1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chấm dứt quyền hưởng dụng theo pháp luật dân sự việt nam

188 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chấm Dứt Quyền Hưởng Dụng Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Tác giả Trần Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Minh Hùng
Trường học Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 27,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG (17)
    • 1.1. Khái niệm về quyền hưởng dụng, chấm dứt quyền hưởng dụng (17)
      • 1.1.1. Khái niệm về quyền hưởng dụng (17)
      • 1.1.2. Khái niệm về chấm dứt quyền hưởng dụng (19)
    • 1.2. Căn cứ pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng (20)
      • 1.2.1. Khái niệm về căn cứ pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng (20)
      • 1.2.2. Các căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng (21)
    • 1.3. Hệ quả pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng (34)
      • 1.3.1. Chấm dứt hiệu lực của quyền hưởng dụng (34)
      • 1.3.2. Hoàn trả tài sản; xử lý hoa lợi, lợi tức (35)
      • 1.3.3. Bồi thường thiệt hại đối với tài sản hưởng dụng (37)
      • 1.3.4. Thanh toán các chi phí liên quan (41)
  • CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (45)
    • 2.1. Bất cập của pháp luật Việt Nam về các căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (45)
      • 2.1.1. Về thời hạn chấm dứt đối với người hưởng dụng là cá nhân (45)
      • 2.1.2. Về thời hạn chấm dứt đối với người hưởng dụng là pháp nhân (49)
      • 2.1.3. Về căn cứ người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn do luật quy định (52)
      • 2.1.4. Về căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng theo quyết định của Tòa án (54)
    • 2.2. Bất cập của pháp luật Việt Nam về hệ quả chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (60)
      • 2.2.1. Về trách nhiệm hoàn trả tài sản của người hưởng dụng (60)
      • 2.2.2. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản hưởng dụng (63)
      • 2.2.3. Thanh toán các chi phí liên quan (65)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Do đó, việc áp dụng quy định về chấm dứt quyền hưởng dụng trên thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hưởng dụng, cụ thể nh

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG

Khái niệm về quyền hưởng dụng, chấm dứt quyền hưởng dụng

1.1.1 Khái niệm về quyền hưởng dụng

Từ thời La Mã, vật quyền đã được các nhà lập pháp chia thành hai loại, thứ nhất là quyền trên tài sản của mình mà cụ thể là quyền sở hữu (plena in re potestas) và loại thứ hai là quyền trên tài sản của người khác … (iusa in re aliena) Nếu quyền sở hữu là một quyền năng tuyệt đối, hoàn hảo đối với vật, mà trong đó cho phép người nắm giữ thực hiện được ba quyền chính là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt thông qua hành vi hoặc ý chí của mình (ngoại trừ một số hạn chế nhất định đối với chủ sở hữu), thì quyền trên tài sản của người khác mang tính chất phái sinh từ quyền sở hữu nên nội dung của quyền này không đầy đủ, không trọn vẹn so với quyền sở hữu Theo đó người hưởng dụng chỉ có quyền được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác mà không có quyền định đoạt Quyền hưởng dụng là một trong các quyền có giá trị kinh tế, là tài sản vô hình vì chúng không có đặc tính vật lý 1

Pháp luật của một số quốc gia cũng đã quy định về quyền hưởng dụng, cụ thể: Theo BLDS Pháp tại Điều 578 quy định: “Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức là quyền hưởng dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng có trách nhiệm giữ nguyên tài sản đó”; BLDS Hà Lan quy định về quyền hưởng dụng tại Điều 201 Quyển 3: “Quyền hưởng dụng là một vật quyền mà cho phép người khác – người hưởng dụng - được quyền sử dụng một hoặc nhiều tài sản thuộc về chủ sở hữu và hưởng hoa lợi thu được từ những tài sản này” Về nội hàm, quyền hưởng dụng của các quốc gia nêu trên cũng bao gồm quyền sử dụng tài sản (quyền dùng) và quyền hưởng hoa lợi thu được từ tài sản Hai yếu tố “quyền tài sản” và “tạm thời” là hai tính chất cơ bản nhất của quyền hưởng dụng 2

Tại nước ta, khái niệm về quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 257 BLDS 2015: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong

1 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 420

2 Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Khoa (2017), “Quyền hưởng dụng Từ góc độ pháp luật dân sự Pháp đến kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 08 (111)/2017, tr 27 một thời hạn nhất định” Theo khái niệm, có thể nhận thấy về cơ bản nội dung của khái niệm quyền hưởng dụng quy định tại Điều 257 BLDS 2015 phù hợp với cách tiếp cận về quyền hưởng dụng của Luật La Mã và BLDS của các nước trên thế giới Tuy nhiên, từ khi ra đời cho đến nay thì vẫn có nhiều ý kiến cho rằng khái niệm nêu trên chưa bao quát hết được bản chất của quyền hưởng dụng, vì nội dung khái niệm có phần tương tự với nội dung quyền sử dụng của người thuê và người mượn tài sản, có thể dẫn đến nhầm lẫn 3

Các quan điểm nghiên cứu chỉ ra sự nhầm lẫn xuất phát từ các đặc điểm giống nhau giữa các quyền, bởi vì hai quyền này đều có tính chất là quyền của người khác trên tài sản của chủ sở hữu 4 và việc sử dụng tài sản chỉ tạm thời trong khoảng thời gian nhất định so với chủ sở hữu; quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đều được thực hiện thông qua hành vi khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chủ thể thực hiện quyền sử dụng không phải là chủ sở hữu và có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ thể có quyền khi hết thời hạn 5

Tuy nhiên, về bản chất các quyền này là khác nhau bởi lẽ: quyền hưởng dụng được phân tách từ quyền sở hữu nên nó sẽ mang bản chất vật quyền (quyền đối với vật) với đặc trưng là tính chất đối vật, tính tuyệt đối và tính theo đuổi vật 6 ; quyền hưởng dụng có thể tạo ra cho người hưởng dụng quyền được thực hiện trực tiếp trên vật và có tác dụng mang lại cho người có quyền toàn bộ hoặc một phần tiện ích kinh tế của vật đó 7 ; thời hạn quyền hưởng dụng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật Trong khi đó, quyền thuê hay quyền mượn tài sản lại mang bản chất là một trái quyền, chỉ có hiệu lực đối kháng với bên cho thuê hay bên cho mượn tài sản 8 ; để thực hiện quyền này thì bên thuê, bên mượn phải yêu cầu bên cho thuê, bên cho mượn thực hiện nghĩa vụ hoặc lợi ích vật chất gắn liền với tài sản cho mình 9

3 Xem thêm: Lê Đăng Khoa (2018), Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 92

4 Xem thêm: Lê Minh Hùng và Phạm Thị Hạnh (2016), “Quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Hội thảo khoa học về “Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015”, do Khoa luật Dân sự -

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ chí Minh tổ chức ngày 31/3/2016, tr 112

5 Trần Thị Cẩm Nhung, Võ Nguyễn Nam Trung (2019), “So sánh giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng của người thuê, mượn tài sản”, Tạp chí Tòa án, số 20 kỳ II, tr 27

6 Lê Đăng Khoa (2018), tlđd (3), tr 45

7 Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp và Nxb Từ điển Bách khoa,

8 Lê Minh Hùng và Phạm Thị Hạnh (2016), tlđd (4), tr.114; Trần Thị Cẩm Nhung, Võ Nguyễn Nam Trung

9 Xem thêm: Vũ Văn Mẫu (1961), Dân luật khái luận, Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục, tr 338

Từ các quan điểm trên, có thể khẳng định về bản chất quyền hưởng dụng với quyền sử dụng của người thuê, hay người mượn tài sản theo BLDS 2015 là hoàn toàn khác nhau Ngoài ra, qua nghiên cứu người viết cũng nhận thấy có quan điểm cho rằng để tránh nhầm lẫn thì cần phải sửa đổi BLDS 2015 theo hướng thay đổi tên gọi “Quyền sử dụng” trong BLDS năm 2015 bằng tên gọi “Quyền dùng tài sản” và không sử dụng khái niệm “Quyền sử dụng” “Quyền dùng tài sản” sẽ là một nội hàm nằm trong “Quyền hưởng dụng”, tức là khi chủ thể có “Quyền dùng tài sản” thì chủ thể đó có thể thực hiện việc khai thác công dụng của tài sản đó ở góc độ phục vụ cho công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không thể khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản này được 10

Thế nhưng, người viết không đồng tình với quan điểm nghiên cứu nêu trên bởi lẽ, từ trước đến nay thuật ngữ quyền sử dụng đều đã được sử dụng nên cần giữ nguyên nhằm bảo đảm sự ổn định của pháp luật Để tránh sự nhầm lẫn thì cần làm rõ hơn nội hàm khái niệm của quyền hưởng dụng, cụ thể người viết cho rằng khái niệm quyền hưởng dụng nên là: “Quyền hưởng dụng là một quyền đối vật bao gồm quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định do thỏa thuận hoặc do luật định và phải hoàn trả tài sản đó hoặc giá trị tương đương với tài sản hưởng dụng khi chấm dứt quyền hưởng dụng”

1.1.2 Khái niệm về chấm dứt quyền hưởng dụng

Khi quyền hưởng dụng được xác lập một mặt thể hiện được quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, mặt khác là cơ sở chắc chắn để người hưởng dụng có thể đầu tư, khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản hưởng dụng và được mọi chủ thể trong xã hội tôn trọng Tuy nhiên, quyền hưởng dụng là vật quyền mang tính tương đối, tức là quyền này sẽ chấm dứt khi xuất hiện các căn cứ làm chấm dứt quyền Khi quyền hưởng dụng chấm dứt sẽ làm phát sinh hệ quả là người hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và chủ sở hữu có quyền năng đầy đủ đối với tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Ngoài ra, còn một số hệ quả khác có thể phát sinh như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán chi phí liên quan

Do đó, xác định khái niệm chấm dứt quyền hưởng dụng là việc cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật Bởi lẽ, khi quyền hưởng dụng chấm

10 Lê Đăng Khoa (2018), tlđd (3), tr 161 dứt sẽ phát sinh hậu quả pháp lý nhất định, làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người hưởng dụng và chủ thể thứ ba có liên quan Tuy nhiên, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam cho đến thời điểm người viết nghiên cứu chưa có khái niệm khái quát nhất về chấm dứt quyền hưởng dụng mà chỉ nêu các căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng

Theo từ điển tiếng Việt thì “chấm dứt” là làm cho ngừng hẳn lại, kết thúc 11

Căn cứ pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng

1.2.1 Khái niệm về căn cứ pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng

Theo pháp luật La Mã thì quyền dụng ích cá nhân chấm dứt trong các trường hợp như đối tượng dụng ích không còn, người được hưởng dụng ích chết hoặc sự cần thiết của dụng ích không còn tồn tại

Tại Pháp, Điều 617 BLDS Pháp quy định quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp: Người hưởng hoa lợi, lợi tức chết hoặc bị tước vĩnh viễn các quyền dân sự; thời hạn hưởng hoa lợi, lợi tức kết thúc; người hưởng hoa lợi, lợi tức và chủ sở hữu tài sản hòa nhập làm một; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức không được thực hiện trong 30 năm và tài sản để thu hoa lợi, lợi tức bị tiêu hủy hoàn toàn Ngoài ra, theo Điều 618 thì quyền hưởng hoa lợi, lợi tức còn có thể bị chấm dứt vì sự lạm dụng của người hưởng hoa lợi, lợi tức trong quá trình hưởng dụng, làm tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng vì thiếu bảo dưỡng Ở Việt Nam trước đây, DLSG 1972 tại Điều 438 quy định quyền dụng ích chấm dứt trong 04 trường hợp: Người dụng ích chết; quyền dụng ích và quyền sở

11 Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 140 hữu được xác lập ở một chủ thể; tài sản dụng ích bị tiêu hủy; người dụng ích không hưởng dụng tài sản của mình trong thời gian 20 năm

Hiện nay, theo quy định tại Điều 257 BLDS 2015 thì quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (1) Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; (2) theo thỏa thuận của các bên; (3) hgười hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; (4) người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định; (5) tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; (6) theo quyết định của Tòa án; (7) căn cứ khác theo quy định của luật Có thể thấy BLDS 2015 đã liệt kê các căn cứ chấm dứt đối với quyền hưởng dụng đa dạng hơn so với các trường hợp đã viện dẫn ở trên

Quyền hưởng dụng chấm dứt phải xuất phát từ một hoặc nhiều căn cứ nhất định, chính là các sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hưởng dụng Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời sống 12 Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện xảy ra trong thực tế đều là sự kiện pháp lý mà chỉ những sự kiện làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định mới là sự kiện pháp lý, có thể là hiện tượng tự nhiên hoặc là hành vi của con người

Tóm lại, căn cứ pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng theo người viết là những sự kiện pháp lý được pháp luật quy định nhằm làm cơ sở để một chủ thể chấm dứt quyền hưởng dụng trên tài sản của người khác Dựa trên thực tiễn xây dựng các quy định của pháp luật và về mặt lý luận thì căn cứ pháp lý để chấm dứt quyền hưởng dụng chủ yếu dựa vào quy định của pháp luật và ý chí của các bên

1.2.2 Các căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng

1.2.2.1 Thời hạn quyền hưởng dụng đã hết

Người hưởng dụng chỉ có quyền sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức tạm thời trên tài sản của người khác Việc thực hiện quyền hưởng dụng trong thời gian dài hay ngắn sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sở hữu Do đó, BLDS đã đặt ra thời hạn tối đa của quyền hưởng dụng để đảm bảo dung hòa lợi ích giữa các chủ

12 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 121 thể đối với cùng một tài sản Khi thời hạn đó kết thúc thì quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt 13

Quy định về thời hạn của quyền hưởng dụng theo BLDS 2015 có điểm tương đồng với quan điểm lập pháp của pháp luật La Mã và DLSG 1972 Cụ thể, pháp luật

La Mã quy định “quyền hưởng dụng nói riêng và dịch quyền thuộc người nói chung luôn gắn liền với những người nhất định, có thời hạn nhất định, nhiều nhất là đến hết đời người đó” Tương tự, tại Điều 417 DLSG 1972 cũng quy định thời hạn

“không quá đời sống của người thụ dụng 14 Còn tại Khoản 1 Điều 260 BLDS 2015 quy định “Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân” Theo đó, thời hạn hưởng dụng dựa trên hai căn cứ một là do các bên thống nhất thỏa thuận và hai là do luật quy định 15 Tuy nhiên, thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật về thời hạn hưởng dụng không được vượt quá giới hạn tối đa mà luật cho phép đối với từng chủ thể như sau:

Thứ nhất, nếu người hưởng dụng là cá nhân thì thời hạn hưởng dụng theo thỏa thuận hoặc do luật định nhưng giới hạn tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên

Trước đây, DLSG 1972 quy định khi người hưởng dụng chết thì quyền hưởng dụng chấm dứt, hiện nay BLDS không sử dụng thuật ngữ chết mà là hết cuộc đời Tuy nhiên về ý nghĩa thì hết cuộc đời cũng đồng nghĩa với việc người hưởng dụng chết, quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt Như vậy, thời điểm người hưởng dụng chết chính là thời điểm chấm dứt quyền hưởng dụng Sự kiện một người chết được xác định trên một trong hai căn cứ là chết sinh học và chết pháp lý Trong đó, chết

13 Nguyễn Minh Oanh và Chu Thị Lam Giang (2018), “Quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, tr 44

14 Nghiêm Xuân Việt (1974), Dân luật Tài sản, Nxb Luật khoa đại học đường Sài Gòn, tr 172

15 Thời hạn do luật định, có thể xem xét trường hợp hạn chế phân chia di sản theo quy định tại Điều 661 BLDS 2015 “Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm” Xem thêm: Lê Hoàng Minh (2021), Xác lập quyền hưởng dụng theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, tr 33 pháp lý là trường hợp một người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết theo quy định tại khoản 1 Điều 71 BLDS 16 Theo đó, thời điểm một người chết trong trường hợp này do Tòa án xác định và được ghi trong quyết định của Tòa án Còn chết sinh học được hiểu một cách chung nhất là sự chấm dứt các hoạt động sống như hô hấp, trao đổi chất, sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn và thời điểm chết được xác định theo giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp 17

Hệ quả pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng

1.3.1 Chấm dứt hiệu lực của quyền hưởng dụng

Một trong các nội dung quan trọng khi nghiên cứu về chấm dứt quyền hưởng dụng đó là hệ quả pháp lý chấm dứt quyền hưởng dụng Theo từ điển Tiếng Việt, danh từ “hệ quả” được hiểu là “kết quả trực tiếp sinh ra từ sự việc nào đó, trong quan hệ với sự việc ấy” 29 Như vậy, có thể hiểu rằng, hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quyền hưởng dụng là những kết quả mang tính pháp lý sinh ra từ việc chấm dứt quyền hưởng dụng Khi quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực trên thực tế sẽ tạo nên một vật quyền mạnh, có giá trị loại trừ, và đối kháng với mọi chủ thể khác 30 trong xã hội Ngược lại, khi chấm dứt quyền hưởng dụng cũng làm chấm dứt hiệu lực đối kháng đối với mọi chủ thể trong xã hội Quyền hưởng dụng chấm dứt hiệu lực sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau đối với chủ sở hữu, người hưởng dụng và người thứ ba Đối với chủ sở hữu, khi chấm dứt quyền hưởng dụng thì về nguyên tắc tài sản phải được hoàn trả lại cho chủ sở hữu, quyền năng của chủ sở hữu được khôi phục đầy đủ về mặt nội dung, gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp chấm dứt theo Điều 265 BLDS thì chủ sở hữu đều được hoàn trả tài sản và không phải lúc nào tài sản cũng

29 Hoàng Phê (Chủ biên) (2010), tlđd (11), tr 562

30 Lê Minh Hùng và Phạm Thị Hạnh (2016), tlđd (4), tr 119 còn để hoàn trả lại Do đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu hoàn trả giá trị tài sản tương đương hoặc bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí có liên quan Đối với người hưởng dụng, khi quyền hưởng dụng chấm dứt thì người hưởng dụng không còn được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản của chủ sở hữu và phải hoàn trả tài sản, hoặc giá trị tài sản tương đương hoặc bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí liên quan khác cho chủ sở hữu (nếu có)

Bên cạnh đó, ngoài chủ sở hữu và người hưởng dụng có thể xuất hiện một chủ thể khác cũng chịu hệ quả khi chấm dứt quyền hưởng dụng đó có thể là người được người hưởng dụng cho phép khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng hoặc là người được thuê tài sản hưởng dụng theo quy định tại khoản

2 Điều 260 BLDS 2015 Người thứ ba nêu trên sử dụng tài sản thông qua thỏa thuận hoặc theo ý chí của người hưởng dụng nên khi quyền hưởng dụng chấm dứt thì việc khai thác, sử dụng tài sản của người này cũng chấm dứt Ngoài ra, một chủ thể khác nằm ngoài quan hệ hưởng dụng nhưng cũng phải chịu hệ quả khi chấm dứt quyền đó là người chịu trách nhiệm hoàn trả tài sản khi người hưởng dụng chết và chủ thể tiếp nhận tài sản trong hợp đặc biệt khi chủ sở hữu chết mà không có người thừa kế

Hiện nay, hệ quả khi chấm dứt quyền hưởng dụng được quy định tại Điều

266 BLDS 2015 với nội dung: tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Ngoài ra, một hệ quả khác được quy định tại khoản 2 Điều 264 BLDS 2015 là trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng Tuy nhiên, ngoài hai hệ quả trên thì còn những hệ quả khác hoàn toàn có thể xảy ra nhưng chưa được BLDS dự liệu và quy định, như vấn đề bồi thường thiệt hại, thanh toán các chi phí có liên quan…Chính vì lý do đó, trong tiểu mục này người viết tập trung nghiên cứu làm rõ các hệ quả pháp lý phát sinh khi chấm dứt quyền hưởng dụng là cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu, bổ sung quy định về hệ quả của chấm dứt quyền hưởng dụng

1.3.2 Hoàn trả tài sản; xử lý hoa lợi, lợi tức

Quyền hưởng dụng là quyền trên tài sản của người khác trong một thời hạn nhất định nên khi hết thời hạn đó thì tài sản phải được hoàn trả lại cho chủ sở hữu

Hiện nay, quy định hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng có một số điểm cần làm sáng tỏ như sau:

Một là, không phải mọi trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng đều phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản Các trường hợp có thể xảy ra như tài sản hưởng dụng không còn do bị mất, bị hủy hoại; người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng Ngoài ra, còn có thể xảy ra trường hợp các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định không phải hoàn trả tài sản thì người hưởng dụng, người thứ ba cũng không phải hoàn trả tài sản

Hai là, số lượng, tình trạng, chất lượng, chủng loại của tài sản khi hoàn trả

Về cơ bản khi chấm dứt quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản theo đúng số lượng, tình trạng, chất lượng, chủng loại…của tài sản mà chủ sở hữu giao cho người hưởng dụng khi xác lập quyền hưởng dụng Tuy nhiên, căn cứ vào cơ sở nào để xác định đúng số lượng, tình trạng, chất lượng, chủng loại của tài sản thì hiện nay luật chưa có quy định, đồng thời chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này Theo người viết, có thể căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản tại thời điểm chủ sở hữu giao tài sản cho người hưởng dụng tại thời điểm xác lập quyền hưởng dụng để xác định tài sản hoàn trả có đúng với tình trạng như khi nhận tài sản hay không Tuy nhiên, đối với tài sản đã tiêu hao, tài sản tiêu hao có khả năng tái sinh và hao mòn tự nhiên trong quá trình sử dụng thì người hưởng dụng phải hoàn trả như thế nào cho chủ sở hữu hiện nay chưa quy định rõ, nên đây sẽ là bất cập trong quá trình giải quyết trên thực tế

Ba là, vấn đề thời gian, địa điểm, phương thức hoàn trả tài sản hiện nay không được quy định cụ thể Do đó, trường hợp các bên có thỏa thuận thì cần phải xem xét sự thỏa thuận giữa các bên tại thời điểm xác lập quyền hưởng dụng hoặc trong quá trình thực hiện, chấm dứt quyền hưởng dụng Đối với trường hợp không có thỏa thuận thì theo người viết có thể áp dụng quy định tương tự như khoản 2 Điều 428 BLDS 2015 về hoàn trả tài sản thuê, đó là nếu tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản hưởng dụng là nơi cư trú hoặc trụ sở của chủ sở hữu

Bốn là, về chủ thể thực hiện hoàn trả

Khi chấm dứt quyền hưởng dụng, người hưởng dụng sẽ trực tiếp hoàn trả lại cho chủ sở hữu Đồng thời, trường hợp người hưởng dụng giao tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng cho người thứ ba khai thác, sử dụng thì khi chấm dứt quyền hưởng dụng người thứ ba cũng phải có trách nhiệm hoàn trả cho người hưởng dụng hoặc chủ sở hữu Tuy nhiên, trên thực tế có thể xảy ra một số trường hợp như chủ sở hữu hoặc người hưởng dụng chết thì ai sẽ là người hoàn trả tài sản và hoàn trả tài sản cho ai Theo người viết, chủ thể thực hiện việc hoàn trả tài sản trong trường hợp người hưởng dụng chết là người thừa kế của người đó, còn trường hợp chủ sở hữu chết thì người hưởng dụng hoặc người thừa kế của người hưởng dụng sẽ hoàn trả tài sản cho người thừa kế của chủ sở hữu Trường hợp chủ sở hữu tài sản chết mà không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng họ không được hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản sau khi trừ đi nghĩa vụ về tài sản của chủ sở hữu sẽ thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 BLDS 2015

Bên cạnh đó, trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng theo khoản 2 Điều 264 BLDS Bởi vì trong thời gian hưởng dụng, người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng Nên trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt nhưng chưa đến kỳ thu hoa lợi, lợi tức thì người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng Quy định theo hướng như trên là hợp lý, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người hưởng dụng khi đã bỏ ra chi phí đầu tư để thu hoa lợi, lợi tức và cũng tránh trường hợp người hưởng dụng thu hoạch hoa lợi, lợi tức trước thời hạn sẽ không mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất

1.3.3 Bồi thường thiệt hại đối với tài sản hưởng dụng

Như đã nêu ở phần trên, khi chấm dứt quyền hưởng dụng thì một hệ quả pháp lý hoàn toàn có thể xảy ra đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm gây ra

Thứ nhất, các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người hưởng dụng, chủ sở hữu tài sản hay người khác không được quy định tại phần quyền hưởng dụng

Tuy nhiên, quyền hưởng dụng cũng có bản chất của giao dịch dân sự, do đó có thể áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh giữa chủ sở hữu và người hưởng dụng Theo quy định tại Điều 360 BLDS trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Và căn cứ Điều 351 BLDS thì vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng với nội dung của nghĩa vụ Do đó, bên vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng cũng được đặt ra khi có hành vi xâm phạm đến tài sản hưởng dụng

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người gây thiệt hại cho tài sản đều phải bồi thường, mà người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau đây:

BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Bất cập của pháp luật Việt Nam về các căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.1.1 Về thời hạn chấm dứt đối với người hưởng dụng là cá nhân

Theo khoản 1 Điều 260 BLDS 2015, nếu người hưởng dụng là cá nhân thì thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên Hiện nay, quy định trên còn tồn tại một số bất cập như sau:

Một là, việc xác định “người hưởng dụng đầu tiên” theo điều luật quy định còn là vấn đề đang gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu Cụ thể:

Có quan điểm cho rằng, quy định thời hạn hưởng dụng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên xác định rõ trong trường hợp nhiều cá nhân được hưởng dụng trên một tài sản thì thời gian đời người được xác định theo người hưởng dụng đầu tiên Tác giả nêu ví dụ cho trường hợp này có thể tóm tắt như sau: A cho B quyền hưởng dụng tài sản của mình, sau đó B cho phép C khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng thì B là người hưởng dụng đầu tiên, còn C là người hưởng dụng thứ hai 38 Quan điểm trên có thể xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 261 BLDS 2015, đó là người hưởng dụng được quyền “cho phép” người khác sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng

Ngược lại với quan điểm có nhiều cá nhân được hưởng dụng trên một tài sản thì quan điểm khác cho rằng, cùng một thời điểm, không tồn tại nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện quyền hưởng dụng trên một tài sản của chủ sở hữu Điều này được lý giải nếu đồng thời nhiều chủ thể này cùng có quyền hưởng dụng đối với một tài sản nhất định thì chính họ cũng bị hạn chế quyền của mình trong việc khai thác, sử dụng cũng như hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản do chủ thể có quyền hưởng dụng khác Do đó, lần lượt các chủ thể này sẽ có quyền hưởng dụng mà chủ sở hữu chuyển giao cho khi chấm dứt quyền hưởng dụng của chủ thể trước đó (chủ thể trước đó không thực hiện quyền hưởng dụng của mình) 39

38 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Chủ biên) (2017), tlđd (1), tr 426

39 Nguyễn Minh Oanh (Chủ biên) (2018), tlđd (23), tr.259

Việc quy định người hưởng dụng đầu tiên thì tác giả khác cho rằng, BLDS

2015 không quy định về quyền của người hưởng dụng có được bán, tặng cho, thế chấp quyền hưởng dụng hay không, nhưng có quy định việc cho thuê quyền hưởng dụng, và thời hạn thuê tối đa bằng với thời hạn hưởng dụng còn lại mà thôi Do đó, cách gọi tên người hưởng dụng đầu tiên là không cần thiết Bởi lẽ, theo quy định của BLDS 2015 thì trên thực tế sẽ không tồn tại người hưởng dụng thứ hai 40

Qua nghiên cứu, người viết thấy rằng ví dụ được tác giả đưa ra nêu trên để minh họa, giải thích cho sự tồn tại của người hưởng dụng thứ hai là chưa thuyết phục Bởi vì, quyền hưởng dụng được xác lập giữa chủ sở hữu (A) và người hưởng dụng (B) được các bên thỏa thuận với thời gian nhất định nên khi B cho phép người khác (C) khai thác, sử dụng hay cho thuê không được vượt quá khoảng thời hạn đã định Việc thỏa thuận giữa B và C không xác lập quyền hưởng dụng nên không cần xác định C là người hưởng dụng thứ hai Ngoài ra, chủ sở hữu có thể dành quyền hưởng dụng chỉ cho một cá nhân, sau khi quyền hưởng dụng chấm dứt với cá nhân đó, chủ sở hữu cho cá nhân khác hưởng dụng Nên việc xác lập quyền hưởng dụng giữa các cá nhân là độc lập, riêng biệt và không có liên quan đến nhau về quyền và nghĩa vụ, do đó không cần thiết quy định về người hưởng dụng đầu tiên

Tuy nhiên, luật quy định người hưởng dụng “cho phép” người khác sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức có phải là chuyển giao quyền hưởng dụng thông qua các giao dịch như hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp… hay không, để xác định việc chấm dứt quyền hưởng dụng của B là người hưởng dụng đầu tiên và xác định

C là người hưởng dụng thứ hai thì luật chưa quy định rõ ràng

Theo người viết, cần bổ sung hướng dẫn để làm rõ người hưởng dụng có quyền chuyển giao người khác quyền hưởng dụng mà mình có được từ chủ sở hữu tài sản hay không Trường hợp người hưởng dụng được chuyển giao quyền hưởng dụng dưới các hình thức hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp… thì thời hạn hưởng dụng sẽ tính theo thời hạn hưởng dụng của người hưởng dụng đầu tiên là hợp lý

Quyền hưởng dụng không phải lúc nào cũng được xác lập cho duy nhất một cá nhân, mà chủ sở hữu còn có thể xác lập quyền hưởng dụng cho nhiều cá nhân đồng thời một lúc hưởng dụng tài sản của mình Ví dụ như trường hợp cá nhân lập di chúc để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản cho vợ chồng hoặc cho gia đình có 04

40 Lê Minh Hùng và Phạm Thị Hạnh (2016), tlđd (4), tr 121 thành viên hưởng dụng tài sản của mình Việc thực hiện quyền hưởng dụng đồng thời trong hoàn cảnh này không gây ra hạn chế quyền của những người hưởng dụng trong việc khai thác, sử dụng cũng như hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bởi vì người hưởng dụng có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản cho phù hợp Do đó, theo người viết quan điểm thứ hai cho rằng không tồn tại nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện quyền hưởng dụng trên một tài sản của chủ sở hữu là không phù hợp

Một vấn đề khác đặt ra là, khi quyền hưởng dụng được xác lập đồng thời cho nhiều cá nhân thì thời điểm chấm dứt quyền hưởng dụng là khi nào, hiện nay chưa có quy định Vấn đề này, BLDS Pháp có quy định trường hợp nhiều người hưởng dụng thì quyền hưởng dụng chấm dứt khi người hưởng dụng cuối cùng chết 41 Ở Việt Nam, giai đoạn trước đây cũng từng có quy định tại Sắc lệnh điền thổ ngày 21/7/1925, khi quyền huê lợi thiết lập cho hai người đồng thời thụ hưởng suốt đời, sự từ trần của một trong hai người không chấm dứt quyền huê lợi; lúc còn sống hai người hưởng dụng chung, nếu một người chết thì người còn lại hưởng trọn 42

Theo quan điểm của người viết, quy định theo hướng của BLDS Pháp là hợp lý, bởi lẽ khi chủ sở hữu xác lập cho nhiều người cùng có quyền hưởng dụng theo thời hạn tối đa là hết đời người thì ở đây chủ sở hữu phải xác định quyền hưởng dụng chấm dứt khi người hưởng dụng cuối cùng trong số những người được quyền hưởng dụng chết đi, bởi vì mỗi người trong số họ đều được quyền hưởng dụng tài sản là ngang nhau

Hai là, xác định thời điểm chấm dứt quyền hưởng dụng trong trường hợp có thỏa thuận về thời hạn hưởng dụng nhưng người hưởng dụng chết trước khi hết thời hạn hưởng dụng thì lúc này quyền hưởng dụng chấm dứt tại thời điểm người hưởng dụng chết hay tại thời điểm đã được thỏa thuận giữa người chủ sở hữu và người hưởng dụng

Ví dụ: A cho B quyền hưởng dụng tài sản của mình trong vòng 30 năm, B hưởng dụng được 5 năm thì cho C thuê lại quyền hưởng dụng đó trong 25 năm còn lại và C đã thanh toán toàn bộ tiền thuê quyền hưởng dụng cho B, nhưng C hưởng dụng được 5 năm thì B chết Khi B chết thì quyền hưởng dụng có chấm dứt hay không Trong khi đó, thời hạn hưởng dụng theo thỏa thuận giữa A và B vẫn còn và

C đã thanh toán hết tiền cho B nên có thể xảy ra tranh chấp

41 Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Khoa (2017), tlđd (2), tr 29

42 Nguyễn Văn Xương (1966), tlđd (24), tr.101

Có quan điểm cho rằng việc giới hạn thời hạn tối đa của quyền hưởng dụng (hết đời người) chỉ phù hợp với trường hợp các bên không có thỏa thuận và luật không có quy định Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định thì phải tuân theo sự thỏa thuận hoặc quy định đó để đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt và thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự 43 Quan điểm khác cho rằng quyền hưởng dụng dành cho cá nhân chỉ áp dụng với người còn sống, nên sẽ chấm dứt khi cá nhân chết 44 Lý do dẫn đến vướng mắc và nhiều cách hiểu khác nhau nêu trên là bởi vì điều luật quy định thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên Quy định không thể hiện rõ trường hợp người hưởng dụng chết trước thời hạn hưởng dụng mà hai bên thỏa thuận có là căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng hay không

Bất cập của pháp luật Việt Nam về hệ quả chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.2.1 Về trách nhiệm hoàn trả tài sản của người hưởng dụng

Hiện nay quy định về hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng còn có bất cập như sau:

Một là, cần xác định loại tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng và cách thức hoàn trả tương ứng Theo quy định tại Điều 105 BLDS thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, nhưng tài sản nào là đối tượng của quyền hưởng dụng thì quy định của luật hiện nay không nêu rõ Do đó, có quan điểm cho rằng quyền hưởng dụng chỉ có thể được xác lập trên vật không tiêu hao 62 Nhưng phần lớn các quan điểm đều cho rằng, tài sản tiêu hao hay tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của quyền hưởng dụng 63 ; hay đối tượng của quyền hưởng dụng có thể là tất cả các loại tài sản chứ không chỉ đơn thuần là vật không tiêu hao như đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hợp đồng thuê hoặc tài sản) 64

62 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (Chủ biên) (2017), tlđd (1), tr 423

63 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Nhật Thanh (2017), “Đối tượng của quyền hưởng dụng trong pháp luật Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (351) T12/2017, tr 12; Nguyễn Hồng Hải (2018), “Vài nét về quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, [ https:// thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/10/03/ vai -net- ve-quyen-huong-dung-trong-bo-luat-dan-su-nam-2015/], [truy cập ngày 04/02/2023]

64 Nguyễn Minh Oanh (Chủ biên) (2018), tlđd (23), tr 265

Việc BLDS 2015 không quy định về đối tượng cụ thể của quyền hưởng dụng mà chỉ dùng thuật ngữ tài sản, có thể dẫn đến cách hiểu đối tượng của quyền hưởng dụng là tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS Tuy nhiên, khi chấm dứt quyền hưởng dụng thì luật chỉ quy định người hưởng dụng phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu mà không nêu cách thức hoàn trả đối với các trường hợp đặc biệt như tài sản không còn, tài sản tiêu hao…là một thiếu sót Do đó, việc xác định đúng đắn tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng và cách thức hoàn trả tương ứng để đảm bảo quyền lợi của các bên Vì vậy đây là nội dung cần được các nhà làm luật nghiên cứu và bổ sung trong BLDS năm 2015

Hai là, xác định thời điểm chấm dứt quyền hưởng dụng khi đối tượng của quyền hưởng dụng là vật tiêu hao Việc người hưởng dụng khai thác công dụng, hưởng các giá trị từ tài sản là vật tiêu hao sẽ dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của tài sản Khi tài sản không còn thì quyền hưởng dụng và quyền sở hữu tài sản chấm dứt đồng thời với nhau Vậy khi tài sản được đưa vào sử dụng thì tài sản sẽ không còn, lúc này quyền hưởng dụng chấm dứt ngay lập tức hay khi thời hạn của quyền hưởng dụng hết mới chấm dứt

Có quan điểm cho rằng, về mặt lý luận, quyền hưởng dụng chấm dứt khi tài sản tiêu hao được sử dụng và tài sản phải hoàn trả trên cơ sở Điều 266 BLDS 2015 Tuy nhiên, do BLDS chỉ quy định nghĩa vụ hoàn trả mà không ấn định thời hạn hoàn trả nên phải chăng chúng ta nên định hướng việc hoàn trả chỉ phải tiến hành khi thời hạn quyền hưởng dụng hết cho dù đã có việc sử dụng tài sản tiêu hao trước thời điểm hết hạn của quyền hưởng dụng 65 Người viết thống nhất với quan điểm nêu trên, bởi lẽ người hưởng dụng và chủ sở hữu đều phải biết về tính chất của tài sản tiêu hao là tài sản sẽ mất đi khi sử dụng, nên khi cấp quyền hưởng dụng thì cả hai đều đã biết rõ người hưởng dụng sẽ được hưởng dụng tài sản trong một thời gian nhất định Nếu việc chấm dứt quyền xảy ra ngay lập tức khi người hưởng dụng sử dụng tài sản và phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho chủ sở hữu thì ý nghĩa của việc xác lập quyền dường như chưa thỏa mãn mong muốn của hai bên Do đó, quyền hưởng dụng lúc này nên theo hướng không chấm dứt ngay khi tài sản được đưa vào sử dụng mà phải chấm dứt khi hết thời hạn hưởng dụng

Nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu được đặt ra khi hết thời hạn hưởng dụng Tuy nhiên, tài sản lúc này đã được sử dụng nên không còn, việc hoàn trả được

65 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Nhật Thanh (2017), tlđd (63), tr 13 thực hiện như thế nào thì hiện nay luật chưa có quy định Về vấn đề này, BLDS Pháp có quy định tại Điều 587 như sau: nếu quyền hưởng dụng từ tài sản là vật tiêu hao như tiền, thóc gạo, ngũ cốc, rượu, thì người hưởng dụng có quyền dùng tài sản đó, nhưng khi quyền hưởng dụng chấm dứt thì phải hoàn trả tài sản bằng hiện vật theo đúng số lượng và chất lượng vật đó hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị vật đó vào thời điểm hoàn trả Tương tự Điều 538 BLDS Louisiana quy định rằng nếu đối tượng của quyền hưởng dụng là vật tiêu hao thì khi quyền hưởng dụng chấm dứt, người hưởng dụng buộc phải trả lại cho chủ sở hữu phần giá trị tương ứng của vật đã nhận ban đầu, hoặc hoàn trả lại chủ sở hữu vật có cùng số lượng, chất lượng với vật đã nhận ban đầu Như vậy, quy định về hoàn trả đối với tài sản tiêu hao của các nước đã viện dẫn đều theo hướng người hưởng dụng phải hoàn trả tài sản cùng loại hoặc trả giá trị tài sản tương ứng

Về giá trị tài sản hoàn trả thì BLDS Pháp xác định giá trị “tại thời điểm hoàn trả” theo Điều 587 Ngược lại với quy định trên thì BLDS Đức tại Điều

1067 yêu cầu người hưởng dụng phải hoàn trả giá trị của tài sản tiêu hao theo giá trị tại thời điểm cấp quyền hưởng dụng So sánh điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội của Việt Nam thì người viết nhận thấy hướng quy định của BLDS Pháp là phù hợp hơn, do đó các nhà làm luật có thể nghiên cứu thêm để bổ sung vào quy định của BLDS

Về cơ bản, tài sản được hoàn trả cho chủ sở hữu trừ trường hợp tài sản hưởng dụng không còn, hoặc bị tiêu hao Tuy nhiên, thực tế xét xử đã xãy ra tình huống tài sản vẫn còn nhưng việc hoàn trả giá trị đã được đặt ra Tìm hiểu vụ án tranh chấp giữa ông Trịnh Văn Điền với ông Trịnh Văn Mười 66 , nguyên đơn ông Điền khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất từ bị đơn ông Mười vì ông Điền cho rằng trước đó ông Mười mượn đất một phần diện tích trong thửa đất số 407, 408 của cha mẹ ông Điền để xây cất nhà ở từ năm 1963 Sau khi, cha mẹ của ông Điền chết thì ông Mười và anh em của ông Điền có lập tờ ưng thuận trả đất trong thời hạn 07 năm và sau đó lập tiếp tờ hoán đổi đất Tuy nhiên, ông Mười không thực hiện nên ông Điền đã làm thủ tục đăng ký kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của ông Điền, tuy nhiên do ông Mười không còn chỗ ở nào khác nên Tòa án không buộc ông Mười giao trả đất

66 Bản án số 30/2020/DS-ST ngày 01-06-2020 của TAND huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An và Bản án số

329/2022/DS-PT ngày 14-09-2020 của TAND tỉnh Long An mà cho ông Mười tiếp tục sử dụng và buộc ông Mười phải hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất cho ông Điền sau khi trừ các chi phí bồi đắp

Trong vụ án này, việc cha mẹ của ông Điền và ông Mười thỏa thuận cho ông Mười cất nhà ở trên đất nhưng không có văn bản nào xác định cụ thể nên quan hệ giữa các bên có thể là từ hợp đồng mượn tài sản hoặc quan hệ hưởng dụng, thực tế sẽ không tránh khỏi vấn đề này Xét đến vấn đề hoàn trả tài sản, nếu quan hệ mượn tài sản hay quan hệ hưởng dụng thì bên mượn, bên hưởng dụng đều phải hoàn trả lại tài sản khi hết thời hạn mượn hoặc thời hạn hưởng dụng tương ứng tại Điều 494 và Điều 266 BLDS Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không buộc giao trả tài sản mà tuyên buộc hoàn trả giá trị tài sản, hướng xử lý nêu trên phù hợp tình hình thực tế nhưng liệu có làm thay đổi bản chất của quan hệ hưởng dụng hay mượn tài sản

2.2.2 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản hưởng dụng

Thứ nhất, tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại Đối với trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng là nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây thiệt hại đã được luật quy định cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và đã được người viết trình bày tại nhóm tiểu mục 1.3.3 của luận văn

Tuy nhiên, để xác định người phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng gây thiệt hại là tài sản khác không phải là nguồn nguy hiểm cao độ thì hiện nay BLDS 2015 không quy định rõ trường hợp nào chủ sở hữu, người hưởng dụng phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba Tại Điều 604 BLDS 2015 quy định “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”; Điều 605 BLDS 2015 quy định

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác”

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w