1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của ngân hàng nhà nước việt nam (tt)

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tác giả Bùi Thu Thủy
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Lệ, TS. Vũ Thanh Vân, PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 447,32 KB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy chưa có nhiều các công trình đi sâu vào nghiên cứu riêng, cụ thể về nội dung “Truyền thông chính sách

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

BÙI THU THỦY

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ

XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông

Mã số: Thí điểm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Hà Nội - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Lệ

Phản biện 1: TS Vũ Thanh Vân

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thành Lợi

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ, họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi 14h00 ngày 10 tháng 09 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nợ xấu là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng của bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam không phải là ngoại lệ Việc

xử lý nợ xấu không chỉ giúp cải thiện tình hình tài chính của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nền kinh tế Trong giai đoạn 2021 - 2022, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm các giải pháp xử lý hiệu quả và kịp thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai nhiều chính sách nhằm xử lý nợ xấu, bao gồm việc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngân hàng, sử dụng Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phát hành trái phiếu đặc biệt Nghiên cứu các chính sách này giúp hiểu rõ hơn về

cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và cung cấp những bài học quý báu cho việc hoạch định và thực hiện chính sách trong tương lai

Truyền thông chính sách trên báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến các chính sách nói chung, chính sách về xử lý nợ xấu tới công chúng Thông tin chính xác, kịp thời và dễ hiểu về các chính sách này giúp tăng cường sự minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và các nhà đầu tư Báo điện tử với khả năng tiếp cận rộng rãi và nhanh chóng trở thành công cụ hữu hiệu để truyền tải các thông điệp

từ NHNN đến công chúng Phân tích vai trò của báo điện tử trong việc

Trang 4

truyền thông chính sách sẽ giúp hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến lược truyền thông hiện tại và đề xuất các giải pháp cải thiện

Truyền thông có thể tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của công chúng Thông qua việc nghiên cứu cách báo điện tử truyền tải thông tin về chính sách xử lý nợ xấu, có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và phản ứng của người dân đối với các chính sách này Điều này giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông

và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin, từ đó

hỗ trợ quá trình thực thi chính sách một cách hiệu quả hơn

Với những lý do trên, đề tài “Truyền thông chính sách về xử lý

nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” không chỉ có ý nghĩa

về mặt lý luận mà còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn, đóng góp vào

sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và kinh tế Việt Nam

1 Lịch sử nghiên cứu

Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy chưa

có nhiều các công trình đi sâu vào nghiên cứu riêng, cụ thể về nội dung

“Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu liên quan gần với nội dung

đề tài mà tác giả nghiên cứu Sau đây là một số công trình nghiên cứu:

Báo chí truyền thông – những vấn đề trọng yếu

Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” do Dương

Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang xuất bản năm 2003, cung cấp những kiến thức nền tảng về phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng và chức năng của báo chí Nó giúp người đọc hiểu sâu về hiệu quả và tính sáng tạo trong hoạt động báo chí, tạo tiền đề

Trang 5

cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực này Hệ thống kiến thức cơ bản sẽ được mở rộng và đào sâu trong các chuyên đề cụ thể về báo chí

Cuốn sách “Media Management: A Casebook Approach” của

C Ann Hollifield, Jan LeBlanc Wicks và George Sylvie, xuất bản năm

2009, áp dụng phương pháp học tập thông qua các tình huống thực tế trong lĩnh vực quản lý truyền thông Cuốn sách cung cấp nhiều trường hợp nghiên cứu và ví dụ minh họa, giúp người đọc hiểu và áp dụng các nguyên tắc quản lý vào ngành truyền thông Nội dung cuốn sách bao gồm các chủ đề như quản lý tổ chức truyền thông, nhân sự, chiến lược kinh doanh, dự án và tài chính trong bối cảnh truyền thông

Cuốn “Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí” của

tác giả Trương Thị Kiên, xuất bản năm 2016, cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí Nội dung sách bao gồm cơ cấu tổ chức, vai trò của các nhà báo chủ chốt, quy trình sản xuất báo chí, quản lý tòa soạn, kỹ năng quản lý của tổng biên tập và quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí

Về lĩnh vực truyền thông chính sách

Giáo trình “Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách” của

Lương Ngọc Vĩnh, xuất bản năm 2021, là một tài liệu học tập quan trọng, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về truyền thông chính sách Sách gồm 07 chương, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh

cụ thể của truyền thông chính sách, từ khái niệm và bản chất (Chương 1) đến các nguyên tắc cơ bản (Chương 2), tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực (Chương 3), xây dựng thông điệp (Chương 4), lựa chọn kênh

Trang 6

truyền thông (Chương 5), đánh giá hiệu quả (Chương 6), và lập kế hoạch truyền thông (Chương 7) Cuốn sách không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn mang lại giá trị thực tiễn cao, là tài liệu hữu ích cho những ai muốn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả truyền thông chính sách

Luận văn thạc sĩ “Thông điệp truyền thông chính sách trên

báo mạng điện tử của Hà Nội (Khảo sát các báo: Hà Nội mới, Kinh tế

và Đô thị, An ninh Thủ đô, năm 2018)” của Hồ Thủy Tiên, dưới sự

hướng dẫn của Hà Huy Phượng, xuất bản năm 2019 bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là một nghiên cứu sâu về truyền thông chính sách Luận văn này tổng hợp các vấn đề lý luận và cung cấp cái nhìn toàn diện về việc truyền tải thông điệp chính sách qua các báo điện tử lớn tại Hà Nội Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả truyền thông chính sách, giúp nâng cao chất lượng thông tin và khả năng tiếp cận của công chúng đối với các chính sách của chính quyền thành phố Hà Nội

Về lĩnh vực liên quan đến nợ xấu

Trong nghiên cứu “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng

thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Vinh, đăng trên Tạp chí

Phát triển Kinh tế năm 2015, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 Kết quả cho thấy khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến nợ xấu, trong khi nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng cũng ảnh hưởng đến nợ xấu Đặc biệt, phương pháp GMM hệ thống cung cấp bằng chứng cho thấy vốn chủ sở hữu và lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến

Trang 7

tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Những kết quả này giúp làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Tuy rằng, các nghiên cứu này đã có một cách nhìn tổng thể về lĩnh vực báo chí truyền thông trong chính sách và xử lý nợ xấu Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam Việc thực hiện đề tài này

là cần thiết bởi truyền thông chính sách hiệu quả sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng và các bên liên quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu Đồng thời, việc nghiên cứu này sẽ cung cấp các gợi ý thiết thực cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng các chiến lược truyền thông phù hợp, góp phần tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Truyền thông chính sách về vấn đề xử

lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, khảo sát trên hai tờ báo điện tử Thời báo Ngân hàng và Công thương để làm đề tài luận văn thạc sĩ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là đánh giá hoạt động truyền thông chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu của NHNN từ 2021 đến 2022 Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các thành công, thách thức

và nguyên nhân đằng sau Dựa trên những phân tích này, luận văn

sẽ đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của

Trang 8

truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn trong các cơ quan báo chí điện tử,

mà còn mở rộng đến các tổ chức truyền thông điện tử hiện nay tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp và phân tích các lý thuyết liên quan đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam

- Thẩm định cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN

- Tiến hành nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam thông qua việc phân tích các trường hợp cụ thể trên các báo điện tử như Thời báo Ngân hàng và báo Công thương Mục tiêu là để tổng hợp và khái quát các thách thức và vấn đề đang tồn tại trong hoạt động này tại Việt Nam

- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN, phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ quan báo chí tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Vấn đề truyền thông chính sách về

xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022

4.2 Phạm vi nghiên cứu

● Phạm vi thời gian:

Trang 9

Để phân tích và nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách

về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022 Khoảng thời gian này được lựa chọn vì nhiều lý do quan trọng Phạm vi không gian:

Hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều cơ quan báo chí đang thực hiện các hoạt động liên quan đến truyền thông chính sách về xử

lý nợ Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn khảo sát

và nghiên cứu trường hợp báo điện tử Thời Báo Ngân hàng và Báo Công thương

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Luận văn tiến hành nghiên cứu trường hợp trên hai cơ quan báo chí điện tử là Thời Báo Ngân hàng và Báo Công thương để đánh giá cách thức truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam Bằng cách thực hiện khảo sát, quan sát chi tiết và điều tra tại các

cơ quan báo chí này, luận văn sẽ phân tích chi tiết về cách thức truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN trong bối cảnh số của ngành báo chí Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này sẽ được áp dụng để tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài Từ đó, sẽ xây dựng khung lý thuyết để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành

về báo điện tử, truyền thông, chính sách công, truyền thông chính sách,

Trang 10

cũng như nợ xấu Ngoài ra, tác giả sẽ xem xét các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến hoạt động báo chí nói chung và các cơ quan báo điện tử cụ thể

Phương pháp này sẽ giúp thu thập thông tin, nhận định từ các chuyên gia, nhà quản lý, thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên, và phóng viên Qua việc phỏng vấn này, luận văn mong muốn có cái nhìn chi tiết và thấu hiểu về thực trạng truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam và quan điểm của họ về vấn đề này

Tác giả sẽ sử dụng bảng hỏi anket để thu thập thông tin từ công chúng, những người tiếp nhận trực tiếp truyền thông chính sách về xử

lý nợ xấu của NHNN Việt Nam qua các tác phẩm trên báo điện tử Trong đó, tác giả phát ra 200 bảng hỏi dành cho công chúng Kết quả nhận về 195 số phiếu hợp lệ (đạt 98%)

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Kết quả của nghiên cứu khoa học có thể mở

ra những triển vọng mới trong việc hiểu sâu hơn về truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, và truyền thông trong việc phát triển các chính sách truyền thông về xử lý nợ xấu phù hợp với sự phát triển của môi trường

số hóa Nó cũng có thể cung cấp tư liệu tham khảo cho các cơ quan

Trang 11

báo chí khi triển khai các chiến lược truyền thông về xử lý nợ xấu trong bối cảnh môi trường truyền thông đang chuyển biến

Tài liệu tham khảo: Ngoài ra, luận văn cũng có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu quan trọng cho sinh viên, học viên cao học, và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn bao gồm 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chương 2: Thực trạng về truyền thông chính sách

về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam trên báo điện

tử (Khảo sát 02 tờ báo điện tử Thời báo Ngân hàng, báo Công thương, giai đoạn 01/2021 đến tháng 12/2022)

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1.1 Các khái niệm liên quan

1.2 Vai trò của Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo chí

1.3 Các yêu cầu của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.4 Yếu tố tác động đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử

1.5 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông chính sách về xử lý

nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu cơ quan báo chí trong diện khảo sát

2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông chính sách về xử lý

nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.3 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ

XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1 Một số vấn đề đặt ra

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về xử lý

nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử

Ngày đăng: 15/10/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w