Với mong muốn nghiên cứu bản chất của truyền thông chính sách và vai trò, ý nghĩa to lớn của truyền thông chính sách đối với các hoạt động của Chính phủ Hàn Quốc, để từ đó tìm ra những h
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO - -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNBỘ MÔN: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
Đề tài: Truyền thông chính sách và vai trò của nó đối với hoạt động của Chính phủ Hàn Quốc
Giảng viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:Lớp học phần:Mã số sinh viên:
HÀ NỘI - 2022
Trang 23) Hoạt động, nhiệm vụ của Chính phủ Hàn Quốc hiện nay: 7
II Truyền thông chính sách của Chính phủ Hàn Quốc: 8
1) Đôi nét về truyền thông chính sách ở Hàn Quốc: 8
2) Chủ thể: 8
3) Nội dung của truyền thông chính sách ở Hàn Quốc: 9
4) Các hình thức được sử dụng: 10
5) Chiến lược triển khai truyền thông chính sách ở Hàn Quốc: 10
6) Vai trò của truyền thông chính sách ở Hàn Quốc: 14
7) Hạn chế: 20
C KẾT LUẬN - VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 20
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mô hình truyền thông nói chung và mô hình truyền thông chính sách nói riêng, thông điệp luôn là yếu tố cốt yếu, có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của các giai đoạn chính sách tại mỗi quốc gia Vai trò của thông điệp truyền thông chính sách thời gian qua đã được một số học giả trên thế giới đề cập Theo đánh giá của các chuyên gia, Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ như hiện nay là nhờ một phần thực hiện tốt truyền thông chính sách Hàn Quốc đã xây dựng được hệ thống truyền thông hiệu quả giữa người dân, doanh nghiệp và Chính phủ Những xung đột chính trị và khủng hoảng kinh tế diễn ra trong những thập kỷ qua ở xứ sở kim chi được chuyển hóa thành động lực, ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế một phần quan trọng là nhờ vào kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông, báo chí - truyền thông của Hàn Quốc đã thay đổi rất nhanh trong môi trường truyền thông số, đặc biệt là phương thức và kinh nghiệm trong mô hình mẫu quảng bá chính sách công của Chính phủ và xu hướng chiến dịch thu hút sự chú ý của nhân dân Với mong muốn nghiên cứu bản chất của truyền thông chính sách và vai trò, ý nghĩa to lớn của truyền thông chính sách đối với các hoạt động của Chính phủ Hàn Quốc, để từ đó tìm ra những hướng đi tiến bộ, bài học cho Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm truyền thông chính sách tại Hàn Quốc, em quyết định lựa chọn
đề tài “Truyền thông chính sách và vai trò của nó đối với hoạt động của Chính
phủ Hàn Quốc” để làm đề tài cho tiểu luận kết thúc học phần Truyền thông
quốc tế Trên cơ sở phân tích, tiểu luận sẽ đi làm rõ khái niệm những nội dung cơ bản và vai trò, giá trị của Truyền thông chính sách trên thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng, cập nhật thông tin về bối cảnh, xu hướng và giải pháp của truyền thông Hàn Quốc, từ đó giải quyết các vấn đề thực tiễn về chính sách tại Việt Nam hiện nay.
Trang 4B.NỘI DUNG CHÍNHI Một số khái niệm, kiến thức cơ bản:
1) Chính sách và Chính sách công:
a) Định nghĩa:
- Chính sách trong tiếng Anh là ‘Policy’ Chính sách là những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục, luật lệ, biểu mẫu cụ thể và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề ra - Chính sách công là chính sách có bản chất thuộc về chính trị Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị Nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy hơn, ví dụ như các quy định cụ thể, chi tiết của pháp luật, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến sinh kế của mỗi người.
Chính sách công được làm ra bởi Nhà nước Điều này có nghĩa Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách công, với những nguồn lực công để đảm bảo chính sách được làm ra theo cách tốt nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.
b) Vai trò của Chính sách công
Vai trò cơ bản của chính sách công thể hiện ở chỗ là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người dân Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước sử dụng chính sách công như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước Ngoài vai trò cơ bản này, chính sách công còn có vai trò cụ thể sau:
- Định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội- Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mụctiêu chung.
- Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thịtrường.
- Tạo lập các cân đối trong phát triển.
- Kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội
- Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội.- Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
2) Truyền thông chính sách:
a) Khái niệm:
Trang 5Truyền thông chính sách là hệ thống các nỗ lực chủ động chủ trì và tương tác
hai chiều của Nhà nước được thiết kế có chủ đích nhằm tiếp nhận và chia sẻ thông tin về chính sách cũng như quá trình chính sách (cách thức hoạch định, thực thi, đánh giá) đến đối tượng chính sách nhằm thúc đẩy hiểu biết, phản biện, đồng thuận, sự tin cậy qua lại giữa nhà nước nói chung và các chủ thể chính sách nói riêng vì lợi ích công cộng Như vậy, đây là các nỗ lực chủ động và cầu thị để giúp các bên liên quan hiểu biết một cách đầy đủ và kịp thời, từ đó tham gia vào quá trình chính sách một cách chủ động, tự nguyện; đồng thiết kế, cải thiện chất lượng chính sách và thực thi chính sách một cách hiệu quả
Khác với tuyên truyền, vận động, TTCS thừa nhận rằng, đối tượng chính sách và cộng đồng xã hội không dễ chấp nhận một chiều, không chấp nhận, cũng không nên bị áp đặt, ép buộc thực hiện ngay và đầy đủ các chính sách của chính quyền các cấp Do đó, đây không đơn thuần chỉ là truyền thông điệp chính sách một cách một chiều từ các chủ thể để chính sách được các đối tượng chính sách và các bên liên quan tuân thủ một cách chặt chẽ.
b) Nội hàm:
Gồm hai mảng hành động là: (1) Giao tiếp: xây dựng và chia sẻ thông điệp dạng ngôn từ (dạng nói và dạng văn bản) và hình ảnh; (2) Hành động: tổ chức thực hiện, làm gương, làm mẫu để đưa các chính sách, các giải pháp chính sách thành hành động thực tiễn (ví dụ tổ chức xây dựng hệ thống vị trí việc làm kèm theo các bản mô tả công việc để thực hiện chính sách cải cách chế độ quản lý công vụ, từng bước kết hợp giữa chế độ chức nghiệp với chế độ vị trí việc làm).
c) Chủ thể:
- Các chủ thể chính sách như cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (một số cơ quan nhà nước hình thành các đơn vị chuyên trách, như: Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng của Bộ Y tế, Vụ Truyền thông của Ngân hàng Nhà nước);
- Báo chí, các cơ quan thông tấn;
- Mạng xã hội và các nhân vật nổi tiếng (ví dụ dùng hình ảnh và tiếng nói của người nổi tiếng để truyền thông về chính sách cắt giảm đồ dùng bằng nhựa,…).
d) Thời điểm Truyền thông chính sách:
Truyền thông cần được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình chính sách từ nhận diện vấn đề, hoạch định chính sách (chẩn đoán được nguyên nhân bản chất sâu xa; thiết kế giải pháp, thử các giải pháp – thí điểm và đánh giá,
Trang 6phân biệt được hệ quả khi áp dụng chính sách và hệ lụy (tiêu cực) nếu không có phản ứng chính sách đó, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách) đến tổ chức thực thi và đánh giá chính sách.
Có 3 cấp độ truyền thông chính sách, bao gồm: cung cấp thông tin website, hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt; hợp tác với các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí để truyền tải thông điệp; có chiến lược truyền thông bài bản, toàn diện (phát huy nhiều kênh, nhiều hình thức như họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí, công báo, từ “lời nói đến việc làm”…).
e) Mục tiêu:
- Phát huy quyền, vai trò và trí tuệ của xã hội trong nhận diện các vấn đề chính sách và cân nhắc các giải pháp chính sách… Lắng nghe ý kiến là một nhiệm vụ bắt buộc trong xây dựng chính sách, pháp luật Thu thập thông tin từ đối tượng chính sách để các chủ thể chính sách hiểu biết tốt hơn các nhu cầu, nguyện vọng, các xu hướng phản ứng của đối tượng chính sách, nhất là trường hợp có quyền lợi vật chất bị ảnh hưởng Đây cũng là phương thức có tính hệ thống để bảo đảm quyền của công dân, tiếp tục phát huy dân chủ, cung cấp cơ hội cho quyền biết, quyền bàn và quyền giám sát của Nhân dân, các nhóm cộng đồng xã hội trong điều hành quốc gia, địa phương, hướng tới thay đổi thái độ, hành vi của công dân, cộng đồng, xã hội trong tuân thủ và xây dựng pháp luật, đóng góp vào bảo vệ chủ quyền và phát triển quốc gia, địa phương.
- Định hướng dư luận: một chủ trương, chính sách chỉ hiệu quả khi nó được xã hội chấp thuận và khả thi trên thực tiễn để tạo ra các kết quả như trông đợi Theo cách truyền thống, chính sách được khởi xướng từ các cơ quan công quyền Với TTCS tốt, ngay từ khâu nhận diện vấn đề chính sách, đề xuất chính sách đều có thể bắt đầu từ cộng đồng Nói cách khác, TTCS cung cấp cơ hội để chuyển quá trình chính sách từ độc quyền sang thành một quá trình Nhà nước đồng hành cùng xã hội (đồng thiết kế chính sách) Trong bối cảnh của mạng xã hội, sự lên tiếng đồng tình, ủng hộ hay phản đối một cân nhắc hay quyết định chính sách nào đó tuy không phải là ý kiến quyết định nhưng cần được cân nhắc và thậm chí giải trình (ví dụ thông qua các hình thức truyền thông chính thức) để hạn chế sự lan rộng và leo thang của chống đối hay bất mãn xã hội.
- Tự rà soát và đổi mới: cung cấp thông tin để các chủ thể chính sách rà soát các phương pháp, công cụ, cách tiếp cận và cách hành xử của mình đối với các vấn đề xã hội; nhờ đó, hỗ trợ quá trình cải cách thủ tục hành chính, đổi mới bộ máy,
Trang 7nâng cao chất lượng đội ngũ Đặc biệt, để giám sát thực hiện, phát hiện vấn đề, bất cập, lợi dụng thẩm quyền…
- Đưa Nhà nước, Chính phủ hay chính quyền nói chung đến gần công chúng hơn, tạo dựng và duy trì sự tin cậy của xã hội đối với Nhà nước nói chung hay
3) Hoạt động, nhiệm vụ của Chính phủ Hàn Quốc hiện nay:
Trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 với giá lương thực, năng lượng tăng cao, “xứ Kim chi” đứng trước những thách thức như đại dịch, khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, biến đổi khí hậu Chính phủ mới của Hàn Quốc nhận trách nhiệm “chèo lái con thuyền” đất nước với việc bắt tay ngay vào thông qua dự thảo ngân sách bổ sung trị giá lên tới 28 tỷ USD để hỗ trợ các tiểu thương bị tác động của đại dịch Covid-19 đúng như cam kết tranh cử
Nhằm chuyển đổi từ một “quốc gia bị ảnh hưởng” thành “quốc gia có ảnh hưởng” xứng tầm vị thế kinh tế của đất nước, chính phủ mới của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường “Liên minh chiến lược toàn diện” Mỹ-Hàn, đồng thời liên minh chặt chẽ với Mỹ trong các cơ chế đa phương như nhóm Bộ tứ (cơ chế tham vấn 4 bên giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) để tìm kiếm tư cách thành viên chính thức trong tương lai.
Về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, những ưu tiên của chính phủ mới ở Hàn Quốc gồm thúc đẩy phi hạt nhân hóa “hoàn toàn và có thể kiểm chứng”, bình thường hóa quan hệ liên Triều… Đặc biệt, tân Tổng thống Hàn Quốc đề xuất vực dậy nền kinh tế Triều Tiên bằng “kế hoạch táo bạo” và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân miền bắc nếu nước này thực hiện các bước trong tiến trình phi hạt nhân hóa
Trang 8Với chủ trương cải thiện quan hệ với Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc đã cử phái đoàn phối hợp chính sách do Phó Chủ tịch Quốc hội Chung Jin-suk dẫn đầu sang Tokyo để cùng thảo luận các nỗ lực phát triển quan hệ Hàn-Nhật hướng tới tương lai, vì lợi ích chung của hai nước Trong quan hệ với Trung Quốc, chính phủ mới ở Hàn Quốc chủ trương điều chỉnh lại quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; không coi cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung là thách thức với Hàn Quốc mà là cơ hội có thể tận dụng để phát triển Chính phủ mới của Hàn Quốc dành ưu tiên cho đoàn kết toàn dân, dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững Hàn Quốc kỳ vọng sẽ vượt qua những khó khăn hiện nay để đạt được các mục tiêu phát triển thông qua chương trình hành động quyết liệt của Chính phủ mới Với tinh thần ấy, vấn đề làm thế nào để Chính phủ Hàn Quốc tạo đồng thuận xã hội trong công cuộc triển khai truyền thông chính sách luôn là câu hỏi lớn đặt ra.
II Truyền thông chính sách của Chính phủ Hàn Quốc:
1) Đôi nét về truyền thông chính sách ở Hàn Quốc:
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin cơ bản, bắt đầu điện toán hóa các dữ liệu hành chính như: Đăng ký hộ khẩu, đăng ký ô tô, bất động sản… Cũng trong thời gian này, Hàn Quốc đã xây dựng mạng lưới thông tin tốc độ cao Từ đó, các cơ quan của Chính phủ bắt đầu phát triển các dịch vụ chính phủ điện tử trên nền tảng internet Từ năm 2000 đến năm 2007, Hàn Quốc xây dựng kết cấu hạ tầng rộng khắp toàn quốc để mở rộng chính phủ điện tử cả về số lượng và chất lượng Từ năm 2008 đến nay, chính phủ điện tử đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới, bắt đầu chuyển đổi mô hình và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại Tháng 6-2008, Chính phủ Hàn Quốc công bố “Tầm nhìn và những chiến lược mới về thông tin hóa quốc gia” với tầm nhìn tổng quát là “Hoàn thiện xã hội tri thức thông tin tiên tiến bằng sức sáng tạo và niềm tin” với 5 mục tiêu, 4 chiến lược hành động Từ đó, Chính phủ thay đổi hệ thống quản lý nhà nước, hình thành các bộ, ngành theo hướng phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
2) Chủ thể:
Chủ thể truyền thông chính sách của Hàn Quốc là cơ quan chức năng của Chính phủ gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan trung gian, hỗ trợ, điều phối và các cơ
Trang 9quan thực hiện (công ty chế tác và cơ quan truyền thông) Vì vậy, truyền thông chính sách mang tính tập trung và chuyên nghiệp cao hơn Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến công chúng trực truyến, coi đây vừa là chủ thể truyền thông tin, vừa là đối tượng sử dụng thông tin, vừa có lý trí, vừa phi lý trí (suy nghĩ, hành động theo đám đông) Nếu công chúng truyền thông lấy vấn đề nổi trội làm trọng tâm thì công chúng trực tuyến lấy kinh nghiệm bản thân làm trọng tâm, có tính đa dạng và biến động rất lớn Mục tiêu của truyền thông chính sách ở Hàn Quốc là niềm tin của công chúng đối với Chính phủ, xoa dịu sự bất mãn của công chúng, các đảng đối lập và các tổ chức xã hội với Chính phủ nếu có Do đó, sự tin cậy của công chúng là “tài sản” của Chính phủ Để bảo đảm sự tin cậy với công chúng, truyền thông chính sách phải bảo đảm ba nguyên tắc: Tính chuyên môn, tính chân thực và tính hấp dẫn.
3) Nội dung của truyền thông chính sách ở Hàn Quốc:
Nội dung truyền thông chính sách của Hàn Quốc rất cụ thể, thiết thực theo
chủ đề được xác định hằng năm trên cơ sở điều tra, phân tích dư luận xã hội một cách khách quan, khoa học, có sự thẩm định của Hội đồng Quảng cáo công ích quốc gia Các chuyên gia cho rằng, trong truyền thông hiện đại, sự tham gia và lợi ích của công chúng chính là chìa khóa của thành công Nội dung truyền thông phải biến thành các thông điệp thu hút sự quan tâm của công chúng cho nên phải đơn giản, rõ ràng, hàm súc, dễ hiểu, chân thực, tiếp cận cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của vấn đề và phải phù hợp với công chúng.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc là, trước khi thực hiện một chiến dịch truyền thông, chủ thể truyền thông phải tiến hành điều tra dư luận xã hội xem công chúng đang quan tâm vấn đề gì, trên cơ sở đó họp Hội đồng Quảng cáo công ích quốc gia để lựa chọn chủ đề tuyên truyền Trên cơ sở chủ đề đã chọn, tiến hành đấu thầu, lựa chọn các công ty có ý tưởng sáng tạo nhất để sản xuất các sản phẩm truyền thông Các sản phẩm này nội dung phải ngắn gọn, hàm súc, đặc biệt phải lôi cuốn, hấp dẫn, rung động lòng người, công chúng phải thấy vui vẻ và cảm động Cách làm tổ chức đấu thầu chế tác sản phẩm truyền thông đã tạo ra động lực thúc đẩy sáng tạo, tiết kiệm và mang tính chuyên nghiệp cao Sau một chiến dịch truyền thông, Chính phủ thuê các công ty khảo sát bên ngoài tiến hành đánh giá kết quả để xem sự thay đổi, nhận thức, thái độ và hành vi của người dân thế nào, từ đó cải tiến và xây dựng các kế hoạch truyền thông trung, dài hạn tiếp theo Đây là cách làm hay để đánh giá hiệu quả truyền thông một cách cụ thể, lượng hóa tương đối chính xác, khách quan, khắc phục tình trạng
Trang 10đánh giá chủ quan, cảm tính, chung chung, trừu tượng Quá trình truyền thông chính sách công của Hàn Quốc ban đầu sử dụng “chiến lược đẩy”, tức là thông báo một chiều từ trên xuống, đến một thời điểm nào đó phải kết hợp với “chiến lược kéo”, nghĩa là tạo ra sự quan tâm, thu hút với người dân Hằng năm, Hàn Quốc có tổ chức các cuộc thi quảng cáo công ích và trao phần thưởng cho các sản phẩm có tính sáng tạo cao.
4) Các hình thức được sử dụng:
Truyền thông chính sách ở Hàn Quốc sử dụng nhiều hình thức khác nhau
như: Thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, quảng cáo công ích trên truyền hình, phát thanh, các sản phẩm văn hóa như: Phim ảnh, sách, pa-nô, áp phích, bài phát biểu của quan chức Chính phủ và người nổi tiếng, tổ chức sự kiện… Hiện nay ở Hàn Quốc, đáng chú ý là tỷ lệ người đọc báo giấy và xem truyền hình đang giảm xuống nhanh chóng Để đối phó với tình trạng này, truyền thông chính sách đang chú trọng sử dụng mạng xã hội và điện thoại di động Để phù hợp với phương tiện và trào lưu mới này, các sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội và điện thoại cầm tay ngày càng đòi hỏi tính sáng tạo, hấp dẫn, đặc biệt là phải nhanh, ngắn gọn, súc tích Khẩu hiệu hành động trong truyền thông hiện đại là độc đáo và phù hợp, từ lô-gích tới ảo thuật…, tức là phải mới mẻ, không chỉ mang tính khoa học mà còn phải đạt tới tính nghệ thuật.
5) Chiến lược triển khai truyền thông chính sách ở Hàn Quốc:a) Tạo đồng thuận xã hội trong truyền thông chính sách:
Đồng thuận xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là nguồn lực xã hội quan trọng nhằm góp phần triển khai thành công chính sách trong thực tiễn Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối thoại và phản biện chính sách, báo chí và truyền thông tạo cầu nối giữa chủ thể ban hành chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách Truyền thông càng tham gia đầy đủ vào các khâu của quy trình chính sách thì hiệu quả và tác động tích cực của chính sách trong thực tiễn càng được nâng lên.
Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông chính sách tại Hàn Quốc, TS Uhm Seung-yong, Giám đốc Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc cho biết, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng quy chế hoạt động của truyền thông chính sách quốc gia dưới dạng nghị định với tất cả các hoạt động truyền thông của các cơ sở của Chính phủ, từ việc trưng cầu dân ý đến việc thông báo các chính sách của Chính phủ.
Trang 11Theo TS Uhm Seung-yong, vốn xã hội là nhân tố chính tạo nên hiệu quả của truyền thông chính sách và góp phần xây dựng niềm tin của người dân với chính phủ Nếu như những kết quả cụ thể của chính sách có thể là mục tiêu của truyền thông chính sách trong ngắn hạn thì việc xây dựng niềm tin của người dân với chính phủ phải là kết quả của truyền thông chính sách trong dài hạn Niềm tin của người dân là yếu tố quan trọng trong việc ổn định chính phủ và tạo ra sự ủng hộ đối với chính sách công Nếu không có mối quan hệ tin cậy giữa người dân và chính phủ, truyền thông chính sách không thể thực hiện tốt Quá trình truyền thông chính sách không phải và không thể là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với công chúng Truyền thông chính sách cần là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của công chúng Sự tham gia của công chúng không chỉ dựa trên nền tảng lợi ích mà cả hiểu biết và trách nhiệm xã hội Năng lực truyền thông và trách nhiệm truyền thông khi đó trở thành hai mặt của một vấn đề với mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.
Trong bối cảnh truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến, công chúng ngày càng tiếp nhận thông tin nhiều hơn từ các phương tiện truyền thông xã hội Mặc dù có ưu thế về không gian thông tin cởi mở đa chiều nhưng truyền thông xã hội không có khả năng duy trì các cuộc đối thoại thực chất, bền vững Các phương tiện xã hội có khả năng đạt được mục tiêu làm cho công chúng biết về chính sách nhiều hơn trong khi các phương tiện chính thống có thể thành công hơn trong việc giúp công chúng hiểu và ủng hộ chính sách.
b) Mô hình truyền thông đa kênh trong tương tác giữa chính quyền và ngườidân Hàn Quốc:
Tại thành phố Seoul – Thủ đô của Hàn Quốc, mô hình TTĐK (multi-channel communication) được vận hành từ tháng 10/2011 đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa người dân và chính quyền thành phố Người dân không còn đóng vai trò thụ động mà đã chủ động tham gia, trở thành đối tác trong việc tạo ra nhiều giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của thành phố Ở đây, mô hình TTĐK được hiểu là việc áp dụng cả kênh truyền thông trực tuyến và kênh truyền thông ngoại tuyến vào hỗ trợ hoạt động quản lý của chính quyền và người dân Kênh truyền thông trực tuyến bao gồm: trang web chính thức của chính quyền thành phố (Hope Seoul: www.Seoul.go.kr); kênh truyền hình trực tuyến các hoạt động của thành phố (Live – Seoul: tv.seoul.go.kr); trang thông
Trang 12tin về sự tham gia của công dân (Seoul Talk Talk: inews.seoul.go.kr); Văn phòng Thị trưởng trực tuyến (Online Mayor Office: Mayor seoul.go.kr)… Kênh truyền thông ngoại tuyến bao gồm: Diễn đàn Cheong Chek (tổ chức hội thảo để thiết kế và phát triển một chương trình hoặc chính sách mới); thảo luận Suk Ui (thảo luận giữa chính quyền và chuyên gia, lãnh đạo các tổ chức dân sự để tuyên truyền và chấp thuận chính sách); Văn phòng Thị trưởng di động (Thị trưởng và các công chức đến tận nơi phát sinh vụ việc để lắng nghe trực tiếp và giải quyết trực tiếp vấn đề phát sinh)…
Với các công cụ và chương trình truyền thông trực tuyến cũng như ngoại tuyến, chính quyền khuyến khích công dân bày tỏ ý kiến của mình bằng cách chia sẻ trên các kênh truyền thông Chính quyền thành phố sở hữu các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm các trang web, đài phát thanh, bảng quảng cáo, không gian quảng cáo tàu điện ngầm/xe buýt… và sử dụng chúng để thông báo, quảng bá công việc của chính quyền cho công dân Hiện nay, khoảng 30% trong số các phương tiện truyền thông này dành cho công dân Công dân có thể sử dụng các kênh đó để quảng bá các hoạt động xã hội của họ Có nhiều cơ hội cho người dân đóng góp những bài viết, hình ảnh hoặc video trên các trang web như Seoul Talk Talk….
*Một số mô hình truyền thông đa kênh được áp dụng thành công ở HànQuốc:
Trung tâm Truyền thông Xã hội (Social Media Center – SMC)
Trung tâm Truyền thông Xã hội chịu trách nhiệm tập trung và điều phối thông tin do công dân gửi đến thông qua các kênh khác nhau như: Twitter, Facebook và MeToday Ngoài ra còn một số trang web thông báo hoạt động của chính quyền với công dân nhằm mục đích bảo đảm giao tiếp nhanh hơn và hiệu quả hơn Với một trung tâm tập trung, thành phố Seoul có thể xử lý số lượng lớn các thông điệp nhận được của công dân thông qua 44 tài khoản khác nhau Chính quyền thành phố đã rút ngắn quá trình xử lý thư bằng cách tự động thu thập tất cả các tin nhắn nhận được thông qua 44 tài khoản Trung tâm Truyền5
thông Xã hội hoạt động như một hệ thống tập trung kênh dẫn các thông điệp liên quan đến các nhóm thích hợp, nhận phản hồi từ các đội đó và gửi phản hồi tới công chúng thông qua các tài khoản khác nhau của các đội liên quan.
Diễn đàn Cheong-Chek