ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI XUÂN PHONG SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP VARK TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI XUÂN PHONG
SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP VARK TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁCH MẠNG
TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG, NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI XUÂN PHONG
SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP VARK TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁCH MẠNG
TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG, NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN LỊCH SỬ Mã số: 8140218.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phùng Tám
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2024
Học viên
Bùi Xuân Phong
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập, nghiên cứu dưới mái trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình Luận văn thạc sĩ là một công trình quan trọng trên chặng đường học vấn của em Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, luận văn được hoàn thành còn nhờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều cá nhân, tập thể
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Phùng Tám, người thầy đã truyền cảm hứng, nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn trong suốt quá trình em thực hiện công trình luận văn thạc sĩ này Không chỉ theo sát chỉ dẫn em trong chuyên môn, thầy luôn ân cần động viên, quan tâm, nhắc nhở kịp thời, giúp em có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; quý thầy cô trong khoa Sư phạm của nhà trường; quý thầy cô ở nhiều khoa, trường tham gia giảng dạy các học phần cho chúng em đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu và Quý thầy cô, các học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nam Định đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm sư phạm để thực hiện công trình khoa học
Lời cuối em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè, đặc biệt là các anh chị em trong tổ Sử - Giáo dục công dân trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), anh chị em trong lớp Cao học QH2021S - LL&PPDH bộ môn Lịch sử đã tạo điều kiện, động viên và sẻ chia trong thời gian em đi học xa nhà, cũng như trong thời gian thực hiện làm luận văn
Trang 5Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm công tác, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn sẽ còn thiếu sót Em mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu trong luận văn nhằm dần hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2024
Học viên
Bùi Xuân Phong
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11
6 Đóng góp của đề tài 13
7 Giả thuyết khoa học 13
8 Bố cục của Luận văn 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG 14
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP VARK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 14
1.1 Cơ sở lý luận 14
1.1.1 Phong cách học tập 14
1.1.2 Mô hình phong cách học tập VARK 21
1.1.3 Học liệu điện tử trong dạy học lịch sử 24
1.1.4 Học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử 27
1.1.5 Sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 32
TƯ BẢN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung các chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” (Lịch sử 11 - THPT) 48
Trang 72.1.1 Vị trí 48
2.1.2 Mục tiêu 48
2.1.3 Nội dung cơ bản 51
2.2 Đề xuất học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” (Lịch sử 11 - THPT) 55
2.3 Đề xuất một số biện pháp sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” (Lịch sử 11 - THPT) 57
2.3.1 Biện pháp sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong bài học nghiên cứu kiến thức mới 61
2.3.2 Biện pháp sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong bài thực hành lịch sử 76
2.4 Thực nghiệm sư phạm 86
2.4.1 Mục đích thực nghiệm 86
2.4.2 Đối tượng thực nghiệm 86
2.4.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 86
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hệ thống các mô hình phong cách học tập trên thế giới 18 Bảng 1.2 Biểu hiện phong cách học tập theo mô hình VARK ở học sinh 22 Bảng 1.3 Gợi ý một số học liệu điện tử phù hợp hoạt động học tập dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử 28 Bảng 1.4 Kết quả khảo sát của giáo viên (số mẫu N=14, đơn vị %) 39 Bảng 1.5 Kết quả khảo sát của học sinh (số mẫu N=168, đơn vị %)) 43 Bảng 2.1 Yêu cầu cần đạt các nội dung thuộc chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” 50 Bảng 2.3 Đề xuất một số học liệu điện tử dựa trên mô hình phong cách học tập VARK trong dạy học chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” (Lịch sử 11 - THPT) 55 Bảng 2.4 Nguyên tắc sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử 60 Bảng 2.5: Bảng gợi ý hoạt động học tập theo mức độ vận dụng dạy học tra cứu trong dạy học lịch sử chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” 65 Bảng 2.6: Bảng mô tả thực đơn học tập cho tiết học tìm hiểu về “Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản” 69 Bảng 2.7: Bảng định hướng sản phẩm học tập theo mô hình VARK trong hoạt động vận dụng, mở rộng về “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” 75 Bảng 2.8: Định hướng nhiệm vụ học tập lồng ghép tri thức nghề nghiệp trong thực hành chủ đề “Cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản” 79 Bảng 2.9: Bảng định hướng sản phẩm học tập sáng tạo nội dung số trên Facebook trong vận dụng, mở rộng về “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” 85 Bảng 2.10 Thông tin cơ bản và phong cách học tập ưa thích của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 87 Bảng 2.11 Hứng thú của HS với hoạt động học tập dựa trên phong cách học tập VARK 89 Bảng 2.12 Mức độ lĩnh hội kiến thức sau thực nghiệm sư phạm 90
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tăng trưởng GDP của Nhật Bản, Anh và Mỹ, 1870-2008 37 Hình 1.2 Ảnh chụp từ phóng sự Franklin Roosevelt: Từ chiếc xe lăn tới chiếc ghế Tổng thống Mỹ (VTC Now) 37 Hình 2.1: Quy trình sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử 61 Hình 2.2: Thử thách trí tuệ, quan sát và đưa ra suy nghĩ về hình ảnh sáng tạo về chủ đề lịch sử trong 1 phút 63 Hình 2.3: Phiếu học tập trực tuyến trên Liveworksheet dạng điền vào chỗ trống về “Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản” 74 Hình 2.4: Sử dụng công cụ tư duy Think - Pair - Share để khai thác tranh ảnh lịch sử trong Sách giáo khoa 77 Hình 2.5: Vé qua cửa Exit Tickets về “Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản” 83
Trang 11MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Bước sang thập niên thứ ba của thế kỉ XXI, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với nhịp độ nhanh hơn và đạt nhiều thành tựu vượt bậc theo hướng chuyển đổi số, thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày Việt Nam cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhịp với sự phát triển chung của nhân loại Bối cảnh mới đòi hỏi cần nỗ lực hơn nữa trong đổi mới giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thời đại, bởi giáo dục và đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng, một chiếc “chìa khóa” để mở ra cánh cửa hội nhập quốc tế Tìm kiếm, phát hiện nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người” [7]
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngành giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành năm 2018) Từ năm học 2019-2020, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai với lớp 1 trên toàn quốc Sang năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai đại trà ở cấp THPT Trong đó, môn Lịch sử được triển khai dạy học theo chủ đề (nội dung bắt buộc), chuyên đề học tập (nội dung tự chọn) nhằm mục tiêu hình thành, phát triển các nhóm năng lực chung và năng lực đặc thù môn Lịch sử cho HS Để đạt được các mục tiêu đó, việc đổi mới PPDH trong DHLS theo hướng sử dụng HLĐT thông qua sự hỗ trợ đắc lực của “công cụ tin học và các hệ thống
Trang 12tự động hóa của kĩ thuật số” [3; tr 32] trở thành hướng ưu tiên, giải pháp có tính “đột phá” trong thời đại số hóa
Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc của dạy học phát triển năng lực HS là GV cần cân nhắc tới đặc điểm nhận thức, nhu cầu, mong muốn và điều kiện đảm bảo việc tham gia hiệu quả mỗi hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động học tập đặc trưng trong mỗi môn học nói riêng của từng HS, nhóm HS nhằm hình thành và phát triển ở HS bậc THPT năng lực “đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân” [3; tr 45] Tuy nhiên, trong hơn 70 mô hình nghiên cứu về PCHT [24] Hiện nay, mô hình VARK là mô hình giảng dạy phân loại người học theo đặc điểm phong cách của họ được chấp nhận nhiều nhất [36] Sự thành công của mô hình VARK bắt nguồn từ tính xác thực, khả năng sử dụng và nhiều tài nguyên học tập sẵn có để bổ sung cho nó Theo phân loại của tác giả Flemming, PCHT của HS gồm 4 loại chính là thị giác (Visual), thính giác (Auditory), đọc/ viết (Read/ write), vận động (Kinesthetic) Một HS có thể sở hữu nhiều hơn một hoặc thậm chí cả 4 PCHT Học tập theo PCHT phù hợp tạo hứng thú cho HS, giúp việc lĩnh hội kiến thức trở nên hiệu quả Từ đó, sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK có thể áp dụng vào DHLS nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học
DHLS là hoạt động mang tính đặc thù Khác với các bộ môn khác, tri thức lịch sử mang những đặc trưng: tính quá khứ, tính không lặp lại… Trong DHLS, phương tiện trực quan nói chung và HLĐT nói riêng có vai trò rất quan trọng Nó không chỉ có ý nghĩa cụ thể hóa thuần túy mà còn giúp phát triển tư duy, năng lực của người học Đặc biệt, với việc vận dụng mô hình PCHT VARK, GV có thể đa dạng hình thức HLĐT theo PCHT của người học, tăng cường tính trực quan, nhằm phát triển năng lực cho HS
Trang 13Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" ở trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên
ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sử dụng HLĐT trong DHLS và vận dụng mô hình PCHT VARK trong dạy học nói chung, trong DHLS nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Dưới đây, tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến vấn đề đã nêu
❖ Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử
Các tác giả Terry Haydn và Christine Counsell trong cuốn “Môn Lịch sử, công nghệ thông tin và việc học tập tại trường phổ thông” (History, ICT and Learning in the Secondary school) đã đưa ra những phân tích về xây dựng các gói học liệu (learning packages) dưới hình thức trang web học tập là một trong những gợi ý thiết kế học liệu điện tử cho bài học cụ thể giúp giáo viên cải thiện chất lượng dạy học, phát triển năng lực của HS: “Trang web học tập có thể bao gồm nhiều tài liệu có giá trị: văn bản, phim tư liệu, tranh ảnh Một số trang web còn cho phép truy cập đến các tư liệu gốc và số liệu cập nhật Nó có thể là cung cấp dữ liệu để học sinh thảo luận hoặc cho phép học sinh để tạo ra một sản phẩm mới” [43; tr 75]
Trong bài viết “Mô hình học tập dựa trên trò chơi kĩ thuật số và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử” (Digital Game-based learning model and development methodology for teaching history) trên tạp chí WSEAS Transactions
Trang 14on Computers, các tác giả Nor Azan Mat Zin, Azizah Jaafar, Wong Seng Yue sử dụng trò chơi kĩ thuật số (digital game) như một loại học liệu điện tử trong dạy học lịch sử Qua phân tích sơ bộ kết quả khảo sát ở các trường trung học địa phương, các tác giả khẳng định việc sử dụng học liệu điện tử nói chung và sử dụng trò chơi kĩ thuật số nói riêng trong dạy học lịch sử sẽ có những lợi thế cụ thể sau: “cụ thể hóa cho sự kiện lịch sử; tăng hứng thú học tập của học sinh đối với môn Lịch sử; học lịch sử thông qua các trải nghiệm sáng tạo” [37; tr 325]
Trong bài viết: “Bạn tư duy nhiều hơn khi bạn quan sát: Cơ sở cho việc sử dụng phim tư liệu trong dạy học khám phá Lịch sử ở trường trung học” (It Makes You Think More When You Watch Things: Scaffolding for Historical Inquiry Using Film in the Middle School Classroom), tác giả Adam Woelders khẳng định: “Giáo viên nên sử dụng phim để khuyến khích học sinh tìm hiểu lịch sử Phim có thể cho học sinh thấy một cách rõ ràng về cách kiến thức lịch sử được sử dụng và thể hiện trên các phương tiện truyền thông mà học sinh thấy mỗi ngày Bằng việc so sánh các nguồn thông tin khác nhau người học có thể thông qua nội dung, hình tượng và giá trị của bộ phim để xây dựng hiểu biết của mình về quá khứ.” [21; tr.149]
Các tác giả của cuốn “Dạy và học Lịch sử với công nghệ” (Pastplay: Teaching and Learning History with Technology) đã tập trung hướng dẫn xây dựng các trò chơi học tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng ảo (virtual), mô hình 3D, Google Earth, và các trang web học tập… nhằm tạo hứng thú cho người học và nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra quan điểm riêng, sự thiếu hiệu quả của cách giảng dạy tập trung vào việc kể chuyện, dựa chủ yếu vào sách giáo khoa và sự cần thiết của việc HS phải tích cực tham gia vào các hoạt động như: đưa ra quan điểm, phê phán tư liệu, nghiên cứu, và điều tra lịch sử… Từ đó, tác giả khẳng định: “Sử dụng công
Trang 15nghệ thông tin khuyến khích được sự sáng tạo của người học bằng cách tạo cơ hội để người học tìm hiểu quá khứ theo các cách thức mới Khái niệm cũ nhưng công cụ mới, điều đó mở ra những cơ hội học tập mà trước đây không có” [35; tr.13]
Nghiên cứu về mô hình VARK và việc vận dụng mô hình phong cách học tập VARK trong dạy học
Xuất phát điểm đầu tiên, mô hình VAK là mô hình PCHT do Walter Burke Barbe thiết kế năm 1979 Mô hình VAK là chữ viết tắt của Visual - Auditory và Kinesthetic đã được sử dụng khá nhiều trong dạy Tiếng Anh Mô hình này đã đưa ra một số chỉ dẫn về PPDH thích hợp đối với từng PCHT VAK như: người có PCHT kiểu thính giác thì họ sẽ học tốt nhất khi tham gia hoạt động phỏng vấn, tranh luận, thảo luận …, người học kiểu thị giác thì sẽ học hiệu quả hơn với các sơ đồ, hình ảnh, hoạt hình…
Mô hình PCHT VARK đã được đề xuất bởi Fleming (1987) và cùng Mills hoàn thiện năm 1992 được dựa trên kinh nghiệm của GV và HS trong quá trình dạy và học Mô hình PCHT VARK được Neil Fleming xây dựng dựa vào 4 PCHT chủ đạo của HS gồm thị giác (Visual), thính giác (Auditory), đọc/ viết (Read/ write), vận động (Kinesthetic) để tiếp nhận thông tin Mô hình PCHT VARK là một trong những mô hình PCHT phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các trường học trên thế giới Vận dụng mô hình PCHT VARK trong dạy học giúp GV bộ môn nói chung và GV môn Lịch sử nói riêng biết cách tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng HS Trên cơ sở đó, HS tích cực, chủ động, tự tin khám phá tri thức, nhờ đó góp phần kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả học tập của HS
Ngoài ra, còn có một mô hình PCHT khác dựa trên hai mô hình VAK và VARK nêu trên đó là mô hình VAKT: Visual (Hình ảnh) - Auditory (Âm thanh) - Kinesthetic (Vận động) - Tactile (Sờ/ Chạm)
Trang 16Tác giả Vanessa Marcy trong bài viết “Phong cách học tập của người học: Phong cách học tập VARK có thể cải thiện việc học tập của sinh viên như thế nào” (Adult Learning Styles: How the VARK Learning Style Inventory Can Be Used to Improve Student Learning) dựa trên khảo sát ở sinh viên Đại học Emory đã khẳng định sử dụng VARK “có thể cải thiện nhận thức của giảng viên về cách học tập của sinh viên, cải thiện khả năng tiếp cận và tương tác với sinh viên trong và ngoài giờ học” [44; tr 119]
Các tác giả Israa M Alkhasawneh , Majd T Mrayyan, Charles Docherty, Safaa Alashram, Hamzeh Y Yousef trong bài viết “Học tập giải quyết vấn đề (PBL): Đánh giá sở thích học tập của sinh viên bằng mô hình VARK” (Problem-based learning (PBL): Assessing students learning preferences using VARK, 2008), dựa trên khảo sát ở sinh viên y khoa đã khẳng định “hầu hết sinh viên học tập hiệu quả khi giảng viên cung cấp các hoạt động đa dạng trong mô hình VARK”, nhưng “một số sinh viên thích một phong cách học tập cụ thể”, “những sinh viên này cần được chú ý từ người hướng dẫn” [32; tr 578, 579]
Các tác giả Abby R Knoll, Hajime Otani, Reid L Skeel, K Roger Van Horn trong bài “Phong cách học tập, tư duy học tập, học tập qua thông tin ngôn ngữ và hình ảnh” (Learning style, judgements of learning, and learning of verbal and visual information) đã đưa ra nhận xét: về bản chất, trong trường hợp này, tất cả các phong cách học tập VARK chỉ giúp chỉ ra rằng chúng thích văn bản hay hình vẽ hơn, chứ không phải là văn bản hay hình ảnh sẽ hoạt động tốt hơn trong quá trình ghi nhớ của chúng [20]
Tác giả Reynaldo Abrea Cabual trong bài viết Phong cách học tập và các phương thức học tập ưa thích trong trạng thái bình thường mới (Learning Styles and Preferred Learning Modalities in the New Normal) dựa trên các khảo sát với HS ở Philippin đã chỉ ra sự thay đổi về nguồn học liệu (trong đó có HLĐT) theo
Trang 17PCHT VARK ưa thích của HS sau đại dịch như “môn Tiếng Anh thiên về “hình ảnh” hơn mong đợi Đáng lẽ chúng phải thuộc loại đọc, ghi hoặc thính giác Nó cũng đúng với các môn học khác (Khoa học tổng hợp, Giáo dục Công nghiệp và Giáo dục Công nghệ)” [40]
❖ Các nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về sử dụng học liệu điện tử trong dạy học môn Lịch sử
Trong cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”, NXB Đại học Sư phạm, do tác giả Trịnh Đình Tùng chủ biên đã cụ thể hóa hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với môn Lịch sử Trong đó, tác giả đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu khai thác trên Internet trong dạy học lịch sử, chỉ ra những ưu thế của nguồn tài liệu trên Internet: “về dung lượng”; “khả năng truy cập”; “về loại hình”; “về nội dung” và coi đó không chỉ là “một nguồn nhận thức lịch sử” mà còn có “ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh” trong học tập môn Lịch sử [18; tr.132]
Trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, các tác giả đưa ra những nhận định khách quan về thế mạnh, vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng: “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là xu thế tất yếu của giáo dục thế hệ trẻ hiện nay Các ứng dụng của nó trong giảng dạy thực sự trở thành phương tiện dạy học có khả năng tích hợp cao các chức năng của những phương tiện dạy học truyền thống Khả năng đa truyền thông, đa phương tiện (Multimedia) là một trong những ưu thế vượt trội của công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện trực quan quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” [13; tr.463]
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm lịch sử, các tác giả của cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, đã khẳng định vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử và tập trung vào
Trang 18kĩ năng khai thác thông tin trên mạng Internet; kĩ năng sử dụng công cụ MS PowerPoint Hướng dẫn GV thiết kế, tiến hành bài giảng điện tử là một trong hai mục đích quan trọng của kĩ năng sử dụng Microsoft PowerPoint Nếu hiểu theo nghĩa rộng, bài giảng điện tử cũng là một loại học liệu điện tử “được thiết kế, tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định” [6; tr.148]
Trong luận án tiến sĩ “Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở lớp 10 ở trường THPT”, tác giả Ninh Thị Hạnh đã đề xuất quy trình thiết kế học liệu điện tử Theo quy trình đề xuất, tác giả đã thiết kế và đề xuất biện pháp sử dụng trang web học tập Lịch sử lớp 10 (https://1095397.site123.me/), “vừa là phương tiện cung cấp tài nguyên học tập, vừa là môi trường diễn ra các hoạt động học tập” [10; tr 124] Trong đó, biện pháp chủ đạo là sử dụng mô hình dạy học kết hợp, có hoạt động tự học của HS
Nghiên cứu về việc vận dụng mô hình phong cách học tập VARK trong dạy học
Trong luận án tiến sĩ “Dạy học ở tiểu học dựa vào phong cách học tập của học sinh”, tác giả Nguyễn Thị Hồng Chuyên đã xây dựng quy trình dạy học dựa vào PCHT của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học [5]
Tác giả Nguyễn Thị Thu Anh trong bài viết “Vận dụng phân loại phong cách học tập của Neil Fleming để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lý ở trường THPT” (Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội) đã khẳng định: “Khi học sinh được tiếp cận với các học liệu phù hợp với phong cách học tập của bản thân, các em sẽ hứng thú với các nhiệm vụ học tập” [1; tr 107]
Các tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Nguyên Quỳnh Anh trong bài “Vận dụng mô hình VARK vào dạy học môn Toán lớp 2” (Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục) đã chú ý trong việc thiết kế học liệu và hoạt động học tập theo hướng đa dạng trải nghiệm phong cách học tập cho học sinh [17]
Trang 19Luận văn “Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), chương trình 2018, ở trường THPT Vinschool (Hà Nội)” của tác giả Trần Anh Quý đã làm rõ quan niệm, đặc điểm của dạy học phân hóa dựa theo nhu cầu học tập, mức độ nhận thức, PCHT VARK và định hướng nghề nghiệp cho HS của trường THPT Vinschool - Hà Nội [16]
Trong luận văn thạc sĩ “Vận dụng mô hình VARK trong dạy học lịch sử các cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX ở trường Trung học phổ thông huyện Hoài Đức”, tác giả Đoàn Thị Hà đã tổng hợp và đề xuất biện pháp sử dụng các loại học liệu từ nguồn sẵn có trong các tài liệu tham khảo hoặc các website về các cuộc Chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX [8], trong đó có một số HLĐT theo PCHT VARK (chủ yếu theo phong cách thị giác và thính giác)
Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề sử dụng HLĐT trong DHLS và vận dụng mô hình PCHT VARK trong dạy học nói chung, trong DHLS nói riêng, có thể thấy những vấn đề chính sau đã được giải quyết:
1- Khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng HLĐT nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng
2- Phân loại HLĐT và nghiên cứu sâu một số loại HLĐT nhất định nhằm phát triển năng lực cho HS
3- Xác định hình thức chính để sử dụng HLĐT đạt hiệu quả cao gồm dạy học trực tiếp, dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến
4- Đề xuất quy trình thiết kế và một số biện pháp sử dụng hiệu quả HLĐT trong DHLS
5- Phân tích ảnh hưởng của PCHT VARK đến hứng thú học tập của HS, nhấn mạnh việc đa dạng trải nghiệm phong cách học tập VARK góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và DHLS nói riêng
Trang 20Định hướng nội dung cần nghiên cứu của đề tài
Tuy nhiên, chưa có công trình nào trả lời một cách hệ thống các vấn đề dưới đây:
(1) Sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển năng lực cho HS ở trường phổ thông?
(2) Thực tiễn sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay như thế nào?
(3) Sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS Chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và dạy học chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" (Lịch sử 11 - THPT) như thế nào cho hiệu quả?
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận về sử dụng HLĐT nói chung, sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK nói riêng trong dạy học nói chung, trong DHLS ở trường phổ thông nói riêng
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS ở trường phổ thông, đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" (lớp 11)
Về địa bàn nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm, đề tài thực hiện ở trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định vai trò ý nghĩa của sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS ở trường phổ thông, xác định nội dung
Trang 21HLĐT dựa trên PCHT VARK và đề xuất một số biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" (Lịch sử 11 - THPT)
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HLĐT, HLĐT dựa trên mô hình PCHT VARK
- Khảo sát thực tiễn sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT - Nghiên cứu chương trình, SGK về chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" (Lịch sử 11 - THPT)
- Đề xuất biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong dạy học chủ đề "Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" (Lịch sử 11 - THPT)
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả của những biện pháp sư phạm đề ra, từ đó rút ra kết luận khoa học liên quan đến đề tài
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài này tôi đã dựa vào các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu sau:
- Tiếp cận theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tiếp cận theo quan điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và giáo dục lịch sử
- Tiếp cận theo lý thuyết hoạt động: Việc nghiên cứu biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS thực hiện theo nguyên tắc thông qua hoạt động và bằng hoạt động
- Tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc: Sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS là một bộ phận, một định hướng của dạy học theo quan
Trang 22điểm phân hóa Do vậy, nghiên cứu về HLĐT dựa trên PCHT VARK được đặt trong hệ thống của dạy học phân hóa, xem xét mối quan hệ giữa PCHT với năng lực và hứng thú của HS
- Tiếp cận theo năng lực: Xu hướng dạy học hiện đại nói chung và dạy học ở bậc THPT nói riêng là tiếp cận theo hướng hình thành các năng lực ở người học (năng lực thực hiện) Vì thế, nghiên cứu biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK đảm bảo phát huy được năng lực của người học, tối đa hóa tiềm năng sẵn có của người học
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: thu thập đa dạng nguồn tài liệu về vận dụng mô hình PCHT VARK và sử dụng HLĐT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng để tìm ra ý nghĩa của việc sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK nhằm phát triển năng lực HS trong DHLS Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong dạy học các chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” (Lịch sử 11 - THPT)
- Phương pháp điều tra xã hội học: chọn đối tượng điều tra (trường, khối lớp, giới tính) mang tính đại diện cho các trường THPT, hình thức điều tra gồm bảng hỏi với nội dung theo thang tiêu chí phù hợp về thực trạng sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay, từ đó có thể rút ra nguyên nhân
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: chọn đối tượng thực nghiệm (trường, giới tính) mang tính đại diện cho các trường THPT Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK và sử dụng các biện pháp sư phạm được đề xuất Thiết kế bảng hỏi và bài kiểm tra có thang đo phù hợp để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Trang 237 Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS ở trường phổ thông sẽ góp phần phát triển được phẩm chất, năng lực của HS nếu GV thực hiện các biện pháp sử dụng nguồn học liệu này hợp lý, khoa học, phù hợp với PCHT của HS
8 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Chương 2 Một số biện pháp sử dụng học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học chủ đề “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản” Thực nghiệm sư phạm
Trang 24NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN PHONG CÁCH HỌC TẬP VARK
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Phong cách học tập
Phong cách (Styles)
Phong cách (styles) là một khái niệm thường gặp trong nhiều lĩnh vực Theo từ điển Tiếng Việt, phong cách là “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng biệt của một người hay một lớp người nào đó” [15]
Với tác giả Đặng Xuân Kỳ thì “Phong cách còn được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm chất đã trở thành nề nếp, ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó Với cách hiểu này chúng ta có thể nói đến phong cách của bất cứ một người nào, từ một người bình thường đến một lãnh tụ, một vĩ nhân, cũng như phong cách quân nhân ” [12; tr158]
Dưới góc độ Tâm lý học, phong cách được quan niệm như sau: Theo A.Limov, A.Cubanova và Rakhmatulina thì phong cách là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững, ổn định của cá nhân Chúng quy định sự khác biệt cá nhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội) thay đổi để tồn tại và phát triển
Trang 25Nói đến phong cách là nói đến hệ thống các kiểu cách hoạt động đặc trưng của một con người cụ thể, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân của chính con người đó
Như vậy phong cách bao gồm 3 đặc điểm cơ bản sau: - Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ánh hành động tương đối bền vững, ổn định của cá nhân
- Hệ thống những phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân
- Hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi của môi trường (nhất là môi trường xã hội) Đặc điểm này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật ứng xử của cá nhân Trong giao tiếp sư phạm đặc điểm này được biểu hiện cụ thể sự khéo léo đối xử sư phạm của các thầy cô giáo trong từng hoàn cảnh cụ thể đối với từng HS, với một loại công việc nhất định
Phong cách học tập (Learning Styles)
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm mô hình PCHT khác nhau, mỗi tác giả của mỗi mô hình khi xây dựng lý thuyết của mình lại lấy một định nghĩa riêng cho PCHT Chính vì vậy để đưa ra một định nghĩa thống nhất cho PCHT là điều không dễ dàng
Rita Dunn (1960) định nghĩa PCHT như là cách thức mỗi người bắt đầu chú ý, xử lý, thu nhận và tái hiện nội dung kiến thức mới
Keefe (1979) quan niệm rằng PCHT là những đặc trưng về mặt nhận thức, tính hiệu quả và các hành vi tâm lý học có liên quan, mang tính ổn định, chỉ dẫn cho người học cách tiếp nhận thông tin, tương tác với thông tin và phản ứng lại trong môi trường học tập
Trang 26Reid (1995) “PCHT là những cách thức ưu thế có tính chất tự nhiên, thói quen của cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin, kĩ năng mới” [22]
Cassidy lại cho rằng PCHT là các đặc điểm tâm lý của con người tương đối bền vững, nhưng ở vài khía cạnh nào đó PCHT có thể thay đổi để đáp ứng kinh nghiệm và đòi hỏi của các tình huống khác nhau [22]
Theo Nguyễn Thế Lộc [14; tr 25], PCHT có thể xem là các phương pháp học tập riêng biệt mà mỗi cá nhân chọn lựa để tiếp nhận thông tin Mỗi phong cách học được xác định có mối liên quan đến nhu cầu học Biết được phong cách học của người học, người dạy có thể hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của người học, chọn lựa phương pháp dạy phù hợp để giúp người học phát huy các mặt mạnh cũng như cải thiện các mặt yếu kém
Theo Chick N (2017), PCHT là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để mô tả cách người học thu thập, sàng lọc, diễn giải, sắp xếp, đưa ra kết luận và “lưu trữ” thông tin để sử dụng sau này [47]
Qua nghiên cứu các quan điểm về PCHT, có thể nhận thấy các nội dung cốt lõi của định nghĩa PCHT như sau:
- PCHT là những đặc điểm riêng của cá nhân - PCHT bao gồm các đặc điểm về nhận thức, xúc cảm, sinh lý - PCHT chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin trong môi trường học tập
- PCHT tương đối bền vững
Mô hình phong cách học tập (Learning Styles model)
Thuật ngữ mô hình PCHT (Learning Styles model) được nhắc đến rất nhiều trong các nghiên cứu trên thế giới, ví dụ: mô hình PCHT của Kolb, mô hình PCHT của Witkin, mô hình PCHT của Dunn và Dunn
Trang 27Trên thực tế, có gần rất nhiều mô hình PCHT, mỗi tác giả đã xây dựng nên một hệ thống quan điểm riêng về PCHT dựa trên một nền tảng lý thuyết khác nhau, cách tiếp cận khác nhau Ví dụ: mô hình PCHT của Dunn và Dunn dựa trên quan điểm PCHT phụ thuộc vào các yếu tố gen và di truyền, các giác quan; mô hình PCHT của Witkin dựa trên quan điểm PCHT có liên quan đến cấu trúc nhận thức; mô hình PCHT của Kolb lại dựa trên lý thuyết học tập trải nghiệm, và quan điểm PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập…Tuy nhiên, các tài liệu trong và ngoài nước chỉ sử dụng mà không đưa ra định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này
Qua nghiên cứu các tài liệu, đề tài đưa ra giải thích thuật ngữ mô hình PCHT như sau: mô hình PCHT là hệ thống các quan điểm về lý thuyết PCHT của một tác giả nhất định, trong đó bao gồm các luận điểm về lý thuyết PCHT theo cách tiếp cận của tác giả đó, cách phân chia các loại PCHT và bộ công cụ điều tra PCHT do tác giả đó xây dựng Mỗi một mô hình PCHT là những quan điểm của mỗi tác giả nghiên cứu về vấn đề này Mô hình PCHT của tác giả này có thể hoàn toàn khác nhau về quan điểm lý thuyết, cách phân loại PCHT nhưng trong một số trường hợp có sự kế thừa, phát triển của một mô hình đã có Mô hình PCHT của Kolb (1982) đã được Honey–Mumford tiếp tục nghiên cứu và phát triển để áp dụng cho đối tượng các nhà quản lý
Hệ thống các mô hình phong cách học tập của học sinh
Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có 71 mô hình PCHT đã được xây dựng và công bố [24] Tác giả đã phân loại các mô hình PCHT thành 5 nhóm chính gồm: nhóm PCHT dựa vào giác quan - liên quan đến yếu tố gen - môi trường; nhóm PCHT phản ánh các đặc điểm bên trong của cấu trúc nhận thức; nhóm PCHT phản ánh các kiểu nhân cách bền vững; nhóm PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập; nhóm PCHT là các chiến lược, cách tiếp cận học tập Hệ thống 71 mô
Trang 28hình PCHT theo phân loại của tác giả Coffield được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây
Bảng 1.1 Hệ thống các mô hình phong cách học tập trên thế giới
STT Phân loại Đặc điểm Các tác giả
tiêu biểu
Mô hình tiêu biểu nhất
1
Nhóm PCHT dựa vào giác quan - liên quan đến yếu tố gen - môi trường
Bao gồm 4 thể thức chính dạng VARK (nhìn, nghe, đọc - viết, vận động/sờ) Đặc điểm chung của các lí thuyết này đều cho rằng PCHT là bền vững, rất khó thay đổi trong suốt cuộc đời Do các yếu tố sinh học đã tác động đến đặc điểm nhân cách, giác quan chiếm ưu thế cũng như chức năng nổi trội của bán cầu não phải và bán cầu não trái
Dunn và Dunn, Gregors, Fleming, Bartlell, Betts, Gordon, Marks, Paivio, Richardson,
Sheehan,Torrance
VARK (Visual, Auditory,
Read/Write, Kinesthetic) của Neil Fleming
2
Nhóm PCHT phản ánh các đặc điểm bên trong của
Các tác giả nghiên cứu theo nhóm này xem PCHT như là các đặc điểm cấu trúc của hệ thống nhận thức hay là những tác động giữa năng lực nhận thức và quá trình nhận thức Một số tác giả
Howard Gardner, Messick, Witkin, Kagan, Ridding,
Witkin có đề cập đến 2 phong cách nhận thức: phụ thuộc (field dependence) và
Trang 29cấu trúc nhận thức
còn gọi PCHT trong nhóm này bằng một khái niệm khác là phong cách nhận thức (cognitive styles) vì cách phân loại phong cách ở đây đều dựa vào thói quen chung của tư duy có tính chất ổn định, thường chia thành những cực đối lập
Broverman, Cooper
độc lập (field independence)
3
Nhóm PCHT phản ánh các kiểu nhân cách bền vững
Mỗi kiểu nhân cách có đặc trưng riêng và đây cũng là những đặc điểm ổn định của từng cá nhân Nhân cách là động cơ, sự chuyển đổi giữa các động cơ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập Hầu hết ứng dụng thực tiễn của nhóm lí thuyết này dành cho quản lí doanh nghiệp, đào tạo chuyên môn cho nhân viên, làm theo nhóm cũng như tạo môi trường học tập tích cực trong tổ chức
Miller, Myers - MacCaulley Isabel Myer và Katherine Briggs Sĩ Carl
Gustav Jung, Apter
Isabel Myer và Katherine
Briggs với bản trắc nghiệm đánh giá nhân cách nổi tiếng có tên là MBTI (Myers - Briggs Type
Indicator)
Trang 304
Nhóm PCHT là các ưu thế linh hoạt trong học tập
Nhóm này có đặc điểm khác biệt lớn so với 3 nhóm kể trên là PCHT không cố định ở một đặc điểm nào đó mà có thể thay đổi do yếu tố xã hội, văn hóa và kinh nghiệm mặc dù sự phân chia các loại PCHT ở nhóm này vẫn dựa trên nền tảng sinh học - chức năng não bộ
Allison và Hayes Hermann Honeyvà Mumford Kolb Feldervà Silverman Hermanuss
Wierstra,de Jong và Thijssen Kaufm nn Kirton McCarthy
Kolb với nghiên cứu về PCHT, gồm có 4 PCHT như sau: Phong cách phân kì; phong cách đồng hoá; phong cách hội tụ; phong cách điều chỉnh
5
Nhóm PCHT là các chiến lược, cách tiếp cận học tập
Các lí thuyết thuộc nhóm này không hướng vào đặc điểm của cá nhân HS là nhận thức hay nhân cách mà nhấn mạnh cách HS giải quyết nhiệm vụ học tập được giao Do đó họ đưa ra khái niệm mới “chiến lược
Entwistle, Sternberg, Vermunt, Biggs, Hill, Pintrich…
Entwistle (1979) với nghiên cứu về “chiến lược” là cách HS chọn để giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể theo yêu cầu
Trang 31học tập” và “định hướng học tập”
được đề ra và “phong cách” là đặc điểm khái quát trong ưu thế của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chung nhất
1.1.2 Mô hình phong cách học tập VARK
Phân loại phong cách học tập theo mô hình VARK
Lý thuyết PCHT VARK của Neil Fleming là một trong những mô hình phổ biến nhất hiện nay Mirza và Khurshid (2020) đã tuyên bố rằng mô hình VARK là mô hình giảng dạy phân loại người học theo đặc điểm phong cách của họ được chấp nhận nhiều nhất [36] Sự thành công của mô hình VARK bắt nguồn từ tính xác thực, khả năng sử dụng và nhiều tài nguyên học tập sẵn có thể bổ sung cho nó Theo mô hình VARK, tác giả Neil Fleming (2001) đã phân loại PCHT thành 4 loại: Thị giác (Visual), Nghe và Nói (Aural/ auditory), Đọc và Viết (Reading and Writing), Vận động (Kinesthetic) [30] Một HS có thể sở hữu nhiều hơn một hoặc thậm chí cả 4 PCHT Học tập theo PCHT phù hợp tạo hứng thú cho HS, giúp việc lĩnh hội kiến thức trở nên hiệu quả
Để nhận biết PCHT của HS theo mô hình VARK, GV có thể tham khảo bảng 1.2 dưới đây
Trang 32Bảng 1.2 Biểu hiện phong cách học tập theo mô hình VARK ở học sinh
Phong cách
Thị giác (Visual)
Có trí nhớ hình ảnh tốt, có kỹ năng quan sát mạnh mẽ, có hứng thú và học tập tốt hơn khi được tiếp nhận và xử lý thông tin bài học qua các học liệu trực quan hoá (hình ảnh, video, bản đồ, biểu đồ…), đặc biệt yêu thích nghệ thuật thị giác và hình ảnh nên rất hứng thú với các hoạt động sáng tạo trực quan hoá như vẽ truyện tranh, chụp ảnh, thiết kế sản phẩm đồ hoạ… Nghe và Nói
(Aural/ auditory)
Có trí nhớ âm thanh tốt, kỹ năng lắng nghe tốt, có hứng thú và học tập tốt hơn khi được tiếp nhận và xử lý thông tin bài học qua các học liệu dạng âm thanh (lời giảng của GV, âm nhạc, bài phát biểu, bản tin phát thanh, tham gia thảo luận, tranh luận…), đặc biệt yêu thích nghệ thuật nói nên rất hứng thú với các hoạt động sáng tạo dạng nói như sách nói, podcast, kể chuyện bằng miệng…
Đọc và Viết (Reading and Writing)
Có khả năng ghi nhớ tốt thông tin dạng viết, có kỹ năng ghi chép tốt, có hứng thú và học tập tốt hơn khi được tiếp nhận và xử lý thông tin bài học qua hoạt động đọc các học liệu dạng văn bản (sách, truyện, bài báo…), đặc biệt yêu thích nghệ thuật viết nên rất hứng thú với các hoạt động sáng tạo dạng viết như tiểu luận, báo cáo dự án bằng văn bản, viết thư, sáng tác truyện, kịch…
Vận động (Kinaesthetic)
Có nhu cầu vận động cao và khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, Có khả năng biểu đạt thông tin bằng cử chỉ và ngôn
Trang 33ngữ cơ thể (body language), có hứng thú và học tập tốt hơn khi được tham gia các hoạt động học tập có yếu tố thể chất (diễn kịch câm, diễn kịch lịch sử, dùng các phương tiện vật chất biểu diễn phép toán, trò chơi kết hợp khám phá kiến thức và vận động…), đặc biệt yêu thích nghệ thuật biểu diễn, hoạt động tổ chức sự kiện nên rất hứng thú với các hoạt động sáng tạo dạng vận động như sân khấu hoá lịch sử (role play), tổ chức gameshow…
Vai trò của mô hình VARK trong dạy học
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra được bằng chứng thuyết phục về việc kết hợp các hoạt động học tập với PCHT giúp cải thiện việc học, nhưng theo Tanner và Kimberly D (2012), PCHT rất giống với khái niệm siêu nhận thức, ví dụ như yêu cầu HS của bạn mô tả những chiến lược, điều kiện học tập nào trong kỳ thi vừa qua có hiệu quả với họ và chiến lược, điều kiện nào không có khả năng cải thiện việc học của họ trong kỳ thi tiếp theo [42] Harold Pashler và cộng sự (2008) cho rằng: “Tất cả mọi người đều có tiềm năng học tập hiệu quả và dễ dàng chỉ cần sự hướng dẫn được điều chỉnh phù hợp với PCHT của cá nhân họ” nên “việc giảng dạy tối ưu đòi hỏi phải chẩn đoán (các) PCHT của từng cá nhân và điều chỉnh phong cách dạy học (PCDH) cho phù hợp” [31]
Bên cạnh đó, Cerbin (2011) chỉ ra "có một số PCDH ở một số môn học tốt hơn
ở những môn học khác, bất chấp PCHT của từng cá nhân" [23] Pashler và cộng sự cũng đồng ý quan điểm này: “Một điều rõ ràng là PCDH tối ưu có thể sẽ khác nhau giữa các môn học” [31] Cụ thể vào các môn học cấp THPT, sẽ phù hợp với nội dung môn học hơn khi tổ chức hoạt động đọc/ viết trong dạy học Văn học và Lịch sử, hoạt động thị giác trong dạy học môn Địa lý và Kĩ thuật, hoạt động thính giác khi dạy học Ngoại ngữ và Âm nhạc, hoạt động vận động khi dạy
Trang 34học Hoạt động trải nghiệm và Thể chất Từ đó, vận dụng lý thuyết PCHT VARK giúp gắn kết dạy và học với nội dung các môn học (trong đó có Lịch sử) mà không hạn chế tiềm năng học tập ở mỗi HS
1.1.3 Học liệu điện tử trong dạy học lịch sử
Học liệu
Mặc dù không phải mới xuất hiện nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, khái niệm “học liệu” ngày càng trở nên phổ biến, xuất hiện thường xuyên hơn trong các bài viết, báo cáo khoa học, có nhiều trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu Hiện nay, có hai cách hiểu cơ bản về khái niệm “học liệu” như sau:
Ở Việt Nam, “học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu Học liệu có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ)” [2]
Trên thế giới, mặc dù được gọi bằng một số thuật ngữ tiếng Anh khác nhau như: Teaching materials (tài liệu giảng dạy), Learning materials (tài liệu học tập), Instructional materials (tài liệu hướng dẫn học tập) hay Learning Resources (tài nguyên học tập) nhưng khái niệm “học liệu” cơ bản được hiểu theo giải nghĩa của “Từ điển GreenWood về giáo dục” (The Greenwood Dictionary of Education) là: “những phương tiện được sử dụng để hỗ trợ cho việc truyền đạt kiến thức hoặc phát triển kĩ năng Ví dụ như sách giáo khoa, các nguồn tài liệu nghe nhìn, các chương trình máy tính và thiết bị thí nghiệm ” [34; tr.181]
Do đó, có thể hiểu chung nhất học liệu là các phương tiện vật chất mang, lưu giữ nội dung tri thức với ý tưởng sư phạm cụ thể để phục vụ việc dạy và học Học liệu gồm hai đặc trưng quan trọng là: lưu trữ thông tin và nội dung tri thức thể hiện ý tưởng sư phạm cụ thể
Trang 35Học liệu điện tử
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ thông tin chính là "chìa khóa" của sự thay đổi, tạo nên một diện mạo mới tất cả các lĩnh vực trong đời sống Đối với giáo dục, CNTT đã đưa đến sự ra đời và phát triển của các phương thức, phương tiện dạy học hiện đại chưa từng có trước đây, trong đó có “học liệu điện tử”
Khái niệm “học liệu điện tử” mới xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX, cùng với sự ra đời phát triển của CNTT và được hiểu cùng một ý nghĩa với từ tiếng Anh là: “courseware”, được kết hợp từ “khóa học” (course) và “phần mềm” (software) [41; tr 823] Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “học liệu điện tử” - “courseware” nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất ba cách hiểu cơ bản về bản chất của “học liệu điện tử”:
Thứ nhất, theo nghĩa hẹp, HLĐT được hiểu là phần mềm giáo dục cụ thể được “đóng gói” dùng để tạo ra một phần khóa học hoặc một khóa học e-learning hoàn chỉnh (e - learning được hiểu là hình thức dạy học thông qua mạng Internet) [33; tr 109]
Thứ hai, theo nghĩa rộng, HLĐT là khóa học e - learning hoàn chỉnh với đầy đủ 4 cấu phần (thông tin chung về khóa học; hướng dẫn học tập; nội dung khóa học; tài liệu tham khảo chung) đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: Thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập; Cấu trúc rõ ràng, logic; Có nội dung chính xác, phù hợp với mục tiêu học tập; Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập; Hỗ trợ tìm kiếm thông tin… [19; tr 42 - 43] Để thiết kế và phát triển “học liệu điện tử” theo nghĩa này đòi hỏi sự tham gia của một nhóm các chuyên gia thuộc các lĩnh vực: giáo dục, thiết kế đồ họa, lập trình
Thứ ba, theo cách hiểu chung nhất học liệu điện tử được hiểu là hệ thống phương tiện học tập được số hóa theo ý tưởng sư phạm cụ thể nhằm phục vụ
Trang 36việc dạy và học Dạng thức số hóa có thể là văn bản, trang trình chiếu (slide), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng tương tác… và cả phương tiện hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên [46; tr 39]
Ba quan niệm trên mặc dù có những khác biệt nhất định ở mức độ tiếp cận nhưng đều thống nhất về mặt bản chất của HLĐT bao gồm hai thành phần: Thành phần vật chất: có chức năng lưu giữ hoặc phản ánh thông tin dưới dạng số hóa; Thành phần nội dung: chứa nội dung, định hướng học tập để cho người dạy và người học sử dụng phục vụ mục đích giáo dục cụ thể Hai thành phần này hoàn toàn không phải là sự kết hợp cơ học, khiên cưỡng Trên thực tế, chúng đan xen, hòa quyện thành một chỉnh thể thống nhất phục vụ mục đích cuối cùng là hiệu quả giáo dục Đây cũng chính là hai đặc trưng quan trọng tạo nên sự khác biệt HLĐT với các học liệu truyền thống và tư liệu dạy học Cụ thể, HLĐT khác với học liệu truyền thống ở thành phần vật chất số hóa, và khác với tư liệu điện tử ở thành phần nội dung có mục đích sư phạm cụ thể
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tiếp cận sử dụng khái niệm theo cách hiểu chung nhất, nhấn mạnh HLĐT với tư cách là một phương tiện số hóa phục vụ việc giảng dạy và học tập Đây cũng là cách hiểu được sử dụng phổ biến trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Trong dạy học, HLĐT được HS sử dụng làm phương tiện, nguồn tài liệu để học tập và được GV sử dụng như một phương tiện trực quan làm căn cứ để tổ chức, hỗ trợ học tập theo đúng mục tiêu, nội dung dạy học
Trang 37Học liệu điện tử trong dạy học lịch sử
Từ việc thống nhất quan niệm về HLĐT nói chung, vận dụng vào DHLS có thể hiểu HLĐT trong DHLS là hệ thống tư liệu chứa thông tin về lịch sử được số hóa theo ý tưởng sư phạm với các hình thức đa dạng (văn bản, tranh ảnh, video, đồ họa trực quan (infographic), sách điện tử (e - book), trang web ) và sử dụng theo một quy trình chặt chẽ hướng đến mục tiêu cụ thể trong DHLS
1.1.4 Học liệu điện tử dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử
1.1.4.1 Khái niệm
HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS là hệ thống học liệu chứa thông tin về lịch sử được số hóa theo ý tưởng sư phạm nhằm thúc đẩy các hoạt động học tập lịch sử (tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng tri thức lịch sử giải quyết vấn đề thực tiễn) của HS phù hợp các PCHT theo mô hình VARK (kiểu nhìn, kiểu nghe, kiểu đọc và viết, kiểu vận động)
1.1.4.2 Phân loại
Cơ sở xuất phát trong phân loại HLĐT dựa trên PCHT VARK trong DHLS là theo hướng tiếp nhận của HS, nghĩa là các HLĐT được thiết kế thành nguồn học liệu để nghiên cứu kiến thức mới phù hợp với các hoạt động học tập dựa trên PCHT VARK đáp ứng đặc điểm PCHT của HS Từ đó, tôi đề xuất các dạng HLĐT phù hợp với từng dạng hoạt động học tập dựa trên PCHT VARK trong DHLS theo bảng 1.3 dưới đây
Trang 38Bảng 1.3 Gợi ý một số học liệu điện tử phù hợp hoạt động học tập dựa trên phong cách học tập VARK trong dạy học lịch sử
Phong cách học tập
Hoạt động học tập và hình thức sản phẩm học tập phù hợp
Gợi ý một số học liệu điện tử hỗ trợ
Thị giác (Visual)
Khai thác học liệu dạng hình ảnh như tranh ảnh lịch sử (ảnh chụp sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, tranh biếm hoạ, tranh cổ động), bản đồ lịch sử, biểu đồ, sơ đồ…
HLĐT dạng hình ảnh có thể trình bày theo một số cách như bài thuyết trình (Presentation) trên Microsoft Powerpoint hoặc Canva, chuyến tham quan ảo trên Google Maps hoặc Thinglink, trong bảo tàng số Artsteps, phòng tranh trên Sway
Phiếu học tập tương tác trên Liveworksheets Sáng tạo các sản phẩm học tập trực
quan hoá như bộ sưu tập tranh ảnh lịch sử, thiết kế video tư liệu về sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, triển lãm tranh ảnh lịch sử, Photovoice (sử dụng tranh ảnh để kể chuyện hành trình), hệ thống hoá kiến thức lịch sử bằng sơ đồ tư duy hoặc bản
Phiếu giao nhiệm vụ kèm rubric đánh giá sản phẩm thiết kế trên Canva
Trang 39đồ kiến thức, vẽ truyện tranh về nhân vật lịch sử quan trọng…
Nghe và Nói (Aural/ auditory)
Khai thác học liệu dạng âm thanh như bài nói chuyện, bài phát biểu, bài trả lời phỏng vấn báo chí của nhân vật lịch sử, bài hát có chứa nội dung lịch sử, bản tin phát thanh - truyền hình có chứa nội dung lịch sử, bài nói chuyện, bài giảng về nội dung lịch sử…
HLĐT dạng âm thanh có thể lưu trữ trên Google Drive, Onedrive, Youtube…
Phiếu học tập tương tác trên Liveworksheets
Sáng tạo các sản phẩm học tập dạng nghe như sưu tầm các bản nhạc có liên quan đến một thời kì lịch sử, sáng tác bản nhạc chứa nội dung lịch sử, thuyết minh về một di tích lịch sử, tranh biện một quan điểm lịch sử, tạo Podcast về chủ đề lịch sử…
Phiếu giao nhiệm vụ kèm rubric đánh giá sản phẩm thiết kế trên Canva
Đọc và Viết (Reading and Writing)
Khai thác học liệu dạng văn bản như sách giáo khoa lịch sử, tiểu luận lịch sử, bài báo có chứa nội dung lịch sử, bia tưởng niệm sự kiện lịch sử, văn kiện lịch sử, sách nghiên cứu lịch sử, tiểu thuyết lịch sử…
HLĐT dạng văn bản có thể tạo file riêng lẻ định dạng doc, pdf, hoặc tổng hợp và thiết kế thành sách số dạng ebook, tạp chí trực tuyến bằng Sway, trang tổng hợp tư
Trang 40liệu dạng blog trên wordpress
Phiếu học tập tương tác trên Liveworksheets Sáng tạo các sản phẩm học tập
dạng viết như sưu tầm sách và tài liệu dạng viết có chứa nội dung lịch sử, bài luận về chủ đề lịch sử, viết thư, soạn kịch bản đóng vai, kể chuyện lịch sử…
Phiếu giao nhiệm vụ kèm rubric đánh giá sản phẩm thiết kế trên Canva
Vận động (Kinaesthetic)
Trải nghiệm các hoạt động có yếu tố thể chất như sắp xếp thẻ nhớ chứa nội dung sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian, tham gia trò chơi vận động có chứa nội dung lịch sử, diễn kịch lịch sử theo kịch bản cho trước, tham quan học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử, trải nghiệm nghề truyền thống…
Phiếu giao nhiệm vụ kèm rubric đánh giá hoạt động thiết kế trên Canva Phiếu học tập tương tác trên Liveworksheets
Sáng tạo các sản phẩm học tập dạng vận động như diễn kịch câm hàm ý nội dung lịch sử, sân khấu hoá tiểu thuyết lịch sử, tạo mô hình các công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng trong lịch sử…
Phiếu giao nhiệm vụ kèm rubric đánh giá sản phẩm thiết kế trên Canva