ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HÒA HUY XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN CXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HÒA HUY
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: THÍ ĐIỂM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2024
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Việt Anh
2 TS Tôn Quang Cường
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, dạy học trực tuyến (e-Learning) hỗ trợsinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạch học tập; giúp giảng viên cập nhật nội dung dạy học thường xuyên và có thể theo dõi được mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên thông qua hệ thống đánh giá tự động; cung cấp các công cụ
hỗ trợ công tác quản lý học tập một cách dễ dàng Dạy học trực tuyến được hiểu là tiến trình dạy học hiệu quả được tạo ra bởi sự phối hợp, kết nối nội dung dạy học với sự hỗ trợ và dịch vụ được số hóa [1] Cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị điện tử thông minh, dạy học trực tuyến đang được phát triển mạnh mẽ và tác động tích cực đến dạy học nói chung và dạy học trong hệ thống Giáo dục đại học nói riêng Với sự đa dạng về nhu cầu học tập hiện nay của sinh viên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, dạy học trực tuyến có thể được xem là giải pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng dạy học và khả năng đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của từng cá nhân sinh viên
Tại Việt Nam, quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, “thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…” trong những năm qua đã khẳng định đường lối, chiến lược đúng đắn trong việc “dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng chỉ rõ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy
và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy
và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa” Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng
01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 -
2025, định hướng đến năm 2030” đưa ra mục tiêu chung “Tận dụng tiến bộ công
Trang 4nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”
Vấn đề phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục đã được đề cập từ năm 2005 và gần đây nhất là Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Năm 2017, Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” có thể xem là một chính sách riêng ở cấp
độ quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2017) Hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với mức bao phủ internet tháng 1 năm 2022 là 73,2%, cao hơn mức bình quân thế giới và khu vực [2]
Học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến dần trở thành một xu thế tất yếu bởi tính ưu việt của mô hình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công trong học tập của mỗi sinh viên bằng cách xác định trước tiên nhu cầu học tập, sở thích và nguyện vọng của từng sinh viên, sau đó cung cấp trải nghiệm học tập được tùy chỉnh ở mức độ phù hợp hơn cho mỗi cá nhân Theo Patrick và đồng nghiệp:
“Học tập được cá nhân hóa là việc học tập phù hợp với điểm mạnh, nhu cầu và sở thích của mỗi người học - bao gồm cả việc cho phép người học có tiếng nói và sự lựa chọn về cái gì, như thế nào, khi nào và ở đâu - để cung cấp sự linh hoạt và hỗ trợ để đảm bảo thông thạo các tiêu chuẩn cao nhất có thể” [3] Để đạt được mục tiêu này, trường học, giảng viên, cố vấn học tập và các chuyên gia giáo dục có thể sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau, từ việc vun đắp mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy giữa sinh viên và giảng viên đến sửa đổi các bài tập và chiến lược giảng dạy trong lớp học để thiết kế lại phù hợp với sinh viên Điều này phù hợp với bản chất học là tự giác, đảo bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân, xây dựng giá trị tiêu biểu của con người trong cuộc đời
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về dạy và học kết hợp
và học tập cá nhân hóa nói chung đặc biệt là dạy và học kết hợp hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến” nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho người học
Trang 52 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa, đề tài đề xuất mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến, qua đó nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho người học
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các câu hỏi cần được trả lời trong luận án này bao gồm:
(1) Các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa được thiết kế và vận hành như thế nào?
(2) Các phương pháp, kỹ thuật để phát triển mô hình hệ thống và xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến?
(3) Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập có ảnh hưởng tác động như thế nào đến kết quả học tập của người học trong môi trường trực tuyến?
3 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hiệu quả mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học thì người học có thể cải thiện, nâng cao kết quả học tập
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo trực tuyến trên nền tảng Moodle LMS cho sinh viên đại học một số ngành ở ĐHQGHN
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Tính khả thi và hiệu quả trong thực hiện mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến 4.3 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung
Trang 6Hỗ trợ học tập cá nhân hóa bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thuộc tính cá nhân của người học, quá trình dạy và học, môi trường học tập, bối cảnh bên ngoài Trong phạm vi đề tài được giới hạn ở yếu tố cá nhân (phong cách học tập) trong quá trình học tập của người học
Đối tượng khảo sát của đề tài được giới hạn là người học hệ đào tạo đại học chính quy một số ngành (Công nghệ thông tin, Công nghệ giáo dục) tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Giới hạn không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện đối với người học tại 02 cơ sở giáo dục đào tại thuộc hai lĩnh vực Khoa học giáo dục, Máy tính và công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Và việc khảo sát thực trạng và kết quả được thực hiện tại 02 Trường Đại học là: Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Các yếu tố khác ngoài phạm vi không gian này chưa được thực hiện trong đề tài
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai trong 03 năm (từ năm 2020 đến năm 2023), trong đó: nghiên cứu tài liệu, viết tổng quan, xây dựng bộ công cụ khảo sát được tiến hành trong 02 năm đầu tiên Thời gian thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo kết quả khảo sát, hoàn thành các chuyên đề được thực hiện vào năm thứ hai Việc hoàn thiện báo cáo luận án được thực hiện trong năm thứ ba
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa cho sinh viên đại học làm cơ sở xác định định nghiên cứu cụ thể của đề tài
Phát triển mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trên môi trường trực tuyến Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của người học gồm 2 phần: i) Xây dựng một mô hình dự đoán phong cách học tập của người học dựa trên dữ liệu thu thập được; ii) Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập có khả năng cá nhân hóa dựa trên kết quả phong cách học tập đã được xác định
Đánh giá tính hiệu quả, khả thi của mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho người học trong môi trường trực tuyến
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 7Phân tích, tổng hợp, so sánh các lý thuyết thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề Hỗ trợ học tập cá nhân hóa, phong cách học tập nhằm hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của luận án dựa trên phương pháp luận có tính liên ngành: Công nghệ giáo dục, Khoa học giáo dục, Công nghệ mạng và truyền thông máy tính, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm với việc ứng dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực học máy (Machine Learning), phân tích học tập (Learning Analytics)
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Khảo sát thực trạng về kết quả học tập của sinh viên trong quá trình áp dụng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa thông qua phiếu điều tra, quan sát và phỏng vấn giảng viên và sinh viên một số trường Đại học
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các
ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học giáo dục, Công nghệ thông tin
Phương pháp Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một
số trường ĐH có đối chứng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của tiến trình
tổ chức dạy học, mô hình đã xây dựng Từ đó, đánh giá một cách khách quan về tiến trình, biện pháp, mô hình đã xây dựng
6.3 Nhóm phương pháp thống kê, khai phá dữ liệu
Phân tích thống kê: Phân tích, thống kê và trích xuất thông tin dữ liệu và chuyển dữ liệu thành một cấu trúc phù hợp để sử dụng tiếp Ngoài bước phân tích thô, còn liên quan tới cơ sở dữ liệu và các khía cạnh quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu, suy xét mô hình và suy luận thống kê, các thước đo, các cân nhắc phức tạp, xuất kết quả về các cấu trúc được phát hiện và cập nhật trực tuyến
Khai phá dữ liệu: Dự báo, cho phép phân loại một đối tượng vào một hoặc một số lớp cho trước; Khám phá chức năng học dự đoán, ánh xạ một mục dữ liệu thành biến dự đoán giá trị thực; Mô tả phổ biến trong đó người ta tìm cách xác định một tập hợp hữu hạn các cụm để mô tả dữ liệu, mô tả bổ sung liên quan đến phương pháp cho việc tìm kiếm một mô tả nhỏ gọn cho một bộ dữ liệu; Mô hình cục bộ mô
tả các phụ thuộc đáng kể giữa các biến hoặc giữa các giá trị của một tính năng trong tập dữ liệu hoặc trong một phần của tập dữ liệu; Khám phá những thay đổi quan trọng nhất trong bộ dữ liệu
Trang 86.4 Các kỹ thuật xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm
Luận án sử dụng các nghiên cứu về quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống phần mềm hướng đối tượng Các công cụ, kỹ thuật trong triển khai ứng dụng trên nền web trong xây dựng mô hình hệ thống phần mềm và triển khai thử nghiệm Phương pháp nghiên cứu luận án thực hiện theo trình tự:
- Phân tích, thiết kế, xây dựng mô hình hệ thống phần mềm
- Cài đặt triển khai thử nghiệm hệ thống phần mềm, so sánh đối chiếu các kết quả triển khai
7 Đóng góp mới của luận án
7.1 Về lý luận
Luận án này đã làm rõ nội hàm khái niệm về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa, phong cách học tập trong bối cảnh đào tạo trực tuyến Bên cạnh đó, luận án còn cung cấp các lý thuyết, cấu trúc, mô hình Hỗ trợ học tập cá nhân hóa Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận, làm rõ hệ thống cơ
sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa đối với người học Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần khẳng định việc hỗ trợ học tập cá nhân hóa cho người học nhằm nâng cao kết quả học tập của người học, đáp ứng mục tiêu đổi mới của giáo dục đại học
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có các chương sau:
Trang 9Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2 Phát triển mô hình, xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến
Chương 3 Đánh giá và thảo luận
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về học tập cá nhân hóa
1.1.2 Nghiên cứu về Phong cách học tập
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới, những nghiên cứu về HTCNH từ lâu đã thu hút sự quan của nhiều khoa học và hiện đang là một trong những hướng nghiên cứu được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục đại học Hầu hết các nghiên cứu về HTCNH đều tập trung vào hệ thống thích ứng, HTCNH dựa theo sở thích cá nhân, kết quả học tập Một số cách triển khai HTCNH trong môi trường tổng thể áp dụng cho cả cơ sở giáo dục, tập trung vào đối tượng K12 (trung học phổ thông) Được triển khai trên môi trường như e-learning, blended-learning, … và những công cụ hỗ trợ như máy tính, điện thoại, ipad, thiết bị di động, …
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về HTCNH chưa có nhiều, một số nghiên cứu có thể nhắc đến như tác giả Lê Thái Hưng và Nguyễn Thái Hà đã theo tiếp cận đưa ra phương pháp đánh giá cá nhân hóa Tác giả cũng đã đưa ra nhận định “Học tập cá nhân hóa là một phương thức dạy học trong đó tốc độ học tập và cách tiếp cận dạy học được tối ưu hóa cho nhu cầu của mỗi người học” [78] Và nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hương đã tổng hợp và phân tích các khái niệm liên quan
và các nhân tố thiết yếu cần đảm bảo trong quá trình triển khai dạy học cá nhân hóa một cách hiệu quả [79]
Từ những nghiên cứu tổng quan về HTCNH, phong cách học tập của các tác giả trong và ngoài nước, rõ ràng các nghiên cứu trong tương lai cần tập trung vào những thành phần nào đang được sử dụng cho từng phương pháp HTCNH: chúng ta cần tìm hiểu thêm về tâm lý con người (chẳng hạn như phong cách học tập, phong cách nhận thức, sở thích, kết quả học tập, …) Phát triển công nghệ hỗ trợ HTCNH cho sinh viên đại học dựa trên phong cách học tập được xác định cụ thể, cung cấp
Trang 10học liệu phù hợp với phong cách học tập của người học, hỗ trợ nâng cao kết quả học tập cho người học
Trên cơ sở đó, tác giả luận án nghiên cứu, đề xuất phát triển mô hình hỗ trợ HTCNH dựa trên phong cách học tập Từ đó vận dụng thiết kế tiến trình tổ chức dạy học có sự hỗ trợ HTCNH dựa trên phong cách học tập của người học trong môi trường trực tuyến
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Lý thuyết về Phát triển mô hình
1.2.2 Lý thuyết về Học tập cá nhân hóa
Học tập cá nhân hóa
Các lý thuyết Học tập cá nhân hóa ngày nay được lấy cảm hứng từ triết lý giáo dục từ kỷ nguyên tiến bộ của thế kỷ trước, đặc biệt là sự nhấn mạnh của John Dewey vào học tập trải nghiệm, lấy người học làm trung tâm, xã hội học tập, mở rộng chương trình giảng dạy và sự phù hợp với một thế giới đang thay đổi [6], [85]
Định nghĩa 1: Patrick và đồng nghiệp đã định nghĩa HTCNH (Personalized Learning - PL): “Personalized learning is tailoring learning for each student’s strengths, needs and interests - including enabling student voice and choice in what, how, when, and where they learn - to provide flexibility and supports to ensure mastery at the highest standards possible.” [3]
Dịch sang tiếng Việt “Học tập cá nhân hóa là điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với điểm mạnh, nhu cầu và sở thích của mỗi người học - bao gồm việc cho phép người học lên tiếng và lựa chọn học cái gì, như thế nào, khi nào và ở đâu - để cung cấp sự linh hoạt và hỗ trợ nhằm đảm bảo khả năng nắm vững ở các tiêu chuẩn cao nhất có thể”
Định nghĩa 2: Văn phòng Công nghệ Giáo dục Hoa Kỳ đã định nghĩa học tập
cá nhân hóa là “hướng dẫn phù hợp với nhu cầu học tập, phù hợp với sở thích học tập và phù hợp với sở thích cụ thể của những người học khác nhau Trong một môi trường được cá nhân hóa hoàn toàn, mục tiêu và nội dung học tập cũng như phương pháp và tốc độ đều có thể khác nhau (vì vậy cá nhân hóa bao gồm sự khác biệt hóa và cá nhân hóa)” [86]
Và đến năm 2016, Văn phòng Công nghệ Giáo dục Hoa Kỳ đã giải thích thêm rằng HTCNH là “hướng dẫn trong đó tốc độ học tập và phương pháp hướng
Trang 11dẫn được tối ưu hóa cho nhu cầu của từng người học Mục tiêu học tập, phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy (và trình tự của nó) tất cả có thể khác nhau tùy theo nhu cầu của người học Ngoài ra, các hoạt động học tập có ý nghĩa và phù hợp với người học, được thúc đẩy bởi sở thích của họ và thường là do họ tự khởi xướng” [87]
“Học tập cá nhân hóa” được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [88] tiếp cận ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như: 1) phát triển các kỹ năng chính thường dành riêng cho từng lĩnh vực; 2) san bằng sân chơi giáo dục thông qua hướng dẫn cải thiện các kỹ năng và động cơ học tập của người học; 3) khuyến khích học tập thông qua “dàn giáo tạo động lực”; 4) hợp tác xây dựng tri thức; 5) phát triển các mô hình đánh giá mới; 6) việc sử dụng công nghệ như một công cụ xã hội
và nhận thức cá nhân; và 7) vai trò mới của giảng viên trong việc giáo dục hội nhập tốt hơn trong xã hội học tập”
Dịch sang Tiếng Việt: “các đặc điểm nhận thức, tình cảm và sinh lý là các chỉ số tương đối ổn định về cách người học nhận thức, tương tác và phản ứng với môi trường học tập”
Định nghĩa 2: Tác giả Stewart và Felicetti định nghĩa PCHT là “những điều kiện giáo dục mà người học có khả năng học tập cao nhất” [96]
Một số định nghĩa phổ biến hơn chỉ ra rằng PCHT là “sự mô tả thái độ và hành vi quyết định cách học ưa thích của một cá nhân” [97], [98]; “điểm mạnh đặc trưng và sở thích theo cách mà họ/người học tiếp nhận và xử lý thông tin” [99] và
“một cách thức phức tạp trong đó và các điều kiện theo đó, người học nhận thức, xử
lý, lưu trữ và nhớ lại một cách hiệu quả và hiệu quả nhất những gì họ đang cố gắng học” [100]
Trang 12Ngoài ra, PCHT không chỉ là sở thích đối với một loại hoạt động cụ thể, mà
là mô tả toàn bộ sở thích của người học đối với cách trình bày tài liệu học tập, cách
họ xử lý thông tin và cách họ tiếp thu thông tin [99], [101]
Theo Rita Dunn PCHT dựa trên khái niệm rằng các cá nhân khác nhau đáng
kể về cách thức (hoặc phong cách) mà họ tập trung, tiếp thu và lưu giữ thông tin mới Rita Dunn định nghĩa phong cách học tập là “cách mà mỗi người bắt đầu nhận thấy, xử lý, tiếp thu và tái tạo nội dung kiến thức mới” Phong cách này, tác giả Dunn [102] đã mô tả, “bao gồm sự kết hợp của các yếu tố môi trường, cảm xúc, xã hội học, thể chất và tâm lý cho phép các cá nhân tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng kiến thức” [103]
1.2.4 Học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến
1.3 Kết luận Chương 1
Chương 1 đã trình bày về tổng quan nghiên cứu về Học tập cá nhân hóa, phong cách học tập của người học Một số kết quả đạt được khi nghiên cứu về Học tập cá nhân hóa trong luận án cũng đã được công bố tại công trình [121] Từ đó, đã xác định được bức tranh tổng thể về Học tập cá nhân hóa, phong cách học tập trên thế giới và ở Việt Nam Sau đó, đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và những nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai trong Học tập cá nhân hóa Đồng thời, Chương 1 cũng đã trình bày định nghĩa, cơ sở lý thuyết về học tập cá nhân hóa, phong cách học tập, môi trường triển khai học tập cá nhân hóa phổ biến hiện nay
Từ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1, trong Chương
2, Đề tài trình bày cách triển khai phát triển mô hình hệ thống, phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến
CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH, XÂY DỰNG PHẦN MỀM
HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP
TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN 2.1 Phương pháp tự động xác định phong cách học tập
2.1.1 Ánh xạ các hoạt động học tập với hành vi của người học
2.1.2 Phương pháp xác định phong cách học tập đề xuất
Trang 13Trong phần này, luận án trình bày đề xuất phương pháp xác định phong cách học tập của người học
Hình 2.1 mô tả các thành phần kiến trúc cơ bản của mô hình xác định phong cách học tập của người học Khi bắt đầu tham gia khóa học, người học tham gia khảo sát thông qua bảng hỏi (VARK, Kolb và FSLSM) Trong quá trình người học tham gia khóa học, dữ liệu tương tác và kết quả học tập được thu thập để làm cơ sở xác định phong cách học tập tự động Chi tiết quy trình hoạt động của mô hình được
mô tả chi tiết dưới đây:
Hình 2.1: Quy trình hoạt động xác định phong cách học tập
Quy trình hoạt động khi xác định phong cách học tập gồm 5 bước chính sau:
- Thu thập dữ liệu: Ở bước này, thu thập thông tin về người học, bao gồm thông tin cá nhân, điểm số, câu trả lời từ các bài kiểm tra và các dữ liệu khác có thể liên quan đến quá trình học tập (thời gian truy cập khóa học, số lần xem tài liệu, số lần xem các bài đăng diễn đàn, số lần đăng bài lên diễn đàn hỏi đáp, điểm số các bài kiểm tra, tình trạng nộp bài tập)
- Xử lý dữ liệu: Sau khi có dữ liệu, bước này tập trung vào việc làm sạch và chuẩn hóa dữ liệu để đảm bảo tính đồng nhất và hiệu quả trong quá trình phân tích
- Phân cụm dữ liệu: Sau khi có được dữ liệu đã được làm sạch, thực hiện quá trình phân cụm dữ liệu Ở bước này, sử dụng thuật toán phân cụm như K-means để phân chia dữ liệu thành N cụm dựa trên đặc trưng học tập Mỗi cụm có thể đại diện cho một phong cách học tập cụ thể
- Huấn luyện và Kiểm thử thuật toán: Áp dụng thuật toán học máy để huấn luyện mô hình dự đoán phong cách học tập từ dữ liệu đào tạo đã được xác định ở bước phân cụm dữ liệu Sau đó, sử dụng dữ liệu kiểm thử để kiểm tra độ chính xác
và hiệu suất của mô hình