1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động con người

18 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

Phép biện chứng là phương pháp nghiên cứu xem xet sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các sự vật hiện tượng khác trong quá trình vận động biến đổi và phát t

Trang 1

Mục lục

Trang

Chương I: Phép biện chứng và khái quát lịch sử phép 3

biện chứng

II- Khái quát lịch sử phép biện chứng 5

Chương II: Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy 6

vật và vai trò của nó đối với hoạt động con người

I- Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng 6 duy vật Vai trò đối với hoạt động con

người

II- Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng 8 duy vật Vai trò đối với hoạt động con

người

III- Sáu cặp pham tru cơ bản của phép biện 11 chứng duy vật Vai trò đối với hoạt động

con người

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhận thức, tư duy con người có quan hệ thế nào với thế giới xung quanh? Con ngưòi có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực hay không? Mà khi con người nhận thức được thế giới xung quang thì viẹc áp dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn như thế nào? Đây chính là một trong hai vấn đề cơ bản của triết học

Bằng việc kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bối, dựa trên viẹc khái quát những thành quả mới nhất của khoa học đương thời cũng như thực tiễn lịch sử loài người, vào giữa thế kỷ XIX C.Mac và Ph.Angghen đã sáng lập ra triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật mà về sau được V.I.Lênin phát triển

Phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giup con người nhận thức được thế giới

Vậy phép biện chứng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người? Chúng ta hãy xem xét các vấn đề này ở dưới đây trong các khía cạnh để hiểu thêm về phép biện chứng duy vật

Trang 3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Chương I Phép biện chứng và khái quát lịch sử phép biện chứng

I Khái niệm phép biện chứng.

1 Phương pháp luận.

Có thể nói một cách tổng quát phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp, phương pháp giải quyết các vấn đề như: Phương pháp là gì? Bản chật, nội dung, hình thức của nó như thế nào? Phân loại phương pháp ra sao? Vai trò của phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người như thế nào?

Có thể nói một cách khác cụ thể hơn rằng: Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo cụ thể việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý có hiệu quả tối đa

Mọi khoa học đều có lý luận về phương pháp của mình, các khoa học đều phải xác định cho được các phương pháp thích hợp và mối quan

hệ biện chứng giữa các phương pháp đó

Phương pháp luận được phân thành các loại sau:

o Phương pháp luận phổ biến

o Phương pháp luận chung

o Phương pháp luận riêng

2 Khái niệm phép biện chứng.

Phép biện chứng là phương pháp nghiên cứu xem xet sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các sự vật hiện tượng khác trong quá trình vận động biến đổi và phát triển không ngừng,

có nguyên nhân từ việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của chinhs sự vật hiện tượng đó

3 Một số nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng.

Trước hết chúng ta cần hiểu phép biện chứng là hệ thống các nguyên tắc được hình thành trên cơ sở các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật Các nguyên tắc này tuy có nội dung khác nhau song chúng có sự liên hệ bổ sung lẫn nhau, tạo thành một công cụ có vai trò to lớn trong nhận thức các quy luật của thế giới khach quan

Trang 4

a) Nguyên tắc về tính khách quan của sự xem xét.

Cơ sở lý luận của nó là vai trò quýât định của vật chất trong quan

hệ đối với ý thức, còn yêu cầu đối với mọi khoa học là khi nghiên cứu sự vật phải xuất phát từ bản thân sự vật để chỉ ra các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của sự vật ấy

b) Nguyên tắc về tính toàn diện.

Là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong các ngành khoa học Việc nhận thức bản chất của sự vậtphải được xem xét trong trạng thái toàn vẹn và phức tạp của nó Cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó

c) Nguyên tắc xem xét trong sự phát triển, trong sự vận động.

Cơ sở lý luận là nguyên lý về sự phát triển, với yêu cầu là khi thực hiện nguyên tắc này không chỉ dừng ở chỗ liệt kê các giai đoạn phát triển lịch sử mà sự vật đã trải qua, ma phải vạch ra tính tất yếu, những quy luật chi phối sự liên hệ và thay thế các trạng thái từ trạng thái này sang trạng thai khác của sự vật

d) Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic.

Lịch sử là khách thể được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển Logic là sự tái tạo dưới hình ảnh tinh thần khác quan dang vận động

và phát triển với những mối liên hệ tất yếu và xác định

Yêu cầu chung là phương pháp lịch sử phải nắm lấy cái logic, xoay quanh cái logic Phương pháp logic phải dụa trên các tài liệu lịch sử

để vạch ra những mối liên hệ tất yếu, những quy luật khách quan vốn có trong quá trình lịch sử

e) Nguyên tắc thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, giữa quy nạp và diễn dịch.

Phân tích và tổng hợp được tiến hành trong quá trình nhận thức, là

sự lặp lại trong ý thức quá trình phân giải và tổng hợp ở thế giới khách quan

Quy nạp là quy tắc mà tư duy đi từ tri thức về cái riêng ( sự vật hiện tượng, quá trình riêng lẻ) đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn

Diễn dịch là thao tác nhờ đó tư duy đi từ tri thức chung đến tri thức

ít chung hơn, đến tri thức cái riêng

f) Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể.

Cơ sở lý luận là sự tổng hợp lại nhờ tư duy lý luận các tài liệu do trực quan sinh động đem lại Ở đây cái trừu tượng phản ánh những mối liên hệ phổ biến nhất, đơn giản nhất nhưng có vai trò quyết định trong cái

cụ thể nghiên cứu

4 Vai trò của phép biện chứng.

Trang 5

Phép biện chứng là đỉnh cao của te duy khoa học Nó không xuất phát tự ý muốn chủ quan của người sáng tạo ra nó mà gia trị đó được thể hiện ở chỗ “giải pháp những vấn đề mà tư tưởng tiến tới của loài người đặt ra”, soi sáng các nhiệm vụ đã chín muồi của nhân loại, đó là nhiệm vụ giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức bóc lột, khỏi sự tha hoá Cho đến ngày nay phép biện chứng duy vật vẫn là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử đó

mà chưa có một học thuyết nào có thể thắng thế được Chỉ có phép biện chứng duy vật mới có sự giải thích khoa học về những quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, nắm được quy luật vận động của lịch sử, đem lại một giải pháp khoa học cho những vấn đề đó một cách khoa học Tuy nhiên, ngay nay, khoa học và thực tiễn luôn vận động biến đổi nên triết học Mac-Lenin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng cũnh cần được bổ sung và phát triển Phép biện chứng duy vật vừa

là yêu cầu của thực tiễn xã hội, vừa là yêu cầu của nội tại học thuyết đó

Có phát triển được và thông qua phát triển, học thuyết đó mới bảo vệ mình và phát huy được tác dụng và những giá trị của nó

Phép biện chứng duy vật ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất trong lĩnh vực triết học, đó là học thuyết triết học hoàn bị, triệt để thống nhất được xây dựng trên lập trường thế giới khách quan Nó bao hàm cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người, sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, giữa lý luận và thực tiễn, giữa khoa học và cách mạng

Phép biện chứng duy vật là một hệ thống mở, nắng động Nó dành

cả một phương hướng rộng lớn cho sự chứng minh của khoa học, cho sự

bù đắp của tri thức nhân loại, là sự hướng dẫn và là động lực cho con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội

Phép biện chứng duy vật không giống bất cứ một học thuyết triết học nào khác, bởi nó không phải là sản phẩm của phương pháp tư duy mà

nó là sự phản ánh khách quan thế giới vật chất, là sự kích thích những giá trị tư tưởng, văn hoá nhân loại Nó kế thừa có chọn lọc chủ nghĩa duy vật

và phép biện chứng trong lịch sử, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên Học thuyết đó luôn lấy thực tiễn làm cơ

sở, điểm xuất phát của mình Chính thực tiễn đã làm cho phép biện chứng luôn sống động, phát triển

5 So sánh phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình.

Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của triết học Theo Ph.Angghen:

Phương pháp siêu hình chỉ nhìn thấy sự vật riêng biệt mà không nhìn thây mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại

Trang 6

của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh vaf tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng

Phương pháp biện chứng ngược lại với phương pháp siêu hình, không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy “cây” mà thấy cả “rừng”, nhìn thấy sự vật trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng

II Khái quát lịch sử phép biện chứng.

1 Phép biện chứng ngây thơ tự phát cổ đại.

Phép biện chứng ngây thơ tự phát cổ đại, tiêu biểu là Hêraclít, ông cho rằng sự vận đôngh và phát triển của thế giới giông như dòng chảy của một con sông, như vậy không ai tắm hai lần trên một dòng sông Biện chứng ngây thơ dựa trên quan sát có tính trực quan, chỉ có ý nghĩa vô thần, chống lại quan niệm tôn giáo về thế giới, ít có gia trị khoa học Biện chứng ngây thơ là hạn chế, bị phương pháp siêu hình xoá bỏ

2 Phép biện chứng duy tâm.

Người tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm khách quan là Hêghen Ông là người đầu tiên có công xây dựng tương đối hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với hệ thống các phạm trù, khái niệm và các quy tắc cơ bản Tuy nhiên phép biện chứng của Heghen còn thiếu triệt để và thiếu khoa học

3 Phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật do Mac-Angghen sáng lập ra vào giữa thế kỷ XIX và sau này được Lenin phát triển Phép biện chứng duy vật là

sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Nhờ đó khắc phục được những hạn chế trước đây của phép biện chứng ngây thơ chất phác và phép biện chứng duy tâm, thực sự trở thành khoa học đưa con người tới bến bờ chân lý Phép biện chứng duy vật bao gồm các nguyên lý, những cặp phạm trù và những quy luật

Trang 7

Chương II Nội dung cơ bản của của phép biện chứng duy vật và vai trò của nó

đối với hoạt động của con người

I Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật Vai trò của

nó đối với hoạt động của con người.

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Mối liên hệ phổ biến là sự ràn buộc quy định lẫn nhau nhưng đồng thời lại có tác động để làm biến đổi lẫn nhau của các sự vật hiện tượng hay giữa các yếu tố các mặt của một quá trình

Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài:

Mối liên hệ bên trong là sự liên hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau

giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật

Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện

tượng khác nhau; nói chung nó không có ý nghĩa quyết định; nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật

Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như trên, ngoài ra chúng còn có

những nét đặc thù: cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này lại là tất yêu khi xem xét trong quan hệ khác, ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện

ra bên ngoài của cái tất yếu.

Mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng:

Tính khách quan: vì liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật hiện

tượng; mỗi sự vật hiện tượng tuy khác nhau nhưng chúng đều là những dạng cụ thể của thế giới vật chất nên tất yếu giữa chúng nảy sinh mối liên

hệ lẫn nhau

Tính phổ biến: liên hệ có ở tất cả sự vật hiện tượng và trong mọi

lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ

Tính phong phú, đa dạng: tức là tồn tại nhiều loại mối liên hệ khác

nhau; ngoài những mối liên hệ như đã nói ở trên, còn có các mối liên hệ như: liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu, liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp

Việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng có vai trò quan trọng đối với hoạt động con người Trong hoạt động

Trang 8

nhận thức cần phải có quan điểm toàn diện khi xem xét sự vật hiện tượng; tức là phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật hiện tượng đó, trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác (cả trực tiếp và gián tiếp), trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Trong hoạt động thực tiễn, để cải tạo sự vật chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn làm biến đổi mối liên hệ nội tại của chính sự vật cũng như mối liên hệ qua lại của sự vật đó với sự vật khác; đồng thời phải sử dụng nhiều biện pháp và nhiều phương tiện khác nhau Các mối liên hệ có vai trò không như nhau, do đó để thúc đẩy sự vật phát triển phải phân loại được các mối liên hệ, nhận thức được mối liên hệ cơ bản quy định bản chất của sự vật

và giải quyết mối liên hệ đó

2 Nguyên lý về sự phát triển.

Sự phát triển là sự biến đổi theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển gắn liền với sự vận động tuy nhiên không phải sự vận động nào cũng đưa tới sự phát triển Chỉ có sự vận động theo chiều hướng tiến lên, đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ mới là sự phát triển Cái mới bao hàm trong nó cái tiến

bộ, cái tích cực sau khi đã loại bỏ cái tiêu cực, cái lạc hậu của cái cũ

Sự phát triển mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng:

Tính khach quan: sự phát triển tạo nên từ việc giải quyết các mâu

thuẫn bên trong vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà nó còn quy định ý thức của con người

Tính phổ biến: sự phát triển có trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội

và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan

Tính phong phú, đa dạng: sự phát triển của sự vật hiện tượng diễn

ra bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau tuy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra quan điển phát triển trong nhận thức sự vật và hiện tượng và đó chính là nguyên tác phương pháp luận trong nhận thức Trong thực tiễn, con ngưòi cần chia sự phát triển của sự vật theo từng giai đoạn nhất định, rồi nghiên cứu, so sách, đối chiếu nhau để thấy ra được sự phát triển cao hơn, tiến bộ hơn

Trong quá trình phát triển, sự vật thường đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả những biến đổi thụt lùi Do đó, trước khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, có niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai

Trang 9

II Ba uy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Vai trò của nó

đối với hoạt động của con người.

1 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Các mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những có xu hướng biến đổi ngượi chiều nhau Các mặt đối lập nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thì tạo thành mâu thuẫn

Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tụa vào nhau, không tách rời nhau Sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Ngược lại, đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

Quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện ở chỗ: Các mặt đối lập không tách rời nhau, thống nhất giữa các mặt đối lập

là tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối Trong một thể thống nhất luôn diễn ra đấu tranh, nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời thay thế

Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính khách quan, phổ biến và đa dạng:

Tính khách quan: Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong sự vật, hiện

tượng; không phụ thuộc vào ý thức của con người mà còn quy định cả ý thức của con người

Tính phổ biến: Mâu thuẫn có trong mọi sự vật, hiện tượng trong tự

nhiên, xã hội và tư duy của con người Mâu thuẫn có trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự vật và tồn tại giữa chúng

Tính đa dạng: Mỗi sự vật quá trình của thế giới khách quan tồn tại

những mâu thuẫn khác nhau Bản thân mọi quá trình khác nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy lại có những mâu thuẫn khác nhau (mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thử yếu, mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng)

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghia quan trọng trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, phải đi sâu nghiên cứu mâu thuẫn của sự vật Phải xem xét vị trí, vai trò, mối quan hệ của các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng

Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn chứ không điều hoà mâu thuẫn

Trang 10

2 Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

Chất và những thuộc tính về chất: Chất là phạm trù triết học dùng

để chi tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu

cơ của những thuộc tính làm cho sự vật lá nó chứ không phải là cái khác Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất Điều đó có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất Với tư cách là khía cạnh của chất được bộc lộ ra trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật

có vị trí khác nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ

bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật.

Ở mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tòn tại hay mất

đi của nố quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật

Lượng và thuộc tính về lượng: Lượng là một phạm trù triết học

dùng để chỉ tính quy định mang tính đồng nhất, tính tương tự, tính giống nhau của các sự vật, do đó mà chúng có thể tăng lên hay giảm đi, phân chia hay liên kết Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và sự phát triển - tức là được thể hiện trong các thuộc tính không-thời gian của các sự vật hiện tượng Không chỉ chất mà thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng, do vậy, một sự vật có thể có vô số lượng

Mối quan hệ giữa chất và lượng

Những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

Chất tương đối ổn định, lượng thường xuyên biến đổi, sự biến đổi

về lượng trong một giới hạn nhất định chưa gây nên chất biến đổi căn bản

Giới hạn đó gọi là độ.

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoạng giới hạn, trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy Độ thể hiện tính thống nhất giữa chất và lượng

Nếu lượng thay đổi vượt qua mức giới hạn về độ, phá vỡ sự thống nhất với chất, khi đó lượng sẽ từ từ xoá bỏ chất, tạo nên sự nhảy vọt tại

điểm nút - phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó, sự thay

đổi về lượng đã đủ làm cho chất thay đổi

Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra

gọi là bước nhảy Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn

chuyển hoá về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra

Ngày đăng: 30/05/2014, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w