1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chi phí liên quan Đến thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chi phí liên quan đến thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồ Nhật Huy
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Minh Hùng
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 7,55 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (8)
  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ (13)
    • 1.1. Khái niệm về chi phí liên quan đến thừa kế (13)
      • 1.1.1. Khái niệm chi phí liên quan đến thừa kế (13)
      • 1.1.2. Phân biệt chi phí liên quan đến thừa kế với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (14)
    • 1.2. Các loại chi phí liên quan đến thừa kế (16)
      • 1.2.1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng (16)
      • 1.2.2. Chi phí cho việc bảo quản di sản (22)
      • 1.2.3. Các chi phí khác liên quan đến thừa kế (27)
    • 1.3. Thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (29)
      • 1.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (30)
      • 1.3.2. Chủ thể có nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (32)
      • 1.3.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (33)
      • 1.3.4. Nguồn tiền được trích để thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (35)
  • Chương 2. BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (38)
    • 2.1. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về loại chi phí liên quan đến thừa kế (38)
      • 2.1.1. Bất cập về thiếu mức độ hợp lý của chi phí mai táng theo tập quán và kiến nghị (38)
      • 2.1.2. Bất cập về chi phí của người bỏ công sức và tài sản để bảo quản di sản và kiến nghị (40)
      • 2.1.4. Bất cập về chi phí khác và kiến nghị (55)
    • 2.2. Bất cập và kiến nghị về chủ thể có quyền được thanh toán chi phí lên (58)
    • 2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về chủ thể có nghĩa vụ chi trả (60)
      • 2.3.1. Người nhận thừa kế có nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế (61)
      • 2.3.2. Người quản lý di sản có trách nhiệm thanh toán trong một số trường hợp cụ thể (62)
      • 2.3.3. Người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản trước thời điểm mở thừa kế (63)
      • 2.3.4. Người chịu trách nhiệm bồi thường xâm phạm đến tính mạng của người khác (63)
      • 2.4.5. Kiến nghị hoàn thiện (64)
    • 2.4. Bất cập trong quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán các chi phí liên quan đến thừa kế và kiến nghị (65)
  • KẾT LUẬN (37)

Nội dung

lễ và cúng viếng trong tục lệ cổ Việt Nam.18 Trong luật cổ và tục lệ, cấu tạo khối tài sản nợ liên quan đến một người chết, chi phí mai táng và ma chay là yếu tố quan nhất.19 Cái chết củ

Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng ở nước ta đã có nhiều sự quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề thừa kế Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tác giả thấy rằng vấn đề này đã được đề cập, trình bày và phân tích trong một số sách chuyên khảo, luận văn Thạc sĩ Luật học và bài viết trên các tạp chí, trong đó có thể kể đến một số các tài liệu như sau:

Về giáo trình, sách chuyên khảo:

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp Luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Lê Minh Hùng (chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam, TP Hồ Chí Minh Giáo trình này có phạm vi nghiên cứu là tổng thể các quy định của pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chi phí thừa kế

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm

2015, Nxb Công an nhân dân, TP Hà Nội Với tài liệu chuyên khảo trên đây, tác giả đã phân tích, nghiên cứu những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 với mục đích phổ biến các quy định mới, cung cấp cho người đọc sự nhìn nhận một cách tổng quan và sâu hơn về các quy định của pháp luật dân sự, đồng thời cũng đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm của các quy định mới trong Bộ luật Dân sự 2015 Ngoài ra, tác giả còn lồng ghép sự bình luận, phân tích về sự thay đổi giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015 Vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cũng được tác giả nhắc đến, qua đó làm cơ sở chất liệu giúp tác giả nghiên cứu thêm về chi phí liên quan đến thừa kế Tuy nhiên, vấn đề này chưa thực sự được nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, có hệ thống Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh Cuốn sách này nhằm phổ biến các quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 và cung cấp kiến thức sâu hơn về các quy định của pháp luật dân sự, trình bày những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, ngoài ra còn phân tích, bình luận những sự thay đổi giữa hai Bộ luật Dân sự Cuốn sách nghiên cứu các phần tương ứng với các Phần của Bộ luật Dân sự như Quy định chung, Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, Nghĩa vụ và hợp đồng,…đặc biệt là các quy định về thanh toán và phân chia di sản trong thừa kế

Trương Hồng Quang (2016), Điểm mới về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 và những tình huống thực tế, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, TP Hà Nội

Giáo trình tập trung nghiên cứu những điểm mới về thừa kế, tuy nhiên để đi sâu phân tích khoa học về vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản và những điểm bất cập vẫn chưa được làm rõ Đỗ Văn Đại (2015), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh Cuốn sách này tác giả nghiên cứu xoay quanh những vấn đề liên quan đến thừa kế cũng như thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra những bán án và bình luận bản án; tập hợp, phân tích, bình luận những quyết định, bản án của Tòa án Tổng thể các chuyên đề trong cuốn sách tập trung vào 04 mảng lớn của thừa kế trong đó có chuyên đề nghiên cứu về thanh toán và phân chia di sản, cũng như là các vấn đề về chi phí liên quan đến thừa kế

Lê Quang Thành (2018), Pháp luật về thừa kế được áp dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Lao Động, Hà Nội Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: Những quy định chung về thừa kế;

Di chúc và thừa kế theo di chúc; Thừa kế theo pháp luật; Thanh toán và phân chia tài sản thừa kế; Các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thừa kế

Phạm Văn Tuyết (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách trình bày một số vấn đề chung về thừa kế đặc biệt là có đề cập đến các nội dung về thanh toán và phân chia di sản cũng như thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thực tế

Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb TP Hồ Chí Minh,

TP Hồ Chí Minh Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về tải sản và sản nghiệp, qua đó phân loại cụ thể về các loại tài sản và sản nghiệp, từ đó giúp tác giả có thể đưa các phương hướng giải quyết các tranh chấp trong thực tiễn

Tưởng Duy Lượng (2018), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị

Quốc gia sự thật, Hà Nội Cuốn sách trình bày nguồn gốc của chế định thừa kế theo diễn tiến lịch sử, từ đó đưa ra các chất liệu mới cho việc giải quyết các xung đột về thừa kế và chi phí liên quan đến thừa kế

Về luận văn, luận án:

Lê Minh Hùng (2003), Hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Đây là công trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về chế định quyền thừa kế, các chế định quyền thừa kế, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng Thông qua đó tác giả nêu lên những kiến nghị hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 và một số kiến nghị khác

Phạm Tuấn Anh (2008), Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo Bộ luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp luật Việt Nam liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để và thực trạng của việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn để từ đó phân tích, nhận định pháp luật, đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu vào thời điểm Bộ luật Dân sự 2005 đang có hiệu lực, chưa có Bộ luật Dân sự 2015 thay thế

Nguyễn Hồng Nam (2008), Điều kiện có hiệu lực của di chúc, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đề cập đến những điều kiện để di chúc có hiệu lực, trong đó có nhắc đến việc thực hiện nghĩa vụ tài sản

Nguyễn Thị Kiều Nhung (2014), Hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Trường Đại học Luật

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật dân sự Việt Nam về các chi phí liên quan đến thừa kế, phân tích một vài ví dụ trên thực tiễn nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập từ khía cạnh pháp luật, cũng như vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật

Từ đó, tạo tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp hiệu quả về hoàn thiện pháp luật dân sự về chi phí liên quan đến thừa kế.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể đạt được mục đích khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu các tiền đề lý luận về thừa kế, chi phí liên quan đến thừa kế, các loại chi phí; phân tích quy định pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế

Thứ hai, đánh giá các quy định pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế, phân tích thông qua một vài Bản án cụ thể; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chính sách và pháp luật về thừa kế trong thời kỳ mới

- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, quy nạp: Những phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 của Luận văn nghiên cứu các các học thuyết, quan điểm, luận điểm khoa học để giải quyết các tiền đề lý luận về thừa kế, chi phí liên quan đến thừa kế

- Phương pháp mô tả, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp: Những phương pháp này được tác giả vận dụng chủ yếu tại chương 1 để đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về chi phí liên quan đến thừa kế Cùng với đó, các phương pháp thu thập, thống kê, xử lý thông tin tài liệu cũng được sử dụng để phân tích, đánh giá một số Bản án có liên quan ở Chương 2

- Phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp: Những phương pháp này được tác giả vận dụng chủ yếu tại Chương 2 để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp về chi phí liên quan đến thừa kế

6 Điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

Thông qua việc phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành và đưa ra ví dụ thông qua một số Bản án, giúp cho người đọc nhận diện được những khó khăn, bất cập từ các quy định pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế với sự nhận diện rõ những nguyên nhân và tác động khách quan, chủ quan

Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên đang học tập, nghiên cứu ở bậc đại học, sau đại học chuyên ngành luật

Những bất cập và hạn chế từ hệ thống pháp luật hiện hành và những đề xuất về giải pháp về hoàn thiện pháp luật thể hiện trong Luận văn sẽ là tài liệu để các cơ quan xây dựng pháp luật tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế

7 Các vấn đề dự kiến cần giải quyết

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm có

Chương 1 Lý luận chung về chi phí liên quan đến thừa kế và pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế

Chương 2: Bất cập của pháp luật về chi phí liên quan đến thừa kế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ

Khái niệm về chi phí liên quan đến thừa kế

Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 hiện không đưa ra khái niệm về nội hàm pháp lý của thuật ngữ “chi phí liên quan đến thừa kế” trong khi đó tại Điều 658 lại có điều chỉnh “các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự” nhất định Vậy vấn đề đặt ra là “chi phí liên quan đến thừa kế” là gì? Nội hàm của nó nên được hiểu theo cách nào? Để trả lời cho vấn đề này, tác giả tìm hiểu từng phạm vi khái niệm của các từ ngữ có liên quan, sau đó tổng hợp chúng thành nội hàm của cụm từ “chi phí liên quan đến thừa kế” mà pháp luật dân sự hiện hành còn đang bỏ ngỏ

1.1.1 Khái niệm chi phí liên quan đến thừa kế

Khoản 1 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015 quy định: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này” Từ định nghĩa này có thể hiểu phí luôn gắn liền với một khoản tiền nhất định, nhưng tùy vào chủ thể và mục đích thực hiện có thể khác nhau

Khái niệm về “chi phí” hiểu theo nghĩa rộng là chi tiêu cho việc gì (VD: chi phí cho các công trình, chi phí cho sản xuất) hoặc khoản chi phí nào đó (VD: tăng chi phí vận chuyển) 1 Nếu hiểu theo nghĩa hẹp theo thuật ngữ của ngành luật, thì chi phí được định nghĩa là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất thành tiền để thực hiện một công việc nhất định Việc xác định chi phí là điều kiện để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả Về mặt pháp lý, chi phí được phân chia làm hai loại chủ yếu là chi phí hợp lý, hợp lệ và chi phí không hợp lý, không hợp lệ 2 Như vậy, với hai cách hiểu trên, ta có thể rút ra kết luận là chi phí là toàn bộ các hao phí từ lao động cụ thể thành tiền nhằm thực hiện một công việc nhất định Theo đó, có 02 thuộc tính quan trọng khi nhắc đến “chi phí”: (i) một khoản tiền xác định; (ii) dùng vào một việc nhất định

Thuật ngữ “thừa kế” hiểu theo nghĩa rộng là được hưởng tài sản, của cải do người chết để lại hoặc là kế thừa cái gì đó 3 Nếu hiểu theo nghĩa hẹp của thuật ngữ ngành luật, thì “thừa kế” là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống Thừa kế luôn

1 Nguyễn Như Ý (chủ biên) và các đồng tác giả (2013), Đại từ điển Tiếng Việt, tái bản lần thứ 13 (sửa chữa và bổ sung), Nxb Đại học quốc gia, TP Hồ Chí Minh, tr 262

2 Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr 132

3 Nguyễn Như Ý (chủ biên) và các đồng tác giả (2013), tlđd, tr 1553 gắn liền với sở hữu Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu 4

Thuật ngữ “liên quan” ở đây được định nghĩa là có quan hệ dính dáng đến nhau 5 Tức để có một mối quan hệ dính dáng đến nhau đó phải có từ 02 đối tượng hoặc thành phần trở lên Như vậy nếu đặt trong bối cảnh phạm vi tác giả tìm hiểu, thì sẽ có 02 đối tượng tham gia vào sự liên quan với nhau là: (i) một khoản tiền được xác định để dùng vào một việc nhất định; (ii) sự dịch chuyển các quan hệ về tài sản từ người chết sang người còn sống Sự dính dáng đến nhau được phân thành hai dạng, có thể là trực tiếp giữa hai đối tượng (VD: chi phí để mua các vật dụng xử lý thân thể của người chết mà người thân còn sống chi trả khi mua), hoặc là gián tiếp giữa hai đối tượng - thông qua một người khác (VD: chi phí để thuê người khác trông coi và bảo quản di sản do người chết để lại mà người thừa kế chi trả cho người quản lý di sản)

Tổng hợp các thuật ngữ trên ta có thể khái quát hóa nội hàm của thuật ngữ pháp lý về “chi phí liên quan đến thừa kế” được hiểu là khoản tiền xác định để dùng vào việc phục vụ người chết được dịch chuyển sang cho người còn sống “Phục vụ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là làm việc vì lợi ích của đối tượng nào đó 6 (ở đây là người chết) Các việc phục vụ người chết bao gồm nhưng không giới hạn các công việc như: chăm sóc người trước khi chết; các công việc từ khi xử lý thân thể 7 cho đến khi chôn cất người chết; công việc bảo quản, tôn tạo di sản do người chết để lại

1.1.2 Phân biệt chi phí liên quan đến thừa kế với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Tại Điều 658 BLDS năm 2015 quy định chung hai dạng trách nhiệm (gồm: chi phí liên quan đến thừa kế và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại) để xếp theo thứ tự ưu tiên thanh toán Nhưng qua rà soát các văn bản pháp luật dân sự, nhận thấy chưa có quy phạm pháp luật nào nêu rõ các tiêu chí để phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa 02 hai dạng trách nhiệm này Do đó, dường như cơ sở cho việc xếp loại thứ tự ưu tiên thanh toán ở Điều 658 đang còn thiếu vắng và mang nặng sự cảm tính Như vậy, câu hỏi đặt ra là chi phí liên quan đến thừa kế khác gì so với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại?

Về điểm chung, đây là các khoản lợi ích vật chất mà một người được quyền yêu cầu thực hiện (đối với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì người có quyền được yêu cầu thực hiện còn đối với chi phí liên quan đến thừa kế, thì người bỏ ra chi phí được quyền

4 Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), tlđd (2), tr 754

5 Nguyễn Như Ý (chủ biên) và các đồng tác giả (2013), tlđd (1), tr 928

6 Nguyễn Như Ý (chủ biên) và các đồng tác giả (2013), tlđd (1), tr 1274

7 Thuật ngữ “thân thể” được Điều 20 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, về quyền bất khả xâm phạm thân thể khi còn sống, và khi chết thì thân thể là đối tượng cần xử lý theo Luạt Bảo vệ môi trường yêu cầu thực hiện) 8 Về sự khác biệt, có 05 tiêu chí nhằm phân biệt hai dạng trách nhiệm do người chết để lại như sau:

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản (người phải thực hiện là người để lại di sản) 9 Còn đối với chi phí liên quan đến thừa kế được phát sinh từ các công việc liên quan đến phục vụ thân thể của người chết và di sản mà người chết để lại

Thứ hai, về thời điểm phát sinh Có quan điểm cho rằng nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản phát sinh ở thời điểm người này còn sống (tức trước thời điểm mở thừa kế) 10 , nghĩa là nghĩa vụ tài sản là cái đã phát sinh và tồn tại trước khi người để lại di sản chết và vẫn còn tồn tại sau khi họ đã chết, còn chi phí liên quan đến thừa kế (phải thanh toán cho người đã bỏ ra các chi phí này) chỉ phát sinh sau khi người để lại di sản chết 11 và không phát sinh bởi hành vi của người để lại di sản, mà các khoản chi này được thanh toán để phục vụ cho quá trình thừa kế di sản, bao gồm cả việc chi dùng cho “cái chết” của người để lại di sản 12 Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều loại chi phí liên quan đến thừa kế còn có thể phát sinh trước khi người đó chết chứ không chỉ phát sinh sau khi người đó chết Chẳng hạn: chi phí cho người chăm sóc, hay viện phí, hay tiền thuốc cứu chữa trước khi người đó chết do người khác xâm phạm tính mạng; chi phí cho người bảo quản, gìn giữ tài sản khi việc bảo quản đó kéo dài liên tục từ trước, trong và sau khi người đó chết

Thứ ba, đối tượng mà người chết chuyển giao cho người còn sống Nghĩa vụ tài sản của người chết là những khoản nợ của người đó lúc còn sống, phát sinh từ những hành vi pháp lý của họ, 13 buộc người còn sống phải tiếp nhận dịch chuyển Còn đối với chi phí liên quan đến thừa kế, thì đối tượng dịch chuyển cho người còn sống là khoản tiền xác định đã dùng vào việc phục vụ người chết Đó không phải là nợ do người chết để lại, bởi phát sinh sau khi thừa kế được mở, nhưng do có mối liên hệ chặt chẽ với việc thừa kế di sản, nên được coi như nợ của di sản chứ không phải của riêng người thừa kế Lợi ích của sự phân biệt rất quan trọng vì hoạt động làm phát sinh chi phí có thể do một người thừa kế giao kết và thực hiện, nhưng ràng buộc tất cả những người thừa kế khác 14

8 Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam – tập 2 (Bản án và Bình luận) (xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tr 389

9 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 387

Các loại chi phí liên quan đến thừa kế

Tại Điều 658 BLDS năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: “1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2 Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3 Chi phí cho việc bảo quản di sản; 4 Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

5 Tiền công lao động; 6 Tiền bồi thường thiệt hại; 7 Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; 8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; 9 Tiền phạt; 10 Các chi phí khác” Theo quy định trên thì có thể nhóm loại “chi phí liên quan đến thừa kế”, gồ các dạng: chi phí mai táng, chi phí quản lý di sản 16 và các chi phí khác liên quan đến thừa kế 17

1.2.1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

Thứ nhất, xét dưới góc độ khoa học pháp lý Khi nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ, chồng trong tục lệ cổ Việt Nam, R Lingat, ở Trường Viễn Đông Bác Cổ, thấy rằng việc mai táng và ma chay cho người chết ở Việt Nam tốn kém rất nhiều hơn ở Pháp Chỉ có thể giải thích tình trạng này bằng tính chất phức tạp của hệ thống nghi thức về tang

15 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2020), tlđd (10), tr 609

16 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 388

17 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr 338 lễ và cúng viếng trong tục lệ cổ Việt Nam 18 Trong luật cổ và tục lệ, cấu tạo khối tài sản nợ liên quan đến một người chết, chi phí mai táng và ma chay là yếu tố quan nhất 19 Cái chết của người chủ gia đình cũng là một trong những nguyên nhân của nợ, một khi chi phí mai táng và ma chay vượt quá khả năng đảm đương của khối tài sản có của gia đình 20 Dưới góc độ lý luận thì tiền mai táng, tiền xây mộ cho người để lại di sản là những chi phí phát sinh sau khi người đó chết, nên coi đó là chi phí liên quan đến thừa kế 21 Chi phí mai táng có thể tính, theo tục lệ, cả chi phí cúng viếng trong thời kỳ chịu tang, ngoài các khoản chi cho tang lễ, chôn cất và ma chay 22 Ở khoản 1 Điều 658 BLDS năm 2015 có sự sửa đổi về mặt thuật ngữ “chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng” so với trước đây là “chi phí về mai táng cho người đã chết” (Điều 34 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990) Vậy rút ra được gì từ quy định đó? Có quan điểm cho rằng chỉ coi là nợ của di sản các chi phí mai táng vừa phù hợp với tín ngưỡng của nhân dân, vừa thiết thực và tương xứng với điều kiện vật chất và nếp sống của gia đình người chết Các chi tiêu xa xỉ hoặc thực hiện do động cơ mê tín dị đoan, nếu không có sự đồng ý của những người có quyền hưởng di sản, phải do cá nhân gánh chịu 23 Bằng giải pháp nói trên, người làm luật khẳng định thái độ kiên quyết của mình chống hủ tục và mê tín 24 Cần lưu ý rằng người làm luật thời cổ cũng đã có những quy định hạn chế việc tiêu phí tiền bạc, tài sản hoặc giao kết những món nợ lớn cho mục đích mai táng hay ma chay 25 Vấn đề pháp lý đặt ra là hiểu như thế nào là “hợp lý theo tập quán”?

Một là, về yếu tố tập quán Theo phong tục, tập quán nước ta, sau khi một người chết, thân nhân, gia đình họ sẽ tổ chức tang lễ Thi hài người chết có thể được chôn cất hoặc hỏa táng tùy theo phong tục từng nơi và sự bàn bạc, thống nhất của mỗi gia đình Mai táng chính là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất 26 Khi tổ chức tang lễ thì có rất nhiều loại chi phí như: mua quan tài, mua khăn tang, thuê xe tang, thuê thầy cúng, thuê phường bát âm, thuê người

18 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 415

19 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 414

20 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 415

21 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 389

22 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 417 - 418

23 Mà nếu có sự đồng ý của tất cả những người có quyền hưởng di sản, thì những người này phải chịu trách nhiệm trả nợ một cách vô hạn, ngay cả trong trường hợp di sản được đặt dưới sự quản lý chính thức, chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản có của di sản tại sao? Bởi vì đối với chủ nợ chi phí mai táng và ma chay, các món nợ đó cũng là nợ riêng của người thừa kế chứ không chỉ là nợ của di sản Xem Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 419

24 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 420

25 R Deloustal (1910), La Justice dans l'ancien pays d'Annam - Traduction du Code des Lé (suite), Année, p 290-

26 Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng chôn cất hoặc hỏa táng những chi phí này được xem là một khoản chi cần thanh toán từ di sản người chết vì mục đích quan trọng nhất của chi phí là ưu tiên chi dùng cho người chết 27 Tuy nhiên, không phải tất cả các chi phí này đều được chấp nhận và thanh toán theo quy định pháp luật mà phải là những chi phí hợp lý theo tập quán Trong đó, tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự 28 Đối với mỗi vùng, miền, dân tộc, mỗi tỉnh thành địa phương thì lại có tập quán khác nhau, nhưng tập quán ở đây được chấp nhận phải là những tập quán được áp dụng nhiều lần, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không phải là những hủ tục cổ hủ, lạc hậu

Hai là, về yếu tố hợp lý Tại Mục 4 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày

08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã nêu khái niệm về chi phí hợp lý như sau: “Các khoản chi phí hợp lý quy định tại … BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.” Như vậy nếu áp dụng tương tự khái niệm này vào trong chi phí hợp lý cho việc mai táng thì có thể định nghĩa là “chi phí thực tế cần thiết, phù hợp tập quán về mai táng cho người chết ở từng địa phương” Việc xác định tính hợp lý đối với khoản chi phí mai táng là vấn đề không đơn giản Các khoản tiền chi phí cho mai táng chỉ được coi là “chi phí hợp lý” nếu các khoản chi đó là những khoản chi thực tế và cần thiết

Hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ để xác định tính hợp lý của các khoản chi phí “Chi thực tế” được hiểu là những khoản tiền mà gia đình, thân nhân của người chết đã thực tế bỏ ra để lo liệu cho đám tang và thường được xác định theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ “Chi phí cần thiết” được hiểu là những chi phí không thể thiếu trong một đám tang thông thường ở địa phương nơi mai táng người chết, bao gồm: Tiền mua quan tài, khăn xô, vải liệm, hương hoa, đèn nến; chi phí lập bàn thờ, tiền thuê xe tang; chi phí cho việc chôn cất hay hoả táng người chết; tiền chè thuốc tiếp khách; tiền xây mộ nếu chôn cất không cải táng; tiền chi phí cho bát âm đám tang; tiền thuê nhà tang lễ Việc bỏ ra một khoản thực chi rất lớn để tổ chức ma chay linh đình vượt quá mức thông thường ở địa phương thì chi phí vượt quá đó được coi là không cần thiết; người thừa kế rõ ràng có quyền từ chối thanh toán những chi phí mai táng không cần thiết, vì điều này làm sụt giảm giá trị của di sản do người chết để lại và từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người

27 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2020), tlđd (10), tr 626

28 Khoản 1 Điều 5 BLDS năm 2015 kế 29 Tuy nhiên, phong tục tôn trọng chữ hiếu của con người Việt Nam từ bao đời nay là thực hiện đám tang cho người chết thật trọng thể (dù có tốn kém) để thể hiện sự tiếc thương với người để lại di sản nên nếu chi phí có vượt quá mức cần thiết nhưng đã được sự thống nhất giữa thân nhân của người chết thì chi phí đó vẫn phải được thanh toán Nếu chi phí mai táng được lấy từ tài sản của người chết thì di sản thừa kế sẽ là phần còn lại nên không đặt ra vấn đề thanh toán chi phí mai táng Nếu các khoản chi vào việc mai táng người chết là do một người nào đó lấy từ di sản của người chết để lại thì khoản chi để thanh toán đó cần phải ngang bằng giá trị của di sản 30

Tóm lại, chi phí hợp lý cho việc mai táng là những khoản tiền hợp lý, bắt buộc phải chi, phát sinh do việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất theo những quy tắc xử sự được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư

Thứ hai, xét dưới góc độ quy định hiện hành liên quan đến vấn đề mai táng ở Việt Nam Việc mai táng và tổ chức tang lễ cho người chết là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, vừa thể hiện sự kính trọng đối với người chết, cũng góp phần bảo vệ môi trường Điều 6 Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg) quy định yêu cầu đối với việc tang như sau: “Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; việc tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc tiền xu trên đường; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang Việc quàn, chôn cất, hoả táng, điện táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)” Điều 8 Quyết định này quy định khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc tang: (i) Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm; (ii) Hạn chế mang vòng hoa; (iii) Các hình thức hoả táng, điện táng; (iv) Các tuần tiết trong việc tang như lễ cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng nên tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc, bạn thân Điều 7 Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và

29 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2020), tlđd (10), tr 626 - 627

30 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 346 - 347 lễ hội:“Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan” Việc tổ chức lễ tang được quy định tại Điều 10 Thông tư này như sau:

Một là, lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định, gồm: (1) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;

(2) Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang; (3) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng (nay là Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng); (4) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang; (5) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5/12/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Trường hợp người chết theo một tôn giáo hoặc là dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang; (6) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang; (7) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương; (8) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật

Thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế

Hiện nay vấn đề pháp lý về thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế chưa được BLDS năm 2015 quy định nên chưa rõ nội hàm của thuật ngữ này, tuy nhiên việc thực hiện thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế đã tồn tại trong quan hệ xã hội dân sự Việt Nam và trong thực tiễn xét xử khá lâu Do đó, trong phần này tác giả nghiên cứu các quan điểm khoa học, tổng hợp các tình huống từ thực tiễn để nhóm các khía cạnh pháp lý về thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế Trước hết, vị thế của thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế có thể được xác định thông qua nội hàm của thanh toán di sản, như sau:

Thứ nhất, khái niệm về thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế Có quan điểm cho rằng “thanh toán di sản” thực chất là thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, đồng thời trừ đi phần tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho người chết (chi phí mai táng), cũng như chi phí cho việc quản lý di sản Việc thanh toán di sản thừa kế dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện, nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết cùng với chi phí mai táng cho người này và chi phí quản lý di sản 59 Quan điểm khác có khác đôi nét về cách diễn đạt, theo đó “thanh toán di sản thừa kế” thực chất là việc một người khác (người còn sống) thay người đã chết và bằng tài sản của người đó để lại để thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đối với các chủ nợ (họ là chủ thể của hành vi trả nợ mà không phải là con nợ), đồng thời trích một phần tài sản của người chết để lại để bù vào các chi phí phát sinh từ việc phục vụ cho chính người chết (chi phí mai táng) cũng như chi phí trong việc quản lý di sản và phân chia di sản 60

Thứ hai, xác định nội dung của việc thanh toán di sản gồm:(1) Xác định người thực hiện nghĩa vụ thanh toán; (2) Xác định người được thanh toán di sản; (3) Xác định

58 Bản án số 04/2021/DS-PT về tranh chấp bồi thường do tính mạng bị xâm phạm của TAND tỉnh An Giang (Phụ lục 1)

59 Lê Quang Thành (2018), Pháp luật về thừa kế được áp dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Lao Động,

60 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 338 giới hạn của việc thanh toán; (4) Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán; Theo thứ tự trên, khi thanh toán tài sản phải thanh toán từng nghĩa vụ Nghĩa vụ tiếp theo chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước đó đã được thanh toán hoặc đã được thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền 61 Việc thanh toán di sản thừa kế đối với các nghĩa vụ tài sản dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ 62 Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết, cùng với chi phí mai táng cho người này và chi phí khác liên quan đến thừa kế 63

Như vậy có thể nhận thấy, các nhà khoa học đều thừa nhận vấn đề “thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế” là một thành tố trong nhiều thành tố cấu thành nên “thanh toán di sản” Tuy nhiên, các quan điểm trên cũng khẳng định “thanh toán di sản thực chất là thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại” là chưa đúng Bởi vì có những khoản tiền mà người sống đã bỏ ra để lo cho người chết, mà được pháp luật thừa nhận phải thanh toán, nhưng lại không thuộc trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ của người chết, nên không là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại

Khi nhắc đến thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế thì có những vấn đề cần được nghiên cứu như sau: Ai có quyền yêu cầu thanh toán? Ai có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán? Việc ưu tiên thanh toán của các dạng chi phí liên quan đến thừa kế được xác định theo thứ tự nào? Nguồn tiền để thanh toán lấy từ đâu? Định mức giới hạn thanh toán các khoản chi phí được xem là hợp lý? Để trả lời những câu hỏi này, phần dưới đây tác giả sẽ tập trung làm rõ

1.3.1 Chủ thể có quyền yêu cầu thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế Thứ nhất, người quản lý di sản có quyền yêu cầu thanh toán Điều 616 BLDS năm 2015 quy định 03 sự kiện pháp lý tương ứng với 03 dạng chủ thể khác nhau tham gia vào quản lý di sản: “1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra 2 Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản 3 Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.” Bên cạnh đó khoản 1 và khoản 2 Điều 618 BLDS năm 2015 cũng quy định cụ thể về quyền và

61 Lê Quang Thành, tlđd (59), tr 72

62 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 338

63 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 338 nghĩa vụ của người quản lý di sản 64

Như vậy, tổng hợp các quy định nêu trên ta có thể khẳng định, có 04 dạng chủ thể có thể tham gia vào việc quản lý di sản gồm: (1) Người được chỉ định trong di chúc; (2) Người do những người thừa kế thỏa thuận cử ra; (3) Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản; (4) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 65 Đồng thời 04 chủ thể này đều có thể “được thanh toán chi phí bảo quản di sản” và “được hưởng thù lao” trong việc quản lý di sản Với sự thừa nhận của BLDS năm 2015 về 02 quyền này thì người quản lý là chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể có trách nhiệm phải thanh toán chi phí cho họ Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc hoàn trả chi phí quản lý di sản chỉ là quyền, không phải là trách nhiệm của người quản lý di sản nên nếu người quản lý không yêu cầu thì Tòa án không nhất thiết phải giải quyết 66

Tuy nhiên, trong trường hợp người quản lý di sản theo chỉ định của di chúc không thực hiện nhiệm vụ quản lý, mà thay vào đó là một người khác quản lý thực tế, thì người quản lý thực tế đó có được thanh toán công sức và tài sản đã bỏ ra để bảo quản di sản để lại của người để lại di sản hay không? Vấn đề này hiện cũng không có câu trả lời trong BLDS năm 2015 Để làm rõ hơn phần này, tác giả sẽ nghiên cứu các quan đểm khoa học và thực tiễn xét xử trong Chương 2

Thứ hai, người hưởng thừa kế có quyền yêu cầu các đồng thừa kế thanh toán khi phân chia di sản

Xét quy định tại Điều 614 BLDS năm 2015: “kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” Khoản 1 Điều 615

BLDS năm 2015 lại khẳng định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Thông tư số 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của TAND tối cao quy định:

“người nhận thừa kế được hưởng các tài sản và các quyền về tài sản của người chết để lại, đồng thời phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại, trong phạm vi giá trị tài sản đã nhận được” Theo quy định trên thì tại thời điểm mở thừa kế, mọi quyền tài sản cũng như mọi nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại sẽ thuộc về những người thừa kế và như vậy, người đầu tiên có nghĩa vụ thanh toán di sản là

64 Khoản 1 và khoản 2 Điều 618 BLDS năm 2015 quy định như sau: “1 Người quản lý di sản quy định tại khoản

1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản

2 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản”

65 Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2017), tlđd (37), tr 221

66 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (28), tr 292 những người thừa kế Nghĩa vụ theo quy định này là nghĩa vụ bắt buộc mà bất cứ người hưởng thừa kế nào là các nhân, pháp nhân đều phải thực hiện 67

BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về loại chi phí liên quan đến thừa kế

Chi phí liên quan đến thừa kế là khoản tiền về công sức và tài sản của người sống đã bỏ ra để phục vụ cho người chết (gồm chăm sóc người chết trước khi chết và lo hậu sự sau khi người đó chết) và quản lý di sản của người chết (trông giữ di sản, sửa chữa di sản bị giảm sút, hoặc sửa sang làm tăng giá trị di sản…) Những chi phí liên quan đến thừa kế là biểu hiện rõ nét cho xã hội dân sự Việt Nam nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung trong BLDS năm 2015 nhằm phản ánh tốt hơn nữa những nét văn hóa tốt đẹp của người Việt, và cần được bảo vệ bởi thiết chế pháp luật dân sự Tuy nhiên, cơ chế điều chỉnh, các quy định về chi phí liên quan đến thừa kế hiện nay rất sơ sài so với các quy định về nghĩa vụ tài sản do người chết để lại 79 Điều đầu tiên có thể thấy ở Điều 658 BLDS năm 2015 ghi nhận thứ tự ưu tiên thanh toán cho “chi phí liên quan đến thừa kế” nhưng không chỉ rõ đó là loại chi phí nào và tiêu chí để xác định thế nào là một chi phí liên quan đến thừa kế Tiếp theo các quy định trong BLDS năm 2015 cũng chưa cho thấy chủ thể nào có quyền được yêu cầu thanh toán, và chủ thể nào có nghĩa vụ thanh toán các chi phí này Bên cạnh đó, có những vấn đề mâu thuẫn phát sinh tại Điều 658 BLDS năm 2015: (i) về thứ tự thanh toán giữa chi phí liên quan đến thừa kế với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại chưa được giải quyết rõ, bởi việc sắp xếp thứ tự thanh toán di sản hiện nay không tuân theo một nguyên tắc định hướng mà theo cảm tính nhiều hơn, dẫn đến thiếu sự công bằng giữa các chủ thể có quyền với nhau; (ii) và nguồn thanh toán của chi phí liên quan đến thừa kế cũng chưa rõ sẽ lấy nguồn này từ đâu để thanh toán cho chủ thể có quyền Do đó, các vấn đề còn bất cập này sẽ được tác giả phân tích và bàn luận dưới đây

2.1.1 Bất cập về thiếu mức độ hợp lý của chi phí mai táng theo tập quán và kiến nghị

Khi bàn về “chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng” thì BLDS năm 2015 mới chỉ quy định mang tính ghi nhận có tồn tại loại chi phí này mà chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thế nào là “chi phí hợp lý”; yếu tố “theo tập quán” ở đây trong quan hệ về mai táng người chết, gồm có rất nhiều tập quán, trong đó có những tập quán lạc hậu cần xóa bỏ và những tập quán được pháp luật khuyến khích thực hiện, nhưng chưa rõ danh sách các tập quán nào được pháp luật thừa nhận để chiếu theo mà áp dụng; cuối cùng là “việc mai táng” bao gồm nhiều loại việc có thể được thực hiện trực tiếp hoặc

79 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 389 gián tiếp đối với người chết, nhưng không xác định rõ loại việc nào sẽ được thanh toán Việc xác định chi phí mai táng là một vấn đề không đơn giản vì ở mỗi địa phương, vùng miền trên đất nước đều có những phong tục, tập quán riêng Đó được coi là một trong những nét đặc trưng riêng của từng địa phương và được Nhà nước tôn trọng Tuy nhiên khi dân số ngày càng tăng lên, quỹ đất ngày càng khan hiếm thì vấn đề đất chôn cất cũng là điều đáng quan tâm Đặc biệt ở những thành phố lớn thì nơi chôn cất, kinh phí mai táng là vấn đề không nhỏ đối với bản thân gia đình người chết mà còn với toàn xã hội Vì không được hướng dẫn rõ ràng, mà nơi chôn cất là cần thiết trong việc mai táng nên dẫn đến thực tế khi phát sinh tranh chấp gây khó khăn cho người áp dụng Cụ thể như vụ án tranh chấp về quyền sở hữu đối với tiền trợ cấp tuất một lần, tiền trợ cấp mai táng giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Kim N sinh năm 1962; địa chỉ: Số 485/6 đường P, Phường 5, quận G, TP Hồ Chí Minh và bị đơn là ông Lê Song T sinh ngày 16/8/1959; địa chỉ: Số 399 đường B, Phường 13, quận I, TP Hồ Chí Minh 80 Ở một số địa phương, chi phí cho đám ma rất lớn, chẳng hạn như ở dân tộc vùng núi phía Bắc Đối với người dân tộc Mông, họ quan niệm mổ trâu bò càng nhiều càng tốt Có như vậy, người mất khi sang thế giới bên kia với tổ tiên, ông bà mới có cuộc sống ấm no, sung túc Thời gian để tang thì kéo dài gần một tuần Trung bình các gia đình mổ 4 con bò, 1 con trâu, giá trị khoảng 100 triệu đồng Mỗi ngày mổ 3 con lợn, mỗi con nặng 20 kg, với giá 80.000 đồng, hết 24 triệu đồng/5 ngày Đám tang có khoảng

150 người tham gia, chi phí ăn uống một ngày hết gần 4 triệu đồng; trong 5 ngày hết gần 19 triệu đồng; cộng một số chi phí khác hết gần 150 triệu đồng 81

Thêm vào đó, có trường hợp người bỏ ra chi phí cố tình đội giá cao để hưởng lợi hoặc lãng phí trong việc mua các vật dụng tang lễ đắt đỏ hoặc trong tình huống chết do dịch Covid-19, 82 hoặc khủng hoảng Nga-Ukraine cùng với cấm vận sẽ khiến chi phí vận chuyển tăng cao, 83 những sự kiện này có thể dẫn đến việc phá vỡ quy tắc về giá và thủ tục mai táng theo tập quán ở địa phương

80 Bản án số 276/2019/DS-PT ngày 10/04/2019 về tranh chấp quyền sở hữu đối với tiền trợ cấp tuất một lần, tiền trợ cấp mai táng của TAND TP Hồ Chí Minh (Phụ lục 3)

81 Mùa Xuân - Tuệ Linh (2021), “Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La (Bài 1): Treo người chết giữa nhà, thịt trâu ăn 7 ngày không hết”, Báo điện tử Dân Việt, https://danviet.vn/cuoc-cach-mang-phong-tuc-nguoi- mong-o-son-la-bai-1-treo-nguoi-chet-giua-nha-thit-trau-an-7-ngay-khong-het-20211013014754522.htm, truy cập ngày 20/6/2022

82 Đông Huyền (2022), “"Loạn" giá mai táng người mất vì Covid-19 ở Quảng Ngãi”, Báo Nhân Dân https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/-loan-gia-mai-tang-nguoi-mat-vi-covid-19-o-quang-ngai-688253/, truy cập ngày 20/6/2022; Lê Phan (2021), “Chi phí hậu sự tăng cao mùa dịch COVID-19, nhiều gia đình khổ càng khổ hơn”, TuoiTre Online, https://tuoitre.vn/chi-phi-hau-su-tang-cao-mua-dich-covid-19-nhieu-gia-dinh-kho-cang- kho-hon-20210806145425714.htm, truy cập ngày 20/6/2022

83 Thúy Hiền (2022 ), “Khủng hoảng Nga-Ukraine làm tăng áp lực lạm phát với kinh tế Việt Nam?”, VietnamPlus https://www.vietnamplus.vn/khung-hoang-ngaukraine-lam-tang-ap-luc-lam-phat-voi-kinh-te-viet- nam/787894.vnp, truy cập ngày 20/6/2022

Do đó, việc xác định yếu tố hợp lý cho việc mai táng là điều cần thiết, nhưng BLDS sử dụng yếu tố tập quán để xác định ranh giới giữa hợp lý và không hợp lý để thanh toán là chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh khách quan xã hội Khi lấy yếu tố tập quán làm ranh giới để xác định tính hợp lý, pháp luật cũng cần kiểm soát chi phí theo tập quán ở mức độ tối đa nhất định tránh việc lợi dụng điều này để hưởng lợi, thổi giá mai táng Ngoài việc vận dụng yếu tố tập quán làm ranh giới cho tính hợp lý thì cần xác định mức độ tối đa của tính hợp lý khi thanh toán chi phí mai táng, bởi vì có những lúc tập quán cũng cần được kiểm soát ở một mức độ tối đa khi áp dụng chung ở 63 tỉnh thành trên cả nước Điều này hướng đến sự thống nhất với luật khác (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) và phù hợp với thực tế khách quan

Kiến nghị: Tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định trong văn bản dưới luật xác định về mức tối đa để thanh toán như sau: “Việc thanh toán các chi phí thực tế cho việc mai táng được thực hiện theo thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được hoặc xác định chi phí hợp lý theo tập quán thì mức thanh toán không quá 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người để lại di sản chết” Đề xuất này là theo hướng thống nhất với khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Đồng thời “mức thanh toán không quá 10 lần mức lương cơ sở” là tương đương mức trung bình chung với giá hiện nay của tổng chi phí mai táng trong nền kinh tế thị trường có giao động từ 20 đến 90 triệu đồng 84 Đồng thời, phù hợp với thực tế xét xử của Tòa án, đơn cử như trong một vụ án gia đình người chết yêu cầu ông N1 bồi thường chi phí mai táng và “tại phiên tòa, anh N1 đồng ý bồi thường chi phí mai táng với số tiền 11.800.000đ” cho những người thân thích của người chết, Tòa phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu các bên 85 Hay trong một vụ án, Tòa sơ thẩm “chấp nhận các chi phí hợp lý (theo phong tục địa phương) cho việc mai táng theo hóa đơn thanh toán của cơ sở mai táng Ba Phát là 84.400.000 đồng” và xác định các chi phí về việc nấu ăn, xây mộ không phải chi phí hợp lý cho việc mai táng 86

2.1.2 Bất cập về chi phí của người bỏ công sức và tài sản để bảo quản di sản và kiến nghị

Thứ nhất, bất cập trong xác định chi phí cho thù lao quản lý di sản là một dạng của chi phí liên quan đến thừa kế

Nếu những năm trước đây, giữa các bên dù không có thỏa thuận việc trả thù lao cho người quản lý di sản và khi có tranh chấp không đồng ý trích trả thù lao, nhưng

85 Bản án số 04/2021/DS-PT về tranh chấp bồi thường do tính mạng bị xâm phạm của TAND tỉnh An Giang (Phụ lục 1)

86 Bản án số 56/2020/DS-ST ngày 15/9/2020 của TAND Thị xã Bến Cát, Bình Dương (Phụ lục 2) người quản lý di sản (thường là nhà và quyền sử dụng đất) yêu cầu thanh toán công quản lý di sản cho họ thì hầu hết các trường hợp đều được Tòa án chấp nhận 87 Dù hai bên không thỏa thuận về việc trả thù lao nhưng người quản lý có thời gian dài quản lý di sản, có công sức đáng kể nên Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 618 BLDS năm 2015 buộc những người thừa kế trả thù lao với mức hợp lý cho người quản lý di sản 88

Nếu các bên không có thỏa thuận trả thù lao thì cần phân biệt, đối với trường hợp người quản lý di sản chỉ quản lý trông coi, bảo quản di sản thì buộc các thừa kế trả thù lao tương ứng với thời gian quản lý di sản Ngược lại, trường hợp người quản lý di sản vừa khai thác công dụng của di sản, vừa cho thuê có thu nhập tương đương, thậm chí có trường hợp lớn hơn công sức quản lý di sản thì công “quản lý di sản” đã được bù đắp thỏa đáng, không nhất thiết phải buộc các thừa kế trả thù lao, trừ trường hợp người quản lý di sản ở tại nhà đất đó để trông coi nếu có thu nhập từ di sản chủ yếu là do công sức của họ Hoặc, trường hợp người đang quản lý di sản vì muốn trông coi, quản lý, sử dụng di sản đã phải trả lại nhà cho Nhà nước mà trước đó đã được cơ quan giao cho để chuyển về nơi có di sản, ở tại nhà đất di sản Khi tranh chấp diễn ra, người này không có nhà đất nào khác, không có chỗ ở nào khác thì cần xem xét không chỉ được hưởng thù lao quản lý di sản bằng giá trị mà thay vào đó phải thanh toán thù lao quản lý di sản cho họ bằng hiện vật Trong trường hợp phần hiện vật họ được nhận có giá trị cao hơn so với số tiền thù lao thì phải thanh toán phần chênh lệch đó cho những người thừa kế 89 Trên thực tế, có nhiều khả năng xảy ra những tình huống mà người quản lý di sản không thể tiếp tục thực hiện công việc quản lý di sản hoặc nếu họ tiếp tục quản lý di sản, thì sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của những người thừa kế 90 Do đó, khi có sự thay đổi và chấm dứt việc quản lý di sản, thì việc thanh toán chi phí công sức và tài sản cho người quản lý đã bỏ ra trong thời gian quản lý là cần thiết Nhưng hiện nay việc xác định khoản tiền phải trả và “chi phí cho thù lao quản lý di sản” thuộc nội hàm của thứ tự ưu tiên thanh toán nào trong Điều 658 BLDS năm 2015 thì hiện còn chưa rõ

Như đã đề cập ở Chương 1, giữa Án lệ số 05/2016/AL và Điều 618 BLDS năm

2015 còn chưa rõ “công sức quản lý” di sản có phải là “thù lao của người quản lý di sản” hay không? và 02 dạng chi phí này đều được Án lệ số 05/2016/AL và Điều 618 thừa nhận bảo vệ, nên có thể xác định thuộc dạng “chi phí khác” liên quan đến thừa kế để áp dụng Điều 658 BLDS năm 2015 ưu tiên thanh toán hay không? Tại tiết 1.2.8, tiểu mục 1.2, mục 1 Phần II Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC quy định:“Đối với công sức quản

87 Tưởng Duy Lượng, tlđd (48), tr 473

88 Tưởng Duy Lượng, tlđd (48), tr 475

89 Tưởng Duy Lượng, tlđd (48), tr 475

90 Lê Minh Hùng (2003), tlđd (38), tr 152 lý di sản, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên khi đề nghị xem xét công sức quản lý di sản cần căn cứ vào việc người quản lý di sản thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý di sản, thời gian quản lý di sản, có được hưởng lợi hay không được hưởng lợi từ việc quản lý di sản… để đề xuất cho phù hợp” Với quy định này cho thấy, “thù lao của người quản lý di sản” chính là “công sức quản lý di sản” và khoản tiền phải thanh toán này được xác định dựa trên 03 tiêu chí là: (i) căn cứ vào việc người quản lý di sản thực hiện tốt các nghĩa vụ quản lý di sản hay không; (ii) căn cứ vào thời gian quản lý di sản; (iii) có được hưởng lợi hay không từ việc quản lý di sản

Bất cập và kiến nghị về chủ thể có quyền được thanh toán chi phí lên

Trong thực tế xuất hiện trường hợp di sản đã được người để lại di sản chỉ định người quản lý thông qua di chúc nhưng người này không thực hiện nhiệm vụ quản lý mà do một người khác quản lý, và người đó đã bỏ công sức, tài sản để bảo quản di sản Vậy người đó có được thanh toán không? Vấn đề này hiện chưa có câu trả lời trong BLDS năm 2015, điều này cũng dẫn đến sự lúng túng trong thực tế xét xử Đơn cử như trong vụ Cụ Sến chết không để lại di chúc, có vợ là cụ Chín chết để lại di chúc giao nhà đất cho bà Liên quản lý, thờ cúng tổ tiên Sau khi cụ Chín chết, bà Liên tiếp nhận và quản lý di sản và cho ông Sáu sử dụng toàn bộ mặt tiền nhà để kinh doanh buôn bán Trong quá trình sử dụng di sản, ông Sáu đã trả 80 triệu đồng và ông Tùng trả 30 triệu đồng để sửa chữa lại nhà Nay bà Liên kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Sáu giao lại phần di sản của cụ Chín cho bà quản lý, phần cụ Sến yêu cầu chia theo pháp luật, ông Sáu không đồng ý vì bà Liên bỏ nhà, không thực hiện nghĩa vụ theo di chúc và yêu cầu Tòa án giao di sản của cụ Chín cho mình quản lý để thờ cúng tổ tiên Bản án sơ thẩm lần đầu giao cho bà Liên được hưởng và quản lý di sản, không xem xét giải quyết tiền sửa chữa nhà, do ông Sáu và ông Tùng không yêu cầu Bản án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, buộc bà Liên trả chi phí sửa chữa nhà cho ông Sáu 80 triệu đồng, cho ông Tùng

30 triệu đồng, sau đó hai bản án này bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm Bản án dân sự sơ thẩm và bản án phúc thẩm lần hai đều giao cho ông Sáu thay bà Liên quản lý với sự đồng ý của 8/10 người thừa kế, không thể hiện nội dung giải quyết chi phí sửa chữa nhà Quyết định giám đốc thẩm số 22/2018/DS-GĐT tiếp tục hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì giải quyết không đúng nội dung yêu cầu, nội dung quyết định của các bản án gây thiệt hại cho đương sự 150

Có quan điểm cho rằng nếu xét khía cạnh người chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản như ông Sáu và ông Tùng, cũng không có căn cứ nào để các ông thực hiện quyền yêu cầu thanh toán chi phí bảo quản di sản mà thực tế đã bỏ ra, bởi lẽ di chúc đã chỉ định bà Liên có quyền quản lý, loại trừ ông Sáu và ông Tùng khỏi đối tượng điều chỉnh của khoản 2 Điều 616 BLDS năm 2015 151 Tác giả không đồng tình với quan điểm nêu trên, bởi trong vụ việc này, tư cách của ông Sáu và ông Tùng mặc dù là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản, nhưng hai ông vẫn còn tư cách là đồng thừa kế với bà Liên, và di sản cụ Chín chỉ định cho bà Liên quản lý là di sản chưa chia Do đó ông Sáu và ông Tùng vẫn còn quyền yêu cầu chia di sản của cụ Chín, đồng thời có quyền yêu cầu thanh toán chi phí thực tế mà hai ông bỏ ra làm gia tăng giá trị di sản với tư cách người thừa kế thực tế quản lý di sản (khác với người thừa kế được chỉ định quản lý di sản)

Theo tác giả, hướng để giải quyết tranh chấp di sản đã được di chúc chỉ định người quản lý nhưng thực tế lại do một người khác quản lý, mà người đó đã bỏ công sức và tài sản ra để bảo quản di sản, thì nên áp dụng kết hợp khoản 2 Điều 658 và điểm c khoản 2 Điều 618 BLDS năm 2015 và Mục B của Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của TAND tối cao để ưu tiên thanh toán chi phí về công sức và tài sản mà người đang quản lý thực tế đã bỏ ra Trong vụ việc được đề cập trên, có căn cứ để xác định bà Liên là người chính thức quản lý di sản cho cụ Chín thông qua việc cụ Chín lập di chúc chỉ định bà Liên Đồng thời trong quá trình quản lý bà Liên không trực tiếp quản lý mà đã cho các đồng thừa kế là ông Sáu và ông Tùng thực hiện việc quản lý di sản Bà Liên cũng thừa nhận có tồn tại việc bà chuyển di sản của cụ Chín qua cho ông Sáu sử dụng, và cũng thừa nhận ông Sáu và ông Tùng bỏ chi phí ra để sửa chữa nhà Do đó, lẽ ra số

150 Quyết định giám đốc thẩm số 22/2018/DS – GĐT ngày 23/8/2018 của TAND tối cao

151 Nguyễn Văn Hưng (2021), Chi phí bảo quản di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 13 tiền mà ông Sáu và ông Tùng bỏ ra để làm tăng giá trị di sản phải được ưu tiên thanh toán

Bên cạnh đó dù ông Sáu và ông Tùng không yêu cầu thanh toán chi phí làm tăng giá trị di sản nhưng cần áp dụng Án lệ số 05/2016 để xem xét để thanh toán chi phí làm tăng giá trị di sản của ông Sáu và ông Tùng, bởi vì yêu cầu của ông Sáu là giao di sản cụ Chín cho mình quản lý là yêu cầu lớn hơn so với yêu cầu thanh toán chi phí làm tăng giá trị di sản Như vậy, có thể thấy BLDS năm 2015 chưa quét đủ trường hợp thanh toán chi phí cho người quản lý di sản trong trường hợp có tranh chấp giữa người quản lý di sản theo chỉ định của di chúc với người quản lý thực tế, dẫn đến sự lúng túng trong giải quyết tranh chấp của các đương sự, đến giám đốc thẩm lần 2 hủy án cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhưng vẫn chưa có đáp án Do đó, để có cơ sở bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế trong trường hợp này thì khoản 2 Điều 616 BLDS năm 2015 cần có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế

Tác giả kiến nghị, cần sửa đổi, bổ sung ở khoản 2 Điều 616 BLDS năm 2015 như sau: “2 Trường hợp di chúc có chỉ định người quản lý di sản nhưng không thực hiện việc quản lý hoặc di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

Phần in đậm là nội dung mà tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền lợi cho người quản lý thực tế trong đó có quyền lợi được thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế, khi người quản lý di sản theo chỉ định của di chúc không thực hiện nhiệm vụ quản lý Điều này không chỉ tạo cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa người quản lý di sản theo chỉ định với người quản lý thực tế, mà còn giúp gia tăng trách nhiệm của người quản lý di sản theo chỉ định.

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về chủ thể có nghĩa vụ chi trả

Khi tiếp cận dưới góc độ thanh toán di sản nói chung thì có quan điểm cho rằng người được thanh toán di sản là những người có quyền tài sản đối với người để lại di sản Quyền này phát sinh từ các quan hệ pháp luật giữa họ với người để lại di sản trong lúc còn sống Người để lại di sản tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ, và việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán lẽ ra phải do người để lại di sản thực hiện trước yêu cầu của người có quyền, nhưng đang thực hiện, chưa kịp thực hiện hoặc chưa đến thời hạn phải thực hiện, thì họ chết Vì thế, người có quyền tài sản hợp pháp trong các quan hệ đó phải được thanh toán từ di sản mà người đang có nghĩa vụ tài sản đối với mình để lại Ngoài ra, những người đã dùng tài sản của mình để thực hiện các khoản chi phí liên quan đến thừa kế cũng được quyền thanh toán các khoản đó từ di sản 152 Tuy nhiên, người được thanh toán di sản được đề cập là người có quyền nhưng không rõ đó là loại quyền gì (quyền nhân thân hay quyền tài sản) và quyền đó phát sinh đối với ai? Do đó nếu xác định người được thanh toán di sản là người có quyền thì quyền này không phải là quyền đối với tài sản của người chết để lại, mà là quyền nhân thân về yêu cầu chủ thể có trách nhiệm sử dụng di sản của người chết để lại để thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại hoặc bù dắp chi phí đã bỏ ra phục vụ cho người chết Còn quyền tài sản trong trường hợp này cần được xác định rõ là quyền đối với khoản nợ phải trả từ nghĩa vụ tài sản của người chết để lại hoặc khoản tiền xác định phải trả từ chi phí liên quan đến thừa kế, mà người có trách nhiệm thực hiện

Như vậy, chi phí liên quan đến thừa kế là một chế định điều chỉnh mối quan hệ 03 bên, một bên chịu tổn thất vì đã bỏ công sức và tài sản, một bên được hưởng lợi từ bên chịu tổn thất là người chết, và bên thứ ba là người còn sống được xác định là người có trách nhiệm bù đắp cho bên chịu tổn thất Nghĩa vụ bù đắp cho bên chịu tổn thất hay nói cách khác là nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế phát sinh đối với bên thứ ba mà pháp luật phải xác định rõ, chứ nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế không thể thuộc về người chết Bởi lẽ các quan hệ pháp luật giữa bên chịu tổn thất với người để lại di sản là mối quan hệ rất đặt biệt phần lớn là phụ thuộc vào tập quán người Việt Nam, và khoản tiền phải trả phát sinh trong các mối quan hệ này không thuộc các căn cứ phát sinh nghĩa vụ của người chết mà BLDS năm 2015 quy định Một câu hỏi pháp lý đặt ra là, chủ thể nào có nghĩa vụ phải trả chi phí liên quan đến thừa kế khi có yêu cầu của bên chịu tổn thất? Để trả lời câu hỏi này, tác giả phân tích 04 chủ thể dưới đây:

2.3.1 Người nhận thừa kế có nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế

Khi so sánh chi phí liên quan đến thừa kế với nghĩa vụ do người chết để lại, thì tại Điều 614 BLDS năm 2015 có quy định: “kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”, theo quy định này thì ngoài các quyền tài sản người chết để lại thì tại thời điểm mở thừa kế, mọi nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại cũng sẽ thuộc về những người thừa kế Như vậy, người đầu tiên có nghĩa vụ thanh toán di sản là những người thừa kế Tiếp đến, về thực hiện nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản đã được khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015 khẳng định:

“Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Nghĩa vụ theo quy định

152 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 341 này là nghĩa vụ bắt buộc mà bất cứ người hưởng thừa kế nào là các nhân, pháp nhân, hay Nhà nước đều phải thực hiện 153 Cuối cùng, tại Thông tư số 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của TAND tối cao quy định: “người nhận thừa kế được hưởng các tài sản và các quyền về tài sản của người chết để lại, đồng thời phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại, trong phạm vị giá trị tài sản đã nhận được”

Với các quy định trên, đủ cơ sở để khẳng định việc xác định người nhận thừa kế là chủ thể có nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ là trả khoản nợ từ nghĩa vụ tài sản do người chết để lại đều được BLDS năm 2015 quy định rõ Qua đó ta thấy, trong trường hợp di sản chia hay chưa chia cho những người thừa kế thì không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại bởi vì pháp luật đã tạo hành lang pháp lý để bảo đảm quyền lợi cho những người này 154 Tuy nhiên, điều này không xảy ra tương tự với chi phí liên quan đến thừa kế

2.3.2 Người quản lý di sản có trách nhiệm thanh toán trong một số trường hợp cụ thể

Người quản lý, gồm: người được cử, người được chỉ định, người chiếm hữu quản lý thực tế, cơ quan nhà nước Hiện nay pháp luật chỉ quy định việc thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trong trường hợp di sản chưa chia nói chung 155 thể hiện tại khoản

2 Điều 615 BLDS năm 2015 đã quy định: “Trường hơp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại”, 156 mà không nhắc gì đến việc thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế có do người quản lý thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế hay không? Hoặc thực hiện trong một số trường hợp cụ thể hay không?

Chẳng hạn như việc người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, người được di tặng cũng phải sử dụng di sản thờ cúng hoặc từ di sản được di tặng để thanh toán, nếu toàn bộ khối di sản thừa kế không đủ để thanh toán Ở đây người đứng ra thực hiện hành vi thanh toán, đầu tiên, chính là người quản lý di sản 157 Nếu sau khi thanh toán di sản, phần tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 BLDS năm 2015 Trong trường hợp nói trên nếu không có người quản lý di sản thì trước khi xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải

153 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 338-339; Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 411

154 Nguyễn Thị Kiều Nhung (2014), Hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 36

155 Nguyễn Thị Kiều Nhung, tlđd (154), tr 45

156 Với quy định vừa nêu, thực chất người phải thực hiện nghĩa vụ vẫn là những người thừa kế và người quản lý chỉ đứng ra thực hiện thay Ở đây, người quản lý di sản chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản do người để lại di sản để lại nên phải đảm bảo nghĩa vụ phải thực hiện nằm trong phạm vi di sản trước khi yêu cầu người quản lý di sản thực hiện nghĩa vụ Xem Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr 407 - 408

157 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 338-339 trích từ di sản để bảo đảm quyền cho các chủ nợ, phần di sản còn lại mới thuộc về Nhà nước (xem điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác định quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước) 158

Có quan điểm cho rằng “người quản lý chính thức giống như người được ủy quyền post mortem của người có di sản nhiều hơn là người được ủy quyền của người thừa kế” 159 Một quan điểm khác ngược lại thì cho rằng thực ra đây không phải là ủy quyền của người có di sản vì người được chỉ định khi thực hiện công việc quản lý di sản không

“đại diện cho người để lại di sản” mà là “đại diện cho những người thừa kế trong mỗi quan hệ với người thứ ba” 160 Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai xác định người quản lý là người đại diện cho những người thừa kế trong mỗi quan hệ với người thứ ba Khi người quản lý thực hiện quyền đại diện cho những người thừa kế để thực hiện việc thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế cho chủ thể có quyền, thì người quản lý được những người thừa kế bù đắp lại phần tiền đã đại diện thanh toán đó khi phân chia di sản

2.3.3 Người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản trước thời điểm mở thừa kế

Trong thực tế, không ít trường hợp người đang tiếp tục quản lý di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản trước thời điểm mở thừa kế 161 Chủ thể này còn thể được coi là người không được giao quản lý, sử dụng có phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản Vậy vấn đề đặt ra là người không được giao quản lý, sử dụng có phải có nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế của người để lại di sản không? Câu trả lời hiện nay không có trong BLDS năm 2015, còn trong thực tiễn xét xử thì có trường hợp Tòa giám đốc thẩm nhận định Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm chưa xác định “khoản nào là nghĩa vụ do người chết để lại (tiền chi phí điều trị, tiền mai táng, tiền xây mộ cho ông Chơm và bà Yến) thì các thừa kế của ông Chơm, bà Yến phải chịu theo giá trị thừa kế mà họ được hưởng”, nên Tòa giám đốc thẩm cũng chưa có giải đáp thực sự rõ về câu hỏi trên Tuy nhiên ,có quan điểm tác giả cho rằng những người thừa kế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến di sản, nếu không có từ chối nhận di sản hợp pháp.Pháp luật cho những người thừa kế quyền từ chối di sản và khi họ không từ chối thì được xác định là đã chấp nhận 162

2.3.4 Người chịu trách nhiệm bồi thường xâm phạm đến tính mạng của người khác

Trên thực tế có 02 tình huống xảy ra là: nguyên nhân chết là do người khác gây ra

158 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr 340-341

159 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr 386

160 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (28), tr 276

161 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (28), tr 281

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[15] Án lệ số 05/2016/AL về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh chấp di sản thừa kế
[6] Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng Khác
[7] Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang Khác
[8] Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng Khác
[9] Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội Khác
[10] Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng Khác
[11] Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của TAND tối cao Khác
[13] Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/1/1990 của HĐTP TAND tối cao Khác
[14] Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.Bản án Khác
[16] Bản án số 04/2021/DS-PT về tranh chấp bồi thường do tính mạng bị xâm phạm của TAND tỉnh An Giang Khác
[17] Bản án số 56/2020/DS-ST ngày 15/9/2020 của TAND Thị xã Bến Cát, Bình Dương Khác
[18] Bản án số 276/2019/DS-PT ngày 10/04/2019 về tranh chấp quyền sở hữu đối với tiền trợ cấp tuất một lần, tiền trợ cấp mai táng của TAND TP. Hồ Chí Minh Khác
[19] Bản án số 13/2017/DS-PT ngày 11/12/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản của TAND tỉnh Ninh Bình Khác
[20] Bản án số 172/2014/DS-ST ngày 08/5/2014 của TAND quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Khác
[21] Bản án số 117/2011/DSPT ngày 29/3/2011 của TAND tỉnh Tiền Giang Khác
[22] Quyết định giám đốc thẩm số 22/2018/DS – GĐT ngày 23/8/2018 của TAND tối cao Khác
[23] Quyết định số 254/2014/DS-GĐT ngày 16/6/2014 của Tòa dân sự TAND tối cao Khác
[24] Quyết định số 316/2009/DS-GĐT ngày 22/7/2009, Tòa dân sự TAND tối cao Khác
[25] Cas. Civ. 1 re , 12 juillet 1994, Bull. Civ. I, n 0 250; Defrénois 1994, art. Tài liệu Tiếng Việt Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w