1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử ở việt nam năm 2021 nhận xét và đánh giá về tình hình đó

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2021? Nhận xét và đánh giá về tình hình đó
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Lê Xuân Cù
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Thương mại điện tử căn bản
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm Thương mại điện tủ là phương thức mua bán, giao hàng các sản phẩm, dịch vụ, thông qua các phương tiện trực tuyến, phần mềm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Thương mại điện tử căn bản

Đề bài: Phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt

Nam năm 2021? Nhận xét và đánh giá về tình hình đó

Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Giảng viên giảng dạy: Lê Xuân Cù

Mã lớp học phần: 22100PCOM0111

Hà Nội – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1.1 Khái niệm 5

1.1.1 Theo nghĩa hẹp 5

1.1.2 Theo nghĩa rộng 5

1.2 Đặc trưng của Thương mại điện tử 6

1.2.1 Mô hình kinh doanh online 6

1.2.2 Không gian 6

1.2.3 Thời gian 7

1.2.4 Chủ thể tham gia 7

1.2.5 Mạng lưới thông tin 7

1.3 Phân loại 7

1.4 Lợi ích và trở ngại 9

1.4.1 Lợi ích 9

1.4.2.Hạn chế 11

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2021 11

2.1 Tình hình phát triển Thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2019-2020 11

2.1.1 Quy mô và tốc độ phát triển : 11

2.1.2 Hành vi mua hàng của người tiêu dùng 12

2.2 Tình hình phát triển Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 13

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng 13

2

Trang 3

2.2.2 Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam 13

2.2.3 Hành vi mua hàng của người tiêu dùng : 14

2.2.4 Thanh toán trong thương mại điện tử 14

2.3 Dự đoán tương lai thị trường thương mại điện tử Việt Nam 15

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤY 15

3.1 Nhận xét: 15

3.2 Đánh giá: 16

3.2.1 Ưu điểm: 16

3.2.2 Hạn chế: 16

3.2.3 Giải pháp 16

KẾT LUẬN 18

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Bước sang thời đại công nghệ mới, thế kỷ XXI – thời đại bùng nổ củamangj toàn cầu – Internet, thế giớ số Sự phát triển mạnh mẽ của nó đã mở ra và đem đến cho con người một hình thức kinh doanh hét sức mới mẻ và mang tính hiệu quả cao Trên thế giới hiện nay, người ta đang gấp rút tiến vào kỷ nguyên kinh tế thông tin – trong đó quan trọng nhất là thương mại điên tử Việc ứng dụng các hoạt động thương mại điện tử đã tạo nên những thành công trong lĩnh vực kinh tế Tại Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa đạt đến trình độ cao nhưng nước ta cũng đẫ nhận

ra tầm quan trọng của thương mại điện tử Từ khi các hoạt động thương mại điện tử được triển khai và ứng dụng vào một số ngành đã đem lại những thành tựu to lớn, góp phần phát triển nền kinh tế Năm 2021,nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi Sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid 19 với diễn biễn phức tạp đã tác động lâu dài vào nền kinh

tế của Việt Nam , đặc biệt là thương mại điện tử, bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tuy nhiên, với sự nhạy bén của mình, các doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới Và dưới đây là bài thải luận với đề

tài “Phân tích tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 2021 Từ đó nhận

xét và đánh giá về tình hình phát triển đó” sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn tổng quan về

tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Nội dung bài trình bày gồm có 3 phần:

Chương I: Giới thiệu chung về Thương mại điện tử

Chương II: Tình hình phát triển cuản Thương mại điện tử Việtn Nam 2021

Chương III: Nhận xét và đánh giá về tình hình đó

4

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm

Thương mại điện tủ là phương thức mua bán, giao hàng các sản phẩm, dịch vụ, thông qua các phương tiện trực tuyến, phần mềm điện tử được kết nối mạng Internet toàn cầu Thương mại điện tử hướng tới thị trường thương mại rộng lớn toàn cầu, thông minh và tiện ích, kết nối doanh nghiệp và khách hàng ở bất kỳ đâu hay trong khoảng thời gian nào

1.1.1 Theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thuong mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác

1.1.2 Theo nghĩa rộng

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng

Theo quan điểm này, có một số định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"

Theo Ủy ban châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử:” Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.” Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”

5

Trang 6

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ"

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử rấ rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa

và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mai điện tử

1.2 Đặc trưng của Thương mại điện tử

1.2.1 Mô hình kinh doanh online

Đặc trưng của thương mại điện tử hướng tới mô hình kinh doanh online dựa trên việc cung cấp mạng lưới thông tin và quy trình mua bán tự động Tức là người mua và người bán không cần phải biết nhau từ trước để đảm bảo uy tín khi giao dịch

Nếu như trước đây hình thức thương mại truyền thống buộc người mua và người bán phải có một địa điểm tập kết để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thức hiện chủ yếu : chuyển tiền mặt, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như:fax, telex chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, khi ứng dụng thương mại điện tử thì chỉ cần những cú click chuột để chọn mua, xác nhận và thanh toán đơn hàng là đã xong quá trình mua bán Điều này giúp giảm công sức và nhân lực, tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên

1.2.2 Không gian

Do bản chất của thương mại điện tử là công cụ mua bán online nên doanh nghiệp có thể kinh doanh ở phạm vi không giới hạn, không chỉ trao đổi hàng hóa trong một vùng hay một đất nước mà nó cho phép chúng ta trao đổi hàng hóa nhiều vùng hay là nhiều

6

Trang 7

quốc gia với nhau Chỉ cần có mạng internet và phương tiện điện tử là khách hàng có thể chọn mua và tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng Và đặc trưng này cũng giúp thương mại điện tử mở rộng vùng tiếp cận và thị trường kinh doanh cho người bán

Đây được coi là điểm ưu việt rất lớn trong đặc trưng của ngành thương mại điện

tử Giờ đây, dù bạn đang ở Việt Nam nhưng vẫn có thể đặt mua một sản phẩm ở nước

ngoài một cách dễ dàng, chỉ cần truy cập vào website của thương hiệu và chọn sản phẩm mình muốn mua Sau đó, công đoạn lên hóa đơn và thanh toán có thể được thực hiện ngay lập tức, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến bạn sau một vài ngày

1.2.3 Thời gian

Thương mại truyền thống thì chỉ làm việc trong giờ hành chính được quy định Tuy

nhiên, với thương mại điện tử thì bạn có thể tìm kiếm, tham khảo và chọn mua sản phẩm, dịch vụ trong bất kì khoảng thời gian nào bạn rảnh bởi gian hàng online sẽ luôn mở cửa

1.2.4 Chủ thể tham gia

Thương mại điện tử sẽ có 3 chủ thể tham gia, thậm chí là 4 trong trường hợp cần sự

hỗ trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa Ngoài người mua và người bán thì thương mại điện tử cần đến chủ thể thứ 3 là đơn vị cung cấp mạng và cơ quan chứng thực - là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Và chủ thể quan trọng nhất

là đơn vị cung cấp mạng internet bởi nếu không có họ thì người mua và người bán sẽ không thể kết nối với nhau và giao dịch

1.2.5 Mạng lưới thông tin

Mạng lưới thông tin của thương mại điện tử chính là kho báu quý giá và là thị trường chính trong kinh doanh Mạng lưới thông tin trong thương mại truyền thống chỉ là cở sở

dữ liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin vừa là cơ sở, vừa là không gian ảo để giao dịch hàng hóa, dịch vụ Thông qua mạng lưới thông tin mà người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch một cách gián tiếp, nhanh chóng mà không tốn quá nhiều chi phí, thời gian giống như trong thương mại truyền thống

7

Trang 8

1.3 Phân loại

Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:

Người tiêu dùng:

C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng

C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp

C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ

Doanh nghiệp:

B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ

B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên

Chính phủ:

G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng

G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ

Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất của thị trường à khách hàng , người ta đề cập 2 loại hình chính

B2B: - các bên tham gia là các doanh nghiệp hoặc là tổ chức

- Đây là loại hình chiếm tỉ trọng lớn nhất trong Thương mại điện tử

- Mô hình kinh doanh đại diện: Sàn giao dịch điện tử

8

Trang 9

B2C : Doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng là cá nhân, hộ gia đình,

và những người tiêu dùng cuối cùng

- Đây là loại hình phổ biến nhất

- Mô hình kinh doanh đại diện : Nhà bán lẻ điện tử

1.4 Lợi ích và trở ngại

1.4.1 Lợi ích

Đối với doanh nghiệp:

– Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với các hình thức thương mại truyền thống

– Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý hành chính, chi phí đăng ký kinh doanh,…

– Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho, và độ trễ trong phân phối hàng hóa, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường nhờ sự phát triển của mạng Internet toàn cầu

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, có thể cập nhật và cung cấp thông tin về sản phảm, báo giá cho đối tượng khách hàng cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện mua hàng trực tiếp từ trên mạng

– Thiết lập củng cố quan hệ đối tác

– Tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp

– Tạo lợi thế cạnh tranh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ

– Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại

9

Trang 10

– Thông tin giá cả, hình ảnh sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến đổi của thị trường

– Thương mại điện tử chính là cơ hội giúp doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh của mình trước thềm hội nhập kinh tế thế giới

Đối với người tiêu dùng:

– Loại bỏ những trở ngại về không gian và thời gian: Khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các hàng hóa, dịch vụ mà mình đang quan tâm mọi lúc, mọi nơi

– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua hàng có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp

– Khách hàng có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

– Khách hàng có thể mua được giá sản phẩm thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng

và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cũng cấp, nhà bán hàng một cách thuận tiện hơn từ đó tìm giá cả phù hợp

– Thông tin trên sàn thương mại điện tử phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm kèm theo hình ảnh và âm thanh chân thực hơn

– Khách hàng giờ đây có thể được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: Môi trường kinh doanh điện tử cho phép người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng

Đối với xã hội:

– Tạo ra một loại hình kinh doanh mới trên thị trường

– Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

10

Trang 11

– Thương mại điện tử có tác động mạnh mẽ với các nước kém phát triển: Những nước kém phát triển có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet Đồng thời tạo ra các cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến

– Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: Thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức

– Dịch vụ mau sắm hàng hóa được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước

1.4.2.Hạn chế

- Sự thay đổi liên tục và đột ngột của môi trường kinh doanh

- Chi phí đầu tư chua cao cho công nghệ : Băng thông viễn thông chưa đủ , khó tích hợp Internet và các phầm mềm thương mại điện tử, xảy ra nhiều sự cố khi giao dich trực tuyến

- Khung pháp lý chưa hoàn thiện: Các vấn đề về pháp luật và chính sách công chưa được giải quyết triệt để, không thống nhất, và rồi để xảy ra các tình trạng lừa đảo, làm mất niềm tin của người dân về thương mại điện tử

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2021

2.1 Tình hình phát triển Thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2019-2020

2.1.1 Quy mô và tốc độ phát triển :

Nếu trong năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam chỉ đạt 5 tỷ USD, nhưng đến năm 2019, doanh thu này đẫ tăng gấp 2 lần, đạt trên 10 tỷ USD

Đà tăng trưởng này vẫn được duy trì vào năm 2020, khi đạt 11,8 tỷ USD, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất 5 năm qua,thậm chí có xu hướng giảm xuống do đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch

11

Trang 12

Covid 19 nhưng vẫn được đánh giá cao về ngành thương mại điện tử bán lẻ so với ngành thương mại điện tử thế giới

Các chợ thương mại điện tử tiếp tục là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam., tạo ra xu thế và dẫn đầu các xu thế của thị trường Theo bảng xếp hạng các website và ứng dụng Thương mại điện tử tại Việt Nam tại quý 3, 2019, Shopee dẫn đầu

cả 3 tiêu chí: Ứng dụng có lượng người sử dụng cao nhất; ứng dụng có số lượt tải xuống cao nhất; website có số lượng truy cập cao nhất Quý 3 của năm 2019 đã chứng kiến cuộc lội ngược dòng của Sendo khi vươn lên giành vị trí thứ 2 xét teo ứng dụng có lượt tải xuống cao nhất và website có lượt truy cập nhiều nhất

Xếp hạng các website và ứng dụng thuong mại điện tử tại Việt Nam, Q3-2019

2.1.2 Hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Đại dịch Covid đã thúc đẩy rõ nét sự thay đổi hành vi mua sắm tiêu dùng truyền

thống sang thương mại điện tử Theo thống kê, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó có gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng

Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng đã có sự thay đổi Theo khảo sát, người dân vẫn đang cắt giảm chi tiêu mua sắm các hoạt động không thiết yếu… Các ngành thời trang, giải trí, làm đẹp chiếm tỷ trọng cao như trước đây đã giảm, và thay vào đó là các ngành

12

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w