác 2 = Cảm giác A’ + Cảm giác B’ + Cảm giác C’ + Cảm giác D’ + …

* Biểu tượng:

Đây là hình ảnh của sự vật được con người giữ lại trong trí nhớ: Biểu tượng làsự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảmgiác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức lạp nhất của giai đoạn

Trang 6

nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, nó có tính chất liên tưởng về hình thức bên ngoài, bởi thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, hiện tượng Đó là tiền đề của những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính.

Trong biểu tượng chỉ giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại trước đó Biểu tượng thường hiện ra khi có những tác nhân tác động, kích thích đến trí nhớ con người.

Ta có thể công thức hóa về biểu tượng như sau:

Biểu tượng = Tri giác 1 + Tri giác 2 + Cảm giác X + Cảm giác Y +…Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng.

Ở sự tưởng tượng đã mang tính chủ động, sáng tạo của con người Tưởng tượng có vai trò rất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học và sáng tạo nghệ thuật.

Biểu tượng tuy vẫn còn mang tính chất cụ thể, sinh động của nhận thức cảm tính, song đã bắt đầu mang tính khái quát và gián tiếp Có thể xem biểu tượng như làhình thức trung gian quá độ cần thiết để chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thứclý tính.

Trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp, nhận thức sẽ phát triển lên một giai đoạn cao hơn, đó là nhận thức lý tính Nhận thức lý tính còn gọi là tư duy trừu tượng.

1.2 Tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính.

Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế Bởi vì con người không thể chỉ với cảm giác, tri giác mà hiểu được những cái như độc lập, tự do, hạnh phúc, tốc độ ánh sáng, hình thái kinh tế – xã hội…

Muốn hiểu được những cái phức tạp như vậy cần phải có sức mạnh của tư duytrừu tượng Tư duy trừu tượng là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan.

Trang 7

Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt thành ngôn ngữ Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy.

Tư duy có tính năng động, sáng tạo, nó có thể phản ánh được những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn.

Muốn tư duy, con người phải sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tíchvà tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa…

Tư duy trừu tượng, hay nhận thức lý tính, được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phán đoán và suy lý:

Khái niệm:

Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng hay một lớp các sự vật, hiện tượng Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật, hiện tượng khách quan.

Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong tư duy khoa học.

Khái niệm là những vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng Khái niệm là những phương tiện để con người tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức với nhau.

Khái niệm có tính chất khách quan bởi chũng phản ánh những mối liên hệ, những thuộc tính khách quan của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Vì vậy, khi vận dụng khái niệm, ta phải chú ý đến tính khách quan của nó Nếu áp dụng khái niệm một cách chủ quan, tùy tiện sẽ rơi vào chiết trung và ngụy biện Nội hàm của khái niệm không phải là bất biến mà luôn vận động, phát triển Bởi vì hiện thực khách quan luôn vận động và phát triển nên khái niệm phản ánh hiện thực đó cũng phải vận động, phát triển theo, liên hệ chuyển hóa lẫn nhau, linh hoạt, năng động.

Trang 8

Do đó, ta phải chú ý đến tính biện chứng, sự mềm dẻo của các khái niệm khi vận dụng chúng Phải mài sắc, gọt giũa các khái niệm, phải bổ sung những nội dung mới cho các khái niệm đã có, thay thế các khái niệm cũ bằng khái niệm mới để phản ánh hiện thực mới, phù hợp với thực tiễn mới.

* Phán đoán:

Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.

Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữacác sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người Tuy nhiên, phán đoán không phải là tổng số đơn giản những khái niệm tạo thành mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định.

* Suy lý:

Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể).

Ví dụ: Ta có 2 phán đoán làm tiền đề: “Giấy rất dễ cháy” và “Sách làm từ dấy” Từ 2 phán đoán này, ta đi đến phán đoán mới: “Sách rất dễ cháy” Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì suy lý là sự liên hệ giữa các phán đoán Suy lý là công cụ hùng mạnh của tư duy trừu tượng, thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến nhận thức những cái chưa biết một cách gián tiếp.

Có thể nói, toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ thống suy lý Nhờ có suy lý, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan.

Trang 9

Tuy nhiên, để phản ánh đúng hiện thực khách quan, quá trình suy lý phải xuất phát từ những tiền đề đúng và phải tuân theo những quy tắc logic Do đó, nếu ta có những tiền đề đúng và ta vận dụng một cách chính xác những quy luật của tư duy đối với những tiền đề ấy thì kết quả phù hợp với hiện thực.

1.3 Sự thống nhất biện chứng giữa trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) và tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính).

Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn khác nhau về chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau trong việc nhận thức sự vật khách quan.

Trực quan sinh động là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động sự vật Còn tư duy trừu tượng là phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng khái quát.

Trực quan sinh động mang lại những hình ảnh bề ngoài, chưa sâu sắc về sự vật Còn tư duy trừu tượng phản ánh được những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ biến, tất yếu của sự vật Do đó, tư duy trừu tượng phản ánh sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn.

Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng thống nhất biện chứng với nhau, liên hệ, tác động lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không tách rời nhau.

Chúng cùng phản ánh thế giới vật chất, có cùng một cơ sở sinh lý duy nhất là hệ thần kinh của con người và điều cùng chịu sự chi phối của thực tiễn lịch sử – xã hội.

Trực quan sinh động là cơ sở của tư duy trừu tượng Không có trực quan sinh động thì không có tư duy trừu tượng Trái lại, trực quan sinh động mà không có tư duy trừu tượng thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.

Vì vậy, cần phải phát triển trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng; tư duy trừu tượng sẽ giúp trực quan sinh động trở nên chính xác Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong quá trình nhận thức.

Một hình thức đặc biệt của nhận thức là trực giác:

Trực giác là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý không cần lập luận lô-gic trước.

Trang 10

Trực giác có những tính chất như bỗng nhiên, bất ngờ, tính trực tiếp và tính không ý thức được Tuy nhiên, tính bỗng nhiên, bất ngờ của trực giác không có nghĩa nó không dựa gì trên tri thức trước đó mà nó dựa trên những kinh nghiệm, những hiểu biết được tích lũy từ trước.

Trực giác là tri thức trực tiếp song có liên hệ với tri thức gián tiếp Trực giác được môi giới bởi toàn bộ thực tiễn và nhận thức có trước của con người, bởikinh nghiệm của quá khứ.

Tính không ý thức được của trực giác không có nghĩa nó đối lập với ý thức, với những quy luật hoạt động của lô-gic Trực giác là kết quả hoạt động trước đó củaý thức Trực giác là kết quả của sự dồn nén trí tuệ và tri thức dẫn đến sự “bùng nổ” bằng nhiều thao tác tư duy phát triển ở trình độ khác nhau.

Trực giác là sản phẩm của tài năng và sự say mê, sự kiên trì lao động khoa học một cách nghiêm túc.

Phần hai: Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Như đã phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thực chất cũng chính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức Trên thực tế, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thông thường diễn ra một cáchđan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, tuy nhiên thì nhận thức cảm tính vànhận thức lý tính có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Nếu nhận thức cảm tính có sự gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, nhận thức cảm tính cũng chính là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, thông qua việc có tính khái quát cao, nhận thức lý tính lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng từ đó mà nhận thức lý tính đã giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong thực tiễn, nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người sẽ mới chỉ có được những tri thức cơ bản về đối tượng còn bản thân những tri thức đó liệu trên thực tế có thật sự chính xác hay không thì thực chất con người vẫn chưa thể biết được Trong khi đó, nhận thức cũng đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có sự chân thực hay không Để nhằm mục đích có thể thực hiện được điều này thì nhận thức nhất thiết sẽ cần phải trở về với thực tiễn, nhận thức phải dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đối với tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức Không những thế, ta cũng thấy rằng, mọi nhận thức suy đến cùng thì cũng sẽ đều cần phải

Trang 11

là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại để có thể phục vụ thực tiễn Thông qua đó, chúng ta cũng có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức cụ thể đó là từ thực tiễn đến nhận thức, từ nhận thức trở về với thực tiễn và từ thực tiễn cũng sẽ vẫn tiếp tục quá trình phát triểnnhận thức,… Trên thực tế thì quá trình này sẽ lặp đi lặp lại liên tục và sẽ không có điểm dừng cuối cùng, thông thường thì trình độ của nhận thức và thực tiễn ở những chu kỳ sau thông thường thì sẽ cao hơn khi thực hiện so sánh với chu kỳ trước, cũngchính vì vậy mà càng ngày th quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và có sự sâu sắc hơn về thực tại khách quan

Phần ba: Liên hệ thực tiễn

Như Lênin đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” Đúng vậy nhận thức là cả một quá trính biện chứng Từng những trực quan sinh động ban đầu như là cảm giác về âm thanh hay vị giác, bộ não bắt dầu dẫn chúng ta tới những nhận thức về tư duy trừu tượng rồi từ đó đưa ta tới thực tiễn Quá trính này giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống Từ những thứ đơn giản như đánh giá một món ăn hay một nhà hàng tới việc đưa ra những quyết định quan trọng trong công việc Với bản thân em đây là một quá trình rất quan trọng, vận dụng nó vào học tập hay công việc giúp em có những quyết định đúng đắn, phương hướng làm việc và học tập hiệu quả Ví dụ: trong học tập, từ những bài giảng trên lớp, chúng ta tiếp thu qua thị giác, thính giác qua quá trình tư duy trừu tượng tiến tới ứng dụng vào đời sống, thực tiễn Tương tự đối với hoạt động hang ngày Nếu thiếu đi quá trình biện trứng chúng ta rất dễ mắc vào những phán đoán sai lệch, một phía thiếu đi sự sâu sắc hay là những sai lầm thiên về cảm tính

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN