VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người (Trang 32 - 37)

3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜ

THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI

Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lí , những qui luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực. Cho nên nó phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại trong sự liên hệ, sự vận đông và sự

phát triển của tự nhiên,xã hội và của tư duy.Nhờ vậy mà phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. Tùy theo nhu cầu thực tiễn và trình độ nhận thức của con người mà phạm vi các vấn đề được bao quát trong phép biện chứng duy vật ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu.

1.Tính cách mạng của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam

* Phép biện chứng duy vật mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc.

- Tính khoa học và cách mạng của phép biện chứng duy vật thống nhất với nhau, được thể hiện trong những nguyên lý, các cặp phạm trù và quy luật, nó vạch ra biện chứng của quá trình phát triển thế giới dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất, không phiến diện. Nó là cơ sở phương pháp luận chỉ đạo chủ thể xác định phương pháp cách mạng khoa học và đúng đắn, là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong nhận thức và hành động dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất, không phiến diện, tạo tiền đề để tiến hành các cuộc cách mạng về cả khoa học và xã hội.

- Tính phê phán và cách mạng là bản chất của phép biện chứng duy vật. Tính cách mạng của phép biện chứng thể hiện ở chỗ khi đưa ra quan niệm tính hợp lý của hiện tồn và cũng bao hàm trong nó quan niệm về tính diệt vong tất yếu của tính hiện tồn đó, nó chống lại mọi quan điểm bảo thủ, trì trệ.

- Cách mạng là quá trình xoá bỏ cái cũ, lỗi thời và xác lập cái mới, tiến bộ hơn. Với bản chất ấy cách mạng không phải là quá trình thẳng tắp trơn tru mà là quá trình khó khăn phức tạp thậm chí có sự tụt lùi, nhưng cuối cùng cái tiến bộ sẽ chiến thắng. Cho nên, mặc dù chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, quan điểm đó vẫn là cơ sở khoa học cho tinh thần lạc quan cách mạng, giữ vững niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

* Ý nghĩa đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam

- Lênin là tấm gương sáng về việc nắm vững và vận dụng tài tình phép biện chứng duy vật trong việc nhận định khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và

đề ra phương pháp cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc. Với bằng chứng lịch sử là sự thắng lợi cuộc cách mạng tháng Mười Nga.

- Thực tiễn đã cho chúng ta thấy hình thức và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là những công thức có sẵn, không phải bất biến, chúng phải được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo luôn đổi mới, phù hợp với điều kiện quốc tế và cụ thể của mỗi nước.

- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được đại hội là thứ IX khẳng định: “ thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của cương lĩnh được thông qua tại đại hội VII của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.”

2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lí doanh nghiệp:

a) Tác hại của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí trong việc quản lý sản xuất và cách khắc phục

Trong lĩnh vực quản lý sản xuất, nếu mắc phải tư tưởng duy tâm chủ quan và duy vật siêu hình thì sẽ tạo nên sự cứng nhắc đồng thời có những cái nhìn phiếm diện, bóp méo sự thật gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Vì vậy cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phê phán các hình thức biểu hiện của các tư tưởng đó đồng thời phải củng cố, xây dựng quan điểm và phương pháp tư duy duy vật biện chứng một cách linh hoạt và mềm dẻo để chỉ đạo sản xuất. Cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một tổng thể trong sự vận động và thống nhất của nó để có một cái nhìn bao quát. Đó là vấn đề bức thiết cần phải có trong việc tạo dựng những tố chất của con người quản lý sản xuất hiện nay.

Trong quá trình sản xuất, những hoạt động của con người và của sự vật ( tài liệu, công cụ, thiết bị, thành phẩm...) không ngừng biến đổi. Đó là những tác động qua lại một cách biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan . Trên thực tế vẫn có những nhân viên quản lý sản xuất còn biểu hiện một số quan điểm duy tâm và phương pháp siêu hình trong công việc, nên đẫn đến những tổn thất nhất định trong công tác sản xuất. Nếu người quản lý chưa được rèn luyện và trang bị tri thức về chủ

nghĩa duy vật biện chứng một cách cơ bản, không có sự hiểu biết rộng rãi về sản xuất, về điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, không nắm được nghệ thuật quản lý sản xuất thì khó tránh khỏi bị mất phương hướng, hoặc rơi vào thế bị động và bối rối. Vì vậy, tư duy của con người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó.

Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý sản xuất nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan, duy ý chí thì trong chỉ đạo sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn.

b) Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan.

Trên thực tế, trong quản lý tồn tại hai loại người: Một loại người chỉ biết đề cao lý luận, nghiên cứu "lý luận" suông mà ngại xâm nhập, tìm hiểu và coi thường thực tế sinh động nên nhiều lúc đưa ra những cách giải quyết cứng nhắc,mơ hồ,không sát với thực tế. Một loại người nữa thì hoàn toàn ngược lại chỉ biết lao vào công tác thực tế, không chú ý đến việc nghiên cứu tình hình khách quan khái quát thông tin lý luận, chỉ đơn thuần dựa vào nhiệt tình, lấy ý muốn chủ quan của mình định ra chủ trương,nên chỉ mới giải quyết được những vấn đề trước mắt chứ chưa biết nhìn xa trông rộng, để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Hai loại người này đều dựa vào chủ quan, coi thường sự tồn tại của sự vật khách quan. Do đó họ cần đổi mới tư duy để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Việc nhận thức chính xác tính quy luật khách quan của sản phẩm là cơ sở để người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất.

Các nhà kinh điển triết học duy vật biện chứng đã dạy chúng ta cần phải xuất phát từ sự vật tồn tại khách quan, rút ra những quy luật trong đó để hướng dẫn cho hành động của chúng ta. Để đạt được mục đích đó, chúng ta phải thu thập được những tài liệu một cách tỷ mỉ để phân tích, xử lý một cách khoa học. Đồng thời cần phải chịu khó tìm hiểu, khảo sát thực tế để biết cách kết hợp lý thuyết và thực tế một cách nhuần nhuyễn tạo sự linh động và sáng tạo trong quản lý sản xuất để đạt hiệu

c) Phát huy tính cách sáng tạo của công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

Phép biện chứng duy vật đòi hỏi người quản lý trong doanh nghiệp phải thấy được tính năng động sáng tạo của người lao động bởi họ là lực lượng chính trong sản xuất. Mặt khác quá trình sản xuất lại luôn đòi hỏi những tư duy mới mẻ nên cần phải phát huy một cách triệt tính sáng tạo của người lao động.

Người quản lý doanh nghiệp cần phải có cách nhìn bao quát mọi hoạt động của đơn vị, thậm chí từng cá nhân trong tổ chức về cả khách quan cũng như chủ quan để có những đánh giá hết sức xác đáng tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai cả xí nghiệp,từ đó đề ra những chiến lược phát triển thích hợp, mang tính chất lâu dài. Vì thế mà cần mà bên cạnh việc đầu tư máy móc,trang thiết bị cần phải phát huy nhân tố con người. Trong đó nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải giải phóng những tư tưởng lạc hậu, và thói quen làm việc chậm chạp, rập khuôn trước kia, thay vào đó là xây dựng cho đội ngũ công nhân viên một phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm,không ngừng học hỏi, sáng tạo và hăng say phấn đấu. Đồng thời phải có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích người lao động phát huy triệt để các phẩm chất vốn có của mình.

d)Phát huy, phân tích và giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủ điều kiện.

Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh luôn tồn tại mẫu thuẫn. Khắc phục được những mâu thuẫn trong sản xuất, tức là thúc đẩy được quá trình sản xuất phát triển hơn một bước.

Làm thế nào để có thể nhận thức được mâu thuẫn một cách chính xác ? Theo Lênin muốn thực sự hiểu được một đối tượng, phải nắm vững và nghiên cứu mọi mặt của đối tượng, mọi mối quan hệ và " môi giới " của nó. Chúng ta không thể hoàn toàn đạt được điều đó, nhưng cần xem xét toàn diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc.

Thực vậy, khi chúng ta xem xét và lựa chọn các mâu thuẫn trong sản xuất để giải quyết thì phải thấu suốt quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Một phần của tài liệu phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w