1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người

40 802 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 169,39 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tiễn, hoạt động của con người tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mục tiêu khác nhau. Nhằm đạt được những mục tiêu đó, con người phải nắm bắt được các mối liên hệ phổ biến phát triển của mọi sự vật, hiện tượng để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Điều đó đòi hỏi phải có những lý luận đúng đắn soi đường mà trong đó triết học nói chung phép biện chứng duy vật nói riêng đóng vai trò quan trọng nhất. Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động phát triển của hiện thực. Do đó, không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của phép biện chứng duy vật, do tính đúng đắn triệt để của đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho quá trình nhận thức hoạt động thực tiễn của con người đạt dược nhiều hiệu quả tích cực. Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VAI TRÒ CỦA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI Là một sinh viên kinh tế, em thiết nghĩ cần phải trau dồi cho mình một vốn kiến thức vững chắc về triết học nói chung cũng như phép biện chứng duy vật nói riêng, quan trọng nhất là vai trò của đối với hoạt động của con người để giúp ích cho quá trình lập nghiệp sau này. 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I PHÉP BIỆN CHỨNG KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG 1. Khái niệm phép biện chứng & siêu hình + Phép biện chứng siêu hình là hai mặt đối lập trong phương pháp chung nhất của tư duy. Chúng được xây dựng trên hai quan điểm đối lập là quan điểm biện chứng quan điểm siêu hình. + Phép biện chứng : theo Anghen chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người tư duy. + Phép siêu hình: theo Arixtôt siêu hình học là học thuyết về những nguyên tắc các bản nguyên tối cao , siêu kinh nghiệm của tồn tại , của nhận thức , của văn hóa của con người. 2. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng phương pháp siêu hình. + Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác giữa các mặt đối lập nhau có ranh giới tuyệt đối. Trong khi đó, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. + Phương pháp siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên ngoài sự vật. Trong khi đó phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Như vậy phương pháp siêu hình làm cho con người “ chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh sự diệt vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự 2 vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Còn phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái “ vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau. Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. Còn phương pháp biện chứng phản ánh đúng hiện thực như tồn tại. Nhờ vậy phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức cải tạo thế giới. 3. Khái quát lịch sử hình thành phép biện chứng. a. Phép biện chứng cổ đại. Giai đoạn đầu tiên củaduy triết học biện chứngphép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại được thể hiện rõ nét nhất qua thuyết âm dương của triết học Trung Quốc các học thuyết của triết học Hy Lạp cổ đại. * Hoàn cảnh ra đời: Về hoàn cảnh ra đời của phái Âm dương còn có nhiều điểm chưa sáng tỏ nên ở đây ta chỉ xét đến hoàn cảnh ra đời của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. - Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá: Xã hội Hy Lạp xuất hiện sớm vào khoảng thế kỷ thứ VIII trước công nguyên đến thế kỷ thứ III sau công nguyên. Vào thế kỷ thứ VI–IV trước công nguyên, xã hội chiếm hữu lệ Hy Lạp đã đạt tới hoàn thiện. Sự phát triển này làm xuất hiện 2 trung tâm kinh tế chính trị điển hình là Aten Spác, tương ứng với là hai thể chế khác nhau về hình thức: nhà nước chủ dân chủ Aten nhà nước chủ quân chủ Spác. Sự khác nhau đó dẫn tới cuộc nội chiến tương tàn cuối cùng chiến thắng thuộc về thành bang Spác. Đất nước Hy Lạp cổ đại có một nền văn minh phát triển rực rỡ. Về tôn giáo, họ thờ nhiều thần vị thần tối cao là thần Dớt. Về giáo dục, họ coi trọng đạo đức, trí dục, thể dục. Về chính trị, họ coi trọng chế độ dân chủ. Về đời sống, họ sống giản dị, chất phác. Về kiến trúc, họ có tính cách điều độ cân đối. Về khoa học, họ phát triển khoa học tự 3 nhiên như toán, vật lý, thiên văn học Về văn học có Hômơ với hai tác phẩm nổi tiếng là Iliat Ôđixe. Về triết học có nhiều trường phái. - Sự hình thành triết học: triết học Hy Lạp ra đời vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên trên các cơ sở: + Do sự phát triển kinh tế, đặc biệt do sự phát triển của lao động tổ chức lao động lệ, trong đó một bộ phận của xã hội là người tự do có điều kiện nghiên cứu khoa học triết học + Do có nhiều biến chuyển kinh tế chính trị mà một bộ phận của tầng lớp chủ có điều kiện chăm lo xây dựng thế giới quan của mình để định hướng cho cuộc đấu tranh. + Do liên hệ mật thiết với các tri thức khoa học, cuộc đấu tranh tôn giáo, tín ngưỡng. + Do vị trí của Hy Lạp cổ đại thuận lợi trong giao lưu kinh tế văn hoá với các nước phương Đông. * Đặc điểm: Các nhà duy vật biện chứng cổ đại ngay từ thời bấy giờ đã thấy rằng, các sự vật của thế giới xung quanh ta nằm trong một mớ chằng chịt vô tận những sợi dây liên hệ những tác động qua lại lẫn nhau, trong đó không có cái gì là vẫn y nguyên như cũ, đứng yên chỗ cũ mà tất cả đều vận động, biến hoá, sinh thành tiêu vong. Nhưng do chưa đạt đến trình độ đi sâu phân tích giới tự nhiên cho nên các nhà biện chứng cổ Hy Lạp chú ý đến sự vận động, đến sự quá độ từ cái này sang cái khác, đến những mối liên hệ nhiều hơn là chú ý đến cái đang vận động, đang quá độ đang liên hệ với nhau. Cách nhận xét thế giới như vậy, theo Anghen, là một cách nhận xét còn nguyên thuỷ, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng là kết quả của một trực kiến thiên tài, song chưa phải là kết quả của những sự nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Thời kì này cũng diễn ra sự giao lưu giữa Hy Lạp các nước Ả Rập phương Đông nên triết học Hi Lạp cũng chịu sự ảnh hưởng của triết học phương Đông. * Đại biểu: 4 - Hêraclit(520-460 TCN): là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại. Khác với các nhà triết học phái Milê, Hêraclit cho rằng chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật. “Mọi cái biến đổi thành lửa lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa hàng hóa thành vàng”. Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vậtcòn là khởi nguyên sinh ra chúng. Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. “ mãi mãi đã, đang sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy tàn lụi”. Ví toàn bộ vũ trụ tựa như ngọn lửa bất diệt, Hêraclit đã tiếp cận được với quan điểm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn bất diệt của thế giới. Dưới con mắt của Hêraclit mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi, vận động, phát triển không ngừng . Luận điểm bất hủ của Hêraclit: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Hêraclit thừa nhận sự tồn tại thống nhất của các mặt đối lập nhưng trong các mối quan hệ khác nhau. Chẳng hạn: “Một con khỉ dù đẹp đến đâu thì cũng là xấu nếu đem so với một con người”. Chuẩn mực của moị sự vật theo Hêraclit đó là logos bản thân logos là sự thống nhất của các mặt đối lập. Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sự vật này chết đi sự vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển trẻ mãi không ngừng. Vì thế đấu tranh là vương quốc của mọi cái , là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn diễn ra trong sự hài hòa nhất định, dựa trên sự quy định của logos.Theo Hêraclit thì đối với thế giới, cái ác, cái bần tiện là cái tương đối còn cái thiện, cái cao cả là cái tuyệt đối,nhưng đối với chúa Trời thì tất cả mọi cái đều tốt đẹp cả. a. Phép biện chứng duy tâm. Giai đoạn phát triển thứ hai của phép biện chứngphép biện chứng duy tâm mà đỉnh cao của là triết học cổ điển Đức. * Hoàn cảnh: 5 - Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 sau thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản nhiều nước Tây Âu đã bước vào cách mạng công nghiệp, trong khi đó nước Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, tình trạng cát cứ phân tán nhỏ lẻ phổ biến. - Giai cấp tư sản Đức đã hình thành nhưng nằm rải rác phân tán ở những công quốc nhỏ, tách rời nhau vì thế giai cấp tư sản Đức nhỏ bé về số lượng, yếu kém về thế lực chính trị. Chính vì thế mà giai cấp tư sản không thể làm cách mạng hiện thực mà chỉ làm cách mạng trong tư duy. * Đặc điểm: - Triết học cổ điển Đức là thế giới quan ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nếu như triết học phương Tây thời cận đại bàn nhiều đến vấn đề bản thể luận nhận thức luận thì triết học cổ điển Đức đặc biệt đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là chủ thể hoạt động, là nền tảng là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. - Triết học cổ điển Đức có tính lý luận rất cao. So với truyền thống trước đó triết học cổ điển Đức đã đạt tới đỉnh cao phương thức lý luận trong việc trình bày những tư tưởng triết học. - Có sự mâu thuẫn giữa những nội dung tư tưởng triết học mang tính khoa học cách mạng với những hình thức thể hiện có tính chất duy tâm, tôn giáo có tính chất siêu hình. Tính mâu thuẫn đó có nguồn gốc từ bối cảnh lịch sử của thời kì này. - Nhược điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức là còn duy tâm do quá đề cao sức mạnh của trí tuệ, hoạt động của con người trước các thành tựu kinh tế, văn hoá loài người đã đạt được, họ coi con người là chúa tể của tự nhiên tự nhiên chỉ là kết quả hoạt động của con người. cho dù là dưới hình thức duy tâm nhưng triết học cổ điển Đức đã cung cấp cho chúng ta phương pháp tư duy biện chứng, sau này được Mác Anghen khăc phục, kế thừa nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại. 6 *Đại biểu: - Cantơ: Là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm. Nét nổi bật trong triết học của Cantơ là đã trình bày những quan niệm biện chứng của mình về giới tự nhiên. Triết học Cantơ là triết học nhị nguyên. Một mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các “ vật tự nó” ở bên ngoài con người. Thế giới đó có thể tác động tới cãc giác quan của chúng ta. ở điểm này,Cantơ là nhà duy vật. Nhưng mặt khác thế giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại không liên quan gì đến cái gọi là “ thế giới vật tự nó”, chúng chỉ là “ các hiện tượng”… phù hợp với cái cảm giác cái tri thức do lý tính tạo ra. Như vậy trong lĩnh vực nhận thức luận, Cantơ cũng là người theo thuyết “không thể biết”. Tính duy tâm trong triết học Cantơ còn thể hiện ở chỗ ông coi không gian, thời gian, tính nhân quả cũng như các quy luật của giới tự nhiên không phải là những cái thuộc bản thân giới tự nhiên, mà là sản phẩm của lý trí tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm. Khi nhận xét về tính không nhất quán mâu thuẫn trong triết học của Cantơ, Lênin đã nói rằng, triết học đó là sự dung hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, thiết lập sự thoả hiệp giữa hai chủ nghĩa đó kết hợp hai khuynh hướng triết học khác nhau đối lập nhau trong một hệ thống nhất. - Hêghen: Hêghen là nhà biện chứng đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Triết học của ông đầy mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên xã hội. ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ ý niệm tuyệt đối” hay “ tinh thần thế giới”. “Ý niệm tuyệt đối”, theo nhận xét của Lênin, chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách nói khác về thượng đế mà thôi.Cho nên, triết học của Hêghen chẳng qua cũng chỉ là sự biện hộ của tôn giáo. Hêghen đã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử duy dưới dạng một quá trình, nghĩa 7 là trong sự vận động, biến đổi phát triển không ngừng. Nhưng tất cả những cái đó chỉ là quy luật vận động phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong hệ thống triết học của Hêghen, không phải ý thức,tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phụ thuộc của giới tự nhiên xã hội mà ngược lại, tự nhiên, xã hội phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai. Tóm lại, hệ thống triết học của Hêghen (gồm ba bộ phận chính là: lôgíc học, triết học về tự nhiên, triết học về tinh thần) là một hệ thống duy tâm, mà thực chất của “là ở chỗ lấy cái tâm lý làm điểm xuất phát, từ cái tâm lý suy ra giới tự nhiên” (Lênin). Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen đã mâu thuẫn với hệ thống triết học duy tâm của ông trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của triết học Macxit c ) Phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do Các Mác Anghen xây dựng, sau đó được Lênin phát triển. Các mác Anghen đã gạt bỏ tính chất thần bí kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. *Hoàn cảnh: - Điều kiện kinh tế xã hội: Sự hình thành phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một lực lượng xã hội đối lập với chính đó là giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản này càng lớn mạnh, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản giai cấp tư sản cũng ngày càng gay gắt, quyết liệt. Những xung đột giữa giai cấp vô sản tư sản dã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để chống lại giai cấp tư sản trải qua nhiều giai đoạn với những hình thức khác nhau. Thời kỳ đầu, các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ hướng tới những mục tiêu kinh tế hàng ngày hình thức đấu tranh chủ yếu là kinh tế. Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân có sự thay đổi về chất. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa dược xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội giai 8 cấp vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp này vốn mang tính chất đối kháng ngày càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp, nhiều cuộc đấu tranh lớn diễn ra. Giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ có sứ mệnh là “kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà con là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ tiến bộ xã hội. Thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung triết học nói riêng. Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý luận tiến bộ cách mạng mới. Đó là lý luận thể hiện thế giới quan cách mạng của giai cấp cách mạng triệt để nhất trong lịch sử, do đó kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng tính khoa học trong bản chất của mình. Nhờ đó, có khả năng giải đáp bằng lý luận những vấn đề của thời đại đặt ra. - Tiền đề lý luận: Triết học Mác ra đời ngoài những điều kiện kinh tế xã hội, còn kế thừa được những yếu tố tích cực toàn bộ trong kho tàng lý luận của các giai đoạn trước như trong kinh tế chính trị học cổ điển Anh, trong chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp, trong triết học cổ điển Đức. Đặc biệt trong triết học cổ điển Đức những nội dung cách mạng toàn bộ trong phép biện chứng của Hêghen cùng những tư tưởng duy vật của Pháp đã làm một trong những cơ sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng duy vật biện chứng trong triết học Mác. Ngoài ra sự ra đời của triết học Mác còn kế thừa được những yếu tố tích cực toàn bộ của những tri thức khoa học khác như trong sử học, xã hội học - Tiền đề khoa học tự nhiên: Cùng với những tiền đề lí luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên là những tiền đề cho sự ra đời của triết học Mac. Sự phát triển củaduy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX do nhu cầu của nền sản xuất xã hội khoa học tự nhiên có những bước phát triển mới, nhiều phát minh khoa học lớn xuất hiện. Đáng chú ý có 3 phát minh +1842 – 1845: ra đời định luật bảo toàn chuyển hoá năng lượng + Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 19 ra đời học thuyết tế bào. 9 + 1859: ra đời thuyết tiến hoá của Đácuyn. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộ lộ rõ tính hạn chế sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới - Kết luận: những điều kiện tiền đề trên cho thấy sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội phù hợp với quy luật phát triển của nhận thức nhân loại. *Đặc điểm: Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại được thể hiện qua các nội dung: - Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu củaduy nhân loại. Mác Anghen đã sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, đã vận dụng thế giới quan duy vật vào nghiên cứu xem xét các hiện tượng của đời sống xã hội. - Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng trong các tư tưởng triết học của các giai đoạn trước nhờ đó mà thống nhất được chủ nghĩa duy vật biện chứng phép biện chứng duy vật. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học có được sự thống nhất này làm cho triết học thực sự trở thành một khoa học toàn diện nhất sâu sắc nhất. - Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học được nâng cao. - Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình. Sự kết hợp lý luận của triết học Mác với thực tiễn phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác. Trong triết học Mác, tính Đảng càng cao thì tính khoa học càng sâu sắc. - Triết học Mác là thế giới quan của khoa học phương pháp luận chung, cần thiết cho sự phát triển của tất cả các môn khoa học. * Đại biểu: 10 [...]... thực tiễn trình độ nhận thức của con người mà phạm vi các vấn đề được bao quát trong phép biện chứng duy vật ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu 1.Tính cách mạng của phép biện chứng duy vật ý nghĩa của đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam * Phép biện chứng duy vật mang tính khoa học cách mạng sâu sắc - Tính khoa học cách mạng của phép biện chứng duy vật thống nhất với nhau,... mặt của một sự vật Mối liên hệ này giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại phát triển của sự vật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ này nói chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, sự vận động sự phát triển của sự vật. thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại,sự vận động sự phát triển của sự vật. .. vật phép biện chứng duy tâm của Hêghen, sau khi tách “ hạt nhân hợp lí “ vốn có của sau khi đã vứt bỏ lối giải thích duy tâm về các hiện tượng tự nhiên xã hội, vứt bỏ lối qui các quá trình vật chất vào sự vận động lôgic của tư duy, vào sự tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối Hai ông không chỉ thoả mãn với việc cải tạo duy vật phép biện chứng duy tâm mà đồng thời cũng tiến hành cải tạo một cách biện. .. cách biện chứng chủ nghiã duy vật siêu hình trước đó Mác Ănghen đã liên kết một cách hữu cơ, đã gắn bó thành một thể thống nhất, không tách rời chủ nghĩa duy vật phép biện chứng, đã xây dựng thế giới quan triết học khoa học, duy vật biện chứng với tư cách một học thuyết về những qui luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên xã hội nhận thức Phép biện chứng duy vật đã được xây dựng phát... nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử Định nghĩa về vật chất của Lênin sự vận dụng phép biện chứng tài tình của ông đã làm sâu sắc thêm nhiều vấn đề cơ bản của nhận thức lý luận Macxit Phương pháp biện chứng trong việc phân tích “ cuộc khủng hoảng vật lý” đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên suốt từ đó đến nay Lênin quan tâm sâu sắc tới lý luận về phép. .. chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều hay bảo thủ Chính những điều nêu ra trên đây đã đưa chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng lên một giai đoạn mới gắn liền với tên tuổi của Lênin được gọi là triết học Mác – Lênin nói riêng chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung PHẦN II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật a ) Nguyên lý về mối... theo yêu cầu của thực tiễn Kết hợp đúng đắn tác động của nhân tố chủ quan điều kiện khách quan là một trong những đảm bảo thành công trong hoạt động thực tiễn của con người 3 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật a ) Quy luật lượng – chất * Các khái niệm : - Chất : Bất cứ một sự vật nào cũng đều có những thuộc tính khách quan vốn có của Những thuộc tính đó tạo nên chất của sự vật, cái mà... vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học đã biến đổi từ khi triết học Mác ra đời Triết học Mác trở thành thế giới quan khoa học để tiếp tục phát triển khoa học cải tạo thực tiễn Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mac đã phải cải tạo chủ nghĩa duy vật cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen C.Mác đã phê phán phép biện chứng duy tâm của Heghen một cách sâu sắc nghiêm... CỦA CON NGƯỜI Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lí , những qui luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực Cho nên phản ánh đúng hiện thực như tồn tại trong sự liên hệ, sự vận đông sự 32 phát triển của tự nhiên,xã hội của tư duy. Nhờ vậy mà phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức cải tạo thế... khoa học xã hội - Tính phê phán cách mạng là bản chất của phép biện chứng duy vật Tính cách mạng của phép biện chứng thể hiện ở chỗ khi đưa ra quan niệm tính hợp lý của hiện tồn cũng bao hàm trong quan niệm về tính diệt vong tất yếu của tính hiện tồn đó, chống lại mọi quan điểm bảo thủ, trì trệ - Cách mạng là quá trình xoá bỏ cái cũ, lỗi thời xác lập cái mới, tiến bộ hơn Với bản chất . như phép biện chứng duy vật nói riêng, và quan trọng nhất là vai trò của nó đối với hoạt động của con người để giúp ích cho quá trình lập nghiệp sau này. 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I PHÉP BIỆN CHỨNG. tài: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI Là một sinh viên kinh tế, em thiết nghĩ cần phải trau dồi cho mình một vốn kiến thức vững chắc về triết học nói. và cải tạo thực tiễn . Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mac đã phải cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C.Mác đã phê phán phép biện chứng duy tâm của

Ngày đăng: 26/04/2014, 09:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w