1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu

217 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu
Tác giả Ts. Nguyễn Minh Hằng, Ths. Nguyễn Hải Yến, Ths. Nguyễn Ngọc Yến, Ths. Đào Anh Tuyết
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 44,4 MB

Nội dung

Các quy định phápluật ở Việt Nam hiện nay được đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá bao gồmcác quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các tô chức tín dụng nói chung, củacác ngân hàng thư

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH VIỆC HOÁN DOI NO XAU

CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH VON GOP

TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NO XAU

Chủ nhiệm đề tài : TS Nguyễn Minh HằngThư ký : ThS Nguyễn Hải Yến

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

DANH SÁCH TÁC GIÁ CHUYEN DE

Khái quát vê hoán đôi nợ xâu của ngân hàng

_- de thương mại thành vốn góp trong quá trình xử | TS Nguyễn Minh Hang

lý nợ xâu

Pu để Cơ sở cho việc ngân hàng thương mại hoán

oO “| đôi nợ xấu thành vốn góp dé tái câu trúc doanh | ThS Nguyễn Hải Yến

nghiệp

Chuyên đề Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về việc hoán đối

` "4°! nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn | ThS Nguyễn Hải Yến

góp đê xử lý nợ xâu

Đánh giá thực trạng quy định pháp luật điều

Chandni chỉnh việc hoán đôi nợ xâu cua ngân hang

„ #“ Ì thương mại thành vốn góp dé xử lý nợ xấu và | ThS Nguyễn Ngọc Yến

kinh nghiệm pháp lý của một sô nước — bài

học cho Việt Nam

Chuyên đề Đề xuất xây dựng và hoàn thiện quy định pháp

oS"4°" luật về việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng | ThS Dao Anh Tuyết

thương mại thành vốn góp dé xử lý nợ xâu

Trang 3

MỤC LỤC

TrangPhan thứ nhất — Báo cáo Tổng hợp Đề tài

Bài báo dang tạp chi

Báo cáo tổng HUG - - ST TTk k1 E111 1111111 1111111111111 111111 |

Phan thứ hai — Danh mục các Chuyên dé

Chuyên đề I - Khái quát về hoán đôi nợ xâu của ngân hàng thương mại thành von góp trong quá trình xử lý nợ XÂU - - - - -cc E333 1111133851 11111111 erxe S0

Chuyên dé 2 - Cơ sở cho việc ngân hàng thương mại hoán đổi nợ xấu thànhvốn góp để tái cầu trúc doanh

Chuyên dé 5 - Đề xuất xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về việchoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn gop dé xử lý nợ xấu 181

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phảiđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó điển hình là van đề nợ xấu

Được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm sự lưu thông của dòng tín dụng

trong nên kinh tế, nợ xấu đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàngthương mại ở Việt Nam cũng như trên thế giới Do đó, việc xử lý nợ xấu khôngtốt hay để xảy ra tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tính an

toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương

mại Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống các tổ chức tín dụng trong nềnkinh tế

Việc hoán đổi nợ xấu thành cổ phiếu dé xử ly nợ xấu của các ngân hàngthương mại hay việc ngân hàng thương mại chuyển nợ xấu thành vốn góp củangân hàng thương mại với doanh nghiệp mắc nợ được coi là một trong nhữngbiện pháp hữu hiệu dé giải quyết nợ xấu của nền kinh tế Khi đó, các ngân hàngthương mại (chủ nợ) sẽ tham gia vào việc sở hữu doanh nghiệp, đầu tư thêmvon dé tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tô chức nhân sự đếnhoạt động kinh doanh và định hướng phát triển Việc áp dụng biện pháp này sẽgiúp ngân hàng sớm thoát khỏi nợ xấu, “làm đẹp” bản báo cáo tài chính, giúpngân hàng tăng nguồn vốn do vốn vay chuyên thành khoản đầu tư tài chính củangân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi vàphát triển, cũng như giảm thiểu được những tác động tiêu cực đối với nền kinhtế

Tại Việt Nam hiện nay, nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang đượcgiải quyết theo ba cấp độ: một là các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng,phân loại nợ, khoanh vùng nợ và tiếp tục thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quáhạn; hai là bóc tách các khoản nợ chuyển sang bộ phận chuyên môn xử lý nợ là

các công ty xử lý nợ của chính các ngân hàng thương mại (AMC); ba là bán lại

Trang 5

nợ cho DATC hoặc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

- VAMC (do Ngân hàng Nhà nước quản lý) Việc ngân hàng thương mại tham

gia tái cau trúc doanh nghiệp được xem như một trong những giải pháp đangđược nghiên cứu về mặt pháp lý, tuy nhiên trên thực tế đã có một số ngân hàng

có vốn góp tại các doanh nghiệp vốn là khách hàng không trả được nợ của ngân

hàng.

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại thường không mặn mà với việc

hoán đổi nợ xấu thành vốn góp trong doanh nghiệp bởi chức năng chính của các

ngân hàng thương mại là thực hiện hoạt động ngân hàng với các mảng dịch vụ

như tín dụng, huy động vốn, hay dịch vụ thẻ Hơn nữa, ngân hàng thương mạicũng không đủ nguồn nhân lực dé điều chuyên sang quản lý, điều hành doanhnghiệp mà ngân hàng thương mại đó đã góp vốn trong khi bản thân các ngânhàng thương mại hiện nay luôn có xu hướng hạn chế đầu tư ngoài ngành Trênthực tế, việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cổphan đa phan được thực hiện bởi Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) — do

Bộ Tài chính quản lý thông qua việc thực hiện mua bán các khoản nợ xấu của

ngân hàng thương mại Theo đó, DATC sẽ mua lại khoản nợ của doanh nghiệp

từ các ngân hàng thương mại đề trở thành chủ nợ chính và chuyên nợ thành vốngóp cô phan tại doanh nghiệp, hướng đến việc trở thành cổ đông chính kiểm

soát doanh nghiệp Tuy nhiên, mục tiêu chính của DATC là các doanh nghiệp

nhà nước (DNNN) không thé cé phan hóa do thua lỗ nên việc xử ly nợ xấu củacác ngân hàng thương mại thông qua DATC là khá hạn chế Do đó, nhiều doanhnghiệp cô phần, tư nhân khó có cơ hội khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh

và buộc phải chấp nhận xử lý bán hết tài sản để trả nợ ngân hàng và bị xóa sốtrên thị trường Mặt khác, việc thực hiện tái cầu trúc các doanh nghiệp để xử lý

nợ của các ngân hàng thương mại lại chưa được pháp luật điều chỉnh một cáchchặt chẽ và cụ thé Cơ chế cho phép hoán đổi nợ thành vốn góp hiện nay được

áp dụng theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhưng Dự thảo

Trang 6

thông tư là bước quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, liên quan đến hoạt độnggóp von, đầu tư của các ngân hàng thương mai dang trong quá trình soạn thảo.

Như vậy, với hàng loạt các van đề về cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên,

có thé thay việc chuyên nợ thành vốn góp gan với tái cau trúc doanh nghiệp làmột hướng đi khả dĩ trong việc xử lý nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hoátình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ là các ngân hàngthương mại nói riêng Do đó, pháp luật về việc tham gia tái cấu trúc doanhnghiệp để xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại cần thiết phải đượcnghiên cứu một cách có hệ thống và có những quy định pháp luật điều chỉnh

phù hợp.

Nhìn chung, vấn đề xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại là mộtvan dé cần được giải quyết từng bước, bằng tổng thể nhiều biện pháp khác nhaunhưng đòi hỏi tính hiệu quả và tích cực từ nhiều chủ thể khác nhau, trong đókhông thể bỏ qua vai trò quản lý của NHNN, sự nỗ lực của chính các ngân hàngthương mại và sự hợp tác của chính các chủ thê bị xử lý nợ Do đó, biện pháp

xử ly nợ xau thông qua việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thànhvốn góp cô phần có hiệu quả hay không, có giải quyết triệt để và tận gốc vấn đề

nợ xấu hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan va chủ quan

Đề tài hướng đến tiếp cận việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mạithành vốn góp cô phần dé xử lý nợ xấu một cách đa chiều, toàn điện, có thamkhảo kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới với mong muốn

bồ sung cơ sở lý luận, đóng góp thêm những ý tưởng mới cho dự thảo nói riêng

và cho hệ thống pháp luật ngân hàng nói chung

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu của cácngân hàng thương mại thông qua việc tham gia tái cấu trúc các doanh nghiệpmang nợ và đề xuất kiến nghị góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử

lý nợ xâu của các ngân hàng thương mại.

Trang 7

- Để tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động tham gia tái cấu trúc doanhnghiệp của các ngân hàng thương mại của Việt Nam dé tìm ra những yếu tố tíchcực cũng như những bắt cập trên thực tế trong hoạt động này để đưa ra nhữngkiến nghị và đánh giá tính khả thi trên thực tiễn khi ngân hàng tham gia tái cau

trúc doanh nghiệp.

- Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả của việc ngân hàng thamgia tái cau trúc doanh nghiệp trên thực tế hiện nay dé chỉ ra những bất cap, hanchế nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hoạt động này, đồng thời cũngxem xét dé thay đây có phải là một hướng đi hiệu quả trong công tác xử lý nợxấu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay hay không

- Đề tài cũng đồng thời nghiên cứu, đánh giá các biện pháp xử lý nợ xấukhác và đánh giá tác động của các biện pháp xử lý nợ xấu khác đối với biệnpháp tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp của ngân hàng thương mại để thấyđược mối quan hệ của các biện pháp đó với nhau

- Đề tài nghiên cứu, đánh giá các biện pháp xử lý nợ xấu nói chung vàbiện pháp tham gia tái cau trúc doanh nghiệp của ngân hàng thương mại để xử

lý nợ xấu nói riêng và các kinh nghiệm pháp lý ở một số nước để rút ra những

bài học tham khảo cho Việt Nam.

- Đề tài nghiên cứu và đưa ra các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo choviệc ngân hàng tham gia vào tái câu trúc doanh nghiệp để giải quyết, thu hồi nợxấu có hiệu qua, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại nóiriêng và hoạt động của toàn bộ hệ thống tín dụng nói chung

3 Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng

- Đôi với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu quan tâm trong lĩnh vực pháp luật tài chính — ngân hàng.

Trang 8

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: là công trìnhnghiên cứu khoa học cấp trường, đóng góp vào lĩnh vực luật học nói chung,

pháp luật ngân hàng nói riêng.

- Đối với phát triển kinh tế — xã hội: là cơ sở góp ý kiến hoàn thiện phápluật về việc tham gia tái cau trúc các doanh nghiệp dé xử lý nợ xấu của các ngânhàng thương mai, day nhanh quá trình xử ly nợ xấu của hệ thông các tổ chức tíndụng, góp phần ồn định nén kinh tế

- Đối với tô chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: là tàiliệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên nhà trường, bồ sung công trình nghiêncứu khoa học và tài liệu tham khảo hữu ích về xử lý nợ xấu của ngân hàng

thương mại.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện các quyđịnh pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thànhvốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam hiện nay Các quy định phápluật ở Việt Nam hiện nay được đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá bao gồmcác quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các tô chức tín dụng nói chung, củacác ngân hàng thương mại nói riêng, cho phép thực hiện chuyển đổi nợ xấuthành vốn góp doanh nghiệp; các quy định pháp luật về cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước quy định việc các ngân hàng thương mại với tư cách là chủ nợ

của doanh nghiệp nhà nước được phép hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phần

để xử lý nợ xấu; các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán cho phépcác doanh nghiệp là công ty cô phần tiến hành chao ban, phát hành thêm côphiếu va dùng cô phiếu đó dé đổi lấy khoản nợ của tổ chức phát hành đối vớichủ nợ; và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng về mức giới hạn

góp vôn, mua cô phân trong các doanh nghiệp.

Trang 9

Đề tài có phạm vi nghiên cứu các quy định và thực tiễn thực hiện các quyđịnh của pháp luật Việt Nam về điều chỉnh biện pháp xử lý nợ xấu của ngânhàng thương mại tại Việt Nam thông qua việc tham gia tái cấu trúc doanhnghiệp với các quy định về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 2002đến nay; các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán theo Luật Chứngkhoán năm 2006, sửa đối bổ sung năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hànhđến nay; và các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng hiện hành theoLuật Các tô chức tín dụng năm 2010, sửa đôi bố sung năm 2017 và các văn bảnhướng dẫn thi hành đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: Phươngpháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tong hợp, và phương pháp

tư vấn chuyên gia Các phương pháp này được sử dụng kết hợp khi phân tích

các vân đê lý luận và thực tiên hướng tới các mục đích nghiên cứu của đê tài.

- Phương pháp phân tích: đề tài phân tích điều kiện kinh tế - xã hội, bốicảnh trong và ngoài nước tác động đến sự phát triển pháp luật về hoán đổi nợxấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu;đồng thời đề tài phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối vớihoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của các tô chức tín dụng nói chung, về xử

lý nợ xấu của ngân hàng thương mại thông qua biện pháp hoán đổi nợ xấu củangân hàng thương mại thành vốn góp nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

- Phương pháp so sánh: đề tài thực hiện so sánh hệ thống các quy địnhpháp luật và việc áp dụng pháp luật ở một số nước trên thé giới với pháp luật vàtình hình thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam để rút ra những bài học phù

Trang 10

hợp cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoán đổi nợ xấu củangân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu ở nước ta.

- Phương pháp tông hợp: đề tài tổng hợp các số liệu, các căn cứ thực tiễn

để làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiệnpháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong

quá trình xử lý nợ xâu ở nước ta hiện nay.

- Phương pháp tư van chuyên gia và điều tra xã hội học: Lay ý kiến tưvấn của chuyên gia từ khi lập đề cương đến khi góp ý hoàn chỉnh báo cáo

Các phương pháp trên được sử dụng đối với từng nội dung như sau:

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứunhững vấn đề lý luận về pháp luật và hoàn thiện pháp luật về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu;

- Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạngpháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong

quá trình xử lý nợ xâu;

- Phương pháp tổng hợp và phương pháp dự báo khoa học được sử dụng

dé thé hiện các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoán đồi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu ở nước tatrong bối cảnh nợ xấu vẫn là vẫn đề nghiêm trọng của hệ thống các tô chức tíndụng trong nên kinh tế;

- Phương pháp tư vấn chuyên gia và điều tra xã hội học được sử dụng déthu thập ý kiến của các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà nghiêncứu về những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện pháp luật về hoán đổi nợ xấu củangân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu ở nước ta

hiện nay.

6 Kết cầu của Báo cáo tong thuật đề tài

Kết cầu Báo cáo tông thuật đề tài bao gồm 4 chương như sau:

Trang 11

Chương 1: Những vấn dé lý luận về hoán đổi nợ xấu thành vốn gópdoanh nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại và pháp luật điềuchỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá

trình xử lý nợ xâu;

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử

lý nợ xâu;

Chương 3: Kinh nghiệm pháp lý của một số quốc gia về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp của doanh nghiệp dé xử ly nợ xấu và

bài học cho Việt Nam;

Chương 4: Đề xuất xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu

7 Những luận điểm khoa học cơ bản rút ra từ việc nghiên cứu đề tài

- Việc nghiên cứu các nội dung lý luận và pháp lý về hoán đổi nợ xấuthành vốn góp doanh nghiệp dé xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại và phápluật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góptrong quá trình xử lý nợ xấu nhằm hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về xử lý

nợ xấu, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nền kinh tế nóichung là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho các ngân hàng thương mại nói

riêng, cho cả nên kinh tê nói chung.

- Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp dé xử lý

nợ xấu của ngân hàng thương mại điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong

quá trình các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mang nợ thực hiện hoán

đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phan của doanh nghiệpnhằm xử lý nợ xấu, bao gồm mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại và doanhnghiệp mắc nợ, giữa cơ quan quan lý nhà nước có thâm quyền đối với ngân

hàng thương mại và giữa cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên đôi với

Trang 12

doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình thực hiện hoán đổi nợ xấu của các ngânhàng thương mại thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp mắc nợ Pháp luật vềhoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp dé xử lý nợ xấu của ngân hangthương mai bao gồm các nội dung chính như (i) quy định các điều kiện thựchiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp; (ii) quy định vềtrình tự, thủ tục thực hiện việc hoán đôi nợ xấu của ngân hàng thương mại thànhvốn góp cô phan của doanh nghiệp; (iii) quy định về việc thiết lập cơ chế giámsát từ phía co quan nhà nước có thâm quyền dé thúc đây hoạt động xử lý nợ xấu

của các ngân hàng thương mại có hiệu quả Việc phân chia các bộ phận chỉ mang ý nghĩa tương đôi vì chúng có môi liên hệ hữu cơ với nhau.

- Pháp luật vê hoán đôi nợ xâu của ngân hàng thương mại thành vôn góp trong quá trình xử lý nợ xâu cân phải phải được xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng dé đáp ứng yêu câu vê xử lý nợ xâu của các ngân hàng thương mai từ

thực tiễn và đòi hỏi của nên kinh tê trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê

Trang 13

PHAN THỨ NHÁT

BAO CAO TONG HỢP DE TÀI

Trang 14

NỘI DUNG BAO CAO TONG THUAT KET QUÁ THỰC HIỆN DETÀI “PHAP LUAT DIEU CHỈNH VIỆC HOAN ĐÔI NO XAU CUANGAN HANG THUONG MAI THANH VON GOP TRONG QUA TRINH

XU LY NO XAU”

CHUONG 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE HOAN DOI NO XAUTHANH VON GOP DOANH NGHIEP DE XU LY NO XAU CUA NGANHANG THUONG MAI VA PHAP LUAT DIEU CHINH VIEC HOAN DOI

NO XAU CUA NGAN HANG THUONG MAI THANH VON GOP TRONG

QUA TRINH XU LY NO XAU

1.1 Khái quát về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp dé xử

lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó điển hình là vấn đề nợxấu Được coi là nguyên nhân chính kìm hãm sự lưu thông của dòng tin dụng

trong nền kinh tế, nợ xau đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều ngân hàngthương mại ở Việt Nam cũng như trên thế giới Để xử lý nợ xấu, một trong

những giải pháp được đưa ra là thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp Kháiniệm “hoán đổi nợ thành vốn góp” được hiểu là “việc chủ nợ hoặc tô chức thay

vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, ho sẽ lấy khoản nợ phải thu đó dé

‘mua’ chính cô phần của doanh nghiệp hoặc một đối tác quan tâm mua lại chínhkhoản nợ đó từ chủ nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận.”” Với ý nghĩa

tương tự, có quan điêm cho răng hoán đôi nợ thành vôn góp đơn giản là “việc

! Xem: Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, Xử jý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Viét Nam — Hién trạng và kiến nghị,

https://luattaichinh.wordpress.com/2014/05/22/xu-l-no-xau-bang-bien-php-chuyen-no-thnh-von-gp-tai-viet-nam-hien-trang-v-kien-nghi/, truy cập ngày 20/5/2018

Trang 15

một chu nợ thay vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lay khoản nợ

phải thu đó dé ‘mua’ chính cổ phần của doanh nghiệp (thường là cổ phan phát

hành thêm) với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.”” Đứng trêngóc độ chủ nợ, việc hoán đôi nợ thành vốn góp mang tính thủ thuật dé thu hồi

nợ khi các con nợ rơi vào bước đường cùng Khoản nợ xấu của doanh nghiệp

đối với ngân hàng coi như được xóa, thay vào đó sẽ là phần vốn điều lệ thuộc

quyền sở hữu của chủ nợ Do đó, hướng xử lý này giúp các ngân hàng “làm

đẹp” báo cáo tài chính và tránh được việc thực hiện nghĩa vụ trích lập dự phòng

đối với khoản nợ mất khả năng thanh toán.”

Với việc đưa ra khái niệm về chuyền đổi nợ thành vốn góp, nhiều chuyên

gia cho rằng khi hoán đổi nợ thành vốn góp, chủ nợ sẽ trở thành chủ sở hữu củadoanh nghiệp bị mắc nợ." Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý, việc chủ nợ hoán đôi no

thành vốn góp của doanh nghiệp bị mắc nợ sẽ được coi là việc chủ nợ chuyển

đối tư cách thành người sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp tùy từngtrường hợp theo quy định pháp luật Chăng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, theoĐiều 129 Luật Các Tổ chức tin dụng năm 2010, mức góp vốn, mua cô phần củangân hàng thương mại không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp

nhận vôn góp Do đó, tỷ lệ giới hạn của việc hoán đôi nợ xâu của ngân hàng

“ Minh Huyền, Chuyén nợ thành vốn góp từ lý thuyết tới thực tế,

http://cafef.vn/doanh-nghiep/chuyen-no-thanh-von-gop-tu-ly-thuyet-toi-thuc-tien-20130107025444728.chn, truy cập ngày 20/9/2018

3 Chuyển nợ xấu thành vốn góp: “Phao” cứu sinh hay chỉ làm cảnh',

http://antt.vn/chuyen-no-xau-thanh-von-gop-phao-cuu-sinh-hay-ch1-lam-dep-10906.htm, truy cập ngày 20/9/2018

* Xem: Vân Linh, Chuyển nợ thành vốn góp: Chỉ mới làm đẹp số sách,

http://tinnhanhchungkhoan

vn/tien-te/chuyen-no-thanh-von-gop-chi-moi-lam-dep-so-sach-127520.html, truy cập ngày 20/9/2018 va Chuyển nợ xấu thành vốn góp: “Phao” cứu sinh

hay chỉ ‘lam cảnh', dep-10906.htm, truy cập ngày 20/9/2018

Trang 16

http://antt.vn/chuyen-no-xau-thanh-von-gop-phao-cuu-sinh-hay-chi-lam-thương mại thành vốn góp của một doanh nghiệp sẽ không được phép vượt quá

11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp

Từ các nội dung như đã phân tích ở trên, nhóm tác giả cho rằng việc hoán

đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp dé xử lý nợ xấu của ngân hàng thương

mại nên được hiểu là việc ngán hàng thương mại thay vì thu hồi tiền nợ đã cho

doanh nghiệp vay, sẽ lấy khoản nợ xấu phải thu đó dé ‘mua’ chính cô phan củadoanh nghiệp (thường là cỗ phan phát hành thêm) với giá tương đương hoặctheo thỏa thuận giữa hai bên và trở thành chủ sở hữu một phan doanh nghiệp

nham xử lý nợ xấu.

Về bản chất, hoạt động hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệpkhông làm giảm bớt rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, mà

nó chỉ làm chuyên đổi rủi ro hoạt động từ hình thức này sang hình thức khác

Hay nói cách khác, việc hoán đổi vốn cho vay được đánh giá là không có khả

năng thu hồi khi đến hạn thành vốn góp của doanh nghiệp chỉ là việc chuyển

đối khoản tin dụng của ngân hàng thương mai sang hình thức đầu tư tài chính

vào doanh nghiệp, do đó, rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ được

chuyên đổi thành rủi ro đầu tư tài chính Khi đó, về phương diện thống kê, tỷ lệ

rủi ro tin dụng (chang hạn như tỷ lệ nợ xấu) của ngân hàng thương mai sẽ giảm

nhưng tỷ lệ rủi ro tài chính lại tăng lên, bởi vậy, tông rủi ro hoạt động của ngân

hàng thương mại là không đổi xét tại thời điểm hoán đổi nợ xấu thành vốn góp

của doanh nghiệp.”

Việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp củadoanh nghiệp được coi là một trong những biện pháp để xử lý nợ xấu của ngân

hàng thương mại với một số đặc trưng cơ bản như:

> Xem: Trần Công Hòa và Đỗ Thi Trà Linh, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyền vốn vay ngân hàng thành vốn góp cô phần — Đôi điều bàn luận và khuyến nghị”, Tap chi Ngân hàng,

số 24 — Tháng 12/2012, tr 32

Trang 17

Một là, về cơ ché thực hiện, hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh

nghiệp được thực hiện theo cơ chế thị trường, tức là thực hiện theo sự tự nguyện

và thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mắc nợ chứ không

có sự bắt ép hay can thiệp của nhà nước Về phía các ngân hàng thương mại,việc tiến hành hoán đổi nợ xấu phải có khả năng mang lại lợi ích cho ngân hàng

trong tương lai, giúp ngân hàng thu hồi lại nguồn vốn tín dụng đã cấp cho doanh

nghiệp Mục đích thu hồi nợ của ngân hàng có thé đạt được khi ngân hàng xétthấy doanh nghiệp còn có khả năng khôi phục hoạt động kinh doanh, ngân hàng

sẽ chấp thuận hoán đổi nợ xấu thành vốn góp, đồng thời có thể cấp thêm vốn

cho doanh nghiệp hoặc đứng ra giải quyết nợ của doanh nghiệp với các chủ nợkhác (nếu có) dé giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định, tìm kiếm lợi

nhuận Sau đó, ngân hàng có thé nhận lợi tức từ phần vốn góp vào doanh nghiệp

hoặc ban lại phần vốn góp vào doanh nghiệp dé thu hồi vốn Tuy nhiên, nếu

doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ lớn và quá xấu thì sẽ rất rủi ro cho ngân

hàng khi đầu tư vào doanh nghiệp, do đó, các cổ đông của ngân hàng sẽ không

chấp thuận dé ngân hàng hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp Lúcnày, ngân hàng thương mại có xu hướng tìm kiếm các biện pháp xử lý nợ xấukhác như bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản (Vietnam Asset

Management Company - VAMC) hoặc Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Vietnam Debt and Asset Trading Corporation — DATC) hay khởi

kiện ra tòa hơn là liều lĩnh đầu tư vào doanh nghiệp mà ngân hàng biết chắc là

sẽ không có khả năng khôi phục Về phía doanh nghiệp mắc nợ, việc hoán đôi

nợ xấu thành vốn góp phải mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tạo cơ hội cho

doanh nghiệp phục hồi trở lại với gánh no nan thấp hơn và có cơ hội dé vaythêm nguồn vốn mới giải quyết tinh trạng thiếu vốn của doanh nghiệp Theo đó,

ngân hang và doanh nghiệp mắc nợ thỏa thuận với nhau về việc tiến hành hoán

đôi nợ xâu thành vôn góp trên cơ sở hướng đên lợi ích của cả hai bên.

Trang 18

Hai là, về phương thức thực hiện, trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng

thương mai và doanh nghiệp mắc nợ, ngân hàng sẽ không thu hồi khoản tiền đã

cho doanh nghiệp vay mà sử dụng để hoán đổi hay mua một phần vốn của

doanh nghiệp (thường là cổ phần phát hành thêm) với giá tương đương hoặc

theo thỏa thuận giữa hai bên Khi tiễn hành biện pháp xử lý nợ xấu nay, van dé

quan trọng mà ngân hang thương mại phải thực hiện là tính toán mức giá dé xác

định chuyền đổi Việc xác định giá phan vốn của doanh nghiệp thường được cácbên xác định theo giá thị trường, có cân nhắc đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, chiều

hướng phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh, tình trạng thực

tế của doanh nghiệp tại tời điểm hoán đổi nợ thành vốn góp trong doanh

nghiệp.” Trên thực tế, ngân hàng thương mại phải thuê một tổ chức thâm địnhgiá độc lập định giá lại giá trị doanh nghiệp có nợ xấu và số nợ tồn đọng chưa

thé trả vốn vay cho ngân hàng thương mại, trong đó bao gồm cả tài sản thé chấp

khoản vay Về mặt kỹ thuật kế toán, trên cơ sở văn bản thỏa thuận hợp pháp, bộ

phận kế toán doanh nghiệp sẽ làm các bút toán điều chỉnh giảm nợ phải trả và

5 Xem: Trần Công Hòa va Đỗ Thị Trà Linh, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cô phần — Đôi điều bàn luận và khuyến nghị”, Tap chi Ngân hàng,

số 24 — Tháng 12/2012, tr 33

7 Phạm Hà Nguyên, “Chuyên nợ thành vốn góp”, Thời báo Ngân hàng, ngày 24/11/2016

Trang 19

Ngược lại, nếu ngân hàng không hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh

nghiệp thì tat nhiên, nợ xau van không thể được xử lý

Bốn là, hệ quả của việc thực hiện hoán đôi nợ xấu thành vốn góp đối vớingân hàng thương mai: làm thay đổi tư cách của ngân hàng thương mại từ chủ

nợ sang cô đông/bên góp vốn đối với khách hàng vay nợ Về mặt lý thuyết, cảngân hàng thương mại và khách hàng sẽ tạm thời khắc phục được những yếu

điểm trên bảng cân đối kế toán do thông qua việc hoán đổi nợ xấu thành vốn

góp, ngân hàng thương mại xóa nợ cho khách hàng, tạo cơ hội cho khách hànghồi phục hoạt động kinh doanh trong tương lai Về phía ngân hàng thương mai,mặc dù việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp không giúp ngân hàng thương mạigiảm thiểu rủi ro hoạt động nhưng ngân hàng thương mại sẽ không phải thựchiện nghĩa vụ trích lập dự phòng đối với khoản nợ xấu đã hoán đổi Bên cạnh

đó, với tư cách mới là bên góp vốn vào doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cóthể được hưởng lợi tức hoặc được phân chia lợi nhuận từ động kinh doanh của

doanh nghiệp trong tương lai và có các quyền như một chủ thể góp vốn vào

doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp mang lại được coi làgiải pháp kha thi được lựa chon dé xử lý nợ xấu bởi những lợi ích mà giải pháp

này mang lại cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung

1.12 Cơ sở cho việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu

Trước hết, như đã phân tích ở trên, hoạt động hoán đổi nợ xấu của

ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu được

coi là một trong những biện pháp để xử lý nợ xấu của các ngân hàngthương mại nói riêng, của cả hệ thong các tổ chức tin dụng nói chung Ty

lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại thời gian vừa qua có xu

hướng giảm (tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng cuối năm 2017

Trang 20

khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 20163), nhưng số

nợ xấu trong hệ thông vẫn cao Tính đến 31/3/2017, tông nợ xấu nội bảng

hệ thống TCTD trên 160.000 tỷ đồng.” Còn nếu tính cả một số khoản nợ

tiềm ân trở thành nợ xấu, cộng với nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài

sản của các TCTD (VAMC) nhưng chưa xử lý được đến hết tháng 9/2017,

nợ xấu toàn hệ thống tương đương 566.000 tỷ đồng '” Trong quý 1/2018,

một số ngân hàng lớn và trung bình của Việt Nam có nợ xấu tăng cao sovới đầu năm.'' Theo ông Nguyễn Văn Du, Phó chánh thanh tra giám sát

ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, công tác xử lý nợ xấu còn tôn tại

nhiều khó khăn và vướng mắc Tuy đến thời điểm tháng 6 năm 2018, tỷ lệ

nợ xấu so với tổng nợ giảm còn 2,09% thấp hơn so với cuối năm 2016 (là

2,46%), nhưng lại cao hơn so với cuối năm 2017 (1,99%) Tổng nợ xấu

nội bảng của các tô chức tin dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC hiện chưa

xử lý được và nợ cơ cau lại thời han trả nợ tiềm ẩn thành nợ xấu tuy đã

có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với tổng cho vay đầu tư vào

nền kinh tế (468.000 tỷ đồng, chiếm 6,67%) '

Đê xử lý nợ xâu, các ngân hàng thương mại đã đây mạnh việc áp

dụng nhiều biện pháp xử lý nợ như đòi nợ khách hàng, thu hồi nợ thông

Š Trần Thúy, Nợ xấu có xu hướng tăng trở lại,

http://cafef.vn/no-xau-co-xu-huong-tang-tro-lai-20180514165057921.chn, truy cập ngày 20/9/2018

? Bích Diệp, Hệ thong ngân hàng còn trên 160.000 tỷ đồng nợ xấu,

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/he-thong-ngan-hang-con-tren- 160000-ty-dong-no-xau-20170522102521482.htm, truy cap ngay 20/9/2018

© Đỗ Linh, Xử lý no xấu Can thị trường mua bản nợ đúng nghĩa,

http://saigondautu.com.vn/chu-diem-su-kien/xu-ly-no-xau-can-thi-truong-mua-ban-no-dung-nghia-53419.html, truy cap ngay 20/8/2018

!! Trần Thúy, Nợ xấu có xu hướng tăng trở lai,

http://cafef.vn/no-xau-co-xu-huong-tang-tro-lai-20180514165057921.chn, truy cập ngày 20/9/2018

!* Xem: Hoàng Ngân, Nợ xấu ngân hàng vẫn chưa bớt xấu,

http://www.baogiaothong.vn/no-xau-ngan-hang-van-chua-bot-xau-d269928.html, truy cập ngày 29/8/2018

Trang 21

qua việc phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khách hàng hoặc đòi

người bảo lãnh, khởi kiện khách hàng và phát mại doanh nghiệp hoặc lựachọn phương án bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua,”

nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn Xuất phát từ thực trạng

kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay còn nhiều yếu kémTM, trong khi ty

lệ nợ công ở mức cao ”, Chính phủ quyết tâm không xử lý nợ xấu trong hệthống ngân hàng thương mai bằng nguồn vốn ngân sách.'" Do đó, các ngânhàng thương mại cần chủ động day manh viéc thuc hién đồng bộ các giảipháp xử lý nợ xâu, bao gôm cả việc hoán đôi nợ xâu thành vôn góp.

Trong thời gian qua, một số ngân hàng thương mại đã thành công

trong quá trình xử lý nợ xấu với giải pháp hoán đổi nợ xấu thành vốngóp Một số doanh nghiệp được ngân hàng thương mại xóa nợ, chuyên

khoản nợ xấu thành vốn góp và được hỗ trợ khôi phục hoạt động kinh

doanh đã hoạt động ôn định trở lại và kinh doanh có lãi Có thé kế đến

một số trường hợp cụ thể như:

(1) Ngân hàng TMCP Sai Gon — Hà Nội đã thực hiện phương ánchuyên nợ thành vốn góp đối với Công ty CP Thủy sản Bình An(Bianfishco): vào giai đoạn 2011-2012, Bianfishco gặp khó khăn do

!3 Xem: Phan Thị Thu Hà và Phạm Thị Bich Duyên, “Bàn thêm về nợ xấu”, 7 ap chi Ngân hàng, Số 16 — 9/2016, tr 32

'“ Thao Lê, Thuc trạng kinh té - xã hội bộc lộ nhiễu yếu kém can giải quyết, http://nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/34484202-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-boc-lo- nhieu-yeu-kem-can-giai-quyet.html, truy cập ngày 20/9/2018

'S Anh Minh, WB: Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nợ công tang nhanh nhất,

cong-tang-nhanh-nhat-3650286.html, truy cập ngày 20/9/2018

https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/wb-vIet-nam-thuoc-nhom-quoc-g1a-co-no-'© Vận Ly, Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu,

http://www.thesaigontimes vn/td/265

156/Khong-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-de-xu-ly-no-xau.html, truy cập ngày 20/9/2018

Trang 22

nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu 6n định, chi phi sản xuất tăng cao, quản

trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh

bị đình trệ Do đó, Bianfishco bị thua lỗ và có số dư nợ đối với ngân hàng

và đối tác lên đến nghìn tỷ đồng Trên cơ sở sự đồng ý của Chính phủ,

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã hoán đổi nợ xấu thành cô phiếu

của Bianfishco, sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ của

Bianfishco và tham gia tái cầu trúc toàn diện hoạt động sản xuất, kinh

doanh của Bianfishco Hiện tại, Bianfishco được báo cáo là đã hoạt động

A : 4 Ầ r 1x*.l7

ôn định, bat đâu có lãi;

(1) Trường hợp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(VietinBank) tham gia làm cô đông chiến lược khi cô phan hóa các cảngthành viên thuộc Tổng công ty hàng hải (Vinalines) Theo đó, VietinBank

đã chuyển số nợ 5.000 tỉ đồng của Vinalines và các đơn vị thành viênthành vốn cô phan tại các cảng thành viên khi tiến hành cô phần héa.18

Đến nay, Vinalines đã phục hồi và cân bằng tài chính với tong tài sản hon

18.000 tỉ đồng va vốn chủ sở hữu gần 12.000 tỉ đồng;'”

(iii) Trường hop hai ngân hàng tham gia góp vốn Lien VietPostBank

và ABBank để tái cơ cấu lại Công ty cổ phần Thủy sản Phương Nam(Phương Nam) Vào thời điểm tháng 11/2012, Phương Nam nợ các ngân

hàng số tiền khoảng 1.599 tỷ đồng, đứng trên bờ vực phá sản.LienVietPostBank và ABBank cùng nhau góp vốn với tỷ lệ lần lượt là

!” Anh Vũ, Ngân hàng táo bạo đổi nợ xấu thành vốn góp,

https://thanhnien.vn/kinh-doanh/ngan-hang-tao-bao-doi-no-xau-thanh-von-gop-754138.html, truy cập ngày 20/9/2018

'S Hà Phương, Đổi nợ xấu DNNN thành vốn góp: Ai hưởng lợi?,

http://enternews.vn/chuyen-no-xau-thanh-von-gop-ngan-hang-hay-doanh-nghiep-duoc-loi-125312.html, truy cập ngày

20/9/2018

S Lan Nhi, Vinalines tuyên bo lãi hàng trăm tỉ dong,

http://www.thesaigontimes vn/268355/Vinalines-tuyen-bo-lai-hang-tram-ti-dong.html, truy

cap ngay 20/9/2018

Trang 23

62,43% và 34,17% vốn điều lệ của Công ty Phương Nam Sau 4 tháng táicau trúc, Công ty Phương Nam đã dat được những kết quả khả quan, hoạt

động kinh doanh liên tục phát triển.”

Nhìn chung, biện pháp xử lý nợ xấu thông qua việc hoán đổi nợ xấu

thành vốn góp doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ich: (i) Đối với các ngân hang

thương mại: giúp ngân hàng sớm loại bỏ khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài

chính, đồng thời tăng nguồn vốn do vốn vay chuyển thành khoản đầu tư tàichính của ngân hang; (ii) Đối với doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp thoát khỏi

áp lực trả nợ cho ngân hàng, có điều kiện khôi phục hoạt động sản xuất kinhdoanh từ nguồn cấp vốn của ngân hàng thương mại hoặc các nguồn vốn tíndụng, đầu tư khác; (iii) Đối với nền kinh tế: giúp giảm thiểu những tác động tiêucực như tình trạng pha sản doanh nghiệp, người lao động mat việc làm, hệ

thong ngân hàng thương mại mat ôn định.”

Trong khi đó, các biện pháp xử lý nợ xấu khác cũng chưa phát huy

được hết vai trò do còn nhiều vướng mắc Chăng hạn, đối với giải pháp

thu hồi nợ thông qua việc phat mai tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo

đảm bị chậm ảnh hưởng rất lớn tới nợ xấu của ngân hàng như làm tăng

chi phí hoạt động trong quá trình thu hồi nợ Ngoài ra, các tài sản bảo

đảm sẽ bị sụt giảm giá tri nghiêm trọng nếu việc phát mại bị dây dưa, như

hàng hóa lưu kho, sau khi bán đã không đủ để bù đắp cho khoản vay và

°° Nguyễn Văn Tho và Nguyễn Ngọc Linh, Xứ 1ý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam — Hiện trạng và kiến nghị,

https://Iuattaichinh.wordpress.com/2014/05/22/xu-l-no-xau-bang-bIien-php-chuyen-no-thnh-von-gp-tai-viet-nam-hien-trang-v-kien-nghi/, truy cập ngày 20/9/2018

?! Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, Xử 4) nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam — Hiện trạng và kiến nghị,

https://luattaichinh.wordpress.com/2014/05/22/xu-l-no-xau-bang-bien-php-chuyen-no-thnh-von-gp-tai-viet-nam-hien-trang-v-kien-nghi/, truy cập ngày 20/9/2018

Trang 24

lãi phát sinh.” Đối với giải pháp bán nợ xấu cho VAMC, nhiều ngân

hàng chưa “mặn mà” với giải pháp này” do nguồn lực tài chính củaVAMC khá hạn chế” hay pháp luật hiện hành chưa có quy định hướngdẫn về việc nộp thuế khi bán tài sản bảo đảm là bất động sản cho khoản

nợ xấu VAMC mua từ tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho người mua nợ

do không lay được tài sản bao đảm vì thuế chưa đóng.” Còn giải pháp

bán nợ xấu cho DATC thì cũng gặp không ít khó khăn do mô hình mua

nợ hiện nay còn bất cập, DATC mua nợ xấu hoàn toàn bằng tiền mặt nêndẫn đến bất cập DATC không thu lại được tiền ban đầu trả cho ngườibán, giá vốn xử lý nợ cao hơn (do phải tính cả tiền lãi suất trên số tiền bỏ

ra trả cho người bán); hay áp lực về việc tạo ra lợi nhuận đối với DATC

làm cho quá trình lựa chọn phân tích, tính toán phương án trả nợ thương

thảo, thỏa thuận với ngân hàng bị kéo dài.

Do đó, để giải quyết triệt dé các khoản nợ xấu, các ngân hàng thương

mại cần day manh thuc hién nhiéu bién phap, bao gồm cả việc hoán đôi

nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp

32 Dé quản lý tốt nợ xấu tại các ngân hàng thương mai,

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/de-quan-ly-tot-no-xau-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-113733.html, truy cập ngày 20/9/2018

® Hoàng Thị Duyên, “Bàn về hiệu qua xử lý nợ xấu”, Tap chi Tài chính, Ky I Số tháng

8/2016, http://tapchitaichinh 92336.html, truy cap ngay 20/9/2018

vn/kinh-te-vi-mo/ban-ve-hieu-qua-xu-ly-no-xau-ngan-hang-® Xem: Lê Thị Thùy Vân, “Nỗ lực xử ly nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các tô chức tin dụng ở Việt Nam”, Tap chí Ngân hàng, Số 6 — 3/2018, tr 20

°° Linh Nhật, Sau Nghị quyết 42, đã thu hồi được khoảng 37.000 tỷ đồng nợ xấu,

http://anninhthudo.vn/kinh-doanh/sau-nghi-quyet-42-da-thu-hoi-duoc-khoang-37000-ty-dong-no-xau/767401.antd, truy cập ngày 20/9/2018

Trang 25

1.2 Khái quát về pháp luật điêu chỉnh việc hoán đôi nợ xâu của ngần

hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp trong quá trình xử lý nợ xấu

1.2.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu

Là cơ sở pháp lý dé các chủ thể có liên quan thực hiện hoán đổi nợ

xấu thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu và cơ quan nhà nước

thực hiện giám sát, quản lý về xử lý nợ xấu trong hệ thống các ngân hàngthương mại, pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng

thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu cần được

quan tâm nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện.

Pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốngóp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu tạo ra những chuẩn mực xử sựmang tính bắt buộc chung cho các chủ thể có liên quan như các ngânhàng thương mại và các doanh nghiệp mang nợ khi thực hiện hoán đôi nợ

xấu thành vốn góp doanh nghiệp Thông thường, pháp luật được xây dựng

phải hướng tới và tác động vào các quan hệ xã hội đặc trưng của nội dung

pháp luật ấy Dựa vào khái niệm về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanhnghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, theo quan niệm chung

nhất, pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý

nợ xấu của ngân hàng thương mai /d tdp hợp các quy phạm pháp luật donhà nước ban hành hoặc thừa nhận diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mang nợ

thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp côphần của doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu

Có thể thấy, pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh

nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mắc nợ,

giữa cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên đôi với ngân hàng thương

Trang 26

mại và giữa cơ quan quản ly nhà nước có thấm quyền đối với doanh

nghiệp mắc nợ trong quá trình thực hiện hoán đổi nợ xấu của các ngân

hàng thương mại thành vốn góp cổ phan của doanh nghiệp mắc nợ Cụ

thể, pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp để xử lý

nợ xau của ngân hàng thương mại đặt ra các nguyên tắc về việc hoán đổi

nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phần của doanh

nghiệp; quy định về loại nợ xấu của ngân hàng thương mại được phépthực hiện hoán đổi thành vốn góp cổ phan của doanh nghiệp; quy định

tông mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các

doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng

thương mại đó (không bao gồm mức góp vốn, mua cô phần của công ty

quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại,

công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản

lý); đồng thời quy định các trình tự, thủ tục thực hiện việc hoán đổi no

xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cô phan của doanh nghiệp;đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồi phục của doanh nghiệp mắc

nợ để các ngân hàng thương mại quyết định thực hiện việc hoán đổi nợxấu thành vốn góp cô phần cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối

với doanh nghiệp được hoán đổi nợ xấu; cũng như thiết lập cơ chế giám

sát và xử lý vi phạm chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thâm quyền để

thúc day hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hang thương mai có hiệuquả Các quy phạm pháp luật điều chỉnh tất cả các mối quan hệ đó tạo

thành hệ thống pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh

nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, hệ thốngpháp luật này cần được sắp xếp một cách rõ ràng, khoa học thành các bộ

phận cấu thành để các cá nhân, tổ chức trong xã hội cũng như cơ quan

quản lý nhà nước dễ dàng áp dụng trên thực tế

Trang 27

Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp dé xử lý

nợ xấu của ngân hàng thương mai được đảm bảo bang sức mạnh cưỡng

chế của Nhà nước, buộc các chủ thể có liên quan như các ngân hàng

thương mại, các doanh nghiệp mắc nợ và cơ quan quản lý nhà nước có

thâm quyền phải tuân theo, và có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thô

Hiện nay, việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại thông

qua việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phan của doanh nghiệp đã vađang đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống quy phạm pháp luật đủ hoàn

thiện, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể có liên quan thực hiện hoán

đôi nợ xấu thành vốn góp cổ phan để xử lý nợ xấu của hệ thống các ngân

hàng thương mai, cùng với các chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh để có thé

ngăn chặn và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật nhằm day nhanhquá trình xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống các ngân

hàng thương mại Do đó, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về hoán

đôi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phần của doanh

nghiệp nhằm xử lý nợ xấu cần phải được thực hiện liên tục, gắn liền với

yêu cầu về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên thực tế, phù

hợp với tình hình nợ xấu và khả năng xử lý nợ xấu của mỗi ngân hàng

thương mại, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu trong hệ

thống các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao như hiện nay và không

có biện pháp xử lý nợ xấu nào có thể giải quyết triệt để toàn bộ số nợ xấutrong hệ thống các ngân hàng thương mại

1.2.2 Đặc điểm, vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi

nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vẫn góp của doanh nghiệp nhằm

xử lý nợ xấu

Trước hết, về đối tượng điều chỉnh, pháp luật về hoán đôi nợ xấuthành vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mạiđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa ngân hàng thương mại và

Trang 28

doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp, giữa cơ quan

quản lý nhà nước có thâm quyên đối với ngân hàng thương mại và giữa

cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền đối với doanh nghiệp mắc nợ

trong quá trình cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc giám sat, quản

lý, điều tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp cô phan của doanh nghiệp

Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh, pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành

vốn góp doanh nghiệp để xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại baogồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thực hiện hoạt động hoánđôi nợ xấu của các ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phan cô phancủa doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu Pháp luật về hoán đổi nợ xấu của

ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phần doanh nghiệp nhằm xử lý

nợ xau được áp dụng với các ngân hang thương mại có nợ xấu được phép

thực hiện hoán đổi thành vốn góp cỗ phan của doanh nghiệp, các doanh

nghiệp mắc nợ (nợ xấu) đối với ngân hàng thương mại và với các cơ quannhà nước có thâm quyên trong quá trình quản lý, giám sát, điều tra và xử

lý vi phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành

vôn góp doanh nghiệp nham xử lý nợ xấu Cụ thé, pháp luật về hoán đôi

nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử

lý nợ xấu điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp có

vốn góp nhà nước hoặc không có vốn góp của nhà nước) thông qua cácquy định về các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại được phép thực

hiện hoán đổi thành vốn góp cổ phan của doanh nghiệp; các nguyên tac

thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cô

phan của doanh nghiệp; tổng mức góp vốn, mua cỗ phan của một ngân

hàng thương mại vào các doanh nghiệp; các trình tự, thủ tục thực hiện

Trang 29

việc hoán đôi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phần

của doanh nghiệp; các tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồi phục của doanh

nghiệp mắc nợ để các ngân hàng thương mại quyết định thực hiện việc

hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phan cũng như thực hiện các biện pháp

hỗ trợ đối với doanh nghiệp được hoán đôi nợ xấu; thẩm quyền giám sat,quản lý của cơ quan nhà nước có thâm quyền đối với việc hoán đổi nợxấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cô phan của doanh nghiệpnhằm thúc đây hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại đạthiệu quả và bảo đảm an toàn cho hệ thống các ngân hàng thương mại.Như vậy, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu rộng

hơn so với phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hoán đổi nợ xấu thànhvốn góp cổ phan của các doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phan

hóa, nhưng lại hẹp hơn so với phạm vi điều chỉnh của pháp luật về xử lý

nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung với nhiều biện

pháp xử lý nợ xấu khác như bán nợ xâu cho VAMC hoặc DATC hay khởikiện ra tòa Tuy nhiên, hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành

vôn góp doanh nghiệp được coi là một biện pháp xử lý nợ hữu hiệu nênpháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp

doanh nghiệp nhăm xử lý nợ cũng là một bộ phận quan trọng trong tổng

thể các các quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng

thương mại nói chung.

Thứ ba, pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp doanh nghiệp nham xử lý nợ xấu tập trung vào ba van détrọng tâm là quy định các điều kiện dé thực hiện việc hoán đổi nợ xấu của

ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp; quy định về trình tự

và thủ tục thực hiện việc hoán đôi nợ xấu của ngân hàng thương mạithành vốn góp doanh nghiệp; cũng như quy định về việc thiết lập cơ chế

Trang 30

giám sat và xử ly vi phạm cua co quan nhà nước có thâm quyên đôi với

hoạt động hoán đôi nợ xâu của ngân hàng thương mại thành vôn góp

doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu

Thứ tư, về kết cấu, pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hang

thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu bao gồm các

quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại

và các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mạitrong lĩnh vực ngân hàng; các quy định pháp luật trong lĩnh vực doanhnghiệp nói chung va các quy định pháp luật cụ thé về cỗ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước nói riêng cùng các văn bản hướng dẫn thi hành; và các

quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành hoán đổi nợ xấu thànhvốn góp cô phan của doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán Theo đó,

các hành vi vi phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương

mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu sẽ bao gồm các viphạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính va vi phạm phápluật hình sự; các chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật vềhoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệpnhằm xử lý nợ xấu cũng sẽ bao gồm chế tài xử lý vi phạm dân sự, chế tài

xử lý vi phạm hành chính và chế tài xử lý vi phạm hình sự

Thứ năm, mục đích hướng đến của pháp luật về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp là tạo cơ sở pháp

lý điều chỉnh việc thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu của các ngân

hàng thương mại một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho hệ thống cácngân hàng thương mại và qua đó, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tếquốc gia Như vậy, mục đích điều chỉnh của pháp luật về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhăm xử lý nợxâu không chỉ nhăm điêu chỉnh các thoả thuận hoán đôi nợ xâu thành vôn

Trang 31

góp cô phân giữa ngân hàng thương mai và doanh nghiệp mac nợ, mà còn

hướng đên việc nhanh chóng xử lý các khoản nợ xâu của các ngân hàng

thương mại nói riêng, của hệ thông các tô chức tín dụng nói chung.

Pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn

góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu là cơ sở pháp lý để thực hiện xử lý

nợ xấu của các ngân hàng thương mại thông qua biện pháp hoán đôi nợxấu thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng

trong hệ thống quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương

mại nói riêng và của hệ thông các tô chức tín dụng nói chung.

Trước hết, xuất phát từ tính chất nguy hiểm của nợ xấu đối với sự

an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và con số nợ xấuhiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao, do đó,

việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại trong thực tế nếu không đạt

được hiệu quả như mong đợi thì nợ xấu có thé tác động tiêu cực đến sự

an toàn và hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng và

tác động đến toàn bộ nên kinh tế nói chung Pháp luật về hoán đổi nợ xấucủa ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ

xấu trước hết là công cụ quan trọng bậc nhất trong công tác xử lý nợ xấuthông qua biện pháp hoán đồi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp, tạo lậpchuẩn mực chung cho việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của ngân hàng

thương mại với doanh nghiệp mắc nợ, thúc đây quá trình xử lý nợ xấu

trong hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng, và tăng cường hiệuquả xử lý nợ xâu trong nên kinh tê nói chung.

Bên cạnh đó, pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương

mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu là cơ sở pháp lý dé

các ngân hàng thương mại thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn gópdoanh nghiệp để xử lý nợ xấu, có thể bảo đảm an toàn trong hoạt động xử

lý nợ xấu cũng như an toàn trong hoạt động kinh doanh của chính các

Trang 32

ngân hàng thương mại và tạo cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ khôi phục

hoạt động kinh doanh, thoát khỏi tình trạng mắc nợ xấu, đồng thời có thể

huy động nguồn vốn từ chính các ngân hàng thương mại cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.

Thêm nữa, pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu là cơ sở pháp lý quantrọng để cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện quá trình quản lý,

giám sát, điều tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu nhằm

thúc day hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mai đạt hiệu

quả và bảo đảm an toàn cho hệ thống các ngân hàng thương mại

Ngoài ra, hệ thống các quy định pháp luật hoàn thiện về hoán đổi

nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử

lý nợ xấu chính là điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế quốc tế, đảm

bảo sự minh bạch, an toàn của hệ thống tài chính, tín dụng quốc gia, là cơ

sở tạo lập và gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền

kinh tế Việt Nam, góp phan phát triển kinh tế đất nước trong tương lai

1.2.3 Nội dung pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thươngmại thành von góp cua doanh nghiệp nham xử lý nợ xâu

Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của pháp luật

về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh

nghiệp nhằm xử lý nợ xấu, có thé xác định pháp luật về hoán đổi nợ xấu

của ngân hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp bao gồm các quy

định pháp luật về các điều kiện thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn gópdoanh nghiệp, trình tự và thủ tục thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân

hàng thương mại thành vốn góp doanh nghiệp, quyền hạn và trách nhiệm

của cơ quan nhà nước có thâm quyên trong việc quản lý, giám sát và xử

Trang 33

lý vi phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành

vôn góp của doanh nghiệp nhăm xử lý nợ xâu.

Theo đó, pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mạithành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu bao gồm các nội dung

chính: (i) nhóm các quy định pháp luật về các điều kiện thực hiện hoán

đôi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp của doanh nghiệp

doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu; (ii) nhóm các quy định pháp luật vềtrình tự và thủ tục thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp; (iii) nhóm các quy định pháp

luật về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật của các chủ thê có

thâm quyền đối với hoạt động hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mạithành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp nhằm thúc day hoạt động xử lý

nợ xấu của các ngân hàng thương mại đạt hiệu quả và bảo đảm an toàntrong hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại

Nội dung của các nhóm quy phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của

ngân hàng thương mại thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp được

khái quát như sau:

Thứ nhất, nhóm các quy phạm pháp luật về các điều kiện thực hiện

hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp của doanh

nghiệp thường xác định rõ các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mạiđược phép thực hiện hoán đôi; đồng thời giới hạn mức vốn góp của ngân

hàng thương mại trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả phần vốn

góp được hoán đổi từ các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại vàocác doanh nghiệp mắc nợ; dé ra các tiêu chuẩn đánh giá khả năng hồiphục của doanh nghiệp mắc nợ để các ngân hàng thương mại quyết địnhthực hiện việc hoán đôi nợ xấu thành vốn góp cô phần cũng như thực hiệncác biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp được hoán đổi nợ xấu; và quy

định các điêu kiện cụ thê áp dụng đôi với việc hoán đôi nợ xâu của ngân

Trang 34

hàng thương mại thành vốn góp của doanh nghiệp trong các lĩnh vực và

áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp Khi tiến hành xử lý nợ xấu

của các ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện hoán đổi nợ xấu

của ngân hàng thương mại thành vốn góp của doanh nghiệp thì việc xác

định rõ khoản nợ nào là nợ xấu và cần thiết xử lý nhanh chóng và hiệu

quả, phù hợp với tình hình của các ngân hàng thương mại là cần thiết

nhằm đảm bảo việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại thực chất

và khả thi Bên cạnh đó, việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại

thành vốn góp của doanh nghiệp về bản chất chính là việc ngân hàng

thương mại góp vốn vào doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần của doanh

nghiệp với giá trị tương đương với giá trị của khoản nợ xấu được hoán

đổi, do đó, các ngân hàng thương mại phải đảm bảo tuân thủ quy định vềmức góp vốn, mua cô phần vào các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàncho hoạt động của các ngân hàng thương mại, hạn chế trường hợp doanhnghiệp lợi dụng việc hoán đổi để kêu gọi đầu tư, tăng vốn sở hữu từnguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, đồng thời hạn chế được tình

trạng rủi ro cho hệ thống các ngân hàng khi phải thực hiện đầu tư vào cáclĩnh vực kinh doanh khác Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán

đôi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp của doanh nghiệpcũng cần dé ra các tiêu chuân đánh giá khả năng hồi phục của doanh

nghiệp mắc nợ để các ngân hàng thương mại có cơ sở ra quyết định thực

hiện việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phần cũng như thực hiện các

biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp được hoán đổi nợ xấu Điều này là

cần thiết để tạo cơ sở tiền đề cho các ngân hàng thương mại xem xét, cânnhắc đưa ra phương án hoán đổi nợ xấu phù hợp với tình hình hoạt động

của ngân hàng và tình hình tài chính, triển vọng kinh doanh của doanh

nghiệp mắc nợ trong tương lai, cũng như dé ra các biện pháp hỗ trợ

doanh nghiệp mắc nợ khôi phục nhằm đảm bảo an toàn cho chính các

ngân hàng thương mại, góp phân xử lý nợ xâu an toàn và hiệu quả.

Trang 35

Thứ hai, nhóm các quy định pháp luật về trình tự và thủ tục thực

hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cổ phần

của doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại và

doanh nghiệp mắc nợ thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cô phan

của doanh nghiệp kể từ khâu lập phương án hoán đổi, quyết định việc

hoán đổi, tiễn hành thỏa thuận về việc hoán đối, quyết định mức hoán đôi

và thời điểm hoán đổi, cho đến khi tiến hành việc hoán đổi và thực hiệncông tác kế toán sau hoán đổi Các quy định này có ý nghĩa quan trọngtrong việc đảm bảo việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thànhvốn góp cô phần của doanh nghiệp được hiệu quả và phù hợp với quy

định pháp luật hiện hành áp dụng đối với doanh nghiệp và các ngân hàng

thương mại Về nguyên tắc, việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thươngmại thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở tự

nguyện, tự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mắc

nợ, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàngthương mại, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thé có liênquan, quy định về trình tự và thủ tục thực hiện hoán đôi no xấu của ngânhàng thương mại thành vốn góp cổ phan của doanh nghiệp có ý nghĩa

quan trọng Bởi lẽ, việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp cổ phan của

doanh nghiệp sẽ làm thay đổi nội dung về vốn góp cổ phần của doanhnghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu

của doanh nghiệp, do đó, pháp luật cần quy định việc hoán đổi nợ xấu

thành vốn góp cô phan của doanh nghiệp phải được các cô đông hiện hữu

của doanh nghiệp biết và quyết định Hơn nữa, đối với công ty đại chúngthì việc thay đổi nội dung về vốn góp cô phần còn cần phải được công bố

thông tin kịp thời đến các nhà đầu tư để đảm bảo lợi ích chính đáng của

họ cũng như đảm bảo sự minh bạch an toàn của thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, việc hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vongóp cổ phan của doanh nghiệp làm thay đổi nguồn vốn kinh doanh của

Trang 36

các ngân hàng thương mại, làm thay đổi mức góp vốn, mua cô phần củangân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, do đó sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh và mức độ an toàn

trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Bởi vậy, các quy địnhpháp luật về trình tự va thủ tục thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng

thương mại thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa

quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, nhóm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước và xử lý

vi phạm pháp luật đối với hoạt động hoán đổi nợ xấu của ngân hàng

thương mại thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp nhăm xử lý nợ xấuđặt ra các quy định về các chủ thé có thẩm quyền quản lý đối với hoạt

động hoán đổi nợ xấu của ngân hàng thương mại thành vốn góp cô phan

của doanh nghiệp, đồng thời quy định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi

chủ thể quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật

đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hoán đổi nợ xấu của ngân hangthương mại thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp Các quy định này

có y nghĩa quan trọng trong việc thúc đây quá trình xử lý nợ xấu trong hệthống các ngân hàng thương mại, đảm bảo việc hoán đổi nợ xấu thànhvốn góp của doanh nghiệp không bi lợi dung dé che đậy nợ xấu hoặc dẫnđến tình trạng sở hữu chéo thông qua các công ty con, công ty liên kết, từ

đó đảm bảo an toàn, ôn định cho hệ thống các ngân hàng thương mại nói

riêng, và đảm bảo an toàn, ôn định cho nên kinh tê nói chung.

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN ÁP

DỤNG PHÁP LUẬT VE HOAN DOI NO XAU CUA NGAN HÀNG

THUONG MAI THÀNH VON GOP TRONG QUA TRÌNH XU LY NO XAU

2.1 Thực trang quy định pháp luật điều chỉnh việc hoán đổi nợ xấu

của ngân hàng thương mại thành vốn góp trong quá trình xử lý nợ xấu

Ở Việt Nam, việc hoán đôi nợ thành vốn góp được ghi nhận trongcác quy định của pháp luật cùng với quá trình cổ phần hoá các doanhnghiệp nhà nước Từ những năm 2000, với mục đích giúp các NHTM nhànước xử lý nợ xấu và cổ phan hoá các công ty nhà nước yếu kém về tài

chính, Nha nước đã cho phép các doanh nghiệp nhà nước được chuyển nợ

thành vốn góp Trải qua nhiều năm, khung pháp lý điều chỉnh về hoán đổi

nợ thành vốn góp ngày càng được hoàn thiện

Hiện nay, việc hoán đôi nợ xâu thành von góp doanh nghiệp nham

xử lý nợ xâu của các ngân hàng thương mại được thực hiện trên cơ sở các

quy định pháp luật như sau:

Trước hết, trong lĩnh vực ngân hàng, việc chuyển đổi nợ xấu thànhvốn góp doanh nghiệp vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thé Năm

2016, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra một dự thảo thông tư quy định cụ

thé việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp dé lay ý kiến rộng rãi nhưngđến nay vẫn chưa được ban hành Tuy nhiên, Luật các Tổ chức tín dụngnăm 2010 và Luật sửa đổi năm 2017 cho phép các ngân hàng thương mạiđược quyền góp vốn, mua cô phan doanh nghiệp trong giới hạn nhất định.Bên cạnh đó, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gan voi xu

ly nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo

Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 đã xác định các giải pháp

xử lý nợ xấu của tô chức tin dụng, trong đó bao gồm cả giải pháp chuyên

nợ xấu thành vốn góp đối với các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng

xây dựng cơ bản có nguôn gôc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa

Trang 38

phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cho vay theo cácchương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ

được Chính phủ bảo lãnh: “Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp

nhà nưóc: Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm

xác định định hướng hoạt động của doanh nghiệp dé có biện pháp xử lyphù hợp, trong đó: (i) Xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếucó); (ii) Trường hợp tiếp tục duy trì hoạt động thì cho phép tô chức tindụng chuyển nợ thành vốn góp hoặc bồ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp

để có nguôn trả nợ tô chức tín dung; (iii) Cho phá sản doanh nghiệp để

tô chức tin dụng thu hôi khoản nợ liên quan.””°

Như vậy, ngân hàng thương mại được phép chuyên nợ xấu thành vốngóp đối với nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số1058/QĐ-TTg để xử lý nợ xấu Khi đó, ngân hàng thương mại phải đảmbảo tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần tại Điều

129 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 Cụ thê, mức gop vốn, mua côphần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kếtcủa ngân hàng thương mại đó (không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phancủa công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàngthương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công

ty đó quản lý”) vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốnđiều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.” Bên cạnh đó, tổng mức gópvốn, mua cổ phan của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, ké

cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó (khôngbao gồm mức góp vốn, mua cổ phan của công ty quản lý quỹ là công ty

? Phần B, mục II, khoản 2, điểm đ của Đề án Cơ cấu lại hệ thong cac TCTD gan voi xu ly no xau giai doan 2016-2020.

*7 Khoản 22 Điều 1 Luật Các tổ chức tin dụng sửa đổi năm 2017

* Khoản 1 Điều 129 Luật Các tổ chức tin dung năm 2010

Trang 39

con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào

một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý”) không được vượt

quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.” Các quyđịnh về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại theoLuật Các tổ chức tín dụng cũng được hướng dẫn cụ thể tại Mục 6 Thông

tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và các văn bản sửa đổi, bố

sung như Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 và Thông tư

số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017

Thứ hai, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy địnhviệc các ngân hàng thương mại với tư cách là chủ nợ của doanh nghiệp nhà

nước được phép hoán đôi nợ xâu thành vôn góp cô phân đê xử lý nợ xâu.

Cụ thé, lần đầu tiên việc hoán đôi nợ thành vốn góp cô phần của

doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CPban hành ngày 04/7/2002 Theo đó, “đoanh nghiệp phải huy động cácnguồn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi thực hiện côphần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử ly hoặc chuyển thành vốngóp cổ phần Việc chuyển nợ thành vốn góp cô phan được xác định thôngqua kết quả đấu giá bản cô phan hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoảthuận nhưng không thấp hơn giá bán cô phan cho các đối tượng khácngoài doanh nghiệp ”” Đôi với trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về

khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn đối với ngân hàng thương mại

thì “doanh nghiệp thoả thuận với Ngân hàng cho vay để được giãn no,

khoanh nợ, xoá nợ, giảm lãi suất vay hoặc chuyên von vay thành von gop

” Khoản 22 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đôi năm 2017

3° Khoản 3 Điều 129 Luật Các tổ chức tin dung năm 2010

3! Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 04/7/2002

Trang 40

cô phan Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm xử ly các khoản nợ

đọng theo quy định hiện hành”.”

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số

69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với

doanh nghiệp nhà nước Theo đó, khoản 2 Điều 12 Nghị định số

69/2002/NĐ-CP quy định: “Đối với doanh nghiệp dang thực hiện thủ tục

cô phan hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ, xoá nợ nói trên,doanh nghiệp phối hợp với Ngân hàng chủ nợ và các tô chức có chứcnăng mua bán nợ để xử ly phan nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng muahoặc bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của Ngân hàng vào doanhnghiệp cô phan theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.”

Đến ngày 10/12/2004, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ban hành

ngày 16/11/2004 chính thức có hiệu lực thi hành cũng quy định cho phép

thực hiện việc hoán đổi nợ thành vốn góp cô phần của doanh nghiệp nhà

nước đối với chủ nợ (bao gồm các ngân hàng thương mại): “Doanh nghiệpphải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến han trả trướckhi cổ phan hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ dé xử lý hoặc chuyểnthành vốn góp cô phan Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phan được xácđịnh thông qua kết quả đấu giá bán cô phân hoặc do doanh nghiệp vàchủ nợ thoả thuận để xác định giá tham gia đấu giá ”””

Tiếp theo đó, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ban hành ngày26/6/2007 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2007, thay thế Nghị định

số 187/2004/NĐ-CP đã sửa đổi việc ghi nhận giá trị chuyển đổi các

khoản nợ thành vốn góp cổ phan theo kết qua dau giá thành công của chủ

nợ: “Doanh nghiệp cô phan hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp

dé thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa hoặc

3 Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 04/7/2002

3 Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w