Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN đã triển khai nhiều chính sách nhằm xử lý nợ xấu, bao gồm việc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngân hàng, sử dụng Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
………
BÙI THU THUỶ
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Hà Nội - Năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
………
BÙI THU THUỶ
TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN VĂN LỆ
Hà Nội - Năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Lệ Các số liệu, kết quả nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Trong luận văn, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được tôi ghi nguồn đầy đủ và trung thực
Tác giả luận văn
Bùi Thu Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá và các phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Lệ, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp các báo Thời báo Ngân hàng, Báo Công Thương đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 07 năm 2024
Tác giả luận văn
Bùi Thu Thủy
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
5 Phương pháp nghiên cứu 16
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 17
7 Bố cục luận văn 18
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 18
1.1 Các khái niệm liên quan 18
1.2 Vai trò của Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo chí 27
1.3 Đặc điểm của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Error! Bookmark not defined 1.4 Các yêu cầu của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32
1.5 Yếu tố tác động đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử 37
1.6 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 45
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 46
2.1 Giới thiệu cơ quan báo chí trong diện khảo sát 46
Trang 62.2 Thực trạng hoạt động truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 49
2.3 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 81
3.1 Một số vấn đề đặt ra 81
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo điện tử 91
3.2.1 Giải pháp đổi mới nội dung 91
3.2.2 Giải pháp đổi mới hình thức, phương thức truyền thông 103
3.3 Một số khuyến nghị 111
3.3.2 Đối với các cơ quan báo chí điện tử khảo sát 114
3.3.3 Đối với đội ngũ làm báo 119
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 121
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Trang 7DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Bảng khảo sát số lượng tin, bài trên báo điện tử khảo sát 50Bảng 2.2: Bảng khảo sát số lượng tin, bài các thể loại báo chí 59Bảng 2.3: Bảng khảo sát số lượng các tít bài viết trên các báo khảo sát 61
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nợ xấu là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng của bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam không phải là ngoại lệ Việc xử lý nợ xấu không chỉ giúp cải thiện tình hình tài chính của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nền kinh tế Trong giai đoạn 2021 - 2022,
do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm các giải pháp xử lý hiệu quả và kịp thời
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai nhiều chính sách nhằm xử lý nợ xấu, bao gồm việc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngân hàng,
sử dụng Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phát hành trái phiếu đặc biệt Nghiên cứu các chính sách này giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và cung cấp những bài học quý báu cho việc hoạch định và thực hiện chính sách trong tương lai
Truyền thông chính sách trên báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến các chính sách nói chung, chính sách về xử lý nợ xấu tới công chúng Thông tin chính xác, kịp thời và dễ hiểu về các chính sách này giúp tăng cường sự minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và các nhà đầu tư Báo điện tử với khả năng tiếp cận rộng rãi và nhanh chóng trở thành công cụ hữu hiệu để truyền tải các thông điệp từ NHNN đến công chúng Phân tích vai trò của báo điện tử trong việc truyền thông chính sách sẽ giúp hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến lược truyền thông hiện tại và đề xuất các giải pháp cải thiện Truyền thông có thể tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của công chúng Thông qua việc nghiên cứu cách báo điện tử truyền tải thông tin về
Trang 10của người dân đối với các chính sách này Điều này giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin, từ đó hỗ trợ quá trình thực thi chính sách một cách hiệu quả hơn
Đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong việc bổ sung kiến thức học thuật về truyền thông chính sách và quản lý nợ xấu mà còn có giá trị thực tiễn cao Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả Nghiên cứu cũng cung cấp những gợi ý quan trọng cho NHNN và các tổ chức tín dụng trong việc cải thiện các biện pháp xử lý nợ xấu, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam
Có thể nhận định lại rằng, đề tài “Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được lựa chọn vì một vài lý do sau Thứ nhất, nợ xấu là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống tài chính và
sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam Thứ hai, việc xử lý nợ xấu liên quan trực tiếp đến khả năng phục hồi và phát triển của các ngân hàng thương mại
và toàn bộ nền kinh tế Thứ ba, truyền thông chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ phía xã hội, doanh nghiệp và người dân đối với các giải pháp xử lý nợ xấu Thứ tư, sự minh bạch trong truyền thông giúp củng cố niềm tin vào hệ thống tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và các yêu cầu về quản lý tài chính toàn cầu Nghiên cứu này giúp tìm hiểu sâu hơn về cách truyền thông chính sách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và bền vững
Với những lý do trên, đề tài “Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận
Trang 11mà còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và kinh tế Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy chưa có nhiều các công trình đi sâu vào nghiên cứu riêng, cụ thể về nội dung “Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu liên quan gần với nội dung đề tài mà tác giả nghiên cứu Sau đây là một số công trình nghiên cứu:
Báo chí truyền thông – những vấn đề trọng yếu
Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” do Dương Xuân Sơn,
Đinh Văn Hường và Trần Quang xuất bản năm 2003, cung cấp những kiến thức nền tảng về phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng và chức năng của báo chí Nó giúp người đọc hiểu sâu về hiệu quả và tính sáng tạo trong hoạt động báo chí, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực này Hệ thống kiến thức cơ bản sẽ được mở rộng và đào sâu trong các chuyên đề cụ thể về báo chí
Cuốn sách “Media Management: A Casebook Approach” của C Ann
Hollifield, Jan LeBlanc Wicks và George Sylvie, xuất bản năm 2009, áp dụng phương pháp học tập thông qua các tình huống thực tế trong lĩnh vực quản lý truyền thông Cuốn sách cung cấp nhiều trường hợp nghiên cứu và ví dụ minh họa, giúp người đọc hiểu và áp dụng các nguyên tắc quản lý vào ngành truyền thông Nội dung cuốn sách bao gồm các chủ đề như quản lý tổ chức truyền thông, nhân sự, chiến lược kinh doanh, dự án và tài chính trong bối cảnh truyền thông
Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” của Nguyễn Văn Dững, xuất bản năm
2012, là một giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản và toàn diện về lý luận báo
Trang 12hoạt động báo chí, cũng như đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí Ngoài ra, cuốn sách còn trình bày các chức năng và nguyên tắc cơ bản, vai trò của các chủ thể trong hoạt động báo chí và vấn đề tự do báo chí
Cuốn sách “The Future of Journalism: Developments and Debates” do
Bob Franklin và David Murphy biên tập, xuất bản năm 2013, tập trung vào tương lai của ngành báo chí và những phát triển, tranh luận liên quan Cuốn sách đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về những thách thức và cơ hội của báo chí trong thời đại số hóa Nội dung bao gồm các chủ đề như sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số, tác động của mạng xã hội và tin tức giả, vai trò của nhà báo công dân, quyền riêng tư và an ninh thông tin, quan hệ giữa báo chí và chính quyền, và sự tương tác giữa báo chí truyền thống và báo chí công dân Nó cung cấp những phân tích sâu sắc và cái nhìn toàn diện về tương lai của ngành báo chí trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Cuốn “Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định” là
tuyển tập các bài viết về sự phát triển của báo chí và truyền thông từ khởi nguồn đến hiện đại Cuốn sách liên kết báo chí và truyền thông với các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và đời sống, đồng thời nêu bật trách nhiệm và nghiệp
vụ của người làm báo trong bối cảnh hiện nay
Cuốn sách “Managing Media Convergence: Pathways to Journalistic
Transformation” của Tim P Vos, xuất bản năm 2016, tập trung vào việc quản
lý sự hội tụ truyền thông và những con đường đổi mới trong ngành báo chí Cuốn sách khám phá các yếu tố và quy trình cần thiết để tổ chức truyền thông thích nghi và phát triển trong môi trường hội tụ hiện nay Nó bàn về quản lý các nền tảng truyền thông, phát triển kỹ năng đa phương tiện, quản lý thay đổi
và lãnh đạo, sản xuất nội dung chất lượng và khai thác các cơ hội mới từ sự hội tụ truyền thông Cuốn sách cung cấp các ví dụ và nghiên cứu thực tiễn về quản lý truyền thông hiện đại
Trang 13Về lĩnh vực truyền thông chính sách
Giáo trình “Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách” của Lương
Ngọc Vĩnh, xuất bản năm 2021, là một tài liệu học tập quan trọng, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về truyền thông chính sách Sách gồm 07 chương, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh cụ thể của truyền thông chính sách, từ khái niệm và bản chất (Chương 1) đến các nguyên tắc cơ bản (Chương 2), tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực (Chương 3), xây dựng thông điệp (Chương 4), lựa chọn kênh truyền thông (Chương 5), đánh giá hiệu quả (Chương 6), và lập kế hoạch truyền thông (Chương 7) Cuốn sách không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn mang lại giá trị thực tiễn cao, là tài liệu hữu ích cho những ai muốn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả truyền thông chính sách
Luận văn thạc sĩ “Thông điệp truyền thông chính sách trên báo mạng
điện tử của Hà Nội (Khảo sát các báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị, An ninh Thủ đô, năm 2018)” của Hồ Thủy Tiên, dưới sự hướng dẫn của Hà Huy
Phượng, xuất bản năm 2019 bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là một nghiên cứu sâu về truyền thông chính sách Luận văn này tổng hợp các vấn đề
lý luận và cung cấp cái nhìn toàn diện về việc truyền tải thông điệp chính sách qua các báo điện tử lớn tại Hà Nội Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng
và đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả truyền thông chính sách, giúp nâng cao chất lượng thông tin và khả năng tiếp cận của công chúng đối với các chính sách của chính quyền thành phố Hà Nội
Luận án “Truyền thông chính sách kinh tế trên báo mạng điện tử Việt
Nam” của Đinh Quỳnh Anh, dưới sự hướng dẫn của Tạ Ngọc Tấn và Đinh
Thị Thu Hằng, xuất bản năm 2023 bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là một nghiên cứu toàn diện về truyền thông chính sách kinh tế Luận án hệ thống và làm rõ các khía cạnh lý luận và thực tiễn, phân tích và đánh giá tình
Trang 14Việt Nam Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền thông chính sách kinh tế, góp phần cải thiện và đổi mới cách thức truyền thông trong lĩnh vực này
Bài viết “Lợi thế và thách thức của Công tác Truyền thông chính
sách tại Việt Nam” của Hồ Tùng Mạnh và Nguyễn Hà Việt Tô, đăng trên
Tạp chí Truyền Thông và Thông Tin năm 2024, phân tích đặc điểm và tình hình truyền thông chính sách trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam Bài viết nhấn mạnh rằng trong khi truyền thông chính sách ở các nước công nghiệp phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa tân tự do, Việt Nam có những ưu thế và thách thức riêng Bài viết cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức truyền thông chính sách tại Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong bối cảnh đặc thù của đất nước
Luận văn “Báo mạng điện tử về truyền thông chính sách xây dựng” của
Nguyễn Thị Khánh Hòa, dưới sự hướng dẫn của Đặng Thị Thu Hương, nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách xây dựng trên 3 báo mạng điện
tử từ 1/2015 đến 6/2018 Công trình này chỉ ra các thành tựu như nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin kịp thời, nhưng cũng nhấn mạnh các hạn chế như sự thiếu nhất quán và khó tiếp cận thông tin Luận văn đề xuất cải thiện chất lượng thông tin và nâng cao năng lực đào tạo cho nhà báo và biên tập viên, nhằm tăng hiệu quả truyền thông chính sách trong lĩnh vực xây dựng trên báo mạng điện tử
Luận văn “Truyền thông chính sách Bảo hiểm xã hội trên Báo điện tử
hiện nay” của Kiều Tuyết Hoa, xuất bản năm 2023 bởi Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, là một nghiên cứu sâu về thực trạng và phương pháp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo điện tử tại Việt Nam Qua khảo sát trên nhiều báo và tạp chí, luận văn không chỉ làm rõ các vấn đề lý luận mà
Trang 15còn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách này trong tương lai Nghiên cứu này góp phần tăng cường sự hiểu biết và sự tham gia của công dân trong hệ thống bảo hiểm xã hội, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam
Tác phẩm “Thông điệp truyền thông chính sách phát triển khoa học và
công nghệ Việt Nam trên báo mạng điện tử hiện nay” của Đinh Thị Hoàn,
xuất bản năm 2018, tập trung vào việc nghiên cứu truyền thông chính sách về phát triển khoa học và công nghệ trên các báo mạng điện tử tại Việt Nam Tác giả đã phân tích nội dung từ các tờ báo như Vietnamplus.vn, Vnexpress.net, Laodong.vn, Hanoimoi.com.vn trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 12 năm
2017 Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông điệp truyền thông chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy lĩnh vực này tại Việt Nam
Cuốn sách “Truyền thông chính sách - Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn
Quốc” là sản phẩm hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại
biểu Nhân dân và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), xuất bản năm
2017 Tập hợp các bài tham luận từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên tham gia hội thảo khoa học quốc tế, cuốn sách nghiên cứu hoạt động truyền thông chính sách tại Việt Nam và Hàn Quốc Nội dung không chỉ đề cập đến các vấn đề cụ thể về truyền thông chính sách, mà còn chia sẻ kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông và xây dựng chiến lược truyền thông Cuốn sách này là nguồn tài liệu hữu ích và là cầu nối văn hóa giữa hai quốc gia trong lĩnh vực truyền thông
Cuốn sách “Chính sách công - Lý luận và thực tiễn” do Cao Quốc
Hoàng và Nguyễn Đỗ Kiên (đồng chủ biên, 2018) biên soạn tập trung vào các nền tảng lý thuyết và ứng dụng thực tế về khoa học chính sách công hiện đại,
Trang 16khái niệm về chính sách công, quy trình xây dựng và triển khai chính sách, cùng với việc phân tích và đánh giá các chính sách Ngoài ra, cuốn sách còn đưa ra các tình huống thực tiễn áp dụng chính sách công Đây là một tài liệu quan trọng không chỉ cho những người quan tâm đến lĩnh vực này mà còn cho các nhà nghiên cứu và quản lý
Về lĩnh vực liên quan đến nợ xấu
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty
Quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam” (Học viện Ngân hàng,
2019) của Nguyễn Kim Quỳnh Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản và rút ra bài học cho Việt Nam; Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2019, xây dựng
mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu; đề xuất giải pháp phù hợp cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
Nghiên cứu “Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của hệ thống
ngân hàng Việt Nam” do Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú thực hiện,
được công bố trên Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ năm 2016, tập trung vào việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Sử dụng dữ liệu từ 32 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2013 và áp dụng các phương pháp phân tích như REM, FEM và GMM, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực giảm nợ xấu, trong khi nợ công chính phủ lại có tác động tiêu cực tăng nợ xấu Các yếu tố vi mô như nợ xấu kỳ trước, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý cũng có tác động tích cực giảm nợ xấu, trong khi qui mô tín dụng lại có tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu Những kết quả này đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách thức ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ đó có thể áp
Trang 17dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả để cải thiện sự ổn định và bền vững của ngân hàng
Trong nghiên cứu “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương
mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Vinh, đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh
tế năm 2015, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014 Kết quả cho thấy khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến nợ xấu, trong khi nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng cũng ảnh hưởng đến nợ xấu Đặc biệt, phương pháp GMM hệ thống cung cấp bằng chứng cho thấy vốn chủ sở hữu và lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến
tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Những kết quả này giúp làm sáng
tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý rủi
ro hiệu quả nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng
Bài nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng
thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam”, được đăng trên Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ năm 2018, đã sử dụng dữ liệu từ 27 NHTMCP hoạt động trong giai đoạn 2005-2016 và áp dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân Nghiên cứu này đã phát hiện sự ảnh hưởng đáng kể của các đặc điểm của ngân hàng Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng tăng Ngoài ra, các ngân hàng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động cao, cùng với lợi nhuận cao, thường giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu Kết quả cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ
lệ nợ xấu của ngân hàng Dựa trên những phát hiện này, tác giả đề xuất một số
ý kiến nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
Trang 18Tuy rằng, các nghiên cứu này đã có một cách nhìn tổng thể về lĩnh vực báo chí truyền thông trong chính sách và xử lý nợ xấu Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam Việc thực hiện đề tài này là cần thiết bởi truyền thông chính sách hiệu quả sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng và các bên liên quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp xử lý
nợ xấu Đồng thời, việc nghiên cứu này sẽ cung cấp các gợi ý thiết thực cho Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng các chiến lược truyền thông phù hợp, góp phần tăng cường hiệu quả của các chính sách kinh tế Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Truyền thông chính sách về vấn đề xử lý
nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, khảo sát trên hai tờ báo điện tử Thời báo Ngân hàng và Công thương để làm đề tài luận văn thạc sĩ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đánh giá hoạt động truyền thông chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu của NHNN từ 2021 đến 2022 Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các thành công, hạn chế và nguyên nhân đằng sau Dựa trên những phân tích này, luận văn sẽ đề xuất các khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp và phân tích các lý thuyết liên quan đến truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam
- Thẩm định cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông chính sách về xử
lý nợ xấu của NHNN
Trang 19- Tiến hành nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam thông qua việc phân tích các trường hợp cụ thể trên các báo điện tử như Thời báo Ngân hàng và báo Công thương Mục tiêu là để tổng hợp và khái quát các thách thức và vấn đề đang tồn tại trong hoạt động này tại Việt Nam
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN, phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ quan báo chí tại Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Vấn đề truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022
4.2 Phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi thời gian:
Để phân tích và nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách về xử lý
nợ xấu của NHNN Việt Nam, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022 Khoảng thời gian này được lựa chọn vì nhiều lý
do quan trọng Thứ nhất, trong giai đoạn này, NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều thông tư và chính sách mới liên quan đến việc xử lý nợ xấu, nhằm tạo
ra một khung pháp lý mới và hiệu quả hơn cho việc quản lý và xử lý các khoản nợ không thanh toán được Những văn bản pháp lý này có tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, đòi hỏi sự thích ứng và tuân thủ chặt chẽ từ phía các đơn vị liên quan
Thứ hai, giai đoạn từ 01/2021 đến 12/2022 là thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 Sự bùng phát và lan rộng của dịch bệnh đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng
Trang 20gia tăng đáng kể, đòi hỏi các ngân hàng và cơ quan quản lý phải tìm ra các giải pháp hiệu quả để xử lý và giảm thiểu tác động tiêu cực
Việc nghiên cứu các bài viết và tin tức truyền thông trong giai đoạn này không chỉ giúp làm rõ cách mà NHNN Việt Nam đã truyền đạt chính sách xử
lý nợ xấu đến công chúng và các tổ chức liên quan, mà còn cung cấp những
dữ liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chính sách mới Qua đó, các
cơ quan, doanh nghiệp và ngân hàng có thể hiểu rõ hơn về tình hình, phản ứng của các bên liên quan và đưa ra các biện pháp hợp lý để hạn chế nợ xấu, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống tài chính trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều biến động
● Phạm vi không gian:
Hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều cơ quan báo chí đang thực hiện các hoạt động liên quan đến truyền thông chính sách về xử lý nợ Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn khảo sát và nghiên cứu trường hợp báo điện tử Thời Báo Ngân hàng và Báo Công thương
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
Luận văn tiến hành nghiên cứu trường hợp trên hai cơ quan báo chí điện
tử là Thời Báo Ngân hàng và Báo Công thương để đánh giá cách thức truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam Bằng cách thực hiện khảo sát, luận văn sẽ phân tích chi tiết về cách thức truyền thông chính sách
về xử lý nợ xấu của NHNN trong bối cảnh số của ngành báo chí Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này sẽ được áp dụng để tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài Từ đó, sẽ xây dựng khung lý thuyết để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp cận
Trang 21và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành về báo điện tử, truyền thông, chính sách công, truyền thông chính sách, cũng như nợ xấu Ngoài ra, tác giả sẽ xem xét các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến hoạt động báo chí nói chung và các cơ quan báo điện tử cụ thể
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này sẽ giúp thu thập thông tin, nhận định từ các chuyên gia, nhà quản lý, biên tập viên, và phóng viên Qua việc phỏng vấn này, luận văn mong muốn có cái nhìn chi tiết và thấu hiểu về thực trạng truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam và quan điểm của họ về vấn
đề này
- Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi
Tác giả sẽ sử dụng bảng hỏi anket để thu thập thông tin từ công chúng, những người tiếp nhận trực tiếp truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam qua các tác phẩm trên báo điện tử Trong đó, tác giả phát ra
200 bảng hỏi dành cho công chúng Kết quả nhận về 195 số phiếu hợp lệ (đạt 98%)
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Kết quả của nghiên cứu khoa học có thể mở ra những triển vọng mới trong việc hiểu sâu hơn về truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, và truyền thông trong việc phát triển các chính sách truyền thông về xử lý
nợ xấu phù hợp với sự phát triển của môi trường số hóa Nó cũng có thể cung cấp tư liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí khi triển khai các chiến lược truyền thông về xử lý nợ xấu trong bối cảnh môi trường truyền thông đang chuyển biến
Trang 22Tài liệu tham khảo: Ngoài ra, luận văn cũng có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu quan trọng cho sinh viên, học viên cao học, và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn bao gồm 3 Chương:
về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
xấu của NHNN Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát 02 tờ báo điện tử Thời báo Ngân hàng, báo Công thương, giai đoạn 01/2021 đến tháng 12/2022)
quả truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM 1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Truyền thông
Thuật ngữ “truyền thông” dịch sang tiếng Anh là “Communication”,
được hiểu là sự truyền đạt, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông và thông báo Trong bản chất, truyền thông là phương tiện, cách thức và nội dung để tạo ra sự hiểu biết giữa các cá nhân và cộng đồng xã hội, cũng như giữa các
cá nhân với nhau Sự ra đời của truyền thông bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp của xã hội và sự tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, và xã hội
Trang 23Truyền thông chính là nguyên nhân giúp con người phát triển và hòa nhập vào xã hội
Trong tác phẩm “Lý thuyết truyền thông nâng cao” xuất bản năm 2019,
tác giả Phạm Hải Chung đã đề cập đến khái niệm về truyền thông của một số nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới Gerald Miler (1966) đã chỉ ra rằng truyền thông tập trung vào hành vi của con người Keith Davis (1967) định nghĩa truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin và hiểu biết từ một người sang người khác
Trong tác phẩm “Giáo trình lý luận báo chí truyền thông” xuất bản năm
2015, tác giả Dương Xuân Sơn đã định nghĩa truyền thông “như một quá
trình liên tục chia sẻ thông tin, kỹ năng, và tình cảm để tạo ra sự kết nối và thay đổi trong nhận thức và hành vi của cá nhân và cộng đồng.”
Trong cuốn sách “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của
Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, xuất bản năm 2018, các tác giả đề
cập đến “truyền thông như một quá trình không ngừng trao đổi thông tin, ý
tưởng, cảm xúc, và kỹ năng để tăng cường sự hiểu biết, thay đổi nhận thức và hành vi phù hợp với sự phát triển cá nhân, nhóm và cộng đồng.”
1.1.2 Chính sách
Thuật ngữ “chính sách” thường xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông và trong các tài liệu nghiên cứu Tuy nhiên, việc định nghĩa chính sách
không phải lúc nào cũng dễ dàng Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam” (1995), “chính sách là các nguyên tắc cụ thể áp dụng để thực hiện các nhiệm
vụ và đường lối, thường áp dụng trong một thời gian và lĩnh vực cụ thể Tính chất, hướng đi và nội dung của chính sách thường phụ thuộc vào các yếu tố như đường lối lãnh đạo, nhiệm vụ chính trị và kinh tế của các giai cấp thống trị vào một thời điểm nhất định.”
Trang 24Trong sách giáo trình “Chính sách công” (2019) của Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt, các tác giả nêu rõ rằng thuật ngữ “chính sách”
được sử dụng phổ biến trên sách báo và trong đời sống xã hội Mọi tổ chức đều có chính sách riêng của mình, từ các doanh nghiệp và cá nhân đến chính
sách pháp luật của các tổ chức và quốc gia Theo quan điểm chung, “chính
sách là cách thức một tổ chức hoặc cá nhân xác định và thực hiện để giải quyết các vấn đề tái diễn.”
Trong “Khoa học chính sách” (2011) của tác giả Vũ Cao Đàm, chính sách được mô tả như “một bộ công cụ mà các tổ chức quản lý sử dụng để tạo
ra lợi thế cho một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội, đồng thời giảm thiểu lợi thế của các nhóm khác, nhằm thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu xã hội mà tổ chức đó hướng tới.”
1.1.3 Chính sách công
Trong thời đại hiện nay, khái niệm về chính sách công ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông và trong xã hội Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và bản chất của chính sách công Ngay cả trong các văn bản chính thức, cũng thường có sự khác biệt và chồng chéo về cách hiểu về chính sách công
Trong cuốn sách “Chính sách công” (2019), các tác giả Nguyễn Thị Lệ
Thúy và Bùi Thị Hồng Việt trình bày một số định nghĩa về chính sách công Theo tác giả Richard C Remy (2004), chính sách công được định nghĩa là
“những hành động mà chính phủ chọn lựa để thực hiện hoặc không thực hiện”
Trong cuốn sách “Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách” (2021)
của tác giả Lương Ngọc Vĩnh, chính sách công được coi là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong chính trị và khoa học chính trị Tuy nhiên, ngay cả ở cấp độ toàn cầu và trong nước, nhận thức về chính sách công vẫn chưa thống nhất và
Trang 25thậm chí có sự mâu thuẫn trong cách tiếp cận Theo tác giả, chính sách công
“là sự quyết định của các tổ chức chính trị quyền lực, nhằm xác định mục tiêu, cách thức và hành động của các bên liên quan, để giải quyết các vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra”
Mục tiêu cốt lõi của chính sách công là đảm bảo hiệu quả xã hội và phát triển bền vững, đồng thời góp phần vào sự ổn định và tiến bộ của xã hội
Do đó, quá trình xây dựng chính sách công phải tuân thủ một chu trình từ hoạch định đến thực hiện và đánh giá kết quả Trong tổng thể, chính sách công có thể coi là một chu trình bao gồm ba giai đoạn: hoạch định, thực hiện
và đánh giá Các giai đoạn này liên quan mật thiết đến công việc truyền thông chính sách Nếu truyền thông được thực hiện đúng đắn và hiệu quả, chính sách sẽ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng
1.1.4 Truyền thông chính sách
Trong xã hội, chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp Để có sự ủng hộ của cộng đồng, việc kêu gọi sự tham gia của người dân trong quá trình hình thành chính sách là rất cần thiết
Ở các quốc gia nơi dân chủ được thực thi mạnh mẽ, việc hòa nhập dân chúng vào quy trình chính sách được coi trọng
Truyền thông đóng vai trò then chốt trong mọi giai đoạn của quá trình chính sách Việc này không chỉ đảm bảo thành công của chính sách mà còn giúp chính sách trở nên hoàn thiện hơn Mỗi giai đoạn của quá trình chính sách đều yêu cầu sự tham gia của các bên liên quan và ảnh hưởng của truyền thông là rất lớn
Có nhiều thuật ngữ để chỉ sự tham gia của truyền thông trong quá trình hình thành chính sách, như: truyền thông chính sách công, truyền thông chính phủ, truyền thông nhà nước Mặc dù có phạm vi ý nghĩa khác nhau, nhưng
Trang 26của quá trình chính sách Chính phủ thực hiện truyền thông chính sách để kêu gọi sức mạnh của cộng đồng, làm sáng tỏ vấn đề xã hội và đề xuất giải pháp
để xây dựng một xã hội mạnh mẽ
Ở Việt Nam, truyền thông chính sách là một thuật ngữ phản ánh sự đổi mới và hội nhập quốc tế Vì thế, trong nghiên cứu và thực tiễn, có nhiều quan điểm khác nhau về truyền thông chính sách
Khi xem xét truyền thông chính sách như một phần của truyền thông,
một số tác giả đề xuất rằng: “Truyền thông chính sách là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, ý kiến, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa các bên về các quy định cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định trên các lĩnh vực nhất định nhằm nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội Hoặc: “Truyền thông chính sách là quá trình tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin về chính sách giữa các cơ quan truyền thông với đông đảo quần chúng nhằm tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của xã hội”
Từ những định nghĩa trên, đặc điểm chung của truyền thông chính sách
là sự trao đổi, chia sẻ thông tin và sự tham gia của truyền thông vào tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách nhằm thúc đẩy vai trò của cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thực hiện mục tiêu của cơ quan chính trị
1.1.5 Nợ xấu
Hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng nợ xấu đang trở thành một vấn đề được quan tâm và tập trung Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 493/2005 QĐ-NHNN vào ngày 22/04/2005, ban hành các quy định liên quan đến phân loại nợ, việc dự trữ và sử dụng dự phòng để giải quyết rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Quyết định số 18/2007 QĐ-
Trang 27NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi và bổ sung một số điều trong quy định trên Đây là các nền tảng quan trọng cho việc quản lý nợ xấu
Thông tư số 02/2013 TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 và Thông
tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc NHNN tiếp tục điều chỉnh và bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
Cụ thể, quyết định số 22 VBHN-NHNN ngày 4/6/2014 của NHNN đã phát hành quy định về phân loại nợ và cách sử dụng dự phòng để giải quyết rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng Theo đó, quá trình phân loại nợ xấu đã bắt đầu tiến triển theo hướng tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên thực trạng của khách hàng hơn là chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay
Gần đây nhất, thông tư số 04/2019/TT-NHNN ngày 29 tháng 3 năm
2019 của Thống đốc NHNN Việt Nam đã đề xuất việc phân loại các khoản nợ thành 5 nhóm dựa trên các phương pháp phân loại cụ thể Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn), những nợ này đang gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
Theo tác giả, nợ xấu “Nợ xấu (non-performing loan - NPL) là các
khoản vay mà người vay không có khả năng thanh toán đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Theo quy định của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi người vay chậm thanh toán lãi hoặc gốc từ 90 ngày trở lên.”
Nhìn chung, các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng các tiêu chuẩn phân loại nợ nhất quán và khép kín, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng
1.1.6 Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu
Trang 28Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu là một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đây là quá trình chính phủ và các cơ quan tài chính công bố và giải thích các biện pháp, quy định và chính sách liên quan đến việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Mục tiêu của việc này là đảm bảo sự minh bạch, tăng cường niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế
Một trong những mục tiêu chính của truyền thông chính sách về xử lý
nợ xấu là minh bạch hóa thông tin Các cơ quan quản lý cần cung cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng về tình hình nợ xấu cũng như các biện pháp xử lý Bên cạnh đó, việc tăng cường niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư là rất quan trọng Thông qua việc truyền đạt chính sách một cách minh bạch và chính xác, các cơ quan quản lý giúp củng cố niềm tin vào khả năng kiểm soát
và xử lý nợ xấu Ngoài ra, truyền thông chính sách còn nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào quá trình xử lý nợ xấu
và tái cấu trúc doanh nghiệp
Các kênh truyền thông chính để thực hiện truyền thông chính sách bao gồm truyền thông đại chúng, trang thông tin điện tử, và các báo cáo tài chính cùng thông cáo báo chí Truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình và các kênh truyền thông chính thống khác là những công cụ hiệu quả để truyền đạt thông tin rộng rãi Các trang web của chính phủ, ngân hàng Trung ương và các tổ chức tài chính cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật về tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý Các báo cáo tài chính và thông cáo báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý và tổ chức tín dụng
Tuy nhiên, truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu cũng gặp phải nhiều thách thức Độ phức tạp của các thông tin tài chính và chính sách có thể
Trang 29khiến việc giải thích cho công chúng trở nên khó khăn Đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt là chính xác và đáng tin cậy là rất quan trọng để tránh sự hoang mang và mất niềm tin Thêm vào đó, các thông tin về nợ xấu và biện pháp xử lý có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính, do đó cần được quản lý cẩn thận để tránh tác động tiêu cực
Như vậy, tác giả có thể khái quát hoá định nghĩa về truyền thông chính
sách về xử lý nợ xấu như sau: Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu là quá
trình các cơ quan báo chí đưa tin về nhà nước và các tổ chức tài chính thông báo, giải thích và phổ biến các biện pháp, quy định, và chính sách liên quan đến việc xử lý các khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính Mục đích của quá trình này là đảm bảo sự minh bạch, tăng cường niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế
1.1.7 Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Một trong những yếu tố chính của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN là minh bạch thông tin NHNN cung cấp thông tin chi tiết về tình hình nợ xấu, bao gồm số liệu thống kê và phân tích về mức độ và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tài chính Việc cung cấp thông tin này giúp công chúng và các nhà đầu tư nắm rõ tình hình thực tế và có cái nhìn chính xác về các thách thức cũng như cơ hội trong việc xử lý nợ xấu
Giải thích các biện pháp và quy định là yếu tố quan trọng tiếp theo trong truyền thông chính sách của NHNN NHNN giải thích rõ ràng các biện pháp xử lý nợ xấu, chẳng hạn như việc thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC), các chính sách tái cấu trúc nợ, và các quy trình thanh lý tài sản Sự giải thích chi tiết này giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các bước NHNN đang thực hiện để kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu
Trang 30Tăng cường niềm tin của công chúng và nhà đầu tư là mục tiêu quan trọng mà NHNN nhắm đến thông qua truyền thông chính sách Bằng cách minh bạch hóa và giải thích chi tiết các biện pháp và chính sách, NHNN nhắm đến việc củng cố niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư vào khả năng kiểm soát và xử lý nợ xấu của hệ thống tài chính Niềm tin này rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường tài chính
Ngoài ra, truyền thông chính sách của NHNN còn nhằm hỗ trợ tái cấu trúc và ổn định tài chính Thông qua việc truyền đạt các chính sách và biện pháp xử lý nợ xấu, NHNN hỗ trợ các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp và
ổn định hệ thống tài chính Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh
Bên cạnh đó, NHNN sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để truyền đạt thông tin Bao gồm truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, các trang thông tin điện tử, báo cáo tài chính, và thông cáo báo chí Sự đa dạng này giúp NHNN tiếp cận được nhiều đối tượng công chúng và nhà đầu tư khác nhau, đảm bảo thông tin được truyền đạt rộng rãi và hiệu quả
Từ những vấn đề trên, tác giả đưa ra định nghĩa như sau: “Truyền thông
chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam là quá trình NHNN công bố, giải thích và phổ biến các biện pháp, quy định, và chính sách liên quan đến việc quản lý và xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính quốc gia Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo tính minh bạch, tăng cường niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, đồng thời hỗ trợ tái cấu trúc và ổn định hệ thống tài chính.”
Trang 311.2 Vai trò của Truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên báo chí
Báo chí truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin
và định hướng dư luận về các chính sách xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam
Cụ thể:
- Thông tin và giải thích chính sách
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải các chính sách và biện pháp xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam đến công chúng một cách rõ ràng và dễ hiểu Với vai trò là cầu nối giữa NHNN và công chúng, báo chí đảm bảo rằng mọi thông tin về các quy định và biện pháp xử lý nợ xấu được truyền tải chính xác và kịp thời Các phương tiện truyền thông như báo in, truyền hình và các trang tin điện tử thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định mới, thay đổi chính sách và các biện pháp xử lý nợ xấu mà NHNN
áp dụng
Báo chí không chỉ truyền tải thông tin mà còn giải thích các khía cạnh phức tạp của các chính sách tài chính và biện pháp xử lý nợ xấu một cách đơn giản, dễ hiểu Thông qua các bài viết, phóng sự và phân tích chi tiết, báo chí giúp công chúng hiểu rõ hơn về cách thức và lý do NHNN áp dụng các biện pháp cụ thể để xử lý nợ xấu Để minh họa cho các biện pháp này, báo chí thường sử dụng các ví dụ và trường hợp thực tế, giúp người dân và doanh nghiệp nhìn thấy được tác động thực tế của các chính sách và hiểu rõ hơn về cách áp dụng chúng
Ngoài ra, báo chí còn tạo ra các diễn đàn thảo luận, nơi công chúng có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các chuyên gia và đại diện của NHNN Thông qua các buổi phỏng vấn, hội thảo trực tuyến và các bài viết chuyên sâu, báo chí giúp giải đáp các thắc mắc của công chúng về các chính
Trang 32thức và hiểu biết của công chúng và doanh nghiệp về các quy định và biện pháp của NHNN, mà còn nâng cao sự minh bạch và niềm tin của công chúng vào các biện pháp này, đồng thời hỗ trợ quá trình thực thi chính sách một cách hiệu quả Nhờ vai trò của truyền thông, NHNN Việt Nam có thể triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
ổn định của hệ thống tài chính quốc gia
- Tạo sự minh bạch và tin tưởng
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự minh bạch trong quá trình xử lý nợ xấu, từ đó xây dựng niềm tin của công chúng đối với
hệ thống ngân hàng và các chính sách của NHNN Việt Nam Khi công chúng nhận thấy các thông tin về nợ xấu được công khai và minh bạch, họ sẽ tin tưởng hơn vào sự công bằng và hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu mà NHNN áp dụng
Báo chí thực hiện điều này bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về các biện pháp xử lý nợ xấu, giải thích rõ ràng các quy trình và lý
do của từng biện pháp Các phương tiện truyền thông thường xuyên cập nhật
và báo cáo về tiến trình xử lý nợ xấu, công bố các số liệu thống kê và kết quả đạt được, giúp công chúng có cái nhìn toàn diện và minh bạch về tình hình nợ xấu và các biện pháp khắc phục
Hơn nữa, báo chí còn tổ chức các cuộc phỏng vấn, hội thảo, và diễn đàn với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, đại diện NHNN và các bên liên quan để thảo luận công khai về các vấn đề liên quan đến nợ xấu Những cuộc thảo luận này không chỉ cung cấp thêm thông tin mà còn tạo ra một kênh giao tiếp giữa NHNN và công chúng, giúp giải đáp các thắc mắc và lo ngại của người dân về quá trình xử lý nợ xấu
Việc tạo ra sự minh bạch và tin tưởng này rất quan trọng vì nó giúp công chúng và doanh nghiệp cảm thấy yên tâm và sẵn sàng hợp tác hơn với
Trang 33các chính sách của NHNN Khi công chúng có niềm tin vào sự minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý nợ xấu, họ sẽ ủng hộ và tuân thủ các biện pháp được đề ra, từ đó góp phần vào việc ổn định và phát triển bền vững của
hệ thống tài chính quốc gia Truyền thông, qua việc tạo ra sự minh bạch, đã và đang đóng góp một phần quan trọng trong việc duy trì sự tin tưởng của công chúng đối với NHNN và các chính sách của họ
- Đánh giá và phản biện chính sách
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và phản biện các chính sách xử lý nợ xấu Thông qua các bài báo, phóng sự và bình luận, các nhà báo và chuyên gia tài chính có thể cung cấp những phân tích sâu sắc, nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện các chính sách này Vai trò phản biện của báo chí giúp đảm bảo rằng các chính sách xử lý nợ xấu được triển khai một cách hiệu quả và công bằng
Các bài báo và phóng sự thường tập trung vào việc phân tích các khía cạnh khác nhau của chính sách xử lý nợ xấu, từ lý do tại sao các biện pháp cụ thể được đưa ra, cho đến việc đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp này Báo chí có thể chỉ ra những điểm mạnh và yếu của các chính sách, từ đó đưa
ra những gợi ý cải thiện Những phản hồi này không chỉ dựa trên phân tích lý thuyết mà còn dựa trên các dữ liệu thực tế và các ví dụ cụ thể, giúp cung cấp cái nhìn toàn diện và khách quan
Ngoài ra, báo chí cũng là diễn đàn để các chuyên gia tài chính, nhà kinh
tế và các bên liên quan bày tỏ quan điểm và tranh luận về các chính sách xử lý
nợ xấu Những cuộc tranh luận này giúp phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn hoặc những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách, từ đó đưa ra các đề xuất khắc phục Ví dụ, thông qua các bài viết và bình luận, báo chí có thể nêu
ra những vấn đề như việc áp dụng chính sách có đồng bộ và hiệu quả hay không, hay có cần thiết phải điều chỉnh hoặc bổ sung các biện pháp nào khác
Trang 34Nhờ vào sự phản biện và đánh giá từ báo chí, NHNN có thể tiếp nhận những phản hồi quý báu từ công chúng và các chuyên gia Điều này giúp NHNN có cơ sở để điều chỉnh và cải thiện các biện pháp xử lý nợ xấu một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế hơn Chính sách được điều chỉnh và cải thiện liên tục sẽ không chỉ giúp xử lý nợ xấu hiệu quả mà còn góp phần ổn định hệ thống tài chính và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế
- Tuyên truyền và giáo dục
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và giáo dục công chúng về tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu đối với nền kinh tế quốc gia Thông qua các bài viết, phóng sự và chương trình truyền hình, truyền thông giúp người dân hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nợ xấu đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Báo chí giải thích một cách rõ ràng về khái niệm nợ xấu, tại sao nó quan trọng và tác động tiêu cực của nó như suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Đồng thời, báo chí cung cấp thông tin chi tiết về các quy định và chính sách xử lý nợ xấu mà NHNN áp dụng, bao gồm các biện pháp cụ thể và trách nhiệm của các bên liên quan Nhờ đó, công chúng nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định này, nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc duy trì một hệ thống tài chính lành mạnh Báo chí cũng khuyến khích các hành vi tài chính tốt như quản lý nợ cá nhân và duy trì lịch sử tín dụng tốt thông qua việc truyền tải câu chuyện thành công của các doanh nghiệp và cá nhân Nhờ vai trò tuyên truyền và giáo dục của báo chí, công chúng nắm bắt được tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu, hợp tác và tuân thủ các chính sách tài chính của NHNN, góp phần xây dựng một hệ thống tài chính ổn định và bền vững
- Kênh giao tiếp giữa NHNN và Công chúng
Trang 35Truyền thông đóng vai trò là một kênh giao tiếp quan trọng giữa NHNN và công chúng Thông qua báo chí, NHNN có thể truyền đạt các thông tin về chính sách, biện pháp xử lý nợ xấu và các vấn đề tài chính quan trọng khác đến người dân và doanh nghiệp Điều này giúp công chúng nắm bắt kịp thời các thay đổi, hiểu rõ các biện pháp mà NHNN đang áp dụng và lý do đằng sau các biện pháp đó
Hơn nữa, báo chí còn là phương tiện để NHNN tiếp nhận phản hồi từ công chúng và doanh nghiệp Các bài báo, phóng sự và diễn đàn trực tuyến cho phép người dân bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi và chia sẻ những vấn đề họ gặp phải liên quan đến các chính sách tài chính Qua đó, NHNN có thể lắng nghe những phản hồi này và sử dụng chúng để đánh giá hiệu quả của các chính sách hiện tại, nhận diện những vấn đề cần điều chỉnh và đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp
Sự giao tiếp hai chiều này không chỉ giúp NHNN điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách một cách hiệu quả mà còn tạo dựng niềm tin và sự ủng
hộ từ công chúng Khi người dân và doanh nghiệp cảm thấy tiếng nói của họ được lắng nghe và các phản hồi của họ được xem xét nghiêm túc, họ sẽ có xu hướng hợp tác và tuân thủ tốt hơn các quy định và chính sách của NHNN
Nhờ vào vai trò của truyền thông như một kênh giao tiếp, NHNN có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả với công chúng, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu cũng như các chính sách tài chính khác
Với những vai trò quan trọng trên, báo chí không chỉ là công cụ truyền tải thông tin mà còn là một phần quan trọng trong quá trình triển khai và thực thi các chính sách xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam Sự hợp tác chặt chẽ
Trang 36giữa truyền thông và các cơ quan quản lý tài chính sẽ giúp tạo ra môi trường kinh tế ổn định và phát triển bền vững
1.3 Các yêu cầu của truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nghị quyết 42/2017/QH14 thiết lập một cơ chế pháp lý đặc biệt để thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả Cụ thể, Nghị quyết này thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC), cung cấp cơ chế linh hoạt để thu giữ tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục pháp lý và hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước
Với Nghị quyết này, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, từ đó tạo ra sự ổn định và tin cậy cho hệ thống tài chính Việc giảm nợ xấu không chỉ giúp cải thiện khả năng hoạt động và tín dụng của các tổ chức tín dụng mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế toàn diện
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng việc thực thi Nghị quyết vẫn còn đối mặt với một số thách thức Một số vấn đề như khó khăn trong việc thu giữ tài sản bảo đảm, sự phản kháng từ phía bên vay và thủ tục pháp lý phức tạp vẫn cần được xem xét và giải quyết một cách cẩn thận Đồng thời, để Nghị
Trang 37quyết này đạt được hiệu quả tối đa, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng cần được củng cố và tăng cường
Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu tại Việt Nam Sự thí điểm và hiệu quả của nó không chỉ đem lại lợi ích cho hệ thống ngân hàng mà còn cho toàn bộ nền kinh tế Để tiếp tục thành công, cần sự hợp tác, đồng thuận và nỗ lực từ tất cả các bên liên quan, từ chính phủ đến các tổ chức tín dụng và cả cộng đồng kinh doanh
Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định báo chí là công cụ không thể thiếu, giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng và phổ biến nhất, phản ánh đa chiều và trung thực mọi diễn biến của xã hội, cùng với việc cập nhật tình hình nhanh chóng cả trong và ngoài nước Báo chí không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là nơi tiếp xúc thường xuyên với nhân dân, giúp giải đáp những thắc mắc mới trong cuộc sống Ngoài việc phản ánh, cung cấp thông tin, và định hình tư tưởng, báo chí còn đóng vai trò trong việc giải trí và nâng cao tinh thần cho nhân dân Báo chí thực sự là một công cụ quan trọng, hiệu quả trong mọi khía cạnh của cuộc sống chính trị và xã hội Công nghệ thông tin đã tạo ra một môi trường truyền thông không giới hạn Do đó, các lực lượng chống đối Đảng và Nhà nước sẽ tìm mọi cách ảnh hưởng toàn diện đến mọi lĩnh vực của xã hội, nhằm tạo ra sự “tự biến đổi” từ bên trong, nhằm thay đổi chế độ, thậm chí là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chính vì vậy, các lực lượng thù địch đã tận dụng công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội để phổ biến thông tin, tài liệu phản động, và các tài liệu có nội dung gây hại; sử
Trang 38dụng báo chí điện tử để “nóng” các vấn đề của đất nước, thay đổi sự thật, gây rối trong xã hội, kích động bạo loạn, lật đổ chính phủ
Đối mặt với những thách thức này, để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của
Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, báo chí và
truyền thông đã đóng góp đáng kể trong công việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phân tích, giải thích, làm rõ các giá trị bền vững, đúng đắn, khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường phát triển của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tình trạng xử lý nợ xấu tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và vẫn
là một vấn đề được quan tâm Nợ xấu không chỉ là “bệnh” của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà còn là một vấn đề lo ngại của hệ thống ngân hàng toàn cầu, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Thuật ngữ
“nợ xấu” ám chỉ khoản nợ vượt quá thời hạn thanh toán một số ngày nhất định mà người vay không thể thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng cho vay Điều này thường bắt nguồn từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo Nợ xấu vi phạm tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ, gây mất lòng tin của người cung cấp tín dụng đối với khách hàng vay Việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng Quản lý rủi ro tín dụng, ngăn chặn, hạn chế và xử lý nợ xấu là công việc quan trọng tại các ngân hàng Tại Việt Nam, việc phân loại nợ xấu của ngân hàng dựa trên phân loại nợ Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ được phân loại thành 5 nhóm: (i) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); (ii) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý); (iii) Nhóm
3 (Nợ dưới tiêu chuẩn); (iv) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); và (v) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng tín
Trang 39dụng của ngân hàng, phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn Hiện nay, tỷ lệ
an toàn được quy định là dưới 3% NHNN Việt Nam đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Công ty Quản lý Tài sản của các
tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42, với kế hoạch kéo dài đến hết năm 2023 Thông tư số 08/2016/TT-NHNN cũng quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Nghị quyết số 16/VBHN-VPQH cũng tập trung vào việc thí điểm xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng Điều này cho thấy quản lý và xử lý nợ xấu là một ưu tiên quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Báo điện tử truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam rộng rãi, nhanh chóng và đa dạng
Trong việc truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam, báo điện tử đóng vai trò không thể phủ nhận, mang lại sự rộng lớn, nhanh chóng và đa dạng Với khả năng cập nhật liên tục, báo điện tử giúp công chúng tiếp cận kịp thời những biến động, chính sách mới từ NHNN Bằng cách trình bày chi tiết về tình hình nợ xấu và giải thích rõ ràng về biện pháp xử lý, các bài viết trên báo điện tử hỗ trợ người dân và các bên liên quan hiểu rõ hơn và tin tưởng vào các biện pháp này
Ngoài ra, báo điện tử có phạm vi phủ sóng lớn và tiếp cận đa dạng đối tượng, từ người dân thường đến doanh nhân và nhà hoạch định chính sách Với nội dung đa dạng qua bài viết, video, infographic, podcast và các buổi tọa đàm trực tuyến, thông tin trở nên sinh động và dễ tiếp cận hơn Các bài phân tích chuyên sâu và ý kiến từ chuyên gia cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc
về vấn đề nợ xấu, từ đó nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với các biện pháp xử lý của NHNN
Trang 40Báo điện tử cũng cho phép độc giả tương tác trực tiếp qua các phần bình luận, hỏi đáp trực tuyến và khảo sát dư luận Điều này không chỉ giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của công chúng mà còn thu thập ý kiến để NHNN
có thể điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt Nhờ vậy, truyền thông chính sách trên báo điện tử không chỉ tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước một cách hiệu quả mà còn góp phần xây dựng niềm tin và sự ủng hộ từ phía công chúng đối với các nỗ lực của NHNN trong việc xử lý nợ xấu
Báo điện tử truyền thông chính sách về xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam hướng chỉ dẫn - tác động đến nhận thức xã hội
Báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông về chính sách xử lý nợ xấu của NHNN Việt Nam, không chỉ cung cấp thông tin mà còn ảnh hưởng đến nhận thức xã hội Với khả năng cập nhật thông tin liên tục và nhanh chóng, báo điện tử giúp công chúng nắm bắt kịp thời các chính sách mới của NHNN Thông qua các bài viết chi tiết, phân tích chuyên sâu và ý kiến từ các chuyên gia, báo điện tử giải thích rõ ràng về tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý, từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn về những vấn đề này
Báo điện tử cũng có khả năng truyền tải thông tin rộng rãi nhờ phạm vi phủ sóng lớn và tiếp cận đa dạng đối tượng Nội dung trên báo điện tử được
đa dạng hóa thông qua nhiều hình thức như bài viết, video, infographic và podcast, giúp thông tin trở nên sinh động và dễ hiểu Điều này giúp nâng cao nhận thức của công chúng về các chính sách và biện pháp xử lý nợ xấu, đồng thời tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ đối với các nỗ lực của NHNN
Bên cạnh đó, báo điện tử còn đóng vai trò chỉ dẫn thông qua việc cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách thức áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu, giúp các doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật Tương tác trực tiếp qua các phần bình luận, hỏi đáp trực tuyến và các cuộc