đề tài phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động con người

39 0 0
đề tài phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ta đã thấy được rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy, nó cung cấp phương p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINĐỀ TÀI

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐIVỚI HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU : PBCDV VÀ VAI TRÒ CỦA PBCDV ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 1

PHẦN NỘI DUNG : 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 4

1.1 Khái niệm biện chứng duy vật 4

1.2 Đặc trưng của phép biện chứng duy vật 6

1.3 Các giai đoạn phát triển của phép biện chứng duy vật 13

1.4 Quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 14

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 22

2.1 Vai trò của phép biện chứng duy vật trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam 22

2.1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới 23

2.1.2 Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết những mối quan hệ biện chứngtrong công cuộc đổi mới 24

2.1.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là trọng tâm 25

2.1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng Đảng là then chốt 262.1.2.3 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội 27

2.1.2.4 Đảng Cộng sản Việt Nam coi củng cố quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên 29

Trang 4

2.2 Giải pháp nâng cao tri thức, niềm tin và lý tưởng của sinh viên góp phần xây dựng đất nước ta “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

PBCDV VÀ VAI TRÒ CỦA PBCDV ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGCỦA CON NGƯỜI

1 Đặt vấn đề:

-Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể, nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó.

Và triết học có hai vấn đề cơ bản đó là:

+ Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, và cái nào quyết định?

+ Ý thức của chúng ta có phản ánh trung thực thế giới quan hay không? -Và nếu quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản chi phối đối với bất cứ hệ thống triết học nào thì một vấn đề quan trọng khác mà triết học quan tâm và muốn làm sáng tỏ là: các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh tồn tại như thế nào? Chúng hoàn toàn biệt lập với nhau hay phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; hoàn toàn ở trong trạng thái tĩnh ngưng đọng, “ nhất thành bất biến” hay vận động không ngừng? Lịch sử của triết học cho thấy, mặc dù có nhiều cách trả lời khác nhau về vấn đề này, nhưng suy cho cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình Trong đó, qua từng thời kì phát triển của triết học

1

Trang 6

ta đã thấy được rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy, nó cung cấp phương pháp luận khoa học cho con người nhận thức và cải tạo thế giới, vì lợi ích của mình.

Những lý thuyết về phép biện chứng duy vật không chỉ giúp ta nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của các khoa học triết học, mà còn cung cấp vũ khí luận sắc bén cho giai cấp vô sản chiến thắng kẻ thù của chủ nghĩa xã hội Chính nhờ vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn trung thành với những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng để vận dụng nó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện kế hoạch hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là nắm vững bản chất của phép biện chứng duy vật là một đòi hỏi cần thiết và quan trọng.

Để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu đó thì đề tài: “ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với con người trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay” đã được chọn để làm tiểu luận này.

Xin chân thành cảm ơn cô giáo Chu Thị Hiền đã nhiệt tình chỉ

bảo để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này, trong quá trình làm bài có gì sơ sót mong cô giáo thông cảm.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận:

-Mục tiêu là làm rõ thế nào là phép biện chứng, lịch sử ra đời của phép biện chứng và những nội dung của nó đồng thời nêu lên được những ứng dụng của nó trong cuộc sống hiện tại.

2

Trang 7

Nội dung của tiểu luận:

+ Nêu lên những khái niệm, những phạm trù những nguyên lý tồn tại trong phép biện chứng duy vật.

+ Nêu lên được những vai trò, những ứng dụng của phép biện chứng duy

Trang 8

1.1 Khái niệm biện chứng duy vật

Đầu tiên chúng ta cần hiểu được phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin Nó được xem là lý luận nhận thức khoa học và được nghiên cứu rộng rãi Để hiểu rõ hơn về khái niệm phép duy vật biện chứng là gì thì trước hết ta cùng tìm hiểu khái niệm biện chứng và phép biện chứng được hiểu như thế nào trong phần trình bày dưới đây.

- Khái niệm biện chứng được dùng để chỉ những mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa hoặc vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và- Biên chứng bao gồm hai loại biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan:

· Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người Nói một cách ngắn gọn, biên chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.

· Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức Là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc của con người Do đó, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng Nói một cách ngắn gọn, biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy, là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc, ý thức của con người tư duy Đối với triết học Mác Lênin sử dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, xem vật chất có trước ý thức và vật chất quyết định ý thức, và xem xét mọi sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận động không ngừng, có mối quan hệ và tương tác giữa cái sự vật hiện tượng với nhau.

4

Trang 9

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học Hay nói cách khác, phép biện chứng được hiểu là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển trong tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.

Phép biện chứng gồm 3 hình thức cơ bản gồm: phép biện chứng chất phác cổ đại, phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ đại Đức và phép biện chứng duy vật do Mác, Ăngghen sáng lập và sau đó được Lênin phát triển.

Theo nhà triết học Ăngghen thì ông đã đưa ra định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật với nội dung: phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người.

Trong quá trình nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã nhắc đến: "phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến" Hay khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin cũng đã khẳng định phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn thiện nhất, sâu sắc nhất và không có sự phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức con người cũng sẽ phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.

Ngoài ra biện chứng duy vật, thế giới không phải là một thực thể tĩnh tại, mà là một quá trình không ngừng chuyển đổi và phát triển Biện chứng duy vật giả định rằng mọi sự vật đều có tính biện chứng, tức là sự vật chứa đựng sự xung đột và đấu tranh giữa các mặt trái ngược của nó.

Biện chứng duy vật bao gồm ba yếu tố cơ bản: sự tương phản, sự chuyển đổi và sự lắp ghép Sự tương phản biểu hiện trong việc các mâu thuẫn, xung đột giữa các mặt trái ngược của sự vật dẫn đến sự phát triển Sự chuyển đổi đề cập

5

Trang 10

đến quá trình chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác Sự lắp ghép biểu thị sự kết hợp giữa các yếu tố tương phản để tạo thành một thực thể mới.

1.2 Đặc trưng của phép biện chứng duy vật

Từ định nghĩa về phép duy vật biện chứng đã được nêu ở bên trên ta thấy phép biện chứng duy vật có các đặc trưng cơ bản như sau:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi mọi sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác

Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.

Phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật,do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới

Phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.

Đi vào tìm hiểu sâu hơn chúng ta có thể thấy phép biện chứng duy vật có một số đặc trưng quan trọng, bao gồm:

Tính xuyên suốt: Phép biện chứng duy vật nhìn nhận thế giới như một quá trình phát triển liên tục, không ngừng chuyển đổi và biến đổi Nó coi mọi sự vật và hiện tượng không chỉ tồn tại ở một trạng thái tĩnh mà luôn trong quá trình chuyển đổi, tương tác và phát triển.

Tính xung đột và đấu tranh: Biện chứng duy vật nhận thức rằng trong mỗi sự vật và hiện tượng, tồn tại các mặt trái ngược, các lực tác động đối lập và xung đột với nhau Đây là nguồn gốc của sự phát triển và tiến bộ, và tạo ra sự đấu tranh và xung đột trong xã hội và lịch sử.

6

Trang 28

và xây dựng hệ thống chính trị hiệu quả Qua đó, ĐCSVN không chỉ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn thích ứng và điều chỉnh theo

2.1.2 Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết những mối quan hệ biện chứngtrong công cuộc đổi mới

Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đối mặt với nhiều mối quan hệ biện chứng và đã tìm cách giải quyết chúng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội Dưới đây là một số mối quan hệ biện chứng quan trọng và cách Đảng đã giải quyết chúng:

Quan hệ giữa kinh tế trường và kinh tế nhà nước: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện chính sách kinh tế hỗn hợp, kết hợp giữa yếu tố trường và nhà nước Qua đó, nhà nước duy trì vai trò quản lý và điều tiết quan trọng trong kinh tế, trong khi cơ chế thị trường được thúc đẩy và khuyến khích.

Quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung: Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cường quản lý và kiểm soát để đảm bảo rằng quá trình đổi mới kinh tế không chỉ tạo ra lợi ích cho một số cá nhân hay nhóm lợi ích, mà còn mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội Chính sách phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội đã được thiết kế để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và tạo điều kiện công bằng hơn cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Quá trình đổi mới đã nhấn mạnh việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, đồng thời khuyến khích các ngành công nghiệp và sản xuất áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Quan hệ giữa sự tham gia của cá nhân và vai trò của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy sự tham gia của cá nhân và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế của các cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên, Đảng duy trì vai trò lãnh đạo và quản lý, đảm bảo rằng các hoạt động kinh tế và xã hội đều 24

Trang 29

được thực hiện trong ranh giới pháp luật và theo đúng định hướng phát triển của đất nước.

Những mối quan hệ biện chứng này không phải lúc nào cũng dễ dàng giải quyết, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải áp dụng các chính sách linh hoạt và điều chỉnh trong quá trình đổi mới Sự thích ứng và phát triển theo cách này đã giúp đất nước tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong suốt thời gian vừa qua.

2.1.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là trọng tâm.

Sau khi thống nhất đất nước đến trước năm 1986, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được áp dụng rộng rãi trên cả nước Việc áp dụng quá lâu và cứng nhắc, máy móc cơ chế này trong khi bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đã có nhiều thay đổi làm cho tình hình kinh tế trong nước trở nên khó khăn Thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi cấp thiết của đất nước và thời đại.

Để đạt được mục tiêu này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, Đồng thời, chính sách thuận lợi đã được thiết lập để khuyến khích đầu tư, mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu tăng cường năng suất lao động và nâng cao chất lượng công việc bằng việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chuyên môn, kỹ thuật cao được coi là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong kinh tế.

25

Trang 30

Sau 37 năm đổi mới Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) và hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Các đối tác FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới Năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Đặc biệt, không thể không kể để sự thành công của Việt Nam khui là một trong số ít nước trên thế giới đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020 bất chấp sự sụp đổ toàn cầu về thương mại, du lịch, đầu tư do đại dịch COVID-19 gây ra Đảng và nhà nước ta đã có những bước đi mang tính quyết định của Việt Nam trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế và sức khỏe từ dịch COVID-19 là động lực chính cho mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020 Trong khi một số nước vẫn còn đang phải căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh của Việt Nam đang sôi nổi trở lại, kinh tế Việt Nam phục hồi với tốc độ nhanh chóng, số liệu thống kê về kinh tế-xã hội của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của thị trường Đây rõ ràng là sự ghi nhận đối với cách thức phản ứng nhanh, hiệu quả và là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta.

2.1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng Đảng là then chốt.

Đảng ta luôn nhấn mạnh và khẳng định rõ hơn, xây dựng Đảng luôn là nội dung then chốt của sự nghiệp phát triển đất nước Điều này xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Thứ hai, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước ta hiện nay đòi hỏi phải không ngừng nâng cao sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cuối cùng là phải khắc phục một số hạn chế, yếu kém trong

26

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan