1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và chứng minh luận điểm triết học mác lênin ừ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức chân lý nhận thức hiện thực khách quan

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức nhưsau: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn- đó là con đường biện chứng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Mã số: 10

Sinh viên : NGUYỄN THỊ LỢI

Lớp : K15 QUẢN TRỊ KINH DOANH 4 Mã SV : 21012237

Năm học : 2021-2022

Trang 2

HÀ NỘI, THÁNG 01/2022

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

I.TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG .3

Trang 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Theo quan niệm Mác- Lênin nhận thức là một quá trình phức tạp, quátrình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quá trình máy móc đơngiản, thụ động và nhất thời Trong quá trình hoạt động, con người nhận thứcthế giới xung quanh và bản thân, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm,và hành động từ đó tiến tới nhận thức thế giới khách quan, nhận thức chân lývà tiến hành cải tạo thế giới Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mứcđộ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao Nhưng các mức độnhận thức đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trongcùng một hoạt động thống nhất của con người Các nhà triết học dù thuộctrường phái nào cũng đều thừa nhận quá trình nhận thức bao gồm nhận thứccảm tính và nhận thức lý tính Tuy nhiên, việc xác định vai trò, vị trí, mốiquan hệ lẫn nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính rất khác nhau.V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức nhưsau: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn- đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sựnhận thức thực tại khách quan” Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng làhai giai đoạn nhận thức có những thuộc tính khác nhau, kế tiếp nhau, bổ sungcho nhau trong quá trình nhận thức thống nhất của con người về thế giới.Thực tiễn ở đây vừa là cơ sở, động lực, mục đích của quá trình nhận thức, vừalà mắt khâu kiểm tra chân lý khách quan Thực tiễn vừa hay là yếu tố kết thúcmột vòng khâu của sự nhận thức, đồng thời là điểm bắt đầu của vòng khâumới của sự nhận thức Cứ thế, sự nhận thức của con người là một quá trìnhkhông có điểm cuối Vậy nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, thực tiễn làgì, hình thức như thế nào? Quan điểm của V.I Lênin về con đường biệnchứng của quá trình nhận thức được chứng minh và phân tích ra sao? Tất cảsẽ được phân tích tổng hợp và chứng minh qua bài luận này

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

I TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG1 Trực quan sinh động- Nhận thức cảm tính:

Trực quan sinh động hay còn gọi là nhận thức cảm tính, đây là giai đoạnđầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, nhậnthức con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, đượcdiễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng

1.1: Cảm giác

Là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn

cảm tính, được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giácquan của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, giản đơnnhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật Cảm giác chính là hình ảnh chủquan của thế giới khách quan Thế giới khách quan là nguồn gốc, nội dungkhách quan của cảm giác, do đó là nguồn gốc của mọi hiểu biết của conngười Sự vật hoặc hiện tượng trực tiếp tác động vào các giác quan con ngườithì gây nên cảm giác, như cảm giác về màu đỏ, tiếng nhạc, vị chát, mùi thơm,nước nóng…

Ví dụ: Quả táo=>> Tác động vào thị giác ( màu đỏ), tác động vào vị giác(ngọt), tác động vào xúc giác ( nhẵn)…

1.2: Tri giác

Tri giác là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động(nhận thức cảm tính) Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp lên sự vậtđồng thời lên nhiều giác quan của con người Do đó, có thể nói, tri giác làtổng hợp của nhiều cảm giác Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọnvẹn hơn cảm giác Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sựvật Từ tri giác, nhận thức chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng

Trang 6

Ví dụ: Khi chúng ta gặp một người bạn=>> Tác động đến thị giác ( nhìnthấy họ mặc quần áo màu đen, trắng, có mái tóc đen, màu da vàng, dángcao…), tác động đến thích giác ( nghe bạn nói),…

1.3: Biểu tượng

Là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính Khác vớicảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờtrí nhớ, khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan của con người.Nhưng biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, nó vẫn là hình ảnh cảm tính về sựvật, mặc dù tương đối hoàn chỉnh Cho nên, biểu tượng chưa phải là hình thứccủa nhận thức lý tính, nó như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tínhlên nhận thức lý tính Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng.Sự tưởng tượng mang tính chủ động, sáng tạo của con người Tưởng tượng cóvai trò rất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học và sáng tạo nghệ thuật

Ví dụ: Khi nhắc đến chiếc xe ô tô con, chúng ta sẽ hình dung ra phương

tiện có 4 bánh bằng cao su, có động cơ, có tay lái, chân phanh,…đó là biểutượng, hay như biểu tượng ( hình dáng, lời nói, nụ cười,…) của người bạnthân của chúng ta….

Nhìn chung, ở giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức chưa đem lạinhững hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể về sự vật Nhận thứccảm tính chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng,nguyên nhân và kết quả,v.v… của sự vật Để hiểu được bản chất của sự vậtsâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn, nhận thức phải chuyển lên hình thức cao hơn lànhận thức lý tính ( tư duy trừu tượng)

2 Tư duy trừu tượng- Nhận thức lý tính:

Tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình

nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở của nhận thức cảm tính Nếu chỉ bằng cảm

Trang 7

giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế Bởi con người khôngthể chỉ với cảm giác, tri giác mà hiểu được những cái như độc lập, tự do, hạnhphúc… Bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng, conngười phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới cáchình thức: Khái niệm, phán đoán và suy lý.

2.1: Khái niệm

Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếpmột, hoặc một số thuộc tính chung có bản chất nào đó của một nhóm sự vật,hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ như Thủ đô, Tổ quốc,Dân tộc, xe máy, nhà cửa, giai cấp,…Khái niệm được thực hành trên cơ sởhoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người Nó là kết quả củasự tổng hợp, khái quát biện chứng những tài liệu thu nhận được trong hoạtđộng thực tiễn Do đó, khái niệm “ là chủ quan trong tính trừu tượng củachúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chính thể,trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc” Kháiniệm là những vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng Khái niệm là nhữngphương tiện để con người tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức vớinhau Khái niệm có tính chất khách quan bởi chúng phản ánh những mối liênhệ, những thuộc tính khách quan của các sự vật, hiện tượng trong thế giới Vìvậy, khi vận dụng khái niệm, ta phải chú ý đến tính khách quan của nó Hiện nay, hoạt động thực tiễn của con người ngày càng đa dạng, phongphú và luôn luôn vận động, phát triển, vì vậy, khái niệm để phản ánh đúngthực tiễn cũng phải luôn phát triển, biến đổi linh hoạt, năng động cho phùhợp Mỗi khái niệm đều nằm trong mối liên hệ với các khái niệm khác vàtham gia vào quá trình nhận thức tiếp theo của con người “ Những khái niệmcủa con người không bất động, chuyển hóa từ cái nọ sang cái kia; không như

Trang 8

vậy, chúng không phản ánh đời sống sinh động” Do vậy, ta phải chú ý đếntính biện chứng, sự mềm dẻo của các khái niệm khi vận dụng chúng Phải màisắc, gọt dũa các khái niệm, phải bổ sung những nội dung mới cho các kháiniệm đã có, thay thế các khái niệm cũ bằng khái niệm mới để phản ánh hiệnthực mới, phù hợp với thực tiễn mới

Ví dụ: khái niệm “cái cây” đã khái quát những thuộc tính chung của mọi

cái cây như có rễ, thân, cành, lá,…Hay khái niệm “ con cá” đã khái quátnhững thuộc tính chung của loài cá đó là động vật có xương sống, thở bằngmang, bơi bằng vây, sống dưới nước,…

2.2: Phán đoán

Là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vậthiện tượng của thế giới trong ý thức con người Phán đoán là một hình thứccủa tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệm lại để khẳng định hayphủ định một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó của sự vật Phán đoánđược biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề, bao gồm lượngtừ, chủ từ, hệ từ và vị từ Trong đó, hệ từ đóng vai trò quan trọng nhất vì nóbiểu thị mối quan hệ của sự vật được phản ánh

Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước” là

một phán đoán vì có sự liên kết 2 khái niệm “dân tộc Việt Nam” và khái niệm“truyền thống yêu nước” Hay ví dụ như “đồng là chất dẫn điện” trong đó“đồng” là chủ từ; “chất dẫn điện” là vị từ; từ “là” là hệ từ…hoặc là câu “HàNội là thủ đô của nước Cộng hòa XHCNVN” trong đó “Hà Nội” là chủ từ,“thủ đô” là vị từ, từ “là” là hệ từ

2.3: Suy lý

Trang 9

Suy lý ( suy luận và chứng minh) là những hình thức của tư duy trừutượng, trong đó các phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc: phán đoáncuối cùng ( kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề Cóhai loại suy luận chính: quy nạp và diễn dịch

Quy nạp là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là những tri thức vềriêng từng đối tượng người ta khái quát thành tri thức chung cho cả lớp đốitượng, tức là tư duy vận động từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ biến

Ví dụ: Đồng dẫn điện; sắt dẫn điện; nhôm dẫn điện; đồng, sắt, nhôm đều

là kim loại vậy mọi kim loại đều dẫn điện

Diễn dịch là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung về cảlớp đối tượng, người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng haybộ phận đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn,đến cái đơn nhất ( cái riêng) Suy lý diễn dịch thường gặp đó là Tam đoạnluận

Ví dụ: Văn học phản ánh hiện thực, truyền Kiều là tác phẩm văn học suy

ra truyện Kiều phản ánh hiện thực; hay mọi kim loại đều dẫn điện, đồng làkim loại do đó đồng dẫn điện,…

Trong quá trình nhận thức của con người, hai loại suy luận này có liên hệchặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau Suy lí là phương thức quan trọng để tưduy của con người đi từ cái đã biết đến cái chưa biết một cách gián tiếp, rútngắn thời gian trong việc phát hiện tri thức mới Tính chân thực của tri thứcthu nhận được nhờ suy lý, phụ thuộc vào tính chân thực của các phán đoántiền đề và sự tuân thủ chặt chẽ, đúng đắn các quy tắc logic của chủ thể suy lý.Có thể nói, toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ thống suy lý Nhờ có

Trang 10

suy lý, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về hiện thựckhách quan

Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “ đồng dẫn điện” với phán đoán “ đồng là

kim loại” ta sẽ rút ra được thi thức mới đó là “ mọi kim loại đều dẫn điện”.

3 Kết luận 1

Như vậy, nhận thức lý tính khác với nhận thức cảm tính ở chỗ nó đã phảnánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu,chỉnh thể toàn diện Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạnkhác nhau về chất nhưng lại thống nhấ với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhautrong quá trình nhận thức của con người Nhận thức cảm tính là cơ sở củanhận thức lý tính Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lýtính Trái lại, nhờ có nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu nhận thứcđược bản chất của sự vật, hiện tượng Nhận thức lý tính có thể phản ánh đượcmối liên hệ bản chất, tất nhiên, phản ánh sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn nhậnthức cảm tính Đồng thời nó luôn chứa nguy cơ xa rời hiện thực Do đó, nhậnthức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn và kiểm tra bởi thực tiễn Đâycũng là thực chất bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

II TỪ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG ĐẾN THỰC TIỄN1 Thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất-cảm tính, có tính lịch sử- xãhội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.Thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn với nhận thức, nó chính là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý Thực tiễn bao gồm 3hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị- xã hội vàthực nghiệm khoa học

Trang 11

1.1: Hoạt động sản xuất vật chất

Là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất Sảnxuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phươngthức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người Không có sản xuấtvật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển Nólà cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả cáchoạt động khác của con người

1.2: Hoạt động chính trị- xã hội

Là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biếnđổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội…tạo ramôi trường thuận lợi cho con người phát triển

Hoạt động chính trị- xã hội bao gồm các hoạt động như: đấu tranh giai cấp;đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh giành lại hòa bình, tự do,… Thiếuhình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũngkhông thể phát triển bình thường

1.3: Hoạt động thực nghiệm khoa học

Là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn Trong hoạt động thực tiễn,con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên, xãhội để tiến hành thực nghiệm khoa học Trên cơ sở đó, vận dụng những thànhtựu khoa học, công nghệ vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị- xã hội,… đểphục vụ con người Ngày nay, khi mà cách mạng khoa học công nghệ đangphát triển mạnh như vũ bão thì hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càngđóng vai trò quan trọng

2 Kết luận 2

Như vậy, nhận thức lý tính mới chỉ đạt được những tri thức về đối tượngnhưng những tri thức đó có chính xác hay không cần có sự kiểm nghiệm từthực tiễn, hay nói cách khác nhận thức nhất thiết phải quay trở về với thực

Trang 12

tiễn, dùng thực tiễn để đo lường tính chân thực của nhận thức Từ những hoạtđộng thực tiễn, các sự vật trong thế giới tác động lên con người qua các giácquan tạo ra cảm giác là tiền đề để hình thành nên những nhận thức sau này vàcho ra các giả thuyết của con người Mặt khác, mục đích, động lực của nhậnthức là cải tạo thực tiễn Chính vì vậy mà giả thuyết phải được kiểm tra trongthực tiễn mới có thể khẳng định được tính đúng đắn và trở thành chân lý

III SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRỰC QUAN SINH ĐỘNG, TƯ DUYTRỪU TƯỢNG VÀ THỰC TIỄN

Từ kết luận 1 và kết luận 2 chúng ta có thể thấy một vòng khâu của quátrình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng vàtừ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Trong đó, thực tiễn vừa là cơ sở, vừa làkhâu kết thúc đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhậnthức Kết thúc vòng khâu này cũng đồng thời là sự bắt đầu của vòng khâu mớivới sự nhận thức cao hơn, toàn diện hơn Cứ thế, nhận thức của con người làvô tận Mỗi nấc thang mà con người đạt được trong quá trình nhận thức đều làkết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý tính được thực hiện trêncơ sở của hoạt động thực tiễn

Vòng khâu của nhận thức được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất.Đó cũng là quá trình giải quyết những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh trongnhận thức Đó là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết; giữa biết ít và biết nhiều;giữa chân lý và sai lầm,…Cứ khi mâu thuẫn được giải quyết, thì nhận thứccủa con người sẽ tiến lại gần hơn với chân lý, tiến lại gần hơn với hiện thựckhách quan

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w