Nguồn tiền được trích để thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế

Một phần của tài liệu Chi phí liên quan Đến thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 35 - 38)

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ

1.3. Thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế

1.3.4. Nguồn tiền được trích để thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế

Thứ nhất, nguồn từ di sản chưa chia. Nguồn di sản nếu di sản chưa chia được sử dụng để thanh toán cho chủ thể có quyền là trong phạm vi di sản chưa chia. Trong giai đoạn chưa chia có 02 chủ thể có thể thực hiện việc thanh toán gồm: Người quản lý di sản và các đồng thừa kế.

Theo Điều 645 và 646 BLDS năm 2015 thì, “trong trường hợp toàn bộ di sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng” và “trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần nghĩa vụ còn lại của người này”.75 Di sản thừa kế được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi tổng các nghĩa vụ mà người chết để lại, cộng với chi phí mai táng và chi phí quản lý di sản. Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản hoặc vừa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại thì không còn phần di sản để xác định là di sản thừa kế, lúc này sẽ không có quan hệ phân chia di sản.76

Thứ hai, nguồn từ phần được hưởng của người thừa kế nếu di sản đã được chia theo thủ tục. Nguồn di sản sử dụng để thanh toán cho chủ thể có quyền là người thừa kế có trách nhiệm thanh toán theo phần trong phần di sản mà họ được nhận. Thực ra, người có quyền đối với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì việc di sản được phân chia hay chưa không quan trọng. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp không thể biết di sản của người để lại di sản đã được chia hay chưa vì việc chia di sản là việc của những người thừa kế.77 So sánh với nguồn thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì trong thực tế, không hiếm trường hợp thực hiện nghĩa vụ được đặt ra trước khi di sản được chia. Khoản 3 Điều 615 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, người phải thực hiện là từng người thừa kế trong phạm vi di sản mà mình đã nhận.78 Mặc dù điều luật này không quy định nguồn để thanh toán chi phí liên quan đến di sản trong trường hợp di sản đã chia nhưng trong thực tiễn xét xử cũng theo hướng người phải thực hiện là từng người thừa kế trong phạm vi di sản mà mình đã nhận.

Thứ ba, nguồn từ tài sản của người xâm phạm. Khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1

75 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr. 386.

76 Lê Quang Thành, tlđd (59), tr. 72.

77 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr. 411.

78 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (8), tr. 406.

Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” Tại tiết a tiểu mục 2.2 mục 2 phần 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại là “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu … phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể … để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.” Như vậy, trường hợp người khác hoặc tài sản của người khác xâm phạm đến tính mạng, thì nguồn để thanh toán không phải là di sản mà là nguồn từ tài sản của người xâm phạm.

Thứ tư, nguồn từ tiền trợ cấp mai táng trong chế độ tử tuất theo quy định pháp luật. Tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Trợ cấp mai táng như sau: “1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng: a) Người lao động quy định tại ...; b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. [...] 3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại ...”. Như vậy, chính sách pháp luật có quan tâm đến một số chủ thể khi chết thì “người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng”. Do đó, đây cũng sẽ là nguồn dùng để thanh toán thay vì sử dụng nguồn từ di sản của người chết để lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi phí liên quan đến thừa kế là khoản tiền về công sức và tài sản của người sống đã bỏ ra để phục vụ cho người chết (gồm: chăm sóc người chết trước khi chết và lo hậu sự sau khi người đó chết) và quản lý di sản của người chết (bao gồm trông giữ di sản, sửa chữa di sản bị giảm sút, hoặc sửa sang làm tăng giá trị di sản).

Biểu hiện pháp lý của chi phí liên quan đến thừa kế không phải là một nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, vì nó không nằm trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ đối với người chết (Điều 275 BLDS năm 2015), mà nó là một khoản tiền xác định nảy sinh từ các quan hệ xã hội ở Việt Nam trong việc lo liệu hậu sự (phần thể chất và phần tài sản) đối với một người chết. Tuy nhiên, không phải tất cả khoản tiền mà người còn sống bỏ ra lo liệu hậu sự đối với một người chết đều trở thành chi phí thừa kế để thanh toán, mà khi các khoản tiền được pháp luật thừa nhận, thì nó trở thành một khoản tiền hợp lý cần được bù đắp cho người có quyền.

Thứ nhất, trong Chương 1 tác giả đã làm rõ khái niệm về chi phí liên quan đến thừa kế mà tại Điều 658 BLDS năm 2015 có nhắc đến nhưng chưa làm rõ, đồng thời đưa ra 05 tiêu chí để phân biệt giữa chi phí liên quan đến thừa kế so với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Thứ hai, trong Chương 1 tác giả đã nhóm 03 dạng chi phí liên quan đến thừa kế gồm: (i) Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; (ii) Chi phí cho việc bảo quản di sản; (iii) Các chi phí khác liên quan đến thừa kế, để làm sáng tỏ nội dung của các dạng chi phí đó.

Thứ ba, tác giả đã làm rõ 04 khía cạnh về thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế:

(i) Chủ thể có quyền yêu cầu thanh chi phí liên quan đến thừa kế; (ii) Chủ thể có nghĩa vụ thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế; (iii) Thứ tự ưu tiên thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế; (iv) Nguồn tiền được trích để thanh toán chi phí liên quan đến thừa kế.

Thông qua việc tìm hiểu các nội dung trên, tác giả phát hiện một số nội dung pháp luật hiện hành chưa quy định rõ dẫn đến tồn tại nhiều bất cập. Các phát hiện đó sẽ là cơ sở để tác giả luận bàn ở Chương 2.

Một phần của tài liệu Chi phí liên quan Đến thừa kế theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)