Nhận thức khoa học và vai trò của tư duy logic trong nhận thức khoa học

27 0 0
Nhận thức khoa học và vai trò của tư duy logic trong nhận thức khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư duy logic xuất hiện rất nhiều trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau xung quanh cuộc sống của chúng ta trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài các nhà khoa học đã tìm ra những phẩm chấ

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề

tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined

4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not

Trang 4

2.2.2 Quy luật không mâu thuẫn 10

2.2.3 Quy luật triệt tam 11

2.2.4 Quy luật lý do đầy đủ 11

CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ DUY LOGIC TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC 12

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Con người muốn tồn tại và phát triển không thể không tư duy Tư duy định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động sống và luôn vận động cùng với sự phát triển của chính con người và xã hội nhưng năng lực và trình độ tư duy lại phụ thuộc nhiều vào những điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó vai trò của yếu tố chủ quan đặc biệt quan trọng Năng lực và trình độ tư duy phải được con người thường xuyên rèn luyện mới có thể ngày một nâng cao Sự rèn luyện về tư duy nói chung và tư duy logic nói riêng phải được bắt đầu từ khi con người có thể nhận thức Để rèn luyện tư duy logic, con người phải có những tri thức cơ bản về khoa học logic, trước hết là logic hình thức thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và vận dụng trong công việc, đời sống Nhiệm vụ cơ bản của tư duy logic trong nghiên cứu khoa học là làm sáng tỏ con đường đạt tới mục tiêu nghiên cứu bằng các thao tác logic và phương pháp lập luận chuẩn xác Tri thức logic học góp phần giúp cho con người nâng cao trình độ tư duy, tạo ra thói quen suy nghĩ “thông minh” hơn, nâng cao tính chính xác, tính đồng nhất, tính liên tục, triệt để, tính có căn cứ của lập luận, tăng cường tính hiệu quả và niềm tin vào mục tiêu đặt ra

Tư duy logic xuất hiện rất nhiều trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau xung quanh cuộc sống của chúng ta trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài các nhà khoa học đã tìm ra những phẩm chất chung của con người như: tư duy logic, sự tưởng tượng ,sự say mê, Rèn luyện tư duy đúng đắn và chính xác cũng tương đương với rèn luyện tư duy logic Trong công việc nếu thiếu đi tính logic sẽ làm cho công việc đó trở nên kém hiệu quả, còn trong cuộc sống nếu thiếu đi tính logic sẽ làm cho mọi việc diễn ra không theo kế hoạch, không theo tổ chức, Như vậy, có thể thấy logic và tư duy logic trong khoa học chúng luôn tồn tại song hành với nhau không thể tách rời Nhận thức được tầm quan trọng đó nhóm chúng em muốn nghiên cứu và tìm vẽ về đề tài “Liên hệ giữa

Trang 7

tư duy logic và nhận thức khoa học” trong bài tiểu luận này Nhằm làm rõ các khía cạnh của logic trong khoa học và cuộc sống, cũng như tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới trong quá trình nghiên cứu

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu: làm rõ mối liên hệ giữa tư duy logic và nghiên cứu khoa học Nhiệm vụ giúp người đọc hiểu và nắm rõ được tầm quan trọng của Logic trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học, từ đó nhận thức được vai trò quan trọng của tư duy logic để có thể áp dụng trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày

3 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các lĩnh vực khoa học liên quan đến tư duy logic, đặc biệt là đối với năng lực học hỏi và khả năng vận dụng tư duy logic trong học tập và đời sống của sinh viên hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua sách giáo trình, sách tham khảo và các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu và tổng hợp nội dung

Để làm rõ nội dung vấn đề cần đề cập thực hiện một số trường hợp tượng trưng nhằm làm minh chứng cho tính thực tế cũng như ính quan trọng của chủ đề

Áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để tạo nên tính chất chặt chẽ cho bài tiểu luận

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiển của tiểu luận

Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản của các quy luật của logic trong đời sống, phục vụ cho các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các nội dung này

Trang 8

6 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận được chia thành 3 phần và 2 chương

Trang 9

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TƯ DUY LOGIC 1.Bản chất

1.1Các định nghĩa về tư duy

Dưới gốc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động thần kinh thể hiện qua việc tao ra các liên kết giữa các phần thử đã ghi và chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống

Dưới gốc độ tâm lý học, tư duy là quá trình nhận thức phản ảnh những bản tính bản chất, những mỗi liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật hiện tượng hiện thực khác quan mà trước đo ta chưa biết

Tư duy không giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà còn có những giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai Tư duy tiệp nhận thông tin và cải thiện, sắp xếp thông tin, làm cho những thông tin này có ý nghĩa hơn trong hoạt động con người

Tóm lại tư duy là phạm trù triệt học dung để chỉ những hoạt động của tình thần, đem những cảm giác của con người sửa đổi lại và cải tạo thế giới thông qua các hoạt động tích cực,làm cho con người nhận thức đúng đắn về sự thật và ứng xử, tích cực của nó

1.2 Các đặt điểm tư duy

Tư duy thuộc mức độ nhận thức lý tính có các đặc điểm cơ bản: tính có vấn đề, tính giản tiếp, tính trừu tượng và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính

1.2.1 “Tính có vấn đề” của tư duy

Trang 10

Vấn đề là những tình huống, hoàn cảnh chứa đựng một mục đích, một số vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, những phương pháp hành động cũ tuy còn cần thiết đủ sức giải quyết Song không chỉ được nảy sinh tư duy này được sinh ra trong tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tang bên trong tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó hay nói cách khác tình huống, hoàn cảnh này là một vấn đề mà những hiểu biết cũ, những phương pháp hoạt động cũ tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết, muốn giải quyết vấn đề đó con người phải tìm cách thức giải quyết mới, những biện pháp, công cụ trước đây không thể giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ làm khởi nguồn cho các hoạt động tư duy của con người Con người sẽ không thể tư duy nếu như không có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống

Tuy nhiên, không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động kiềm tư duy Muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân - nghĩa là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tim của tư duy

1.2.2 “Tính gián tiếp” của tư duy

Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trước hết ở việc duy con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy

Con người chúng ta tư duy bằng não vì thế để thể hiện những gì chúng ta tư duy thì ta cần một công cụ để truyền đạt và đó chính là ngôn ngữ Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật ) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát ) để nhận thức được cái bên trong, bản chất

Trang 11

của sự vật hiện tượng Vì vậy ngôn ngữ là phương tiện nhận thức đặc thù của con người

Tính gián tiếp của từ duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy người ta sử dụng nhiều loại phương tiền công cụ khác nhau để nhận thức sự vận hành trong trai không thể tri thức nó một cách trực tiếp

Nhờ có tính gián tiếp mà từ duy của con người đã mở rộng không giới hạn, năng nhân thực của con người, con người không chỉ phản ánh những gì chún và tương lai trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai

1.2.3 Tính trựu tượng và khái quát hóa” của tư duy

Không chỉ phản ánh sự vật hiện tượng một cách cụ thể và đơn lẻ, tư duy còn có khả năng phản ánh sự vật một cách trừu tượng và đầy khái quát Trừu tượng là dung trí óc để loại bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liện hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy Khát quát là dùng trị óc đã hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tỉnh, liên hệ, quan hệ chung nhất định Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao Nếu không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng nếu không có khái quát thị trong quá trình triu v tượng sẽ hạn chế về nhận thức

Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết tương tự

1.2.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

Tư duy mang tính có vấn đề, gián tiếp, trừu tượng và khái quát hóa vì nó gắn chặt với ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu không có ngôn ngữ thi quá trình tư duy của con người không thể

Trang 12

diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán ) cũng không được chủ thể và người khác tiep nhận

Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa tâm lý người và tâm lý động vật Động vật vì không có ngôn ngữ nên tâm lý hành động bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm vi đó Tư duy con người luôn gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, vì thế có thể khách quan hóa kết quả của tư duy người khác cũng như chính bản thân chủ thể tư duy Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa

Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người

1.2.5 Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và trị giác Nếu cảm giác và trị giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài, những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tỉnh bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, tư duy bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính tức là với cảm giác, trị giác, biểu tượng Nhận thức cảm tính là “cửaa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài Đồng thời, tư duy cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn Nhận thức cảm tính thu thập tư liệu Các biểu tượng nhận thức cảm tính là nguyên liệu cho tư duy Tư duy phát triển cũng giúp định hướng nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, quy luật là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm,

Trang 13

một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy X.L.Rubinstein – nhà tâm lí học

Xô Viết đã viết: “Nội dung cảm tình bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng hồ như chỗ dựa của tư duy”

Tư duy chính là kim chỉ nam định hưởng cho nhận thức cảm tính cần tập và vào sự vật, hiện tượng nào, từ đó đạt đến cái dịch dùng theo định hướng nhận thức cầm tính sâu sắc và chính xác được Chính vì lẽ đô, PhAn viết: “Nhận vào với con mặt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác mà hoạt động của tư duy ta nữa”

2 Tính logic của tư duy

2.1 Chân thật và đúng đắn của tư duy

Tính Logic học là khoa học về tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý Vì tư duy sử dụng và hình thức của nó nên việc phân biệt các khái niệm “tính chân thực”và tính đúng dần” gần liên với những khía cạnh này: tỉnh chân thực gắn với nội dung của các tư tưởng, còn tinh đúng đắn gắn với các hình thức Tính chân thực và tinh dùng dẫn của tư duy logic học là khoa học về tư duy đúng dẫn dẫn đến chân lý Tính chân thực của tư duy là thuộc tính phát sinh của từ chân lý Ta thường hiểu chân lý là nội dung tư tưởng tương thích với chính bạ thực Nếu như tư tưởng không tương thích về nội dung với hiện thực, thì đó là tư duy sai lầm

Tư tưởng của con người về thực tại được biểu diễn dưới dạng khái niệm phán đoán lập luận có thể chân thực hoặc giả dối Điều đó liên quan đến nội dung được phản ánh trong khái niệm, phán đoán

Như vậy, tính chân thực của tư duy là thuộc tính căn bản của nó thể hiện trong quan hệ với hiện thực Còn sai lầm, giả dối là thuộc tính của tư duy xuyên tạc, lo biển dạng nội dung ấy

Còn tính đúng đắn của tư duy lại là thuộc tính căn bản khác, nhưng cũng đầy thể hiện trong quan hệ với hiện thực Đó là khả năng tư duy tái tạo trong

Trang 14

cấu trúc của tư tưởng cấu trúc khách quan của hiện thực, phù hợp với quan hệ giữa các đối tượng Tính không đúng đắn của tư duy là khả năng nó xuyên tạc những liên hệ cấu trúc của các đối tượng

Logic học hình thức nhìn chung ít quan tâm đến nội dung cụ thể của các tư duy và vì vậy, không trực tiếp nghiên cứu cách thức đạt tới chân lý Điều đó có nghĩa là nó không nghiên cứu phiên thức đảm bảo tính chân thực của tư duy Dĩ nhiên, logic học hình thức cũng bàn đến tính chân thực hay giả dối của các luận điểm được nghiên cứu Tuy nhiên, nó tập trung chú ý vào tính đúng đắn của tư duy Cho nên, vấn đề cơ bản của logic học hình thức là tính đúng đắn của tư duy

Logic học xây dựng các quy tắc, đồng thời vạch ra những sai lầm logic do tư duy mắc phải Chúng khác với những sai lầm thực tế ở chỗ, chúng thể hiện trong kết cấu các tư tưởng, trong các mối quan hệ giữa chúng Logic học phân tích chúng để tránh trong quá trình tư duy tiếp sau, còn nếu như chúng đã có, thì tìm ra các loại bỏ chúng Sai lầm logic chính là những vết nhiễu loạn trên đường tới chân lý

2.2 Các quy luật của tư duy

Như đã biết, quy luật của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất, lặp đi lặp lại trong quá trình tư duy Con người phát hiện ra các quy luật của tư duy thông qua hoạt động nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh đã biết đến chúng Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận tuân theo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải có tính chất bản năng

Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản các quy luật này gọi là cơ bản vì: thứ nhất, chúng phản ánh những tính chất cơ bản nhất của các quá trình tư duy; thứ hai, vì bất cứ quá trình tư duy nào cũng phả tuân theo chúng; thứ ba, vì các quy luật khác có thể rút ra được từ chúng nhưng không thể rút ra chúng từ các quy luật khác

Trang 15

Các quy luật cơ bản đó là: quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam, quy luật lý do đầy đủ

2.2.1 Quy luật đồng nhất

Phát biểu: A là A Một tư tưởng khi đã định hình, phải luôn là chính nó trong một quá trình tư duy

Quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn định dạng công thức là A là A Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy Điều này có nghĩa là trong quá trình hình thành của mình, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết,….) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình thành sẽ coi nó là tư tưởng khác Ví dụ: sinh đôi đồng trứng… Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy Mặc dù tư tưởn cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác, luôn luôn vận động và biến đổi, nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt biến đổi đó của tư tưởng thì không thể tư duy được Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi ít nhất trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm…, nghĩa là một quá trình tư duy, thì người ta mới có thể căn cứ vào nó để xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý,…

Quy luật đồng nhất được hiểu trên một số phương diện là mỗi sự vật hiện tượng đều phản ánh khác biệt với sự vật khác, một sự vật hiện tượng đều nằm trong một thế giới vận động không ngừng, chúng có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau…, ở một phương diện hay một mặt của một sự vật hiện tượng khi đề cập trong thời gian không gian nhất định thì mặt, hay phương diện đó là nhất quán

2.2.2 Quy luật không mâu thuẫn

Phát biểu: Hai phán đoán mâu thuẫn nhau trái ngược nhau thì không thể cùng đúng, trong đó có ít nhất một phán đoán sai

Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nó.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan