ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCNGUYỄN HÒA HUY XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN LUXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyếnXây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HÒA HUY
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: THÍ ĐIỂM
HÀ NỘI, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HÒA HUY
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: THÍ ĐIỂM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS TS Nguyễn Việt Anh
2 TS Tôn Quang Cường
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin,kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án này được thực hiện khách quan, trungthực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được tríchdẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo được thực hiện đúng quy định Mọi sự giúp đỡ,hướng dẫn thực hiện khoa học của Luận án đã được các tác giả và các cơ sở giáodục đồng ý cho phép
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Hòa Huy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lờicảm ơn tới Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sư phạm,Khoa Công nghệ Giáo dục cùng các thầy, cô tham gia giảng dạy đã giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể hướng dẫn khoa học:PGS.TS Nguyễn Việt Anh và TS Tôn Quang Cường, những người đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án
Xin trân trọng gửi tới các Thầy Cô Ban Giám đốc, Phòng Đánh giá và Côngnhận chất lượng giáo dục và đồng nghiệp tại Trung tâm Kiểm định chất lượng giáodục - Đại học Quốc gia Hà Nội lời cảm ơn vì đã động viên, khuyến khích và tạođiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên cùng các bạn sinh viên củacác cơ sở giáo dục đại học đã tham gia phỏng vấn, thảo luận nhóm, khảo sát thửnghiệm và các bạn sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm với những ý kiến đónggóp và chia sẻ quan trọng cho Luận án
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm chân quý nhất tới Giađinh, người thân, bạn bè đã luôn đồng hành, giúp sức, động viên, chia sẻ, giúp đỡ vàtiếp thêm động lực để tôi có thể hoàn thành Luận án này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Hòa Huy
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT I DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN III DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN V
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 4
3 Giả thuyết khoa học 4
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp mới của luận án 8
8 Cấu trúc của luận án 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu 10
1.2 Cơ sở lý luận 41
1.3 Kết luận Chương 1 62
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁ NHÂN HÓA DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN 64
2.1 Phương pháp tự động xác định phong cách học tập 64
2.2 Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập 79
2.3 Phát triển module phần mềm thử nghiệm mô hình 88
2.4 Kết luận Chương 2 100
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN 102
3.1 Đánh giá thông qua Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất 102
3.2 Đánh giá thông qua phương pháp chuyên gia 118
Trang 6MỤC LỤC
3.3 Đánh giá thông qua Thực nghiệm sư phạm 126
3.4 Kết luận Chương 3 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
1 Kết luận 142
2 Kiến nghị 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHẦN PHỤ LỤC 168
Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến người học 168
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến giảng viên 171
Phụ lục 3: Đề cương học phần nhập môn công nghệ giáo dục 175
Phụ lục 4: Đề cương học phần ứng dụng ICT trong giáo dục 180
Phụ lục 5: Phiếu tham khảo ý kiến người học 185
Phụ lục 6: Phiếu xin ý kiến chuyên gia 188
Phụ lục 7: Tích hợp với hệ thống LMS moodle 191
Phụ lục 8: Bài kiểm tra học phần nhập môn công nghệ giáo dục 202
Phụ lục 9: Bài kiểm tra học phần ứng dụng ICT trong giáo dục 203
Trang 7Một thuật toán phân loại học có giámsát, không tham số, sử dụng độ gần đểphân loại hoặc dự đoán về việc nhómmột điểm dữ liệu riêng lẻ
Kolb The Kolb Learning StyleInventory Phong cách học tập Kolb
LMS Learning ManagementSystem Hệ thống quản lý học tập
OECD
Organization for EconomicCooperation and
Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PL Personalized Learning Học tập cá nhân hóa
PLBLS Personalized Learningbase Learning Styles Học tập cá nhân hóa dựa trên phongcách học tậpSVM Support Vector Machines Máy vectơ hỗ trợ
UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology
Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất
Trang 8Hiệp hội Học tập toàn cầu về Hệ thống đo lường giảng dạy của Mỹ
VARK The VARK Inventory Phong cách học tập Vark
XGBoost eXtreme GradientBoosting
Một thuật toán máy học dựa trên câyquyết định, sử dụng phương pháp độ dốc tăng cường
Trang 9DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1 Hoạt động học tập và hành vi học tập trong môi trường e-learning 67
Bảng 2.2: Ánh xạ hoạt động học tập với hành vi của người học 69
Bảng 2.3: Phong cách học tập của từng cụm 74
Bảng 2.4: Kết quả so sánh Silhouette Score giữa các thuật toán phân cụm khác nhau 76 Bảng 2.5: Kết quả phân loại khi k = 3 77
Bảng 2.6: Kết quả phân loại khi k = 4 77
Bảng 2.7: Kết quả phân loại khi k = 5 77
Bảng 2.8: Thống kê những hoạt động trên hệ thống LMS Moodle 87
Bảng 2.9: Các chức năng được phát triển và tích hợp vào hệ thống LMS Moodle 89
Bảng 2.10: Kiểm thử các chức năng hệ thống 96
Bảng 3.1: Phiếu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận và sử dụng Hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập 108
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định Độ tin cậy thang đo 111
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 111
Bảng 3.4: Kết quả của R2 và Q2 112
Bảng 3.5: Kết quả giá trị f 2 và mức độ ảnh hưởng 113
Bảng 3.6: Kết quả tác động trực tiếp của các mối quan hệ 113
Bảng 3.7: Kết quả tác động gián tiếp của các nhân tố 115
Bảng 3.8: Thống kê trình độ và giới tính của các chuyên gia 119
Bảng 3.9: Mô tả kết quả độ tin cậy 121
Bảng 3.10: Tương quan Pearson 122
Bảng 3.11: Đánh giá tính dễ dùng và hữu dụng của hệ thống 125
sau quá trình triển khai thực tế 125
Bảng 3.12: Thông tin về lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) 127
Bảng 3.13: Mẫu bảng thống kê bài kiểm tra 129
Bảng 3.14: Thống kê kết quả kiểm tra đầu vào học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp EDT2001 2 và lớp EDT2001 3 132
Trang 10Bảng 3.15: Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp TN EDT2001 2 và ĐC EDT2001 3 133Bảng 3.16: Tổng hợp một số tham số đặc trưng của bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục lớp TN EDT2001 2 và ĐC EDT2001 3 133Bảng 3.17: Thống kê kết quả kiểm tra đầu vào học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2 136Bảng 3.18: Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2 137Bảng 3.19: Tổng hợp một số tham số đặc trưng của bài kiểm tra đầu ra Ứng dụng ICT trong giáo dục lớp TN EDT2002 6 và lớp ĐC EDT2002 2 138
Trang 11DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Trang
Hình 1.1 Mô hình phong cách học tập Kolb 26
Hình 1.2 Mô hình phong cách học tập VARK 27
Hình 2.1 Hồ sơ số liệu IMS 65
Hình 2.2 Khung đo lường học tập quốc gia 66
Hình 2.3: Quy trình hoạt động xác định phong cách học tập 72
Hình 2.4 Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến 80
Hình 2.5 Mô đun xác định phong cách học tập 93
Hình 2.6 Hệ thống LMS Moodle tích hợp mô đun hỗ trợ học tập cá nhân hóa 94
Hình 2.7 Cơ sở dữ liệu lưu trữ phong cách học tập được tự động tạo mới 96
Hình 2.8 Hình ảnh phân quyền truy cập bài giảng theo “phong cách học tập” 98
Hình 2 9 Hiển thị tài liệu tương ứng với người học có phong cách học tập tương ứng98 Hình 2.10 Danh sách người học trong một khóa học với phong cách học tập 99
Hình 2.11 Phân tích dữ liệu 99
Hình 2.12 Thống kê tương tác của người dùng với hệ thống 100
Hình 3.1 Mô hình UTAUT đánh giá đề xuất 106
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập 124
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá tính khả thi của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập 125
Hình 3.4: Đồ thị tần suất tích luỹ điểm bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục 135
Hình 3.5: Phân loại kết quả trong bài kiểm tra đầu ra học phần Nhập môn Công nghệ giáo dục 135
Hình 3.6: Đồ thị tần suất tích luỹ điểm bài kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục 139
Trang 12Hình 3.7: Phân loại kết quả trong bài kiểm tra đầu ra học phần Ứng dụng ICT trong giáo dục 139
Trang 13hỗ trợ công tác quản lý học tập một cách dễ dàng Dạy học trực tuyến được hiểu làtiến trình dạy học hiệu quả được tạo ra bởi sự phối hợp, kết nối nội dung dạy họcvới sự hỗ trợ và dịch vụ được số hóa [1] Cùng với sự phát triển của Internet và cácthiết bị điện tử thông minh, dạy học trực tuyến đang được phát triển mạnh mẽ và tácđộng tích cực đến dạy học nói chung và dạy học trong hệ thống Giáo dục đại họcnói riêng Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này, tạo ranhu cầu cấp thiết về các giải pháp học tập trực tuyến hiệu quả và linh hoạt hơn Với
sự đa dạng về nhu cầu học tập hiện nay của sinh viên, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ, dạy học trực tuyến có thể được xem là giải pháp tối ưucho việc nâng cao chất lượng dạy học và khả năng đáp ứng nhu cầu học tập khácnhau của từng cá nhân sinh viên
Học tập cá nhân hóa trong môi trường trực tuyến dần trở thành một xu thế tấtyếu bởi tính ưu việt của mô hình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành côngtrong học tập của mỗi sinh viên bằng cách xác định trước tiên nhu cầu học tập, sởthích và nguyện vọng của từng sinh viên, sau đó cung cấp trải nghiệm học tập đượctùy chỉnh ở mức độ phù hợp hơn cho mỗi cá nhân Theo Patrick và đồng nghiệp(2013): “Học tập được cá nhân hóa là việc học tập phù hợp với điểm mạnh, nhu cầu
và sở thích của mỗi người học - bao gồm cả việc cho phép người học có tiếng nói
và sự lựa chọn về cái gì, như thế nào, khi nào và ở đâu - để cung cấp sự linh hoạt và
hỗ trợ để đảm bảo thông thạo các tiêu chuẩn cao nhất có thể” [2] Để đạt được mụctiêu này, trường học, giảng viên, cố vấn học tập và các chuyên gia giáo dục có thể
sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau, từ việc vun đắp mối quan hệ bền
Trang 14vững và đáng tin cậy giữa sinh viên và giảng viên đến sửa đổi các bài tập và chiếnlược giảng dạy trong lớp học để thiết kế lại phù hợp với sinh viên Điều này phùhợp với bản chất học là tự giác, đảo bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cánhân, xây dựng giá trị tiêu biểu của con người trong cuộc đời.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các phong cách học tập khácnhau của người học đã nhận được sự quan tâm đáng kể và điều quan trọng là cácnhà giáo dục phải biết và sử dụng phương pháp tốt nhất có thể để giúp người họchọc tập thành công Tác giả David A Kolb (2014) đã nghiên cứu và xuất bản mộtcông trình về học tập dựa vào trải nghiệm: Trải nghiệm học tập: Kinh nghiệm lànguồn học tập và phát triển (Experiential learning: Experience as the source oflearning and development) Ông chính thức giới thiệu lí thuyết học tập dựa vào trảinghiệm, cung cấp một mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong
trường học và cho rằng: “Học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm” [3] Tạo thuận lợi cho quá trình học tập là
mục tiêu chính của việc dạy học Việc xác định phong cách học tập rất quan trọng
vì nó giúp cải thiện hiệu suất học tập, tăng cường động lực, tăng hứng thú và giảmthời gian học tập [4] Bên cạnh đó, xác định phong cách học tập của người học làmột bước quan trọng trong việc làm cho giáo dục điện tử hoặc giáo dục truyềnthống thích ứng với nhu cầu của người học [5] Mỗi cá nhân có phong cách học tậpkhác nhau, người học sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi phương pháp giảng dạy, tài liệuhọc tập, lộ trình học tập, … tương thích với phong cách học tập Vì thế việc hiểuđược phong cách học tập của người học sẽ giúp cho người dạy lựa chọn phươngpháp giảng dạy, tài liệu, lộ trình học tập, … phù hợp từ đó nâng cao chất lượng dạy
và học
Tại Việt Nam, quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, “thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học…” trong những năm qua đã khẳng định đường lối, chiến lược đúng đắn trong việc “dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
Trang 15thức, kĩ năng, phát triển năng lực” Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Quyết định số
749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
cũng chỉ rõ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy
và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy
và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa” Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng
01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 -
2025, định hướng đến năm 2030” đưa ra mục tiêu chung “Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”.
Vấn đề phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáodục đã được đề cập từ năm 2005 và gần đây nhất là Chương trình Chuyển đổi sốquốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Năm 2017, Đề án “Tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” có thể xem là một chính sách riêng ở cấp
độ quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáodục tại Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2017) Hạ tầng công nghệ thông tin ViệtNam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với mức bao phủ internettháng 1 năm 2022 là 73,2%, cao hơn mức bình quân thế giới và khu vực [6]
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về hỗ trợ học tập cánhân hóa nói chung đặc biệt là hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trường trực
Trang 16tuyến nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy tác giả chọn đề tài “Xây dựng
mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến” nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các câu hỏi cần được trả lời trong luận ánnày bao gồm:
(1) Các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành mô hình hỗ trợhọc tập cá nhân hóa được thiết kế và vận hành như thế nào?
(2) Các phương pháp, kỹ thuật nào được sử dụng để xây dựng mô hình hệthống và xây dựng phần mềm hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách họctập của sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến?
(3) Mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trongmôi trường trực tuyến có được người học chấp nhận và sử dụng; các chuyên gia,giảng viên đánh giá như thế nào về mô hình; và mô hình có ảnh hưởng, tác độngnhư thế nào đến kết quả học tập của người học?
3 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hiệu quả mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa trong môi trườngtrực tuyến dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học thì người học có thểcải thiện, nâng cao kết quả học tập (điểm số, điểm kiểm tra)
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 174.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo trực tuyến trên nền tảng Moodle LMS cho sinh viên đạihọc một số ngành ở ĐHQGHN
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Tính khả thi và hiệu quả trong thực hiện mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóadựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung
Hỗ trợ học tập cá nhân hóa bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thuộc tính cánhân của người học, quá trình dạy và học, môi trường học tập, bối cảnh bên ngoài.Trong phạm vi luận án được giới hạn ở yếu tố cá nhân (phong cách học tập) trongquá trình học tập của người học trong môi trường trực tuyến
Đối tượng khảo sát của luận án được giới hạn là người học hệ đào tạo đạihọc chính quy một số ngành (Công nghệ thông tin, Công nghệ giáo dục) tại Đại họcQuốc gia Hà Nội
Giới hạn không gian nghiên cứu
Luận án được thực hiện đối với người học tại 02 cơ sở giáo dục đào tại thuộchai lĩnh vực Khoa học giáo dục, Máy tính và công nghệ thông tin thuộc Đại họcQuốc gia Hà Nội Và việc khảo sát thực trạng và kết quả được thực hiện tại 02Trường Đại học là: Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giáo dục – Đại họcQuốc gia Hà Nội Các yếu tố khác ngoài phạm vi không gian này chưa được thựchiện trong luận án
Thời gian nghiên cứu
Luận án được triển khai trong 03 năm (từ năm 2020 đến năm 2023), trongđó: nghiên cứu tài liệu, viết tổng quan, xây dựng bộ công cụ khảo sát được tiếnhành trong 02 năm đầu tiên Thời gian thu thập, phân tích dữ liệu, viết báo cáo kếtquả khảo sát, hoàn thành các chuyên đề được thực hiện vào năm thứ hai Việc hoànthiện báo cáo luận án được thực hiện trong năm thứ ba
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 18Tổng quan các nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ họctập cá nhân hóa cho sinh viên đại học làm cơ sở xác định định nghiên cứu cụ thểcủa luận án.
Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tậpcho sinh viên đại học trên môi trường trực tuyến Xây dựng hệ thống phần mềm hỗtrợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của người học gồm 2 phần: i)Xây dựng một mô hình dự đoán phong cách học tập của người học dựa trên dữ liệuthu thập được; ii) Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ học tập có khả năng cá nhânhóa dựa trên kết quả phong cách học tập đã được xác định
Đánh giá tính hiệu quả, khả thi của mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựatrên phong cách học tập cho người học trong môi trường trực tuyến
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các lý thuyết được sử dụngnhằm hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận cho luận án Việc phân tích, tổng hợp,
so sánh các lý thuyết thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
có liên quan đến vấn đề về Hỗ trợ học tập cá nhân hóa (Cách tiếp cận và định hướngnghiên cứu, Các tham số phổ biến được sử dụng, Một số phương pháp/kỹ thuật vàCác môi trường triển khai học tập) và phong cách học tập (các phong cách học tậpphổ biến, các cách xác định phong cách học tập), từ đó cung cấp nền tảng vữngchắc cho mô hình được đề xuất
Phương pháp nghiên cứu của luận án dựa trên phương pháp luận có tínhliên ngành: Công nghệ giáo dục, Khoa học giáo dục, Công nghệ mạng và truyềnthông máy tính, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm với việc ứng dụng cácnghiên cứu trong lĩnh vực học máy (Machine Learning), phân tích học tập(Learning Analytics) không chỉ cung cấp các khung lý thuyết mà còn giúp môhình hóa các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố ảnh hưởng đến quá trìnhhọc tập cá nhân hóa Từ đó, nghiên cứu có thể trả lời câu hỏi về việc mô hình hỗtrợ học tập cá nhân hóa cần bao gồm những thành tố nào để đạt được hiệu quảtrong môi trường trực tuyến
Trang 196.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để khảo
sát, thu thập dữ liệu từ sinh viên liên quan đến trải nghiệm của họ khi áp dụng
mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môitrường trực tuyến Thông qua phiếu điều tra, quan sát và phỏng vấn sinh viênmột số trường Đại học, luận án đánh giá mức độ chấp nhận sử dụng của sinhviên đối với mô hình
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các
ý kiến của các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học giáo dục, Công nghệthông tin giúp luận án xác định và điều chỉnh các yếu tố cốt lõi trong quá trình xâydựng mô hình Và thu thập những ý kiến về tính khả thi, tính cần thiết, tính hữudụng và dễ sử dụng của hệ thống hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cáchhọc tập trong môi trường trực tuyến
Phương pháp Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một
số trường ĐH có đối chứng để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả hệ thống hỗ trợhọc tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập trong môi trường trực tuyến đượcxây dựng từ mô hình trên Từ đó, đánh giá một cách khách quan về tính khả thi vàhiệu quả mô hình đã xây dựng
6.3 Nhóm phương pháp thống kê
Phân tích thống kê: Phân tích, thống kê và trích xuất thông tin dữ liệu và
chuyển dữ liệu thành một cấu trúc phù hợp để sử dụng tiếp Ngoài bước phân tíchthô, còn liên quan tới cơ sở dữ liệu và các khía cạnh quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu,suy xét mô hình và suy luận thống kê, các thước đo, các cân nhắc phức tạp, xuất kếtquả về các cấu trúc được phát hiện và cập nhật trực tuyến
6.4 Các kỹ thuật xây dựng, phát triển hệ thống phần mềm
Khai phá dữ liệu: Dự báo, cho phép phân loại một đối tượng vào một hoặc
một số lớp cho trước; Khám phá chức năng học dự đoán, ánh xạ một mục dữ liệuthành biến dự đoán giá trị thực; Mô tả phổ biến trong đó người ta tìm cách xác định
Trang 20một tập hợp hữu hạn các cụm để mô tả dữ liệu, mô tả bổ sung liên quan đến phươngpháp cho việc tìm kiếm một mô tả nhỏ gọn cho một bộ dữ liệu; Mô hình cục bộ mô
tả các phụ thuộc đáng kể giữa các biến hoặc giữa các giá trị của một tính năng trongtập dữ liệu hoặc trong một phần của tập dữ liệu; Khám phá những thay đổi quantrọng nhất trong bộ dữ liệu
Phát triển phần mềm: Luận án sử dụng các nghiên cứu về quy trình phân
tích, thiết kế, xây dựng hệ thống phần mềm hướng đối tượng Các công cụ, kỹ thuậttrong triển khai ứng dụng trên nền web trong xây dựng mô hình hệ thống phần mềm
và triển khai thử nghiệm Phương pháp nghiên cứu luận án thực hiện theo trình tự:
- Phân tích, thiết kế, xây dựng mô hình hệ thống phần mềm
- Cài đặt triển khai thử nghiệm hệ thống phần mềm, so sánh đối chiếu các kếtquả triển khai
7 Đóng góp mới của luận án
7.1 Về lý luận
Luận án này đã làm rõ nội hàm khái niệm về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ họctập cá nhân hóa, phong cách học tập trong bối cảnh đào tạo trực tuyến Bên cạnh đó,luận án còn cung cấp các lý thuyết, cấu trúc, mô hình Hỗ trợ học tập cá nhân hóa.Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận, làm rõ hệ thống cơ
sở lý luận về học tập cá nhân hóa, hỗ trợ học tập cá nhân hóa đối với người học.Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần khẳng định việc hỗ trợ học tập cá nhân hóacho người học nhằm cải thiện, nâng cao kết quả học tập của người học, đáp ứngmục tiêu đổi mới của giáo dục đại học
Trang 21Kết quả của luận án sẽ là một trong những căn cứ thực tiễn cho việc nghiêncứu, xây dựng, điều chỉnh chương trình, lựa chọn phương pháp triển khai nhằm thúcđầy việc hỗ trợ học tập cá nhân hóa cho người học trong môi trường trực tuyến.Ngoài ra, những kết quả của luận án đã nâng cao kết quả học tập của người học vàgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục.
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học củatác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận ángồm có các chương sau:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2 Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phongcách học tập trong môi trường trực tuyến
Chương 3 Đánh giá và thảo luận
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này sẽ trình bày về tổng quan nghiên cứu về học tập cá nhân hóa,phong cách học tập của người học Trong đó, nội dung đánh giá các nghiên cứu liênquan đến học tập cá nhân hóa, phong cách học tập để xác định khoảng trống nghiêncứu Đồng thời, cũng trình bày cơ sở lý thuyết về học tập cá nhân hóa, phong cáchhọc tập Từ đó, phân tích làm cơ sở, định hướng nghiên cứu xây dựng mô hìnhnghiên cứu của luận án
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1 Nghiên cứu về học tập cá nhân hóa
Cách tiếp cận và định hướng nghiên cứu trong học tập cá nhân hóa
Học tập cá nhân hóa là một cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, điềuchỉnh giáo dục phù hợp với nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của từng người học.Cách tiếp cận này cho phép người học có quyền kiểm soát các khía cạnh nhất địnhtrong hành trình giáo dục của họ, thúc đẩy sự độc lập và trách nhiệm trong quá trìnhhọc tập [7] Học tập được cá nhân hóa bao gồm nhiều chương trình, phương phápgiảng dạy và chiến lược hỗ trợ nhằm giải quyết các nhu cầu và hoàn cảnh đa dạngcủa người học [8] Khái niệm cá nhân hóa học tập là tương đối mới trong nghiêncứu giáo dục nhưng đã được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học nhưJohn Dewey's [9], B Bloom [10], Cụ thể:
Tác giả John Dewey's (1915) đã nhấn mạnh vào trải nghiệm, lấy người họclàm trung tâm, xã hội học tập, mở rộng chương trình giảng dạy và phù hợp với mộtthế giới đang thay đổi [9]
Theo B Bloom (1984) đưa ra các tiền đề của học tập cá nhân hóa dưới dạngmột bài toán thách đố nổi tiếng được gọi là "2 Sigma": Làm thế nào để có thể dạy
Trang 23học hiệu quả trong môi trường "Một kèm một" (One-to-One) mà vẫn giữ được tínhkhả thi về chi phí? [10].
Việc cá nhân hóa quá trình học tập cho phép mỗi người học phát triển theokhả năng riêng của mình [11] Thông qua hướng tiếp cận dạy học này, người học cóthể tự lựa chọn con đường học tập, đồng thời tự quyết định phương pháp, thời gian,
và nội dung học của bản thân Điều này không chỉ giúp họ chủ động trong việc họctập mà còn mở rộng cơ hội tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài không gianlớp học truyền thống [12] Nhiều nghiên cứu đã tiến hành khai thác ý tưởng này,phát triển thành các định hướng, phương pháp và mô hình dạy học hiệu quả, hỗ trợ
sự phát triển đa dạng của năng lực học tập
Một số định hướng cụ thể như sau:
Định hướng 1: Công nghệ, đánh giá hoặc chiến lược học tập thích ứng.
Với cách tiếp cận này, công nghệ thông tin được ứng dụng để xây dựng các
hệ thống học tập thích ứng Các công nghệ được sử dụng bao gồm: công nghệ web,công nghệ hỗ trợ tương tác người - máy, các hệ thống thực tại ảo, hệ thống học tậpdựa trên trò chơi và các hệ thống dạy học thông minh Ngoài việc áp dụng côngnghệ để tạo ra các hệ thống học tập thích ứng, các đánh giá học tập cũng được thúcđẩy trong định hướng này Công nghệ có thể được sử dụng để tự động hóa quá trìnhđánh giá và phản hồi, giúp giảng viên và sinh viên có cái nhìn tổng quan và chi tiết
về tiến độ học tập và hiệu suất của mình Ngoài ra, các chiến lược học tập thích ứngcũng được phát triển dựa trên việc sử dụng dữ liệu đánh giá để điều chỉnh nội dung
và phương pháp học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cá nhân hóa và tối
ưu hóa kết quả
Một số nghiên cứu điển hình triển khai theo định hướng này gồm có cáccông trình:
Tác giả Arroyo và đồng nghiệp (2014) đã phát triển các hệ thống dạy học
thông minh trên nền web Trong công bố “A multimedia adaptive tutoring system for mathematics that addresses cognition, metacognition and affect”, nhóm tác giả
Trang 24Arroyo và đồng nghiệp đã làm sáng tỏ một bộ chiến lược hiệu quả để hỗ trợ việchọc tập cá nhân hóa nâng cao thông qua một gia sư thích ứng thông minh có thểđược điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân, cảm xúc, trạng thái nhận thức và kỹ năngsiêu nhận thức của người học Nghiên cứu này đã giúp cải thiện thành tích môn toán
và các bài kiểm tra tiêu chuẩn của người học [13]
Tác giả Martín-SanJosé và đồng nghiệp (2014) xây dựng các ứng dụng họcthông qua trò chơi điện tử Với việc đưa lộ trình học tập linh hoạt, trong đó trẻ em
có thể quyết định cách định hướng quá trình học tập Trong công bố “Flexible learning itinerary vs linear learning itinerary”, nhóm tác giả đã đưa ra trò chơi kết
hợp tương tác tự nhiên giữa con người và máy tính dựa trên công nghệ trò chơi điện
tử và học tập được cá nhân hóa dành cho trẻ em từ 8-9 tuổi để so sánh hai hànhtrình học tập khác nhau đã được thực hiện và kết quả cho thấy không có sự khácbiệt giữa hai hành trình học tập [14]
Nghiên cứu của tác giả Leyzberg và đồng nghiệp (2018) đã phát triển các hệthống tương tác người-máy trong bối cảnh một lớp học nói tiếng Tây Ban Nha có
tương tác với người máy gia sư [15] Trong công bố “The effect of personalization
in longer-term robot tutoring”, nhóm tác giả đã trình bày kết quả thử nghiệm hệ
thống tương tác với người máy gia sư, kết quả cho thấy rằng những người tham gianhận được các bài học được cá nhân hóa từ người máy gia sư đã vượt trội hơnnhững người tham gia nhận được các bài học không được cá nhân hóa
Nghiên cứu của tác giả Smith và đồng nghiệp (2018) đã phát triển một hệthống đánh giá tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo để đánh giá kỹ năng viết củangười học Trong công bố “A multimodal assessment framework for integratingstudent writing and drawing in elementary science learning”, nhóm tác giả đã đềxuất một khuôn khổ đánh giá tự động đa phương thức về khả năng viết và vẽ củangười học nhằm tận dụng sự phối hợp giữa các phương thức và tạo ra một bứctranh đầy đủ và chính xác hơn về kiến thức của người học Các đánh giá bằng bàiviết và bản vẽ của người học tiểu học được thu thập bằng sổ tay khoa học kỹthuật số trên máy tính bảng chứng minh rằng 1) mỗi phương thức trong số hai
Trang 25phương thức của khung cung cấp một thước đo độc lập và bổ sung cho việc họctập khoa học của người học và 2) các phương pháp tính toán có khả năng đánhgiá chính xác người học Cả hai phương thức và mang lại tiềm năng tích hợptrong môi trường học tập được hỗ trợ công nghệ [16].
Tác giả Bhattacharjee và đồng nghiệp (2018) đã triển khai hệ thống thực
tế ảo để tạo ra lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi sinh viên theo khả năng của
họ Trong công bố “An immersive learning model using evolutionary learning”,nhóm tác giả đã tạo ra một lộ trình học tập được cá nhân hóa cho mỗi người họctheo năng lực của họ và làm cho việc học trở nên phong phú và dễ nhớ bằng cách
sử dụng thực tế ảo Kết quả cho thấy mô hình học tập này rất hấp dẫn và manglại khả năng ghi nhớ lâu dài, đồng thời nâng cao khả năng sáng tạo thông quaviệc tăng cường tùy chỉnh các mô phỏng [17]
Tác giả García và đồng nghiệp (2015) đã thiết kế một khung công nghệ choviệc phát triển các chiến lược học tập thích ứng dựa trên dữ liệu đánh giá trong môitrường học tập trực tuyến Trong công bố “Learning services-based technologicalecosystems”, nhóm tác giả đã đề xuất hệ sinh thái giáo dục được xoay quanh nămhành động cụ thể: 1) kiến trúc khung hỗ trợ hệ sinh thái dựa trên dịch vụ học tập; 2)phân tích học tập để ra quyết định giáo dục; 3) hệ thống kiến thức thích ứng; 4) tròchơi hóa quá trình học tập; 5) danh mục ngữ nghĩa để thu thập dữ liệu học tập [18]
Những nghiên cứu trên đã tạo ra và phát triển các hệ thống học tập thôngminh và cá nhân hóa, sử dụng các phương pháp như học thông qua trò chơi điện tử,tương tác người-máy, đánh giá tự động, thực tế ảo và phân tích dữ liệu đánh giá.Các nghiên cứu này nhấn mạnh vào việc cải thiện kết quả học tập của người họcthông qua việc tăng cường cá nhân hóa, sự tương tác và khả năng đánh giá Điềunày đã dẫn đến các kết quả tích cực như cải thiện và tăng cường thành tích môn học,khả năng ghi nhớ lâu dài, sự hấp dẫn và sáng tạo trong quá trình học tập
Định hướng 2: Chiến lược HTCNH dựa trên sở thích/phong cách học tập
của người học.
Trang 26Ở định hướng này, hệ thống giáo dục đặt người học vào trung tâm, chú trọngvào việc hiểu và đáp ứng đúng đắn những nhu cầu học tập, sở thích và phong cáchhọc tập cụ thể của mỗi người học Áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra trảinghiệm học tập linh hoạt và phù hợp với đặc điểm riêng của từng người học.
Các nghiên cứu điển hình trong định hướng này có thể kể đến là tác giảWalkington và Bernacki (2015) đã triển khai HTCNH trong đó hướng dẫn đượcđiều chỉnh cho phù hợp với sở thích ngoài nhà trường của người học và sở thíchtrong các lĩnh vực như thể thao, âm nhạc và trò chơi điện tử nhằm nâng cao hiểubiết môn đại số Trong công bố “Students authoring personalized “algebra stories”:Problem-posing in the context of out-of-school interests”, nhóm tác giả đã thửnghiệm đặt ra bài toán đại số dựa trên sở thích về các chủ đề như thể thao trò chơiđiện tử và mạng xã hội, kết quả cho thấy buổi học đã nâng cao niềm yêu thích vớitoán học [19] Vẫn hướng nghiên cứu này, Tác giả Walkington và Bernacki (2019)cũng đưa ra biện pháp can thiệp cá nhân hóa dựa trên công nghệ trong hệ thống dạykèm thông minh (ITS) dành cho môn toán trung học đã được sử dụng để điều chỉnhhoạt động giảng dạy cho phù hợp với sở thích cá nhân của người học Trong công
bố “Personalizing Algebra to Students’ Individual Interests in an IntelligentTutoring System: Moderators of Impact”, nhóm tác giả đã khám phá cách có thể sửdụng kết nối với sở thích cá nhân của người học để cá nhân hóa việc học bằng Hệthống dạy kèm thông minh (ITS) cho môn đại số [20]
Tác giả Hwang và đồng nghiệp (2012) đã phát triển trò chơi máy tính mangtính giáo dục được cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập của người học Trongcông bố “Development of a personalized educational computer game based onstudents’ learning styles”, nhóm tác giả đã đưa ra phương pháp học tập dựa trên tròchơi được cá nhân hóa được đề xuất dựa trên khía cạnh tuần tự/toàn cầu của phongcách học tập do Felder và Silverman đề xuất Và thử nghiệm trong khóa học khoahọc tự nhiên tại trường tiểu học, kết quả cho thấy rằng trò chơi máy tính giáo dục cánhân hóa không chỉ thúc đẩy động lực học tập mà còn cải thiện thành tích học tậpcủa người học [21]
Trang 27Các phương pháp tiếp cận trong định hướng này thường sử dụng các hệthống thông tin và dữ liệu để theo dõi và phân tích sở thích, phong cách học tập vàtiến trình học tập của người học Dữ liệu này sau đó được sử dụng để tạo ra các trảinghiệm học tập cá nhân hóa, từ việc cung cấp nội dung học tập tương thích đến việctạo ra hoạt động và tài liệu học tập cho từng người học.
Định hướng 3: Môi trường HTCNH và nền tảng hỗ trợ.
Định hướng này cung cấp môi trường học tập linh hoạt, có thể truy cập được
từ mọi nơi thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tínhbảng Môi trường HTCNH tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự linh hoạt, tương tác, và
tự chủ, đồng thời hỗ trợ quá trình học tập cá nhân hóa, làm tăng cường hiệu suất vàtrải nghiệm học tập của người học
Các nghiên cứu phù hợp với định hướng này với trọng tâm chính là hỗ trợHTCNH thông qua hệ thống học tập được hỗ trợ trên các nền tảng, thiết bị diđộng Cụ thể:
Tác giả Chu và đồng nghiệp (2010) đã xây dựng hệ thống được hỗ trợ bởiđiện thoại di động hoặc trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) được trang bị kết nốikhông dây Trong công bố “A two-tier test approach to developing location-awaremobile learning systems for natural science courses”, nhóm tác giả đã trình bày một
hệ thống học tập di động sử dụng công nghệ Nhận dạng tần số vô tuyến (RadioFrequency Identification) để phát hiện và kiểm tra hành vi học tập trong thế giớithực của người học, nghiên cứu này cũng sử dụng câu trả lời của mỗi người học từbài kiểm tra hai cấp độ để cung cấp hướng dẫn học tập cá nhân hóa Và kết quả thựcnghiệm từ một môn học khoa học tự nhiên ở trường tiểu học cho thấy phương phápđổi mới này có khả năng nâng cao thành tích học tập của người học cũng như nângcao động lực học tập của họ [22]
Tác giả Hwang và đồng nghiệp (2010) cho rằng gần như tất cả các hệ thống
di động này sử dụng công nghệ phát hiện ngữ cảnh và thích ứng để khai thác hành
vi học tập của người học trong cài đặt xác thực và sau đó cung cấp hướng dẫn tùy
Trang 28chỉnh giúp hỗ trợ kinh nghiệm HTCNH Trong công bố “A heuristic algorithm forplanning personalized learning paths for context-aware ubiquitous learning”, nhómtác giả đã xác định các lộ trình học tập phổ biến theo ngữ cảnh được cá nhân hóanhằm tối đa hóa hiệu quả học tập cho từng người học, kết quả thực nghiệm từ cáchoạt động học tập trong môn học khoa học tự nhiên về sinh thái bướm ở trường tiểuhọc để mô tả lợi ích của phương pháp đổi mới này [23].
Ngoài ra, tác giả Looi và đồng nghiệp (2009) đã chỉ ra thông qua điện thoại
di động công nghệ, người học cũng được cung cấp các lựa chọn cá nhân về lộ trìnhhọc tập và tài liệu cũng như sự kiểm soát của người học về tốc độ học và phươngtiện thể hiện kiến thức Trong công bố “Anatomy of a mobilized lesson: Learning
my way”, nhóm tác giả đã chuyên sâu về khả năng của điện toán đám mây cho phép
cá nhân hóa việc học từ bốn khía cạnh: (a) cho phép nhiều điểm đầu vào và lộ trìnhhọc tập, (b) hỗ trợ đa phương thức, (c) tạo điều kiện cho người học ứng biến tại chỗ
và (d) hỗ trợ việc chia sẻ và tạo ra các sản phẩm của người học khi đang học tập[24]
Một số nghiên cứu trong định hướng này với mục đích chính là xác định cácđặc điểm của môi trường HTCNH Trong công bố của tác giả Basham và đồngnghiệp (2016): “An Operationalized Understanding of Personalized Learning”,nhóm tác giả đã tập trung vào việc xác định các đặc điểm thiết kế của môi trườnghọc tập cá nhân hóa và kết quả ban đầu của những môi trường này Kết quả môitrường học tập được cá nhân hóa này giúp người học tự điều chỉnh cao, có dữ liệugần thời gian thực minh bạch và có thể hành động, cung cấp nhiều cấu trúc khácnhau cho tiếng nói và phản hồi của sinh viên, đồng thời tích hợp các hỗ trợ có chủđích để đưa các nguyên tắc thiết kế học tập cho người học [25]
Về đánh giá hiệu quả của thiết kế các tính năng của môi trường HTCNHtrong học tập của người học [26], [27] Trong công bố của tác giả Mac Iver (2010):
“Can School Structures Improve Teacher-Student Relationships? The Relationshipbetween Advisory Programs, Personalization and Students' AcademicAchievement”, nhóm tác giả đã đánh giá kết quả học tập của người học trong môi
Trang 29trường HTCNH, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy rằng mức độ cá nhân hóacao hơn có liên quan đến mức độ thành tích học tập cao hơn, văn hóa trường họcđược cải thiện và sự tham gia của người học nhiều hơn [27].
Tóm lại, các nghiên cứu trong định hướng này đã phát triển và thúc đẩy sựtiềm năng của hệ thống học tập được hỗ trợ trên thiết bị di động trong việc cung cấpmột môi trường học tập linh hoạt và cá nhân hóa, đồng thời hỗ trợ hiệu quả quátrình học tập trong môi trường học tập trực tuyến Điều này đem lại lợi ích to lớncho người học, giúp họ phát triển kỹ năng và kiến thức một cách hiệu quả và linhhoạt hơn Các nghiên cứu trong định hướng này đã góp phần làm rõ các đặc điểmquan trọng của môi trường HTCNH và tác động của chúng đối với kết quả học tậpcủa người học Bằng cách phân tích và đánh giá các yếu tố này, chúng ta có thể hiểu
rõ hơn về cách thiết kế và tối ưu hóa môi trường HTCNH để tạo ra trải nghiệm họctập tốt nhất cho người học
Định hướng 4: Các cách tiếp cận, yếu tố liên quan, nhận thức về HTCNH.
Ở định hướng này, HTCNH đòi hỏi sự tích hợp của nhiều yếu tố ảnhhưởng khác nhau, bao gồm: chính sách giáo dục, quan điểm, phương pháp giảngdạy, sử dụng công nghệ, hiểu biết và tương tác giữa người tham gia, giảng viên
và người học, …
Những nghiên cứu về định hướng này có thể nhắc đến là:
Tác giả Abawi (2015) tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành côngkhi áp dụng HTCNH Trong công bố “Inclusion ‘from the gate in’: Wrappingstudents with personalised learning support”, tác giả đã trình bày câu chuyện vềTrường Tiểu bang Forrester Hill, nơi có nhiều phương pháp hòa nhập khác nhauđược kết hợp tùy theo nhu cầu của người học, việc thiết lập mục tiêu cá nhân và lộtrình học tập cá nhân hóa là tiêu chuẩn Kết quả cho thấy sự hòa hợp, đồng nhấtgiữa người học, nhân viên, tiếng nói của phụ huynh và những người khác được kếthợp với nhau cho thấy các nguyên tắc củng cố và duy trì văn hóa học đường hòanhập này - một nền văn hóa trao quyền cho người học biết cả cách học và lý do học,
Trang 30trở thành những người học độc lập có khả năng đạt được những kỳ vọng cao hướngdẫn hành trình học tập của họ [28].
Các nghiên cứu ở định hướng này, tập trung vào việc khám phá mục tiêuchiến lược cung cấp sự lựa chọn hoặc thiết lập đã được thực hiện ở nhiều trườngtrung học cơ sở của Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của sáng kiến thực hiện HTCNHtrên toàn tiểu bang [29], [30], [31] Trong công bố của tác giả DeMink-Carthew vàđồng nghiệp (2017): “An Analysis of Approaches to Goal Setting in Middle GradesPersonalized Learning Environments”, nhóm tác giả cho rằng thiết lập mục tiêu làmột khía cạnh quan trọng của việc học tập cá nhân hóa Nghiên cứu định tính này
đã tìm ra năm xu hướng chủ đạo (Thiết kế độc lập, Đồng thiết kế theo hướng sởthích, Đồng thiết kế theo hướng sở thích và kỹ năng, Đồng thiết kế dựa trên kỹnăng, Lựa chọn) trong cách tiếp cận của giảng viên trong việc thiết lập mục tiêu[29]
Trong các nghiên cứu này, những khám phá các động lực thúc đẩy và tháchthức đối với việc thực hiện HTCNH được hỗ trợ bởi công nghệ Trong công bố
“Personalising learning through the use of technology”, Robinson và Sebba (2010)
đã tìm hiểu xem người học và đại diện của họ đã tác động như thế nào đến quyếtđịnh của trường trong việc giới thiệu, hỗ trợ và phát triển các cơ hội cá nhân hóaviệc học tập thông qua việc sử dụng công nghệ Kết quả cho thấy mức độ tiếp cậncông nghệ kỹ thuật số và sự hỗ trợ được cung cấp trong trường học để khuyến khích
sử dụng công nghệ đã tác động rất lớn đến mức độ mà người học được trao cơ hội
sử dụng những công nghệ đó để dẫn dắt và ảnh hưởng đến việc học của họ Tuynhiên, những phát hiện cho thấy rằng việc học tập cá nhân hóa do người học thực sựhướng dẫn bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số là tương đối hiếm [32] Trongcông bố “Ahead of the curve: Implementation challenges in the personalizedlearning movement”, Bingham và đồng nghiệp (2016) đã xác định những tháchthức, sự gián đoạn và mâu thuẫn xảy ra ở các trường học khi tham gia triển khaihoạt động học tập cá nhân hóa có sự hỗ trợ bởi công nghệ và đưa ra các khuyến
Trang 31nghị cho các nhà hoạch định chính sách và cho những người thực hành tham giatriển khai các mô hình học tập cá nhân hóa [33].
Và hai nghiên cứu đã điều tra các khuôn khổ hoặc mô hình áp dụng HTCNH
Cụ thể:
Tác giả Ignatova và đồng nghiệp (2015) đã phát triển và đã đánh giá khungkhả năng cá nhân hóa học tập dựa trên CNTT sẽ tăng khả năng áp dụng và thực hiệnHTCNH Trong công bố “ICT-based learning personalization affordance in thecontext of implementation of constructionist learning activities”, nhóm tác giả đãlàm sáng tỏ các tiêu chí đánh giá về khả năng cá nhân hóa và tạo ra khuôn khổ chokhả năng cá nhân hóa học tập dựa trên CNTT-TT, bao gồm ba nhóm tiêu chí đánhgiá sau: (i) tiêu chí 'cực kỳ quan trọng', (ii) tiêu chí 'thiết yếu', (iii) tiêu chí 'quantrọng' [34];
Tác giả Karmeshu và đồng nghiệp (2012) đã đề xuất một mô hình phổ biếncủa HTCNH dựa trên quan điểm áp dụng tiềm năng giảng viên Trong công bố
“Modelling diffusion of a personalized learning framework”, nhóm tác giả đãphân tích việc đào tạo giảng viên trong bối cảnh phổ biến việc học tập cá nhânhóa Kết quả cho thấy việc đào tạo giảng viên tiếp cận việc chuyển đổi giáo dục làmột phần quan trọng trong việc thành công của đổi mới giáo dục theo hướng họctập cá nhân hóa [35]
Ngoài ra, tác giả Olofson và đồng nghiệp (2018) đã phát triển các công cụ
để xác thực và khám phá các phương pháp thực hiện HTCNH Trong công bố “Aninstrument to measure teacher practices to support personalized learning in themiddle grades”, nhóm tác giả đã trình bày một công cụ khảo sát để đo lường thựctiễn của giảng viên về cá nhân hóa ở cấp trung học cơ sở ở Hoa Kỳ, kết quả chothấy khi phân tích nhân tố khám phá cung cấp bằng chứng cho sự hiện diện củacác yếu tố mô tả thực tiễn đánh giá cá nhân, học tập ngoài trường, học tập nhómtrong một môi trường cài đặt cá nhân hóa và triển khai công nghệ Dữ liệu khảosát riêng biệt này cho thấy tính nhất quán nội bộ cao và mối tương quan vừa phảigiữa các nhóm thực hành [36]
Trang 32Nghiên cứu do Waldrip và đồng nghiệp (2016) đã phát triển một công cụbảng câu hỏi có thể được áp dụng để đo lường nhận thức của người học về các yếu
tố tác động đến việc thực hiện HTCNH và sau đó xác nhận một mô hình HTCNHbằng công cụ Trong công bố “Validation of a model of personalised learning”,nhóm tác giả đã xây dựng mô hình Học tập cá nhân hóa có 19 thang đo được sửdụng để đánh giá nhận thức của người học trong khu vực về mức độ sẵn sàng họctập, quy trình đánh giá, sự tham gia, mức độ cá nhân hóa việc học tập và sự ảnhhưởng của chúng với hiệu quả học tập, thành tích học tập và người học [37]
Một số nghiên cứu được trình bày trong định hướng này, mục đích là để gợi
ý về giảng viên và nhận thức của người học về cách các chính sách, khái niệm vàcải cách HTCNH tác động đến việc giảng dạy và thực hành học tập [38], [39], [40].Trong công bố “Personalized learning through 1:1 technology initiatives:Implications for teachers and teaching in neoliberal times”, tác giả Hallman (2019)
đã cho thấy những tác động tích cực mà việc học tập cá nhân hóa thông qua côngnghệ đã mang lại cho người học và cho thấy sự thay đổi đó đã định hướng lại vai tròcủa giảng viên và định vị lại kiến thức liên quan đến lớp học và người học như thếnào [40]
Trong định hướng này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiểubiết và nhận thức về HTCNH của cả giảng viên và người học Bằng cách nghiêncứu và đánh giá sâu sắc về nhận thức này, chúng ta có thể phát triển các chiến lược
và cải cách giáo dục để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng phát triển của xã hộihiện đại Định hướng này làm sáng tỏ về các chiến lược và thực tiễn cụ thể để triểnkhai HTCNH tổng thể trong toàn trường hoặc toàn hệ thống giáo dục Bằng cáchphân tích và chia sẻ những kinh nghiệm này, chúng ta có thể tiến xa hơn trong việcphát triển một mô hình giáo dục linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đadạng của người học và thúc đẩy sự thành công trong học tập
Các tham số phổ biến được sử dụng trong HTCNH
- Phong cách học tập/Sở thích (Learning style/Learner Preferences).
Trang 33Các nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này có thể kể đến như là: Tác giảZhao (2021) đã phân tích thực trạng mô hình người học và phân tích các ý tưởngxây dựng mô hình đặc điểm người học và nghiên cứu 04 mô hình đặc điểm ngườihọc: đặc điểm cơ bản, trình độ nhận thức, phong cách học tập và cảm xúc học tập[41] Tác giả Costa và đồng nghiệp (2021) cho rằng hành vi, phong cách học tập vàhiệu suất học tập của người học có thể được mô tả dễ dàng thông qua các phân tíchthu thập trong môi trường học tập trực tuyến Nó cho phép và khuyến khích nghiêncứu giáo dục, phát triển ứng dụng phần mềm học tập và thực hành giáo dục trựctuyến theo hướng HTCNH và thích ứng [42].
Những nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về những tham
số sở thích và phong cách học tập của người học mà còn đề xuất các phương pháp
và công cụ để tối ưu hóa quá trình học tập và giảng dạy Điều này rất quan trọngtrong việc xây dựng môi trường học tập linh hoạt và phản hồi đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của các người học
- Trình độ kiến thức (Knowledge level).
Một số nghiên cứu điển hình sử dụng tham số về trình độ kiến thức như là:Tác giả Shishehchi và đồng nghiệp (2021) xây dựng hệ thống học tập cá nhân dựatrên khuôn khổ chung phụ thuộc vào trình độ kiến thức của người học [43] Cùngvới lĩnh vực này, tác giả Tang và cộng sự (2020) đã thiết kế hệ thống trò chơi dựatrên KNN cung cấp cho người chơi những hướng dẫn khác biệt để hướng dẫn họtrong quá trình học tập dựa trên việc ước tính mức độ kiến thức của họ [44]
Những nghiên cứu này đề xuất các phương pháp thông minh để tận dụngthông tin về trình độ kiến thức của người học, từ đó cung cấp sự hỗ trợ và hướngdẫn phù hợp để nâng cao hiệu suất học tập và trải nghiệm của họ Điều này làm mở
ra cánh cửa cho việc phát triển các công nghệ và ứng dụng thông minh trong lĩnhvực giáo dục và học tập cá nhân hóa
- Hiệu suất/Điểm (Performance/Score).
Trang 34Một số nghiên cứu về HTCNH dựa trên Hiệu suất/Điểm của người học: Tácgiả Sivarajan và đồng nghiệp (2021) đã đánh giá quá trình thúc đẩy việc học tập cánhân hóa thông qua tiến độ được giám sát chặt chẽ, xác định điểm mạnh và điểmyếu của người học trong lĩnh vực nha khoa [45] Tác giả Marud và đồng nghiệp(2020) đã thiết kế một hệ thống khuyến nghị lọc dựa trên quy tắc cộng tác giữangười học và bối cảnh giáo dục, đề xuất tài liệu học tập phù hợp với mục tiêu củangười học [46].
Nghiên cứu trên không chỉ làm sáng tỏ về vai trò của tham số hiệu suất vàđiểm số trong quá trình học tập mà còn đề xuất các phương pháp và công cụ để tối
ưu hóa quá trình học tập và giảng dạy, từ đó nâng cao hiệu suất và trải nghiệm họctập của người học
- Nhu cầu/Mục tiêu học tập (Learning need/Goal).
Nghiên cứu có sử dụng tham số về Nhu cầu/Mục tiêu học tập của ngườihọc như là: Tác giả Schmid và Petko (2019) đã tìm hiểu các phương pháp giáodục nhằm cố gắng đáp ứng công bằng về khả năng, kiến thức và nhu cầu học tậpcủa mỗi người học [47]
Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu và mục tiêu học tập của người học là yếu tốthen chốt trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục đa dạng và linh hoạt Nghiêncứu này đóng góp vào việc phát triển các phương pháp giáo dục mang tính cá nhânhóa, giúp mỗi người học có cơ hội tiến bộ và đạt được thành công theo cách củariêng người học
- Trạng thái nhận thức/cảm xúc (Cognitive/Emotional States).
Một số nghiên cứu có sử dụng tham số về Trạng thái nhận thức/Cảm xúc đểHTCNH là: Tác giả Yousef và Khatiry (2021) đã nghiên cứu hành vi và nhận thức
để HTCNH trên môi trường trực tuyến cho sinh viên đại học ngành điều dưỡng[48] Tác giả Zheng và đồng nghiệp (2021) đã cung cấp sự can thiệp cá nhân hóa
Trang 35cho từng nhóm tham gia học tập hợp tác có sự hỗ trợ của máy tính dựa trên kết quảphân tích của mô hình neural network [49].
Những nghiên cứu này đều góp phần quan trọng vào việc phát triển cácphương pháp và công nghệ giáo dục cá nhân hóa, giúp tăng cường hiệu suất học tập
và nâng cao trải nghiệm học tập của người học
- Lộ trình/mô hình học tập (Learning path/Patterns).
Một số nghiên cứu cung cấp Lộ trình/Mô hình học tập được cá nhân hóa là:Tác giả Changhua và Chunqiao (2021) đã sử dụng công nghệ Blockchain để kết nối
hồ sơ học tập của người học và cung cấp lộ trình HTCNH cho người học Và sửdụng để đánh giá thành tích học tập, sự phù hợp trong công việc và trí tuệ của ngườihọc [50] Tác giả Carbone và đồng nghiệp (2021) đã xây dựng hệ thống gợi ý(Recommender Systems - RSs) cho phép đề xuất các lộ trình học tập được cá nhânhóa cho người học nhằm cải thiện khả năng và kiến thức của người học [51]
Những nghiên cứu này đều làm nổi bật tiềm năng của việc sử dụng côngnghệ để cá nhân hóa quá trình học tập Bằng cách cung cấp lộ trình và mô hình họctập được tùy chỉnh, chúng giúp tối ưu hóa trải nghiệm học tập và nâng cao hiệu suấthọc tập của người học
Một số phương pháp/kỹ thuật đề xuất trong HTCNH
- Dựa trên bản thể học (Ontology-Based) là một phương pháp trong lĩnh vực
trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và khoa học máy tính, nơi mà mô hìnhtri thức được biểu diễn thông qua các bản thể (ontologies) Tác giả Jeevamol vàRenumol (2021) đã đề xuất mô hình khuyến nghị, (ontology-based) được sử dụng
để mô hình hóa người học và đối tượng học tập với các đặc điểm của chúng [52]
- Hệ thống gợi ý (Recommendation System) là một loại hệ thống thông tin
máy tính, nhằm mục đích dự đoán và cung cấp thông tin mà người dùng có thể quantâm Mục tiêu chính của hệ thống gợi ý là cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa chongười dùng, giúp họ khám phá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả hơn Nhữngphương pháp sử dụng trong hệ thống gợi ý bao gồm:
Trang 36+ Lọc cộng tác (Collaborative Filtering) là một phương pháp trong lĩnh vực
hệ thống đề xuất (recommendation systems), được sử dụng để dự đoán sở thích
hoặc ý kiến của một người dùng dựa trên thông tin thu thập từ các người dùng khác.
Nghiên cứu của Lin và đồng nghiệp (2021) cho thấy phương pháp lọc cộng tác cóthể cải thiện hiệu quả của việc đề xuất tài nguyên HTCNH [53]
+ Dựa trên nội dung (Content-Based) là phương pháp gợi ý dựa theo nội
dung, ý tưởng của phương pháp này người dùng sẽ đọc những bài cùng các chủ đề
mà người học yêu thích Tác giả Gambo và Shakir (2021) cung cấp một hệ thống cókhả năng điều chỉnh nội dung học tập dựa trên hành vi học tập của người học trongmôi trường học tập, việc phân loại tự động các mô hình học tập của người học cungcấp một phương tiện cụ thể để giảng viên cá nhân hóa việc học của người học [54]
+ Hỗn hợp (Hybrid) là phương pháp kết hợp giữa Lọc cộng tác và Dựa trên
nội dung Tác giả Lo và đồng nghiệp (2021) đã tìm ra một phương pháp kết hợp sửdụng thuật toán Phát hiện mẫu nghi ngờ (Sentic Pattern Detection - SPD) mới và
mô hình học máy để tự động hóa việc xác định những nghi ngờ từ những phản ánhkhông chính thức của người học [55]
- Dựa trên quy tắc (Rule-Based) là một phương pháp trong lĩnh vực trí tuệ
nhân tạo (AI) và hệ thống thông tin, mà hệ thống hoặc mô hình quyết định được xâydựng dựa trên một tập hợp các quy tắc logic hoặc if-then Các quy tắc này mô tả cácmối quan hệ giữa các điều kiện và hành động tương ứng cần thực hiện khi các điềukiện đó được đáp ứng Tác giả Wu và đồng nghiệp (2020) đã đưa ra các quy tắc nàyđược hình thành từ sự tổng hợp của loại kiến thức, cấu trúc bên trong của kiến thức
và kết quả học tập và người học được đề xuất các tài liệu học tập khác nhau tùy theocấu trúc kiến thức khác nhau và hiệu quả học tập khác nhau [56]
Khi được kết hợp với các thuật toán học máy phù hợp, các hệ thống đềxuất sẽ tạo ra kết quả vượt trội hơn Các thuật toán đưa người học vào các nhóm,xác định các mô hình học tập và khớp chúng với các tài liệu học tập Trong học
có giám sát, KNN được sử dụng [57], [58] còn trong học không giám sát, Means được sử dụng [59], [60]
Trang 37K-1.1.1.2 Nghiên cứu về Phong cách học tập
Phong cách học tập (Learning Styles - PCHT) có ảnh hưởng lớn trong lĩnhvực giáo dục đại học và đã được nghiên cứu trong nhiều năm Một trong những mụctiêu chính của việc nghiên cứu và xác định PCHT là cải thiện kết quả nói chung -trước mắt và lâu dài - của quá trình dạy-học [61] Mặt khác, cấu trúc phong cáchhọc tập là một mô tả có giá trị giúp người học hiểu quá trình học tập của họ Đồngthời, các phong cách học tập cũng cho phép các nhà thực hành giáo dục và các nhàthiết kế hướng dẫn điều chỉnh phong cách giảng dạy và tài liệu giáo dục của họ chophù hợp với phong cách học tập của người học [62] Khi đó, việc xác định phongcách học tập rất quan trọng vì nó giúp cải thiện hiệu suất học tập, tăng cường độnglực, tăng hứng thú và giảm thời gian học tập [4] Bên cạnh đó, xác định phong cáchhọc tập của người học là một bước quan trọng trong việc làm cho giáo dục điện tửhoặc giáo dục truyền thống thích ứng với nhu cầu của người học [62]
Trong các phương pháp xác định phong cách học tập có chia làm hai phươngpháp chính là: Phương pháp xác định phong cách học tập bằng bảng hỏi và Phươngpháp xác định phong cách học tập tự động trong môi trường trực tuyến
- Phương pháp xác định phong cách bằng bảng hỏi thường được dùng các
bảng hỏi phổ biến sau:
+ Phong cách học tập Kolb [63] (Learning Styles Inventory - LSI): đã đượcTác giả Kolb và Fry (1984) phát triển Danh mục các phong cách học tập mô tả ưuđiểm và hạn chế về phong cách học tập của cá nhân Từ năm 1971 đến năm 1985,phiên bản LSI 2 được cập nhật Năm 1993, phiên bản LSI 2a được công bố Phiênbản KLSI 3 và KLSI 3.1 lần lượt được cập nhật vào các năm 1999 và 2005 Năm
2011, cùng với bốn phong cách học tập trước đây, Kolb và Kolb (2013) cập nhậtthêm năm phong cách học tập mới thành phân loại chín phong cách học tập trongDanh mục các phong cách học tập của Kolb - Phiên bản 4.0 (KLSI 4.0 - The KolbLearning Style Inventory - Version 4.0) Mô hình Kolb có thể phức tạp và khó hiểuđối với một số người, đặc biệt là những người mới bắt đầu Việc áp dụng mô hình
Trang 38này vào thực tế có thể khó khăn, đặc biệt là trong một môi trường học tập hoặc làm việc có nhiều rắc rối hoặc hạn chế.
Hình 1.1 Mô hình phong cách học tập Kolb
+ Phong cách học tập Fleming (1987) [64] (The VARK Inventory): đã đượcNeil D Fleming phát triển danh mục VARK để tìm hiểu về sở thích học tập củasinh viên VARK là viết tắt của các từ khóa gồm: thị giác (Visual), thính giác(Aural), đọc/viết (Read/Write) và vận động (Kinesthetic) Sau những lần đánh giálớn vào năm 2006, 2009 và 2013, bộ câu hỏi VARK liên tục được cập nhật Năm
2019, bảng câu hỏi VARK được điều chỉnh thành phiên bản VARK 8.0 với 16 câuhỏi về cách học của con người qua các giác quan Bộ câu hỏi VARK 8.0 tiếp tụcđược điều chỉnh thành Bộ câu hỏi VARK 8.01 Phiên bản cập nhật VARK 8.01được giới thiệu trên trang web “VARK - A Guide to Learning Preferences” gồm 16câu hỏi
Trang 39Hình 1.2 Mô hình phong cách học tập VARK
+ Phong cách học tập Felder và Silverman (The Felder SilvermanLearning Style Model - FSLSM): Tác giả Felder và Silverman (1988) [65] chorằng, sinh viên học theo nhiều cách (nhìn và nghe, phản ánh và diễn xuất, lí luậnlogic và trực giác, ghi nhớ, hình dung, vẽ phép loại suy và xây dựng mô hìnhtoán học) Felder và Silverman xác định 5 nhóm phong cách học tập ứng vớikiểu người học như sau: 1) Phong cách học tập trực quan và trực giác (Sensingand Intuitive Learning Styles) - người học bằng trực quan và người học bằngtrực giác (Sensing and Intuitive Learners); 2) Phong cách học tập thị giác vàthính giác (Visual and Auditory Learning Styles) - người học bằng thị giác vàngười học bằng thính giác (Visual and Auditory Learners); 3) Phong cách họctập quy nạp và diễn dịch (Inductive and Deductive Learning Styles) - người họcbằng quy nạp và người học bằng diễn dịch (Inductive and Deductive Learners);4) Phong cách học tập tích cực và phản ánh (Active and Reflective LearningStyles) - người học tích cực và người học theo kiểu phản ánh (Active andReflective Learners); 5) Phong cách học tập tuần tự và tổng hợp (Sequential andGlobal Learning Styles) - người học theo kiểu tuần tự và theo kiểu tổng hợp
Trang 40(Sequential and Global Learners) FSLSM thường dựa vào tự báo cáo của cánhân, điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác và không chắc chắn về kết quả.
+ Phong cách học tập của Herrmann (1989) [66] và Allinson – Hayes (1996)[67] lại căn cứ chủ yếu vào các nghiên cứu của não bộ Mặc dù việc phân loạiphong cách học tập dựa trên các nghiên cứu có xu hướng sinh học, cả Herrmann vàAllinson – Hayes đều nhấn mạnh rằng hoạt động của não bộ giúp cá nhân hìnhthành những khuynh hướng hành động đặc trưng trong việc tiếp nhận và xử lýthông tin Tuy nhiên, thực tế, những khuynh hướng này còn chịu ảnh hưởng từ quátrình xã hội hóa, bao gồm gia đình, nhà trường, kinh nghiệm sống, văn hóa, bêncạnh tác động của gen di truyền Dù cơ sở phân loại PCHT dựa trên kết quả nghiêncứu thiên về sinh học nhưng cả Herrmann và Allinson – Hayes đều khẳng định hoạtđộng của não giúp cá nhân có những khung hướng hành động đặc biệt trong tiếpnhận và xử lý thông tin Nhưng thực ra nó chịu ảnh hưởng của quá trình xã hội hóanhư gia đình, nhà trường, kinh nghiệm sống và văn hoá là tác động của gen ditruyền
+ Phong cách học tập Honey và Mumford (1989) [68] (Learning stylesquestionnaire-LSQ) Peter Honey và Alan Mumford đã đưa ra bộ câu hỏi điều traPCHT của: gồm 80 câu hỏi tập trung vào những hành vi, thói quen học tập chungnhất của người học Mô hình này đã đưa ra bốn loại PCHT bao gồm: Người hoạtđộng (Activist), Người suy ngẫm (Reflector), Người lí thuyết (Theorist), Ngườithực tế(Pragmatist) Bảng hỏi này có thể phân loại người học vào các loại phongcách học cố định, điều này có thể làm mất đi sự đa dạng và linh hoạt trong cách tiếpcận và tiếp nhận thông tin
- Phương pháp xác định phong cách học tập tự động trên môi trường trực tuyến: Tác giả Bajaj và Sharma (2018) đã sử dụng nhiều mô hình phong cách học
tập và nhiều kỹ thuật học máy để xác định phong cách học tập của người học [69].Phát hiện phong cách học tập của người học dựa trên tương tác của người học với
hệ thống [70], [71], [72] Dựa trên các mô hình phong cách học tập, các thuật toánphổ biến được sử dụng là: