Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ
1.2. Các loại chi phí liên quan đến thừa kế
1.2.2. Chi phí cho việc bảo quản di sản
Di sản là tài sản do người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, ví dụ: quyền sử dụng đất, nhà cửa, vườn cây, tiền, vàng bạc... Thời điểm mở thừa kế là thời điểm di sản được phân chia theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Nhưng theo phong tục và tâm lý người Việt Nam thì người thân vừa mới qua đời mà yêu cầu chia di sản ngay là không tôn trọng, bất kính với người chết,33 nên việc phân chia di sản thừa kế trên thực tế thường rất lâu bởi các tranh chấp về thừa kế phức tạp, việc giải quyết kéo dài. Do đó, trong khoảng thời gian từ khi người để lại di sản chết đến khi di sản được chia thì cần có người quản lý, trông coi, chăm sóc di sản, do đó, việc phát sinh chi phí bảo quản di sản và thù lao cho người quản lý di sản thường xuyên diễn ra trong thực tế. Vì vậy, việc có người quản lý di sản để hạn chế mất mát, hư hỏng là cần thiết.34
Lần đầu tiên pháp luật đề cập việc những người “có công nuôi dưỡng, chăm sóc người để lại di sản và người có công giữ gìn di sản của người đã chết, cần được chiếu cố” khi chia di sản,35 và ghi nhận tính ưu tiên thanh toán trong các BLDS qua các thời kỳ. BLDS năm 2015 quy định trước thời điểm chia di sản thừa kế, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự ưu tiên (từ khoản 1 đến khoản 10 Điều 683) trong đó có “chi phí cho việc bảo quản di sản” (được giữ lại tại Điều 658 BLDS năm 2015). Có quan điểm cho rằng chi phí bảo quản di sản bao gồm các khoản tiền cần thiết phải chi và người quản lý di sản đã thực tế chi trong thời gian
33 Lê Minh Hùng (Chủ biên) (2020), tlđd (10), tr. 627.
34 Đỗ Văn Đại (2019), Luật thừa kế Việt Nam – tập 1 (Bản án và Bình luận), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2019 (xuất bản lần thứ tư), tr. 274.
35 Tưởng Bằng Lượng (2001), “Cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết việc trả thù lao cho người quản lý di sản”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4 (11), tr. 56.
quản lý di sản đó (như bảo dưỡng, tu sửa những hư hỏng tự nhiên, chăm sóc súc vật...) và khoản tiền thù lao mà người đó được hưởng nếu có.36
Thứ nhất, chi phí liên quan đến thừa kế là chi phí bảo quản di sản mà người quản lý di sản được thanh toán. Trước đây Điều 640 BLDS năm 2005 không quy định bảo quản di sản là một quyền của người quản lý di sản, trong khi đó, tại khoản 9 Điều 683 BLDS năm 2005 lại quy định “chi phí cho việc bảo quản di sản” là một trong những chi phí được ưu tiên thanh toán, điều này tạo ra sự thiếu nhất quán. BLDS năm 2015 đã khắc phục hạn chế này bằng việc bổ sung điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 618, theo đó, người quản lý di sản “được thanh toán chi phí bảo quản di sản”.37
Một số dạng chi phí cho việc bảo quản di sản được quy định cụ thể hơn tại Tiểu mục 1.2.8 Mục 1 Phần II Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 của VKSND tối cao hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC) thì: “...
trong chi phí cho việc bảo quản di sản có những chi phí thực tế như chi phí mua bao bì, làm mái che, kho bãi… và người quản lý di sản phải bỏ chi phí để sửa chữa, bảo quản di sản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó...”. Từ quy định trên, có ý kiến cho rằng: “Nếu người để lại di sản trong di chúc hoặc những người thừa kế không thỏa thuận về việc trả thù lao cho người quản lý di sản, thì người quản lý di sản vẫn có quyền yêu cầu những người thừa kế thanh toán phần chi phí thực tế mà mình đã bỏ ra để bảo quản di sản để lại”38.
Trong quá trình bảo quản tài sản, người quản lý có thể tạo lập thêm tài sản trên di sản. Tài sản tạo lập thêm thuộc người quản lý di sản và khi người này chết là di sản của họ. Đây là hướng giải quyết trong một Quyết định giám đốc thẩm năm 2014.39 Cụ thể, Tòa dân sự TAND tối cao đã xét rằng “trong quá trình quản lý sử dụng đất di sản của cụ cố Đốc, vợ chồng cụ Xấu tạo lập được tài sản nào trên đất thì tài sản đó mới là di sản của cụ Xấu, cụ Khoan”.40
Thứ hai, chi phí liên quan đến thừa kế là một khoản thù lao hợp lý mà người quản lý di sản được hưởng. Điểm b Khoản 1 Điều 618 BLDS năm 2015 quy định người quản lý có quyền hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế. Trước đây có nhiều ý kiến tranh cãi, vì giữa người quản lý di sản với người thừa kế không phải lúc nào cũng có thể thỏa thuận về tiền thù lao, có trường hợp, tuy có thỏa thuận tiền thù lao, nhưng
36 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2017), tlđd (17), tr. 348.
37 Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2017), Những điểm mới cơ bản của bộ Luật Dân sự năm 2015, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 222.
38 Hoàng Thế Liên và Nguyễn Đức Giao (chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 22.
39 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (28), tr. 285 - 286.
40 Quyết định số 254/2014/DS-GĐT ngày 16/6/2014 của Tòa dân sự TAND tối cao.
lại có tranh chấp. Trên thực tế, việc xác định tiền thù lao cho người quản lý di sản thì mỗi tòa một cách giải quyết. Thường thì Tòa án sẽ trích số tiền bằng một suất thừa kế để trả tiền thù lao cho người có công quản lý, tu bổ di sản. Cũng có khi Tòa án dựa trên điều kiện thực tế mà xác định một số tiền phù hợp…41 Thường thì tiền thù lao quản lý di sản chỉ đặt ra khi người quản lý di sản có yêu cầu. Khi các bên tranh chấp, không xác định được số tiền chi phí quản lý di sản, thì Tòa án sẽ quyết định.42
Có quan điểm khác đặt vấn đề rằng phải làm sao nếu các bên có thoả thuận về việc trả thù lao, nhưng lại không thoả thuận được con số cụ thể? Quan điểm này cho rằng Luật không nói gì về vai trò của Tòa án trong trường hợp này, nhưng tất nhiên, Tòa án có quyền thụ lý và giải quyết một khi có kiện cáo.43 Thực tế hiện nay, việc người lập di chúc ấn định mức thù lao cho người quản lý di sản chỉ có ý nghĩa lý thuyết vì nếu có nghĩ đến sự cần thiết của việc quản lý di sản thì sẽ chỉ định một người trong gia đình đảm nhận và thường sẽ không nhớ đến việc trả thù lao cho người quản lý.44
Nếu không thỏa thuận được hoặc có tranh chấp về tiền thù lao và chi phí hợp lý đã bỏ ra để bảo quản, tôn tạo di sản, thì người quản lý di sản có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp này, tiền thù lao được tính dựa trên công sức, chi phí hợp lý mà thực tế người quản lý di sản đã bỏ ra để bảo quản, tôn tạo di sản.45 Nếu người quản lý di sản thực tế đã bỏ ra công sức và một chi phí hợp lý để bảo quản, tôn tạo di sản, thì theo lẽ công bằng, họ phải được thanh toán khoản tiền đó. Thông thường Tòa án sẽ cân nhắc chi phí hợp lý và công sức mà thực tế người quản lý di sản đã bỏ ra để tính số tiền thù lao và hoàn trả chi phí tôn tạo cho người quản lý di sản, các bên cũng dễ dàng chấp nhận, nếu quyết định đó hợp lý.46
Về thù lao được hưởng, BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 618 ghi nhận quyền được hưởng thù lao của người quản lý di sản như sau: “Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý”.47 Nếu BLDS năm 2015 (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 640) mới dừng ở việc quy định người quản lý di sản được hưởng thù lao theo di chúc hoặc thỏa thuận với những người thừa kế thì khoản 3 Điều 618 BLDS năm 2015 đã được bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết thù lao cho
41 Lê Minh Hùng (2003), Hoàn thiện chế định quyền thừa kế trong bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 153-154.
42 Lê Minh Hùng (2003), tlđd (38), tr. 154.
43 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr.399.
44 Nguyễn Ngọc Điện (1999), tlđd (14), tr.399.
45 Lê Minh Hùng (2003), tlđd (38), tr. 155.
46 Lê Minh Hùng (2003), tlđd (38), tr. 155.
47 Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (28), tr. 291.
người quản lý di sản, khi không có thỏa thuận.48 Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể quyết định mức thù lao hợp lý.49
Tóm lại, qua nghiên cứu, có thể khẳng định với quy định tại Điều 618 BLDS năm 2015 cho thấy “chi phí bảo quản di sản” được quy định độc lập với “khoản thù lao” mà người quản lý được chi trả, hay nói cách khác là thù lao chi trả cho người quản lý di sản không nằm trong phạm vi nội hàm của việc thanh toán chi phí bảo quản di sản. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử việc xác định mối quan hệ giữa thù lao quản lý di sản và bảo quản di sản dường như có sự trùng nhau, không phân định ranh giới. Do đó, dẫn đến hệ quả không xác định đâu là chi phí liên quan đến thừa kế và đâu là nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động và ảnh hưởng đến thứ tự ưu tiên thanh toán cho các dạng này.
Sự gắn liền của 02 dạng này cũng có thể dễ dàng nhận thấy thông qua Án lệ số 05/2016/AL.
Thứ ba, về chi phí cho công sức bảo quản, chi phí sửa chữa nâng cao giá trị tài sản xét dưới góc độ của Án lệ số 05/2016/AL. Án lệ số 05/2016/AL theo hướng bảo vệ người quản lý di sản về quyền được thanh toán công sức quản lý và chi phí thực tế đã bỏ ra để tôn tạo di sản. Án lệ số 05/2016/AL đề cập như sau: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định toàn bộ giá trị nhà đất là di sản hai cụ H và cụ N và chia cho 06 người con hai cụ, mỗi người được hưởng một phần sáu giá trị di sản là chưa chính xác. Theo trình bày chị Phượng thì sau khi hai cụ mất thì chị tiếp tục quản lý, sử dụng di sản và chị đã cho rằng mình đã sửa chữa nhà nhiều lần như làm cửa nhôm, xây tường phần gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà. Phía nguyên đơn cũng thừa nhận lời khai của chị Phượng. Như vậy, trong khối tài sản là di sản do hai cụ H và cụ N để lại trên có phần công sức quản lý, sửa chữa của chị Phượng. Tòa án cấp sơ thẩm, tòa án cấp phúc thẩm mặc nhiên coi toàn bộ giá trị tài sản (trong đó có công sức bảo quản, chi phí sửa chữa nâng cao giá trị tài sản) đều thuộc di sản của hai cụ, đồng thời chưa xem xét nhu cầu chỗ ở của chị Phượng đã buộc chị ra khỏi nhà và giao toàn bộ hiện vật cho nguyên đơn, trong khi nhà đất có thể phân chia được cho những người có quyền lợi, có nhu cầu về chỗ ở là sai lầm nghiêm trọng.50
Quyền lợi này của chị Phương chưa được tòa thu thập tài liệu, chứng cứ xem xét giải quyết.51 Theo đó, Án lệ số 05/2016/AL xác định “Tuy chị Phượng không phải thừa kế ... nhưng ... có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho
48 Tưởng Duy Lượng (2020), Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 442.
49 Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2017), tlđd (37), tr. 222.
50 Tưởng Duy Lượng (2020), “Bình luận khoa học Án lệ số 05/2016/AL”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7 (387), tr. 68.
51 Tưởng Duy Lượng, tlđd (50), tr. 71.
rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.” Như vậy, Án lệ số 05/2016/AL đã bảo vệ cho quyền lợi của chị Phượng được thanh toán phần chi phí cho công sức bảo quản, chi phí sửa chữa nâng cao giá trị tài sản, ngay cả khi chị Phượng không có yêu cầu đòi hỏi phải thanh toán, với điều kiện chị Phượng đã có yêu cầu đòi hỏi quyền lợi lớn hơn là “không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế.”
Dựa vào nội dung của Án lệ số 05/2016/AL, chúng ta có thể rút ra được 04 vấn đề về chi phí liên quan đến thừa kế:
(i) Án lệ xác định 02 loại chi phí liên quan đến thừa kế được bảo vệ để thanh toán cho người quản lý di sản khi chia thừa kế là “công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà”, tức là gồm công sức quản lý di sản và tiền thực tế đã chi trả cho việc sửa chữa nâng cao giá trị tài sản;
(ii) Án lệ dựa vào 02 loại chi phí nêu trên chưa được Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm thu thập tài liệu làm rõ, để làm căn cứ để hủy Bản án;
(iii) Trong Án lệ, chị Phượng quản lý di sản trước khi cụ H và cụ N chết, và sau khi cụ chết chị vẫn tiếp tục quản lý di sản, do đó công sức của chị Phượng bỏ ra để quản lý, sử dụng nhà đất kéo dài từ trước và cả sau khi cụ H và cụ N chết. Công sức quản lý tài sản của chị Phượng được Án lệ tính vào chi phí liên quan đến thừa kế để thanh toán cho chị Phượng khi 06 người con của cụ H và cụ N chia di sản thừa kế.
(iv) Trong Án lệ, chi phí thực tế cho việc chị Phượng sửa chữa nâng cao giá trị tài sản đã tồn tại trước khi người khi cụ H và cụ N chết, và chi phí này cũng được Án lệ tính vào chi phí liên quan đến thừa kế để thanh toán cho chị Phượng khi 06 người con của cụ H và cụ N chia di sản thừa kế.
Như vậy, vậy có 03 vấn đề đặt ra là “công sức quản lý” di sản mà Án lệ số 05/2016/AL đề cập có phải là tiền thù lao của người quản lý di sản tương ứng Điều 618 BLDS năm 2015 đề cập? Thù lao của người quản lý di sản Điều 618 BLDS năm 2015 đề cập có phải là một loại chi phí liên quan đến thừa kế, nằm trong thứ tự ưu tiên thanh toán dưới dạng “chi phí khác” mà Điều 658 BLDS năm 2015 đề cập hay không? hay
“công sức quản lý” di sản mà Án lệ số 05/2016/AL đề cập có phải là một loại chi phí liên quan đến thừa kế, nằm trong thứ tự ưu tiên thanh toán dưới dạng “chi phí khác” mà Điều 658 BLDS năm 2015 đề cập hay không? Câu trả lời hiện nay là không rõ khi áp dụng Điều 658 BLDS năm 2015. Trên thực tế, nhiều bản án cho thấy biểu hiện về tiền thù lao của người quản lý di sản thông qua các thuật ngữ như: Công sức duy trì, công sức quản lý di sản. Và dường như còn thiếu thống nhất khi Tòa án xác định mối quan
hệ giữa thù lao quản lý di sản, hay công sức quản lý di sản trong mối quan hệ ưu tiên thanh toán đối với chi phí liên quan đến thừa kế (phần này tác giả sẽ đề cập rõ hơn trong Chương 2).